BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73466)
(Xem: 62247)
(Xem: 39438)
(Xem: 31182)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Luận cứ bào chữa cho bị cáo Lê Thị Công Nhân

19 Tháng Mười Một 200712:00 SA(Xem: 914)
Luận cứ bào chữa cho bị cáo Lê Thị Công Nhân
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

Bào chữa cho bị cáo Lê Thị Công Nhân, can tội: “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” tại phiên toà Phúc thẩm của Toà Phúc thẩm, Toà án Nhân dân Tối cao tại Hà Nội vào ngày 27/11/2007.


I. Về mặt hình thức, viêc xét xử sơ thẩm có nhiều sai phạm:

a. Xét xử sơ thẩm đã không tuân thủ nguyên tắc “Truy tố đến đâu xét xử đến đó”:

Xét xử sơ thẩm đề cập đến nhiều hành vi có dấu hiệu của các tội khác như: liên hệ với người này người nọ,…tổ chức các đảng phái kia khác…trong khi việc truy tố chỉ đề cập các hành vi của điều 88.

Nếu xét xử sơ thẩm thấy có bỏ lọt tội thì án sơ thẩm phải đề khởi án kiện để khởi tố một vụ án mới. Nếu thấy chỉ có dấu hiệu phạm tội nhưng chưa đủ yếu tố cấu thành tội khác thì Toà án phải thể hiện điểm này trong bản án.

Không làm như trên, gây nghi ngờ là ta muốn xử tội này nhưng lại che dấu dưới một tội khác, là ta đã che dấu vụng về một vụ án chính trị.

b. Việc đánh giá chứng cứ quá sơ sài, có vi phạm nghiêm trọng:

Theo nguyên tắc đánh giá chứng cứ tội phạm điều 88 thì Toà phải trích dẫn câu nói, chữ viết, hình ảnh có dấu hiệu phạm tội để minh định sai phạm, có tranh luận…để kết định là phạm tội hay không?

Các vụ án khác có giám định mọi mặt: pháp y, kiểm toán, kinh tế, tài chính, ADN… thế mà còn phải trầy trật để xác định sự thật. Sự thật lại phải đạt đến mức: mọi người phải thừa nhận là có vụ việc đó, nội dung, thực chất là có vi phạm mới đủ.

Nhưng trong vụ án này Toà sơ thẩm chỉ nêu hiện tượng rồi kết luận ngay.

Toà còn một sai phạm nghiêm trọng là đánh giá chứng cứ một chiều: Phạm Văn Trội được Toà gọi, là nhân chứng. Trội đã hứa trước Toà khai báo đúng sự thật. Toà không đếm sỉa gì đến Trội trong suốt phiên Toà. Trội đã phản ứng sau phiên Toà. Ai cũng biết Trội là người của bên những người bị kết tội.

Người ta coi việc đánh giá chứng cứ trên là phiến diện, một chiều. Thẩm tra chứng cứ một chiều là một sai phạm nghiêm trọng.

c. Xét xử sơ thẩm có sai phạm là đã hạn chế đến mức ngăn cản việc tranh luận:

Đánh giá chứng cứ cần tranh luận nhưng không được thực hiện. Định tội, lượng hình cũng không được tranh luận.

Xin xem lại bút ký, nghe lại ghi âm thì rõ.

Nếu là một vụ án trong phạm vi văn học, nghệ thuật, với thơ ca, hội hoạ thì việc tranh luận càng phức tạp và kéo dài…

Ta đã nhầm lẫn không coi viêc tranh luận là xuyên suốt từ đầu đến cuối phiên toà, từ khâu đánh giá chứng cứ đến khâu luợng hình…

d. Với 3 sai phạm trên về mặt hình thức, có thể kết luận là án xử sơ thẩm chưa đủ tiêu chuẩn để được xét xử phúc thẩm, vì lẽ án xử phúc thẩm phải có trọng tâm, sửa là sửa điểm cơ bản chứ không phải xử lại lần 2 bằng cách làm lại từ đầu…

Cứ tiến hành xét xử phúc thẩm từ khâu xác minh sự thật, xác định những tình tiết để lượng hình là không thể được. Còn huỷ bản án để xử lại từ khâu sơ thẩm là việc vô cùng phiền hà, kéo theo nhiều phức tạp hệ luỵ.

 Xin tuỳ Toà quyết định và phiên toà phúc thẩm công khai sẽ giải quyết phức tạp này.

Riêng tôi, đề nghị Toà không đề cập đến các hành vi khác ngoài điều 88. Thế là gọn hơn cả.

II. Việc xét xử sơ thẩm có sai sót về phương pháp từ đó sinh ra sai sót về nội dung:

Nhiều nguời với quan điểm khác nhau, kêu ca điều 4 của Hiến pháp Việt Nam là sao chép điều 6 của Liên xô cũ. Chỉ có luật Việt Nam mới có điều 88 vì điều này đối với thế giới bị coi là vi phạm dân chủ và nhân quyền.

Theo tôi, mỗi quốc gia, trong luật lệ của mình thế nào cũng có những điều khác biệt. Những nguời xét xử phải tuân thủ luật pháp của nơi xảy ra vụ việc. Việc phê phán, sửa đổi, bổ sung, thay thế điều luật là thuộc về các nhà nghiên cứu, các nhà làm luật…Các người tham gia xét xử chỉ biết áp dụng điều luật hiện hành.

Lâu lắm, tôi có đọc giáo trình luật của Liên xô. Tôi thấy có điều luật tương tự điều 88 của ta hiện nay.

Đây là vấn đề khoa học. Đã chấp nhận một nguyên lý, một nguyên tắc thì cũng phải chấp nhận phương pháp tương ứng. Chưa có cái mới thay thế thì mặc nhiên cái cũ, dù cũ bao nhiêu lâu, vẫn phải được duy trì.

Tài liệu này còn hướng dẫn việc nghiên cứu xét xử:

Điều 88 có 3 hành vi: viết, nói, hình ảnh cần đi sâu để xác định tội. Sau đó thêm hành vi tàng trữ. Đối với từng hành vi cần tìm hiểu nội dung chuyển tải. Xét nội dung chuyển tải có động cơ mục đích chống nhà nước không. Không vì tội này có “cấu thành hình thức” mà không suy nghĩ về tác hại tất yếu xảy ra.

Tôi thấy việc xét xử sơ thẩm chỉ nêu hành vi, có dấu hiệu của tội theo điều 88 rồi kết tội, không hề tiến hành theo các bước trên.

Việc mở lớp học coi như hành vi phạm tội nặng nhất, then chốt của vụ án này nhưng việc xét xử mờ nhạt, đầy mâu thuẫn.

Nói rằng trường hợp các em đã tuyên truyền phản động nhưng buổi họp này cũng có nhân vật: Phương Anh, Trội, Thuỳ, Dương, Công Nhân…nội dung tố cáo của các em gồm những điều sơ đẳng, xa lạ với cử toạ trên. Nội dung trao đổi là 5 tài liệu lấy ở trên mạng của các nhà nghiên cứu nước ngoài. Không có nội dung nói về Việt Nam. Tài liệu học tập là cái gốc để xem xét tính chất của lớp học…

Người học, sách học như thế làm người ta nghĩ đến mức cần bác bỏ lời lời tố cáo của các em nhân chứng. Có thể tin lời của Công Nhân: “Có các buổi trao đổi về lý luận. có các em ngồi nghe.”

Các cuộc nói chuyện với đài báo nước ngoài không được trích dẫn nội dung, không được thẩm tra…mà đã nêu ngay như một hành vi phạm tội.

Riêng về các hành vi “nói” của các bị cáo đã bị quy kết là phạm tội một cách không có cơ sở.

III. Cần xem xét hành vi của Lê Thị Công Nhân:

a. Xét xử hành vi có dấu hiệu phạm tội:

1/ Về hành vi nói:

Việc mở lớp học: không có kết luận nào là Lê Thị Công Nhân bàn soạn hoặc tổ chức lớp học

Trong 4 lần hội họp, LTCN dự 2 lần. Lần đầu, LTCN không nói gì…

Lần thứ 2 LTCN nhận thuyết trình một vấn đề. Vừa phát tài liệu, chưa nói gì 

hay mới tự giới thiệu thì Công an đã vào giải tán, bắt người, thu tài liệu.

Xét tài liệu là một văn bản về các nguyên tắc dân chủ nhân quyền, không nói gì 

đến tình hình Việt Nam.

Việc LTCN bị quy kết nhiều lần điện đàm với các tổ chức nước ngoài. Xét án sơ thẩm không nêu được nội dung nói những gì, có gì nguy hại đến Đảng Cộng sản và Nhà nước… kết luận này phải được coi là thiếu căn cứ.Cả 2 hành vi nói trên không thể quy kết là dùng hình thức nói để “ Chống nhà nước…”.

2/ Về hành vi viết:

Án sơ thẩm quy kết sai phạm ở 3 bài viết:

  • Tình trạng và đòi hỏi phải giải quyết tình trạng của giai cấp công nhân.

  • Về việc không cho phép có báo chí tư nhân. 

  • Về việc bãi bõ Nghị định 31CP


Cáo trạng cũng như trong phiên toà sơ thẩm chỉ nêu tên 3 văn bản còn không 

trích dẫn, không có phân tích một điều cụ thể nào để đánh giá chứng cứ làm cơ

sở để kết tội.

Về viết, tôi nghĩ không có cơ sở để kết tội vì không có trích dẫn những dấu hiệu 

nguy hiểm, không có phân tích, không có đối thoại…Dù vậy tôi vẫn đọc 3 bài 

viết này thì không thấy dấu hiệu của việc bịa đặt, bôi nhọ, phá hoại. Cả 3 tài liệu 

mang tính chất một báo cáo khoa học.

 Xét các mặt tiêu cực của tình hình thì thấy có nêu lên nhưng là có thực, mức độ 

còn thấp hơn các báo chí công khai.

Sai phạm không phải đánh giá sai chứng cứ mà là không có dấu hiệu của việc 

đánh giá chứng cứ, và các tài liệu viêt không có dấu hiệu phạm tội.

Kết luận: về hành vi viết là không có tội.

3/ Về hành vi tàng trữ:

Lê Thị Công Nhân có một số tài liệu gọi là “ngoài luồng”, bằng giấy hoặc trên máy vi tính. Số lượng là 25 đầu tài liệu.

Án sơ thẩm cũng không nêu lên cụ thể một tài liệu nào với nội dung có những gì vi phạm pháp luật và việc tàng trữ này nhằm mục đích gì. Xét tình hình hiện nay các tài liệu kiểu này nhiều người có. Điều không thể chấp nhận được là việc điều tra, truy tố, xét xử kết luận một số tài liệu vi phạm pháp luật trong khi tác giả của nó, xét những người viết này hiện đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Người viết không phạm tội. Người đọc và lưu giữ lại phạm tội hình sự. Xét cần bác bỏ kết luận này.

Hơn nữa hiện nay kỹ nghệ thông tin phát triển đến mức nhiều kết luận cũ coi như phá sản. Số tài liệu mà án sơ thẩm đề cập đại bộ phận nằm trong máy tính của Lê Thị Công Nhân.

Và còn vì hành vi này được dư luận rộng rãi: nếu kết tội là không hợp thời, không hợp lý cần phải thay đổi.

4/ Kết luận:

Lê Thị Công Nhân không phạm tội “ Tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Các hành vi viết, nói, tàng trữ đều không thể kết tội là đã cấu thành tội phạm hình sự thuộc điều 88 Bộ Luật hình sự.

IV. Đề nghị kết định vụ án đối với Lê Thị Công Nhân:

a. Vì những thiếu sót về hình thức và nội dung của án sơ thẩm, nghĩ các hành vi của Lê Thị Công Nhân chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm, vì lẽ đó tôi đề nghị trả tự do cho Lê Thị Công Nhân theo chế định : “Không phạm tội tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì không đủ yếu tố cấu thành tội phạm”.

b. Vì một lẽ nào đó mà cứ phải kết án, tôi đề nghị toà dành cho Lê Thị Công Nhân mức án bằng thời gian tạm giam.

Kết luận này có lợi về chính trị trên nhiều mặt.

 Luật sư Trần Lâm
19/11/2007
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn