Đầu tháng tư năm 1975, sau khi phi cơ quân lực VNCH (doVC. tịch thu mang vào từ khi miền Trung bị thất thủ) dội bom Dinh Độc Lập, Tuần Dương Hạm Ngô Quyền HQ 17 được lệnh mang tiếp liệu cho các nghĩa quân đóng ở các đảo trong quần đảo Trường Sạ. HQ 17 gặp một chiến hạm nhỏ hơn thuộc loại PCE tại một địa điểm gần quần đảo nàỵ
Chiến cuộc trong đất liền đang trong dầu sôi lửa bỏng, nhưng vì hải lực của CSBV hầu như không bao giờ hiện diện trên hải phận hoạt động của HQVNCH cho nên tàu tuần dương của HQ/VNCH ít khi phải trong tình trạng tác chiến. Khi HQ 17 đến quần đảo Trường Sa, mang tiếp liệu cho binh sĩ trên các đảo một cách bình thản, không có vẽ gì là căn thẳng như trong đất liền. NN và vài sĩ quan của HQ17 còn lên một đảo lớn nhất của 5 đảo có nghĩa quân VNCH trú đóng. Binh sĩ trên đảo còn dẫn khách đến bãi san hô bắt vài con cá về nấu cháọ Tin tình báo cho biết ở gần đảo có một tàu sắc không rỏ quốc tịch chạy quanh quẩn các đảo gần tuần nay, nhưng không có vẽ gì là khẩn trương cả. Binh sĩ trên đảo đã thấy tàu này, nó không phải là tàu chiến, có thể là tàu đánh cá hay tàu chở hàng.
Sau khi chuyển xong tiếp liệu, HQ17 và chiếc PCE thay phiên nhau đi tuần xung quanh đảọ Hàng ngày các đảo báo cáo tình trạng của đảo hai lần, sáng và chiềụ Thỉnh thoảng có đảo báo cáo rằng họ thấy tàu lạ đó chạy cách đảo không xạ Tàu HQ/VNCH được lệnh giữ khoảng cách với tàu lạ và không được có hành động khiêu chiến. Quần đảo Trường Sa được các quốc gia VNCH, Trung Quốc, Đài Loan, Ma Lai, Phi Luật Tân, Brunei giành chủ quyền. VNCH không muốn gây rắc rối với các quốc gia này, nhất là tàu lạ rất có thể là tàu của Trung Quốc. Tàu lạ cũng không bao giờ đến gần bờ một cách gây nguy hại cho các đảọ Tuy HQ/VNCH có hai chiến hạm ở vùng này nhưng tầm hoạt động của Radar chiến hạm không bao trùm hết các đảo do hai chiến hạm này bảo vệ. Chiếc tàu lạ nọ có khi hiện trên màn radar của chiến hạm có khi thì không. Nó trông giống như tàu đang hành nghề đánh cá ở vùng này!
Một hôm, NN không nhớ rỏ ngày, có lẻ cở 10 trước ngày 30/4/75, một trong 5 đảo không báo cáo buổi chiều, sáng hôm sau hai chiến hạm cho thủy thủ đoàn ăn uống sớm. Đảo nọ vẫn không báo cáo như đã định, như thế rất có thể có gì đã xẩy rạ Hạm trưởng HQ17 là sĩ quan chỉ huy của toán hai chiến hạm, ra lệnh cả hai đế đảo đó và đặt hai chiến hạm trong tình trạng tác chiến. NN là sĩ quan trọng pháo kiêm an ninh chiến hạm, nhưng NN giỏi về nhận diện cờ của các quốc gia, cho nên được giao cho cái ống dòm mạnh nhứt trên chiến hạm để quan sát cây cờ trên trên đảọ
Hai tàu chiến chạy vòng quanh đảo, trên màn radar không thấy có tàu bè gì khác ngoài hai chiến hạm VNCH. Gọi radio vào đảo thì không ai trả lời, trên đảo không thấy có bóng người ngoài bãi biển. Trên đảo có bụi cây và năm. mười cây dừa, trên bãi biển ba, bốn chiếc xuồng o-bo của nghĩa quân vẫn nằm y nguyên. NN nhìn cây cờ treo trên đảo cảm thấy không ổn, vì cây cờ này từ xa trông nhỏ hơn bình thường. Ở xa trông cây cờ VNCH chỉ thấy chút màu vàng và màu đỏ trong nền trời xanh. Cây cờ trên đảo chỉ trông như là một đốm màu đỏ trên nền trời xanh. NN chắc chắn không phải là cờ Trung Quốc hay cờ BV, vì hai cờ này sẽ trông như đốm màu đỏ to hơn là cây cờ trên đảọ Khi tàu đến gần hơn, cảnh trên bãi biển rỏ hơn và cây cờ trên đảo té ra là cơ MTGPMN.
NN liền báo động cho hạm trưởng ngay. Hai chiến hạm liền sẵn sàn trọng pháo, radio về BTL/HQ xin lệnh hành động. BTL/HQ hỏi một lô câu hỏi, quyết định không được pháo kích vào đảọ Hai chiến hạm có đủ hỏa lực pháo tan hòn đảo nhưng mấy chục nghĩa quân trên đảo sẽ chết và hậu quả sẽ không lường được. Vài giờ sau, BTL/HQ quyết định triệt thoái tất cả các đảọ Ngay lập tức hai chiến hạm lần lượt đến bóc các nghĩa quân lên tàụ Nghĩa quân dùng o-bo nhôm di chuyển từ đảo ra chiến hạm. Khi tất cả nghĩa quân đã lên hết chiến hạm, mọi người đang phân vân làm sao thu xếp các chiếc o-bo này. Có người báo bỏ đi!
NN nghĩ thầm trong bụng không biết chiến cuộc sẽ kéo dài được bao lâu, trong hai mươi mấy sĩ quan trên tàu NN là người duy nhất có radio riêng và theo dõi các đài phát thanh hàng ngàỵ NN đã có cảm giác rằng chiến cuộc VN đã đến màn cuối cùng của nó, rất có thể tàu không về đến bến thì quốc gia đã tiêu tùng. NN bèn đề nghị với hạm trưởng cho mang tất cả o-bo lên tàu, gở máy ra và xếp chồng với nhau cho đở choán chỗ. Hạm trưởng đồng ý, Hạm Phó là NT Thạnh K22 cho nên thủy thủ hơi mất công kéo xuồng lên chiến hạm, nhưng không ai phản đối gì. Vài ngày sau nhờ những chiếc o-bo này mà HQ17 hứng được nước mưa để dùng vì hầm nước ngọt đã bị lủng khi bị pháo kích ở Cà Ná (trước khi đi Trường Sa), chỉ phát giác khi nước ngọt ở một vài hầm thành nước mặn!!!
Khi chiến hạm đến Vũng Tàu là buổi trưa ngày 30/4/75. Bộ Tư Lệnh HQ/VNCH chấm dứt làm việc vào buổi trưa ngày đó. Bờ biển VN ở vùng Vũng Tàu dân chúng ào ạt đua nhau đi tìm tàu Mỹ xin tỵ nạn. HQ17 tìm tàu gỗ do dân tỵ nạn bỏ trôi trên biển cho các nghĩa quân về nhà, sĩ quan nghĩa quân thi đi riêng bằng o-bo. Sau đó thủy thủ đoàn hợp nhau, Hạm Trưởng cho phép ai muốn về nhà thì về, ai muốn theo chiến hạm thì ở lại và không biết vận mạng mình sẽ ra saọ Kết quả 1/5 sĩ quan và hơn 1/3 thủy thủ quyết định bỏ rời chiến hạm về nhà. NN quyết định ở với chiến hạm và dấu hành lý của NT K22 không cho ổng rời chiến hạm.
Và cuộc lưu vong bắt đầu.....

Nhà Nho