BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73438)
(Xem: 62247)
(Xem: 39436)
(Xem: 31180)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Trả lời phỏng vấn báo Việt Tide

02 Tháng Hai 200212:00 SA(Xem: 1073)
Trả lời phỏng vấn báo Việt Tide
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
 Sau đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn do Đinh Quang Anh Thái thực hiện.

Việt Tide: Khi trả lời cuộc phỏng vấn của chúng tôi, ông có e ngại vấn đề an ninh của bản thân ông không?

Trần Khuê: Tôi không e ngại gì cả. Trong tác phẩm "Đối thoại năm 2000", tôi đã nói rõ là nếu những lời góp ý của tôi với giới lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản mà gây ra chuyện gì cho tôi, thì tôi cũng sẵn sàng quyết tử để đi đến cùng trên mặt trận đấu tranh văn hóa. Thế nên tôi không e ngại gì hết. Cái giá nặng nhất là có thể bị thủ tiêu, bị giết, điều đó tôi đã không sợ thì còn sợ cái gì nữa.

Việt Tide: Ông đánh giá ra sao về vấn đề dân chủ, tự do của đồng bào mình ở Việt Nam?

Trần Khuê: Đất nước hiện nay đã độc lập rồi nhưng mà chưa có tự do, dân chủ. Nhân dân vẫn bị ức hiếp lắm. Dân bị mất đất, rồi thì nhà cửa bị giải tỏa mà không được đền bù thỏa đáng. Rồi thì việc này, việc khác, đặc biệt về tự do ngôn luận thì không có, tự do báo chí không có. Báo chí thì chỉ có báo chí quốc doanh chứ không có báo chí tư nhân. Điều này khiến cho nhân dân không thể giám sát được việc làm sai trái của cán bộ nhà nước. Do đó nạn tham nhũng không thể thanh toán được. Tham nhũng càng ngày càng nẩy nở. Những tệ nạn ấy phát sinh vì nhân dân không giám sát được, không kiểm soát được bộ máy nhà nước.

Việt Tide: Một số người nghiên cứu về Việt Nam đã đưa ra một thắc mắc là, một dân tộc rất anh dũng trong chiến tranh, mà tại sao lại có thể chấp nhận sống trong tình trạng quyền của người dân bị o ép, những suy nghĩ không được tự do bầy tỏ. Ông có lý giải được hiện tượng này không?

Trần Khuê: Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về hiện tượng này. Khi nghiên cứu lịch sử, chúng ta thấy nhân dân Việt Nam rất anh hùng, rất bất khuất, nhưng cũng lại rất nhẫn nại chịu đựng và thường thường chịu đựng đến lúc gần chết thì mới nổi dậy chống đối. Cho nên trong các cuộc kháng chiến chống xâm lăng Phương Bắc cũng như Đế quốc Phương Tây thì dân ta rất anh hùng, nhưng khi cần đấu tranh nội bộ thì lại rất chậm chạp. Cho nên tôi cho rằng, nếu nhân dân cam chịu được những bất công thì thôi. Cứ chịu đi, không sao cả. Nhưng nếu nhân dân vẫn anh hùng bất khuất thì trước sau cũng phải đấu tranh thôi. Và tất nhiên là cố gắng đấu tranh một cách hòa bình để cho tình thế thay đổi một cách êm đềm. Nhưng mà dân chủ và tự do thì dứt khoát là phải đạt được. Đó chính là khát vọng ngàn đời của dân tộc rồi.

Việt Tide: Ông vừa đề cập đến não trạng của dân tộc mình mà ông cho là cho tới khi nào sắp chết thì mới vùng dậy được. Ông có nghĩ rằng người dân Việt Nam đang mấp mé nơi bờ vực thẳm đó không?

Trần Khuê: (Cười) Tôi thấy rằng tình hình nó nóng lắm rồi. Dấu hiệu đầu tiên là (vụ nổi dậy của nông dân) Thái Bình, dấu hiệu thứ hai là ba tỉnh Tây nguyên, nghĩa là nhân dân đã tới mức không chịu được rồi. Cho nên nhân dân cũng sẽ hành động thôi. Tôi chỉ mong nhân dân sẽ hành động một cách hòa bình để có thể chuyển sang chế độ dân chủ thực sự một cách hòa bình.

Việt Tide: Kinh nghiệm của một số nước Đông Âu đã từng bị cộng sản cai trị cho thấy, Tiệp Khắc chẳng hạn, Ba Lan chẳng hạn, lực lượng cầm đầu ngọn cờ đấu tranh tự do dân chủ tại Tiệp là giới trí thức và văn nghệ sĩ; còn tại Ba Lan là Công Đoàn Đoàn Kết, tức là giới công nhân. Theo ông thì tại Việt Nam, thành phần nào sẽ là cốt lõi, là mũi nhọn để đưa đất nước ra khỏi tình trạng tụt hậu về mọi mặt như hiện nay?

Trần Khuê: Tôi rất thích cuộc Cách Mạng Nhung tại Tiệp Khắc, và tôi cho là Việt Nam cũng nên có một cuộc cách mạng như thế. Hiện nay thì giới trí thức tại Việt Nam vẫn còn nhiều người rụt rè, e ngại. Nhưng cũng có những bộ phận cấp tiến đã lên tiếng rồi. Nhưng mà theo tôi thì bà con nông dân, công nhân, anh em sinh viên và trí thức trước sau gì thì người ta cũng có ý kiến rất rõ ràng về những vấn đề của đất nước. Không phải chỉ có ý kiến không thôi mà sẽ hành động rất rõ ràng.

Việt Tide: Ông có lạc quan về tương lai dân chủ của dân tộc chúng ta không?

Trần Khuê: Tôi rất lạc quan, và sự lạc quan này không phải là lạc quan tếu, mà lạc quan có cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn. Cứ nghĩ thử xem, một dân tộc gan góc và anh hùng như dân tộc Việt Nam thì làm sao chấp nhận được tình trạng mất dân chủ như hiện nay. Cho nên dứt khoát dân chủ phải được thực hiện. Cũng chính vì tin tưởng và lạc quan nên tôi mới tham gia đấu tranh.

Việt Tide: Trong những ngày gần đây, người Việt ở trong nước cũng như người Việt phải sống tỵ nạn tại hải ngoại đã rất phẫn nộ trước sự kiện giới lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam đã cắt đất đai của Tổ quốc, trong đó có Ải Nam Quan và Thác Bản Giốc để dâng cho cộng sản Trung Quốc. Bản thân ông, là một người lúc nào cũng đeo đuổi lý tưởng hạnh phúc, độc lập, tự do cho dân tộc, cảm tưởng của ông như thế nào về vấn đề này?

Trần Khuê: Đầu năm 2000 tôi có ra Hà Nội làm việc, và khi đến thăm nhà văn Trương Phùng thì các cụ lão thành cách mạng và các cựu chiến binh mà tôi gặp ở đó nói rằng, Bộ chính trị của Lê Khả Phiêu đã nhường một phần đất biên giới cho Trung Quốc. Tôi rất ngạc nhiên. Họ cũng phê bình, chê ông Lê Khả Phiêu là hậu duệ của Lê Chiêu Thống. Tôi bán tín bán nghi nên bản thân tôi và bà Nguyễn Thị Thanh Xuân đã cùng đi với một luật sư trẻ và một nhà doanh nghiệp trẻ lên hẳn vùng biên giới để khảo sát. Khi chúng tôi đến Mục Nam Quan thì chúng tôi thấy hiện nay Việt Nam mất cái Hữu Nghị Quan (tức Ải Nam Quan) rồi. Ải Nam Quan như vậy là chạy tụt vào đất Trung Quốc 800 thước. Mà cái cột số không bây giờ nó ở ngay dưới một gốc đa và nhìn sang thì tại đó là một cái tòa nhà của Trung Quốc đã xây chắn nó đi. Chúng tôi rất xúc động. Nhân dân Hà Nội, nhân dân các tỉnh và bà con Việt kiều mình xúc động thì tôi cho rằng đó là mối xúc động chính đáng. Hiện nay thì các cụ lão thành cách mạng và các cựu chiến binh ở Hà Nội đã viết nhiều thư phản đối nhà nước. Tôi cho rằng sự phản đối ấy là đúng. Theo ý riêng tôi, việc Bộ chính trị Lê Khả Phiêu hoặc là bộ máy nhà nước của Chủ tịch Trần Đức Lương nhường cái phần đất mà theo tôi được biết, như lời cựu Trưởng ban Biên giới của Chính phủ là ông Nghĩa cho tôi biết là chúng ta đã mất khoảng 232 cây số vuông, thì việc này là rất tai hại và là một sự xúc phạm đến dân tộc Việt Nam. Hàng ngàn năm nay, chúng ta đã đổ bao xương máu của bao nhiêu thế hệ để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. Thời kỳ nhà Lý, Tiến sĩ Lê Văn Thịnh được triều đình cử đi đàm phán về biên giới, ông không những không để mất mà còn lấy lại được ba huyện và sáu động của Trung Quốc. Thế rồi sau này bao nhiêu cuộc chiến đấu mà Aûi Nam Quan vẫn thuộc về ta. Chính Nguyễn Trãi tiễn cha mình là Nguyễn Phi Khanh cũng là tại Ải Nam Quan. Rồi thì chủ tịch Mao Trạch Đông đổi tên Trấn Nam Quan thành Mục Nam Quan, nghĩa là hòa mục với nhau, rồi ta đổi Ải Nam Quan thành Hữu Nghị Quan thì cũng là hữu nghị với nhau. Mấy chục năm qua, Ải Nam Quan, Mục Nam Quan hay Hữu Nghị Quan cũng là nơi bất di bất dịch, thế mà bây giờ Bộ chính trị Lê Khả Phiêu hay Nhà nước Trần Đức Lương lại để địa danh này mất về phía Trung Quốc thì hành động này là có tội lớn đối với dân tộc, với tổ tiên ông bà mình. Hoàng Đế Lê Thánh Tông đã từng nói rằng, không kẻ nào được để mất một tấc đất của tổ tông để lại, nếu để mất đất thì coi là một tội ác. Thế mà bây giờ lại để mất cả trên đất liền, vừa mất cả vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa thì tôi cho rằng đây là một tội ác rất lớn đối với dân tộc và đối với lịch sử.

Việt Tide: Bản hiệp ước biên giới do hai đảng cộng sản ký với nhau, theo Hiến pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì trên nguyên tắc sẽ phải đưa ra Quốc Hội để xin phê chuẩn. Theo những tin tức mà ông biết, thì cho tới giờ phút này, phản ứng của Quốc Hội đối với Bản hiệp ước ra sao?

Trần Khuê: Theo tôi biết thì hiện nay Bản hiệp ước chưa được đưa sang Quốc Hội để thông qua, và chưa công khai công bố gì cả. Tôi cho rằng Quốc Hội cần phải biết văn bản đó để thông qua. Tôi nghĩ rằng Quốc Hội không dám thông qua văn bản ấy.

Việt Tide: Tại sao ạ?

Trần Khuê: Vì nếu Quốc Hội thông qua văn bản ấy thì Quốc Hội trở thành phản bội dân tộc.

Việt Tide: Cho phép chúng tôi được ngắt lời ông. Thưa ông, trong lịch sử của đảng cộng sản Việt Nam, đặc biệt là bộ phận Quốc Hội, dù được tiếng là một cơ cấu Lập pháp đại diện cho dân chúng để làm luật và phê chuẩn những việc làm của Chính phủ, nhưng thực tế cho thấy rằng, cho tới giờ phút này, những người được bầu chọn vào vai trò Đại biểu tại Quốc Hội đã không thi hành đúng chức năng của mình, nếu không muốn nói theo ngôn ngữ bõ bã bình dân của dân chúng, là những Đại biểu Quốc Hội chỉ là những nghị gật mà thôi. Nghĩa là đảng bảo gì thì nghe nấy. Vậy thì Quốc Hội hiện nay có đủ can đảm, đủ cương quyết để từ chối phê chuẩn bản Hiệp ước biên giới này không?

Trần Khuê: Tôi cho rằng việc phê chuẩn hay không phê chuẩn bản Hiệp ước biên giới sẽ thể hiện cái bản lãnh, cái thực quyền của Quốc Hội. Nếu mà Quốc Hội phê chuẩn như thế nào đó thì nhân dân sẽ đánh giá, và nếu Quốc Hội có thực quyền và có bản lãnh thì sẽ không phê chuẩn những hiệp ước phản bội dân tộc như thế.

Việt Tide: Việt Nam là một dân tộc từng bất khuất trong suốt giòng lịch sử vừa qua để chống ngoại xâm và bảo vệ đất đai của Tổ Tiên, thì hành động của lãnh đạo cộng sản Hà Nội dâng đất cho cộng sản Bắc kinh liệu có bị xem là một tội phạm cần phải xét xử, là một hành đôïng phản quốc không ạ?

Trần Khuê: Đúng như thế. Hành động cắt đất, cắt biển cho ngoại bang như thế là hành động phản dân tộc, phản quốc, phản lịch sử, cần phải được xét xử.

Việt Tide: Như vậy thì cơ chế nào sẽ xét xử giới lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam và hình phạt nào đang chờ đợi họ?

Trần Khuê: Tất cả mọi việc xét xử hiện nay tại đất nước ta đều nằm trong tay đảng và nhà nước. Do đó rất là khó. Cũng như trong lá thư tôi gởi cho Bộ Văn Hóa và gởi cho mọi người với nội dung phản đối Bộ Văn Hóa về việc tịch thâu cuốn sách của tôi, trong thư tôi nói là nếu như quốc gia không xét xử thì quốc tế sẽ xét xử. Và nếu đời nay không chịu xét xử thì con cháu đời sau sẽ xét xử. Nghĩa là ai đã làm sai đối với dân tộc, đối với đất nước thì sẽ không thể tránh khỏi ngày phán xử cuối cùng.

Việt Tide: Người dân tại Việt Nam và người Việt hải ngoại có thể làm được gì để lấy lại phần đất của Tổ Quốc đã bị cộng sản Hà Nội dâng cho cộng sản Bắc Kinh?

Trần Khuê: Tôi cho rằng là nhân dân phải tích cực đấu tranh trong chuyện này, kể cả bà con ở trong nước lẫn bà con ở hải ngoại. Nghĩa là phải yêu cầu giới lãnh đạo không được thực hiện bản Hiệp ước biên giới này. Và nếu cần thì phải đưa vấn đề này ra Tòa án Quốc tế, và nhờ Hội Luật gia Quốc tế can thiệp vào việc này.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn