BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73502)
(Xem: 62250)
(Xem: 39444)
(Xem: 31185)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Chia buồn với đồng chí Mubarak

15 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 1102)
Chia buồn với đồng chí Mubarak
510Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
510
Hôm 11/2/2011, đồng chí Mubarak, Tổng thống Ai Cập đã phải tuyên bố từ chức, kết thúc sự nghiệp chính trị của mình khi đang tại vị ở nhiệm kỳ thứ 5. Xin được viết đôi dòng để chia buồn cùng đồng chí, hơn thế là để hầu bạn đọc. Những thông tin này, Chủ tịch cũng chỉ hóng hớt trên mạng chứ chưa được gặp đồng chí Rak bao giờ.

Ai Cập (Egypt) thuộc khối Ả Rập Hồi giáo tại khu vực Bắc Phi và Trung Đông. Nước này có hơn 80 triệu dân trên diện tích hơn triệu cây số vuông, gấp ba xứ Thiên đường ta. Tuy nhiên, hai phần ba lãnh thổ Egypt là sa mạc, một phần ba còn lại là đồng bằng châu thổ sông Nil, khá màu mỡ. Nhờ con sông này mà Ai Cập có nền văn minh lâu đời với kỳ quan nổi tiếng là Kim tự tháp mà thực chất chỉ là mả của mấy ông Pharaon.

Egypt có nhiều nét tương đồng với xứ Thiên đường ta nhưng giầu hơn gấp đôi, và nới lỏng hơn trong việc kiên định học thuyết Mạc Lê. Sau khi lật đổ chế độ quân chủ cách đây gần sáu chục năm, Ai Cập có lúc hướng theo Xô viết về cả ngoại giao lẫn kinh tế và chỉ bắt đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường từ 1991.

Đồng chí Mohamed Hosni Mubarak đã làm Tổng thống nền Cộng hoà từ 14/10/1981, sau vụ ám sát cựu Tổng thống Mohammed Anwar El-Sadat. Đầu năm 2011, đ/c Mubarak đang ở nhiệm kỳ thứ năm và mới tại vị chưa được ba chục niên, thì hương hoa Lài từ Tunisia lan sang, khiến dân chúng thức tỉnh và xuống đường biểu tình, thế mới bỏ mịa.

Công bằng mà nói, từ năm 2 lẻ bốn, Ai Cập dưới sự lãnh đạo của Rak đã nỗ lực cải cách kinh tế. Điều này được thế giới ngợi ca vì thành tích xoá đói giảm nghèo và phát triển sản xuất với tốc độ tăng GDP là 7%/năm khiến Egypt bước vào hàng ngũ nước khá giả, hơn cả xứ Thiên đường ta. Nhưng về chính trị thì đồng chí Rak phải gọi Tiệc ta là sư phụ.

Thói đời, “được voi, đòi Hai Bà Trưng”,  đám dân chúng sau khi no lưng ấm cật, lại quên mất thành tích về kinh tế lại đòi hỏi tự do hơn về chính trị. Nhờ độc tài mà đồng chí Rak đã đã hiện đại hóa xứ sở và nâng cao trình độ hiểu biết của lực lượng lao động. Trình độ dân trí gia tăng khiến đám dân đen không chấp nhận ách độc tài nữa.

Có ý kiến khác cho rằng, xứ này phải trả giá cho sự thành công về kinh tế khi nâng cao mức sống chung của xã hội. Sự xuất hiện của một tầng lớp trung lưu khá giả đòi hỏi những thay đổi chính trị mà đồng chí Rak không theo kịp là nguyên nhân chính. Về mặt này, đồng chí Kim ở Bắc Hàn và đồng chí Phi đen ở Cu ba khôn ngoan hơn nhiều. Cứ để cho chúng nó đói vàng mắt ra, bưng bít hết các kênh thông tin nên dân xứ này chỉ mỗi việc biết ơn Tiệc và trung thành tuyệt đối với Chủ tịch Kim.

Nghiên cíu xã hội xứ Egypt cho thấy, do sự tiến hóa nhanh, xứ này đã ra một tầng lớp trẻ từ 15 đến 29 tuổi, có kiến thức cơ bản, có học vấn nhưng lại chưa kiếm ra việc làm, trong khi nhu cầu chi tiêu lớn. Cuộc khủng hoảng toàn cầu từ 2 lẻ 8 đến nay càng làm vấn đề này trêm trầm trọng.

“Nhàn cư vi bất thiện”, suốt ngày online, nhìn thấy cuộc sống các nước phương Tây sung túc, tự do, càng khó chấp nhận được tương lai bấp bênh của mình. Đồng chí Rak của ta dẫu tài năng nhưng do kinh tế suy trầm nên bị thất nghiệp ngót 10%, nguy kịch nhất là mức thất nghiệp của giới trẻ lại khoảng 24%, tức là một phần tư thanh niên có thể thấy mình vô dụng, không có tương lai.

Đồng chí Rak đã đối phó bằng cách cho kéo dài chương trình đào tạo đại học, để trên giấy tờ vẫn ít người tốt nghiệp đại học mà thất nghiệp. Thanh nên có tri mà không có cơ hội lập nghiệp, chúng hành động để tạo ra thay đổi. Theo đồng chí Xuân Nghĩa của RFA, nếu xứ Egypt có dân chủ, giới trẻ có thể đi vận động cho các ứng cử viên quan tâm đến số phận của họ. Đằng này, đồng chí Rak đã tại vị đến nhiệm kỳ thứ năm và vẫn chưa có ý định dừng lại. Bầu cử chỉ là cách thức hợp thức hoá ngôi vị của đồng chí này.

Khi đám thanh niên suốt ngày online hiểu được võ nghệ chính trị của đồng chí, lại bị kích động từ nước láng giếng Tunisia đã hò nhau xuống đường, ném đá vào chế độ và đòi lập ra chế độ khác. Đồng chí Rak đã quá tám chục mà không chuẩn bị chuyển giao quyền lực, lại âm ưu muốn dành ghế cho con trai. Đảng Dân chủ Quốc gia của đồng chí Rak lại không đáp ứng nguyện vọng của giới trẻ đang bất mãn. Đồng chí Mao từng nói: “Ngọn lửa nhỏ thiêu cháy đồng cỏ lớn” , khi thằng cha Mohamed Bouazizi, một thanh niên Tunisia 26 tuổi kết thúc cuộc sống bế tắc của mình trong ngọn lửa tự thiêu thì đám cháy này đã lan sang các nước lân cận.

Kết quả của “đám cháy” này là, hôm 11/2/2011, đồng chí Hosni Mubarak đã phải tuyên bố từ chức và chính thức chuyển giao quyền lực cho quân đội khi cuộc biểu tình bước sang ngày thứ 18. Lúc này đây, đồng chí Rak chắc đang ngẫm về kinh nghiệm của đồng chí Kim Cóc ở Bắc hàn và đồng chí Phi đen ở Cu Ba thì đã quá muộn. Xin được chân thành chia buồn với đồng chí Rak!

Phan Thế Hải

15-02-2011

Theo Blog Phan Thế Hải
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn