Ngọn lửa cách mạng “Hoa Lài” khởi từ Tunisia lan sang tới Ai Cập, Yemen, Bahrain và Lybia. Ngày tàn của chế độ Moammar Gahdafi có thể đếm trên đầu ngón tay sau khi những thành phố quan trọng đã lọt dân vào tay lực lượng nổi dậy và càng ngày càng có nhiều đơn vị quân đội đào thoát theo phe nổi dậy khiến lực lượng này đã có vũ khí, xe tăng và súng phòng không để chống lại những cuộc phản công hết sức tàn bạo và đẫm máu của quân đội trung thành với Gahdafi.
Cho đến nay thiệt hại về phía những người biểu tình chống chế độ Gahdafi mà giới báo chí Tây phương thường đề cập là 300 người, nhưng các nhân chứng tại chỗ thì ước lượng có thể số người chết lên đến 1,000 người. Vào sáng Chủ Nhật một nhà báo Tây phương được con trai của Gahdafi là Seith al-Islam mời đến Tripoli để làm chứng cho điều mà al-Islam nói rằng quân đội của chế độ đã “dẹp” xong biểu tình, nhưng khi rời khỏi Lybia thì nhà báo này xác nhận là cho đến ngày Thứ Bẩy, đã có thêm một thành phố 200,000 dân gần thủ đô Tripoli lọt vào tay lực lượng vùng dậy. Ông ta nhấn mạnh: “Nếu chế độ Gahdafi sụp đổ là do lòng dân quyết tử với chế độ đang cai trị họ chứ không phải là điều gì khác”.
Rõ ràng ngọn lửa “Cách Mạng Hoa Lài” đang lan rộng trong thế giới Ả Rập và Trung Đông khiến các nước khác trong khu vực khó tránh được những sự đổi thay chế độ chính trị. Riêng đối với các quốc gia khác ở Á châu thì mọi con mắt đổ dồn về Trung Cộng và Việt Nam. Liệu ngọn gió “Cách Mạng Hoa Lài” có thể gây ra những đám cháy quan trọng làm sụp đổ các chế độ Cộng Sản còn tồn tại ở Hoa lục và Việt Nam không? Đây là một câu hỏi khó có câu trả lời dứt khoát.
Cho tới sáng Chủ Nhật, đa số những nhà phân tích vẫn còn đồng ý với nhau rằng, hiện tình dân chúng ở Hoa lục và Việt Nam vẫn còn khác với khối dân chúng trong thế giới Ả Rập hay Trung Đông. Có người cho rằng sau vụ nổi dậy ở Thiên An Môn thất bại thì chỉ có thể xảy ra một vụ Thiên An Môn khác nếu như người dân ở Hoa lục phải sống trong một chế độ hà khắc hơn, dân chúng đói khổ hơn thời điểm 1989. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Bắc Kinh đã nhận ra điều ấy và họ tìm cách xì hơi bằng cách phát triển kinh tế, làm cho đời sống dân chúng khá hơn. Phải nói rằng, những du khách đến Trung Quốc vào năm 2008 thì sẽ không còn nhận dạng được một nước Tầu vẫn còn dưới chế độ Cộng Sản nữa.
Người dân Trung Quốc vẫn còn tiếp tục nói đến những khát vọng dân chủ, tự do và quyền con người. Tuy nhiên, câu chuyện về bắt bớ ngăn cản nhà tranh đấu nhân quyền Lưu Hiểu Ba nhận giải thưởng Nobel về Hòa Bình vẫn còn làm cho những nhà trí thức, sinh viên nổi giận lên án, nhưng nó đã không còn đủ sức để đẩy hàng triệu người kéo đến Thiên An Môn bất chấp sự ngăn cản của lực lượng công an dầy đặc. Sau vụ Thiên An Môn 1989, dĩ nhiên Bắc Kinh như “gà phải cáo”. Họ lo ngại và phòng xa. Việc kiểm soát gắt gao Internet, không cho bất cứ người nào nói đến Cách Mạng Hoa Lài, nơi nào tập trung đông lập tức bị giải tán. Người ta đã có thể nhìn thấy một hiện tượng buồn cười là tại trước những khu thương mại gần Thiên An Môn, một nhóm thanh niên, thiếu nữ ăn mặc rất thời trang đang đứng rán mắt vào các tủ kiếng bày hàng thì bỗng nhiên hàng chục cảnh sát chìm, cảnh sát sắc phục ập tới giải tán, người nào phản ứng là bị đẩy lên xe đưa đi, cho nên trên màn hình người xem có thể thấy những thanh niên thiếu nữ ngớ ra không biết mình bị bắt về tội gì. Vài giờ sau họ được thả và truyền thông nhà nước loan tin những người bị bắt không bị truy tố. Trong khi đó, gia cư của những nhà bất đồng chính kiến có “sức nặng” bị bao vây không cho họ ra ngoài, điện thoại bị cúp, những liên lạc giữa những nhà bất đồng chính kiến hoàn toàn gián đoạn. Nguyên tắc “cứ để cho nói, nói cho xì hơi, nhưng không cho liên lạc với nhau để hành động” đang được Bắc Kinh áp dụng triệt để. Cho tới nay, Hong Kong vẫn là vùng vang động nhất, nhưng vẫn chưa có biến chuyển gì đáng kể.
Trên một vài trang mạng ở hải ngoại những tuần gần đây kể từ khi “Cách Mạng Hoa Lài” ở Tunisia nổ ra, có một số tin tức nói tới biểu tình ở Việt Nam, nhưng thực tế không thấy có những hình ảnh thời sự chứng minh cho điều này. Việc kiểm chứng những nguồn tin này tốt nhất là với người thân, bạn bè và gia đình mình ở Việt Nam. Những câu trả lời vẫn là: “Thế à, các ông ở ngoài nước biết nhiều hơn tụi tôi. Bọn này chẳng biết gì cả”. Tôi không biết những người làm chính trị ở hải ngoại có những phương tiện kiểm chứng hay hơn không, hoặc họ có những cuộc nghiên cứu thăm dò xuất sắc để biết được lòng dân sôi sục âm ỉ chỉ cần có người đứng ra phất cờ hiểu là các cuộc xuống đường bùng nổ, nhưng rõ ràng chưa thấy hãng thông tấn quen thuộc nào ở Mỹ loan tin về những cuộc biểu tình diễn ra do ảnh hưởng của “Cách Mạng Hoa Lài”.
Dĩ nhiên, người dân Việt Nam cũng mong mỏi làn gió của cách mạng Hoa Lài thổi qua đất nước mình. Người dân Miền Bắc Việt Nam đã trải qua hai kinh nghiệm về nổi dậy bị đàn áp cũng khá đẫm máu, một là cuộc nổi loạn Quỳnh Lưu và hai là cuộc nổi dậy ôn hòa hơn ở Thái Bình. Hai cuộc nổi dậy đã không thành công vì không được sử hưởng ứng đồng loạt tại những nơi khác. Chính quyền Cộng sản Miền Bắc đã không sử dụng lực lượng địa phương để đàn áp mà mang quân đội và công an từ các nới khác đến và họ đã đàn áp thẳng tay các cuộc nổi dậy.
Một nhân chứng trong vụ nổi dậy ở Thái Bình nói với tôi trong cuộc phỏng vấn trên điện thoại vào ngày Thứ Năm vừa rồi: “Nổi dậy ngày nay khó khăn hơn trước đây nhiều. Phải nói rằng hiện nay nếp sống của dân chúng đỡ hơn trước đây và đó là lý do khiến khó lòng thuyết phục họ chấp nhận sự thay đổi có xáo trộn. Nhưng chúng ta vẫn cứ phải hy vọng có sự thay đổi. Ngọn lửa vùng dậy phải từ dân chúng Việt Nam chứ không phải chỉ ở tác động bên ngoài”.
Nhân chứng này sang thăm con gái đang du học ở Seattle, tiểu bang Washington từ hai năm trước đây.
Vũ Ánh
28-02-2011
Theo Việt Herald
Cho đến nay thiệt hại về phía những người biểu tình chống chế độ Gahdafi mà giới báo chí Tây phương thường đề cập là 300 người, nhưng các nhân chứng tại chỗ thì ước lượng có thể số người chết lên đến 1,000 người. Vào sáng Chủ Nhật một nhà báo Tây phương được con trai của Gahdafi là Seith al-Islam mời đến Tripoli để làm chứng cho điều mà al-Islam nói rằng quân đội của chế độ đã “dẹp” xong biểu tình, nhưng khi rời khỏi Lybia thì nhà báo này xác nhận là cho đến ngày Thứ Bẩy, đã có thêm một thành phố 200,000 dân gần thủ đô Tripoli lọt vào tay lực lượng vùng dậy. Ông ta nhấn mạnh: “Nếu chế độ Gahdafi sụp đổ là do lòng dân quyết tử với chế độ đang cai trị họ chứ không phải là điều gì khác”.
Rõ ràng ngọn lửa “Cách Mạng Hoa Lài” đang lan rộng trong thế giới Ả Rập và Trung Đông khiến các nước khác trong khu vực khó tránh được những sự đổi thay chế độ chính trị. Riêng đối với các quốc gia khác ở Á châu thì mọi con mắt đổ dồn về Trung Cộng và Việt Nam. Liệu ngọn gió “Cách Mạng Hoa Lài” có thể gây ra những đám cháy quan trọng làm sụp đổ các chế độ Cộng Sản còn tồn tại ở Hoa lục và Việt Nam không? Đây là một câu hỏi khó có câu trả lời dứt khoát.
Cho tới sáng Chủ Nhật, đa số những nhà phân tích vẫn còn đồng ý với nhau rằng, hiện tình dân chúng ở Hoa lục và Việt Nam vẫn còn khác với khối dân chúng trong thế giới Ả Rập hay Trung Đông. Có người cho rằng sau vụ nổi dậy ở Thiên An Môn thất bại thì chỉ có thể xảy ra một vụ Thiên An Môn khác nếu như người dân ở Hoa lục phải sống trong một chế độ hà khắc hơn, dân chúng đói khổ hơn thời điểm 1989. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Bắc Kinh đã nhận ra điều ấy và họ tìm cách xì hơi bằng cách phát triển kinh tế, làm cho đời sống dân chúng khá hơn. Phải nói rằng, những du khách đến Trung Quốc vào năm 2008 thì sẽ không còn nhận dạng được một nước Tầu vẫn còn dưới chế độ Cộng Sản nữa.
Người dân Trung Quốc vẫn còn tiếp tục nói đến những khát vọng dân chủ, tự do và quyền con người. Tuy nhiên, câu chuyện về bắt bớ ngăn cản nhà tranh đấu nhân quyền Lưu Hiểu Ba nhận giải thưởng Nobel về Hòa Bình vẫn còn làm cho những nhà trí thức, sinh viên nổi giận lên án, nhưng nó đã không còn đủ sức để đẩy hàng triệu người kéo đến Thiên An Môn bất chấp sự ngăn cản của lực lượng công an dầy đặc. Sau vụ Thiên An Môn 1989, dĩ nhiên Bắc Kinh như “gà phải cáo”. Họ lo ngại và phòng xa. Việc kiểm soát gắt gao Internet, không cho bất cứ người nào nói đến Cách Mạng Hoa Lài, nơi nào tập trung đông lập tức bị giải tán. Người ta đã có thể nhìn thấy một hiện tượng buồn cười là tại trước những khu thương mại gần Thiên An Môn, một nhóm thanh niên, thiếu nữ ăn mặc rất thời trang đang đứng rán mắt vào các tủ kiếng bày hàng thì bỗng nhiên hàng chục cảnh sát chìm, cảnh sát sắc phục ập tới giải tán, người nào phản ứng là bị đẩy lên xe đưa đi, cho nên trên màn hình người xem có thể thấy những thanh niên thiếu nữ ngớ ra không biết mình bị bắt về tội gì. Vài giờ sau họ được thả và truyền thông nhà nước loan tin những người bị bắt không bị truy tố. Trong khi đó, gia cư của những nhà bất đồng chính kiến có “sức nặng” bị bao vây không cho họ ra ngoài, điện thoại bị cúp, những liên lạc giữa những nhà bất đồng chính kiến hoàn toàn gián đoạn. Nguyên tắc “cứ để cho nói, nói cho xì hơi, nhưng không cho liên lạc với nhau để hành động” đang được Bắc Kinh áp dụng triệt để. Cho tới nay, Hong Kong vẫn là vùng vang động nhất, nhưng vẫn chưa có biến chuyển gì đáng kể.
Trên một vài trang mạng ở hải ngoại những tuần gần đây kể từ khi “Cách Mạng Hoa Lài” ở Tunisia nổ ra, có một số tin tức nói tới biểu tình ở Việt Nam, nhưng thực tế không thấy có những hình ảnh thời sự chứng minh cho điều này. Việc kiểm chứng những nguồn tin này tốt nhất là với người thân, bạn bè và gia đình mình ở Việt Nam. Những câu trả lời vẫn là: “Thế à, các ông ở ngoài nước biết nhiều hơn tụi tôi. Bọn này chẳng biết gì cả”. Tôi không biết những người làm chính trị ở hải ngoại có những phương tiện kiểm chứng hay hơn không, hoặc họ có những cuộc nghiên cứu thăm dò xuất sắc để biết được lòng dân sôi sục âm ỉ chỉ cần có người đứng ra phất cờ hiểu là các cuộc xuống đường bùng nổ, nhưng rõ ràng chưa thấy hãng thông tấn quen thuộc nào ở Mỹ loan tin về những cuộc biểu tình diễn ra do ảnh hưởng của “Cách Mạng Hoa Lài”.
Dĩ nhiên, người dân Việt Nam cũng mong mỏi làn gió của cách mạng Hoa Lài thổi qua đất nước mình. Người dân Miền Bắc Việt Nam đã trải qua hai kinh nghiệm về nổi dậy bị đàn áp cũng khá đẫm máu, một là cuộc nổi loạn Quỳnh Lưu và hai là cuộc nổi dậy ôn hòa hơn ở Thái Bình. Hai cuộc nổi dậy đã không thành công vì không được sử hưởng ứng đồng loạt tại những nơi khác. Chính quyền Cộng sản Miền Bắc đã không sử dụng lực lượng địa phương để đàn áp mà mang quân đội và công an từ các nới khác đến và họ đã đàn áp thẳng tay các cuộc nổi dậy.
Một nhân chứng trong vụ nổi dậy ở Thái Bình nói với tôi trong cuộc phỏng vấn trên điện thoại vào ngày Thứ Năm vừa rồi: “Nổi dậy ngày nay khó khăn hơn trước đây nhiều. Phải nói rằng hiện nay nếp sống của dân chúng đỡ hơn trước đây và đó là lý do khiến khó lòng thuyết phục họ chấp nhận sự thay đổi có xáo trộn. Nhưng chúng ta vẫn cứ phải hy vọng có sự thay đổi. Ngọn lửa vùng dậy phải từ dân chúng Việt Nam chứ không phải chỉ ở tác động bên ngoài”.
Nhân chứng này sang thăm con gái đang du học ở Seattle, tiểu bang Washington từ hai năm trước đây.
Vũ Ánh
28-02-2011
Theo Việt Herald
Gửi ý kiến của bạn