BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73464)
(Xem: 62247)
(Xem: 39438)
(Xem: 31182)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Quan điểm bào chữa của Luật sư Trần Lâm cho 2 Luật sư Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài (Phần 2)

27 Tháng Mười Một 200712:00 SA(Xem: 831)
Quan điểm bào chữa của Luật sư Trần Lâm cho 2 Luật sư Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài (Phần 2)
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Trong buổi phát thanh trước, chúng tôi đã gửi đến quý vị cuộc phỏng vấn với luật sư Trần Lâm xoay quanh những tiêu cực trong phiên toà sơ thẩm xét xử hai nhà đấu tranh dân chủ Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân hồi tháng 5 vừa qua, và sự chuẩn bị của luật sư Lâm cho phiên phúc thẩm tại Hà Nội vào ngày 27/11 tới đây, với tư cách là luật sư bênh vực cho cô Công Nhân.

Sau bản án 4 và 5 năm tù mà toà sơ thẩm dành cho Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài với tội danh "tuyên truyền chống nhà nước", phiên phúc thẩm sắp tới có hứa hẹn những chuyển biến gì không? Liệu chúng ta có thể kỳ vọng hai vị luật sư dân chủ này sẽ được trả tự do tại toà phúc thẩm hay không?

Mời qúy vị theo dõi phần trao đổi tiếp theo giữa Trà Mi với luật sư lão thành Trần Lâm, nguyên Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao, và cũng là một trong số rất ít các luật sư nhận lời tham gia các vụ án chính trị, trong đó có trừơng hợp của cô Lê Thị Công Nhân:

Tải xuống để nghe

 Trà Mi : Phiên toà phúc thẩm lần này có hứa hẹn những chuyển biến gì hay không? Ông ước đoán kết quả sẽ như thế nào ạ?

 



Luật sư Trần Lâm :

Theo tôi dự đoán, tôi thấy phía tích cực - tức là dấu hiệu lạc quan, có nhiều hơn là dấu hiệu chậm chạp, không có thay đổi. Tôi cảm thấy có thay đổi theo hướng tích cực.

Trà Mi : Dạ. Nhưng chúng ta có cơ sở để có thể kỳ vọng là sau phiên toà phúc thẩm này cô Công Nhân sẽ được trả tự do hay không, thưa ông?

Luật sư Trần Lâm : Cái bước là cô Công Nhân được tự do thì tôi cũng có đề cập trong bài của tôi, nhưng mà sự tin tưởng của tôi thì có song tỷ lệ lại rất thấp. Cái giảm án thì tôi thấy tỷ lệ có thể cao hơn. Cái điểm là như thê này: Trước đây có những vụ án xử đưa ra mức án rất cao nhưng mà rồi sau phiên xử thì cái mức án chỉ bằng với thời gian đã bị tạm giam. Cái khả năng đó có tỷ lệ không cao. Tôi thấy lòng tin của tôi vẫn còn thấp.

Trà Mi : Tại vì những ràng buộc hiện nay trong nền pháp lý Việt Nam hay là vì sao, thưa ông?

Luật sư Trần Lâm : Cái ràng buộc đó,nói ra thì nó rất dài. Cái vụ án theo kiểu này nó có tính thời sự, không phải có tính pháp luật một cách chặt chẽ. Cũng là vụ án ấy trong giai đoạn này có thể là mức án này, nhưng một năm sau có thể lại nhẹ hơn rất nhiều.

Trà Mi : Có quan niệm cho rằng nếu như nhìn vào những vụ án như vụ án của cô Lê Thị Công Nhân hay của Luật sư Đàì, thì có thể biết được thực tế mặt bằng dân chủ và công lý, công bằng của nền pháp lý Việt Nam ra sao, thì ý ông như thế nào?

Luật sư Trần Lâm : Nếu lấy các vụ án để nói sự công bằng pháp lý thì tôi thấy là đúng theo ngôn ngữ của pháp lý là lấy những vụ án thực tiễn làm cơ sở để mình phát ngôn, tức là ý thức pháp luật là làm sao cho nó công bằng, nó cân bằng. Nhưng vụ án chính trị thì nó lại có một nội dung là phục vụ chính trị trong giai đoạn hiện nay thì như thế lại phải nhấn mạnh, nhưng một giai đoạn nào đó thì lại có thể nhẹ hơn, cho nên người ta đưa cái phục vụ chính trị nhích hơn lên.

Đấy, có hai đặc điểm như thế. Mà cô lại hỏi rằng có thể lấy cái này để nói cái tình hình pháp lý của Việt Nam là nó như thế nào không, thì tôi thấy rằng chả cứ phải lấy mấy vụ án này. Thế thì toà án người ta đã tổng kết hiện nay án oan sai cũng hơi nhiều và kết luận xét xử thì cũng thấp. Thứ hai nữa là trình độ thẩm phán còn thấp. Ấy thì tự người ta đã đánh giá đến thế!

Trà Mi : Dạ. Khi ông nói là một vụ án chính trị phải phục vụ mục đích chính trị, thì sẽ có nhiều người thắc mắc rằng toà án không phục vụ cho công bằng, công lý và không phục vụ cho quyền lợi căn bản của người dân hay sao, mà phải phục vụ cho mục đích chính trị?

Luật sư Trần Lâm : Cái phục vụ chính trị ấy, hiểu một phía thì nói rằng phục vụ cho đảng cầm quyền, phục vụ cho những người cầm quyền. Như vậy là không có tư pháp độc lập, là tư pháp bị đảng chi phối. Mà tư pháp lại phải phục vụ cho đảng cầm quyền thì đấy là một cách hiểu.

Tôi nói rằng phục vụ chính trị tức là thí dụ như việc của cô Công Nhân trước đây 5 năm thì rất nặng, nhưng nay mở rộng với quốc tế, rồi là internet như thế, thế rồi sự tự do ngôn luận trên thế giới người ta như thế, thế mà bây giờ nước Việt Nam cũng đang chuyển hoá đến giai đoạn phải cải thiện mọi thứ để hướng tới tự do dân chủ, thế cho nên (vụ án Công Nhân) có thể nhẹ hơn.

Mà vụ Công Nhân mà tôi đang cãi đây, tôi cũng coi việc nền dân chủ Việt Nam nó đã nhích dần nhích dần lên. Tuy nó tiến triển chậm thôi, nhưng mà nó có tiến triển và nó đã có thay đổi, thì sự thay đổi ấy là một yếu tố có lợi cho bị cáo - người thân chủ của tôi rất nhiều.

Cho nên trong bài cãi của tôi, tôi cũng nói rằng đề nghị với toà là phải xét trong tình hình bây giờ mớí rồi, chứ đừng có xét như cách đây 2-3 năm.

Trà Mi : Dạ vâng. Nhưng mà có lẽ tất cả mọi người

Phục vụ mục đích chính trị


 

Luật sư Trần Lâm : Ý phục vụ chính trị là như thế cô ạ. Tức là theo sự phát triển chính trị của đất nước chứ không phải đóng mu đóng múp là cứ thế mãi. Có thể trước kia bảo cô Công Nhân là vô tội thì người ta có thể nói rằng luật sư cãi bừa, cãi lấy được, luật sư ăn tiền. Nhưng mà ngày 27 này tôi sẽ cãi cho cô Công Nhân là không có tội mà ngưòi ta không ai có thể nói tôi những cái điều như người ta có thể nói trước đây 3 năm.

Trà Mi : Dạ vâng. Và chúng ta cũng hy vọng rằng là không chỉ vụ án này mà tất cả những vụ án khác không chỉ phục vụ mục đích chính trị hay mục đích nào đó mà là phục vụ cho quyền lợi chính đáng của mọi người công dân ở Việt Nam, phải không, thưa ông?

Luật sư Trần Lâm : Cái quyền lợi chính đáng của người công dân Việt Nam là nằm trong sự phát triển của đất nước chứ không tách ra giữa người dân với nước. Bây giờ chúng tôi cãi là cho Công Nhân, nhưng mà tôi muốn truyền bá, tôi muốn quảng bá là chúng ta đang phát triển dân chủ, chúng ta xét xử phải hướng theo cái đó. Nếu ta không hướng theo sự phát triển dân chủ của đất nước là chúng ta bảo thủ, là chúng ta không tiến kịp với phong trào. Đấy, ý của tôi là như vậy.

Bởi vậy cho nên tôi nói hôm nay tôi cũng phục vụ chính trị nhưng cái chính trị của tôi là cái chính trị của sự phát triển đất nước chứ không phải cái chính trị để phục vụ cho ông A ông B, phục vụ cho đảng A đảng B, tức là cái ý niệm cũ là phục vụ cho một giai cấp, phục vụ cho một số người, phục vụ cho một lãnh tụ. Còn bây giờ là phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Đấy, nó cùng là chính trị, nhưng hai cái nội dung chính trị ấy có những màu sắc hơi khác nhau.

Trà Mi : Và cũng xin được hỏi ông là Hiệp Hội Luật Sư Quôc Tế dự định sẽ cử một quan sát viên sang dự phiên phúc thẩm xử Luật sư Công Nhân và Luật sư Đài, theo quan điểm của ông thì việc này có khả năng thực hiện được không?

Luật sư Trần Lâm : Tôi rất hoan nghênh, bởi vì bây giờ Việt Nam mở rộng ra thế giới thì việc giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội, pháp lý thì mới mở rộng được trình độ của đất nước và như thế mớí hoà nhập rộng rãi với thế giới. Cái đó là cái việc rất tốt. Nhưng mà tôi nghĩ rằng việc luật sư quốc tế vào đây thì cũng có thể khó khăn đấy.

Tôi chưa thấy có hiện tượng đó thành ra cái khả năng thì tôi không đoán định được, nhưng tôi cho rằng không có điều gì cấm kỵ cả, bởi lẽ hiện nay có văn phòng luật sư quốc tế tại Hà Nội thế thì tại sao luật sư quốc tế ở nước ngoài lại không vào được? Riêng tôi thì tôi rất hoan nghênh việc đó. Bởi vì luật pháp phải công khai, mà trong khi nước Việt Nam đang hoà nhập như thế này thì nếu hoà nhập nhiều mặt thì chỉ có tốt thôi.

Trà Mi : Cảm ơn Luật Sư rất nhiều. Xin kính chào Luật sư Trần Lâm.

Luật sư Trần Lâm : Vâng. Xin chào cô.

Trà Mi, phóng viên đài RFA
21/11/2007
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn