Là một người Việt miền Nam, hoà quyện tâm linh trong dòng lịch sử lập quốc chống ngoại xâm phương Bắc... và mở mang bờ cõi về Phương Nam, nên dù vấn đề lịch sử đã hình thành từ thế kỷ thứ 10, chấm dứt từ thế kỷ 18 và không thể đảo ngược, nhưng vẫn có nhu cầu tìm hiểu kỹ lưỡng về ửu thời Trịnh Nguyễn phân tranh và mối liên hệ trắc trở do nền chánh trị chủ trương dùng chiến tranh xâm lược cướp bóc cống nộp để trở thành giàu mạnh không khác Trung Quốc hay sự suy tàn hợp tự nhiên của Việt Nam-Chăm Pa-Campuchia. Một học giả nói rằng mọi hiểu biết chính xác đều bắt đầu bằng lịch sử, cho nên có ai dù không hứng thú với cổ sử cũng nên tìm hiểu những giai đoạn lịch sử còn gây ngờ vực như công cuộc mở mang bờ cõi vào Nam để khẳng định một cách nhìn nhận về đất nước.
Từ Trịnh Nguyễn phân tranh, Chúa Trịnh phương Bắc không muốn chia sẻ quyền nên chẳng những phủi tay trước khó khăn của Chúa Nguyễn mà còn nhìn về phương Nam với lòng hằn học bực tức. Miền Bắc Việt Nam trải qua một giai đoạn 1945-1975 lịch sử bị chôn vùi bóp méo, chịu ảnh hưởng tư tưởng khinh bạc của triều đình chúa Trịnh nên các nhà cỗ sữ phương Bắc cũng nhìn về Phương Nam với con mắt khinh thị coi miền Nam là xứ lưu đày, dân là lưu dân trốn sâu lậu thuế vô văn hoá... Nhưng thực tế miền Nam cũng còn một thành phần đa số là những người bất bình chán chê triều đình phong kiến thà sống vùng hoang địa với rắn rít cọp beo còn hơn sống với người lòng lang dạ thú!
Ngoài Chúa Nguyễn tài trí không muốn cúi lòn cũng không muốn tranh nhau miếng đỉnh chung của triều đình còn có thêm tướng quân Mạc Cửu tài ba cùng bốn trăm nhân sĩ từ Trung Hoa tránh nạn Mãn Châu cướp nước. Những người Trung Hoa này đều là người nghĩa khí, không cam lòng cạo nửa đầu thần phục Mãn Châu cho nên miền Nam hình thành dòng tâm thức kiên cường mà hoà ái, trọng nhân nghĩa trí dũng, tương kính trong cuộc sống hàng ngày. Người có tâm thức cao quý có trí tuệ có tự trọng mới có can đảm và có ý chí phản kháng đời nô lệ hay cúi lòn chốn triều đình. Ngoài dùng công sức khai phá hoang địa các nghĩa binh học giả này còn lập Tao Đàn Chiêu Anh Các để nuôi dưỡng dòng văn học thấm đẫm nhân văn. Rất may tài liệu cổ sử còn nguyên vẹn trong Nam, cho nên hôm nay chúng ta có dịp nhớ về tiền nhân với lòng trân trọng vô vàn.
Ngược dòng thời gian, nhìn về cổ sử và tổng quan khu vực, sẽ có nhận định hoàn toàn khác với ý kiến nhà Việt Nam học Hàn Quốc, TS. Song Jung Nam, khi ông cho rằng: Đặc trưng lịch sử của Việt Nam là "chủ nghĩa dân chủ đấu tranh và chủ nghĩa dân chủ xâm lược"; Việc mở rộng lãnh thổ của Việt Nam cho thấy một quy luật điển hình trong lịch sử nhân loại là cá lớn nuốt cá bé; Minh chứng cho quy luật lịch sử "giữa các láng giềng không có quan hệ tốt".
Người Việt Nam khi viết về mở mang bờ cõi Nam Việt Nam có thể hiểu lịch sử chi tiết hơn, cảm nhận được cả dòng tâm thức của Việt Hoa Khmer Chăm và chứng kiến hiện trạng dân tộc Chăm, Khmer, Hán đã hoà chung dòng máu Việt một cuộc hòa nhập tự nhiên và thân thiện tự nguyện... Người Chăm người Hoa học trường Việt, nói rành tiếng Việt, nếu không tự xưng rõ cội nguồn thì khó ai biết; dân tộc thiểu số phía Nam thí dụ dân tộc Lạch ở Đà Lạt không khác người Việt Nam. Người dân tộc H’Mông, Dao, Tày, Thái... ở phía Bắc trái lại gữu nguyên nét hoang sơ từ cách ăn mặc đến việc ít chú trọng học hành hoà nhập rất chậm vào xã hội...
Ba tộc người Chăm Hoa Khmer miền Nam dù còn nhiều lễ hội riêng song cuộc sống thường nhật hoà đồng. Câu chuyện dân gian “Thạch Sanh chém Chằn” là một chuyện cổ tích dân gian giáo dục về lẻ công bằng để chung sống hài hoà.
1.Quy luật lịch sử nào khiến cho một đế chế suy tàn?
Chưa có quy luật nào không sát hợp để quy chiếu khi phân tích lịch sử con người có trí tuệ như quy luật biển cả của sinh vật cấp thấp chỉ sống bằng bản năng là quy luật “cá lớn nuốt cá bé”. Lịch sử cho thấy Anh là nước không lớn nhưng xâm chiếm Ấn Độ, Trung Quốc Canada , Úc Châu. Đức Pháp cũng không lớn mà tấn chiếm Châu Âu. Mông Cổ, Mãn Châu không lớn mà chiếm được Trung Quốc lớn mênh mông. Lịch sử cận đại cho thấy Nhật không lớn mà chiếm được Trung Quốc, Indonesia.
Nhận định của Ấn Độ có cơ sở hơn: “Ấn Độ mất vai trò nước lớn vì không nắm được khoa học công nghệ!”
Một quy luật căn bản đã làm cho các đế chế quân chủ hùng mạnh suy tàn mà người nghiên cứu cổ sử không sao có thể bỏ qua. Đó là vua chúa chỉ chú tâm lo xây dựng đền đài những kiến trúc hoành tráng để vinh danh kẻ cầm quyền đã chết và không có chút giá trị kinh tế nào không có ý định phục vụ dân sinh. Ai Cập tập trung nguồn lực lo xây các Kim Tự Tháp dùng làm lăng mộ cho vua chúa đến kiệt quệ kinh tế. Trung Đông giàu có tài nguyên thành chảo lửa chiến tranh, truy sát nhau, cướp phá, đày đoạ nhau con người bỗng chốc thành nô lệ cho các bạo chúa để lại một lịch sử đau thương cho nhiều dân tộc như Do Thái tha hương vì mất nước. Người Kurd của quốc gia Kurdistan trở thành sắc dân thiểu số của nhiều quốc gia trên chính quê hương mình... Sự nghèo khổ lạc hậu chính là hậu quả của chiến tranh triền miên khiến cho cả vùng Trung Đông mênh mông giàu tài nguyên và từng có nền văn minh rực rỡ suy tàn nhanh chóng.
Không có nền chánh trị thế tục tốt, chìm đắm trong thế giới siêu nhiên tôn giáo chỉ dành cho con người... sau khi chết như các quốc gia thần quyền Hồi Giáo thì cá nhân có thông minh tài ba cũng sẽ như ánh chớp vụt loé lên nhưng không thể tồn tại do không có nguồn lực quốc gia để ứng dụng phát huy thành một nền khoa học.
Trung Quốc thời Tần Thuỷ Hoàng cũng tóm thâu lục quốc, cướp tài vật nô lệ dân xứ thất trận, xây dựng lầu đài cung điện nguy nga ở Bắc Kinh bằng của cải các nước khác và trên nền của nước Yên cổ để rồi đến tận giờ có nhiều người Trung Quốc gốc nước Yên vẫn gọi đó là Yên Kinh -vì là thủ đô của nước Yên xưa. Do lòng dân không thuận nên suốt năm trăm năm Trung Quốc hết bị Mông Cổ chiếm cướp đi tài sản đến bị Mãn Châu cướp nước khiến người Hán phải làm nô lệ hơn hai trăm năm. Tâm thức nhân cách người nô lệ bị bạo lực làm cho tan rã, nên khi giành được đất nước cũng không xây dựng được mà đi theo con đường Cộng Sản bạo lực sai lầm trở thành nước lạc hậu nghèo so với các cường quốc khác. Dân Trung Quốc không mất nước nữa nhưng do lầm lạc kéo dài mà thành quốc gia có người di dân cao.
Campuchia cũng vì vắt kiệt sức dân lo xây đền Angkor ở thủ đô Khmer xưa. Khi bị Xiêm La (Thái Lan) Myanmar thi nhau tấn công và chiếm đất chiếm đền phải bỏ thủ đô Angkor hoang phế dời về Phnom Pênh. Người Chăm Pa cũng lo xây chuỗi đền tháp uy nghi đúc tượng Thần, tượng Phật bằng vàng ròng để bị Campuchia cướp đi, Chăm Pa xây lại, cứ thế mà làm đất nước suy vong.
Cổ sử ghi dấu rõ ràng Khmer là một đế chế hùng mạnh. Chăm Pa và Khmer thay nhau cướp phá đô hộ nhau, chiến tranh liên miên và nhiều lần tiến đánh Đại Việt. Khi Chăm Pa thua Đại Việt phải cắt đất chuộc mạng. Có thể kết luận Campuchia nghèo Chăm Pa suy tàn vì xây đền đài và chiến tranh triền miên. Nội tình của một đất nước quân chủ luôn tiềm ẩn tranh chấp quyền hành giửa anh em và dòng tộc lại thêm lân bang là Trung Quốc, Xiêm La, Myanmar cực kỳ hung hản luôn xâm lấn biên cương.
Người Việt Nam và các học giả nước ngoài nghĩ gì khi Việt Nam xưa chỉ có Quốc Tử Giám khiêm tốn và ngôi Chùa Một Cột bé xíu. Chùa Hương trên đỉnh Hương Sơn còn nằm giữa hang động thiên nhiên không có kiến trúc, một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa nhỏ ẩn khuất trên đường hành hương lên đến đỉnh. Trúc Lâm thiền tự trên đỉnh non cao Yên Tử cũng đơn sơ. Những tượng đất nung mộc mạc và tấm lòng thành đã là tín ngưỡng dân gian Việt Nam rõ nét. Tất cả chùa chiền đều hình thành từ đóng góp tự nguyện không cưỡng bách sức dân như xây Vạn Lý Trường Thành hay Angkor chỉ để lại dòng văn học oán than.
Hoàng thành Thăng Long vuông mỗi bề chừng một cây số, xung quanh là hào nước sâu. Tất cả đều không thiếu nét kiến trúc độc đáo nhưng không có chút nào phô trương. Từ đó mới thấy lòng yêu dân, bởi nước Việt như một đại gia đình mà huyền thoại trăm trứng là ước mơ của tiền nhân từ thời lập quốc đúng là một truyền thống. So với Angkor và hệ thống đền tháp Chăm thì sao có thể nói Chăm Pa và Khmer cổ là nước nhỏ nước nghèo hơn Việt Nam cổ để lồng vào hình ảnh “cá lớn nuốt cá bé”? Chẳng qua hai con đường phát triển đất nước hoàn toàn khác nhau.
Sự suy tàn của hai quốc gia này liên quan đến ba quy luật: thứ nhất là chiến tranh-tàn phá-suy tàn; thứ hai là đổ công sức tiền của xây dựng đền đài không hiệu quả kinh tế; thứ ba là tranh chấp vương quyền nội bộ trong các triều vua.
Sự thất thế của Việt Nam thời Pháp thuộc thì đúng như nhận định của Ấn Độ là do không nắm khoa học kỷ thuật và một hoàng gia phong kiến lạc hậu giống như Trung Quốc. Đến Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu mới có phong trào học tập khoa học kỹ thuật.
2.Lịch sử mở rộng bờ cõi của Việt Nam
Lịch sử mở rộng bờ cõi của Việt Nam không khởi sinh từ xâm lược. Việt Nam là nạn nhân của Trung Quốc xâm lược đô hộ đến thế kỷ thứ 10 nên không có điều kiện phát triển chủ nghĩa xâm lược.
Các nước quanh Viêt Nam không có đường biên chung để thành nạn nhân thường trực của Trung Quốc như Khmer-Chăm Pa cũng bị Nguyên Mông đánh song vì xa nên không thành công, nhưng hai nước này lại gây chiến chiếm đóng lẫn nhau... Khmer và Chăm Pa cũng đánh phá Đại Việt nhiều lần nhưng Đại Việt chống cự thành công và nhiều lần buộc cắt đất bồi thường chiến tranh.
a-Miền Trung và cổ sử Việt Nam - Chiêm Thành
Lịch sử của Chăm Pa và đế quốc Khmer đều phát triển rực rỡ trong thế kỷ 10 đến thế kỷ 12, rồi đều dần suy yếu và tan rã vào thế kỷ thứ 15. Chăm Pa và Khmer đánh nhau nhiều lần. Từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 10, người Chăm xuất khẩu sản vật rừng theo con đường giao thương của Trung Quốc qua các nước như Indonesia nhưng còn hoạt động cướp biển, cướp phá các nước láng giềng ven biển. Vào năm 918, vua Chăm Pa cho đúc tượng nữ thần Bhagavati bằng vàng dựng tại Tháp Bà, năm 944 và 945, quân đội Khmer từ Angkor đã huỷ đền Po Nagar và cướp tượng vàng nữ thần.
1- Lần chiếm đất thứ nhất: Năm 979, vua Chăm Pa tấn công Hoa Lư. Tuy nhiên, toàn bộ quân viễn chinh đã tự tan rã sau một cơn bão biển. Năm 982, vua Lê Hoàn của Đại Việt đã cử ba sứ thần sang Chăm Pa, các sứ thần này bị giam giữ, vua Lê Hoàn đã quyết định đánh Chăm Pa. Quân Đại Việt đã chiếm thủ đô và giết vua Chăm Pa. Chăm Pa bỏ thủ đô Indara này lùi xuống phía Nam.
2- Lần chiếm đất thứ hai: Năm 1044, 60 năm sau, một trận đại chiến diễn ra giữa Đại Việt và Vua Chăm Pa chết. Lý Thái Tông của Đại Việt trực tiếp chỉ huy cuộc triệt hạ kinh đô Chăm.
Năm 1068, vua Chăm tấn công Đại Việt để trả thù trận thua năm 1044. Một lần nữa người Chăm thất bại và Đại Việt lại chiếm và đốt phá kinh đô mới Vijaya. Kinh đô Vijaya bị đốt phá một lần nữa vào năm 1069 do công của Lý Thường Kiệt. Vua Chăm Pa bị bắt làm tù binh phải cắt đất chuộc tự do. Đại Việt thu nạp thêm ba châu tức dãy đất chạy dài từ Hoành Sơn đến đèo Lao Bảo ở phía bắc của Huế ngày nay
Việt Nam và Chăm Pa sau đó có hơn 250 năm hoà bình. Khó có thể kết luận trong tâm thức Việt Nam có chủ nghĩa xâm lược cho được khi tồn tại hoà bình bên nhau một thời gian lâu dài như thế.
Trong thời gian này có nhiều cuộc binh biến khác:
Vua Angkor Khmer chiếm Bắc Chăm Pa: Sau thất bại của các cuộc tấn công Đại Việt năm 1132 và 1137, các vua Angkor đã quay sang đánh Chăm Pa. Năm 1145, quân đội Khmer dưới sự chỉ huy của vua Chăm, vị vua đã xây dựng Angkor Wat chiếm Vijaya và phá huỷ các đền tháp ở Mỹ Sơn, tấn công và chiếm toàn bộ miền Bắc Chăm Pa.
Người Chăm chiếm Angkor: Vua Chăm là Chế Chí thiết lập hòa bình với Đại Việt và đánh sang Khmer. Năm 1177, bất ngờ tấn công thủ đô. Quân Chăm đã chiếm thủ đô Angkor, giết vua Khmer, và mang về nhiều chiến lợi phẩm.
Nguyên Mông xâm lăng Chăm Pa: Năm 1283, quân Nguyên Mông xâm lăng Chăm Pa, vua Chăm Pa rút quân lên Tây Nguyên không giao chiến. Sau hai năm vì thiếu lương thực quân Nguyên Mông tự rút lui.
Đại Việt bị Nhà Nguyên Mông đánh: Vận dụng lối đánh của Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo đánh thắng quân Nguyên Mông năm 1288.
Chăm Pa mất nước vào tay Khmer Angkor: Quân Khmer đã cố gắng chiếm trọn Chăm Pa nhưng không thành trong suốt những năm 1190. Năm 1203, cuối cùng chiếm lại được Vijaya và biến Chăm Pa trở lại thành một tỉnh của Khmer Angkor. Chăm Pa bị đô hộ toàn mất độc lập 20 năm. Sau đó, Chăm Pa bước vào giai đoạn suy thoái kéo dài hơn hai thế kỷ.
3- Lần thứ ba là thu nạp của hồi môn là hai Châu Ô Lý: Hơn hai trăm năm mươi sau, vào năm 1307, vua Chăm là Chế Mân, đã dựng đền thờ ở Panduranga tức Phan Rang, nhượng hai châu Ô, Lý ở phía bắc cho Đại Việt làm của hồi môn để cưới Công Chúa Huyển Trân. Không lâu sau, nhà vua băng, Đại Việt cử người cướp công chúa trở về để tránh bị hoả táng theo tục lệ của người Chăm. Có thể đây là lý do người Chăm không hài lòng công chúa và đánh để giành lại miền đất hồi môn.
Trong ba mươi năm, 1360-1390, nhân cơ hội Đại Việt nhà Trần suy yếu quân Chiêm Thành ra vào lãnh thổ Đại Việt như chốn không người vào tận thành Thăng Long. Chế Bồng Nga đã lấy lại những vùng đất hiến chuộc tự do và hiến tặng hồi môn từ hơn 300 năm trước đó là Bố Chánh, Địa Lý và Ma Linh châu Ô, châu Rí. Chiêm Thành tự biến thành là mối đe dọa tồn vong của Đại Việt. Dân cư Đại Việt lập nghiệp dọc các vùng bờ biển khổ sở trước nạn binh đao. Chiêm Thành đã 3 lần tiến đánh vào kinh đô nước Việt là Thăng Long lúc đang tiến vào Thăng Long lần thứ tư, thì Chế Bồng Nga bị tử trận.
Khi quân Minh sang xâm lược Đại Việt, Vua Chăm nhân cơ hội tấn công và lấy lại được đất cũ. Đại Việt-Chiêm Thành đánh nhau nhiều lần cuối cùng Chăm Pa thua lại phải cắt nhượng đất thêm. Năm 1627 đến 1651 là giai đoạn chúa Chăm xưng vương và lấy con gái của chúa Nguyễn Phúc Nguyên là Ngọc Hoa, quan hệ Việt-Chăm diễn ra tốt đẹp nhưng không lâu lại xảy ra chiến tranh. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, cho phép chúa Chăm (tức Trấn Vương Thuận Thành) được quyền có quân đội và chế độ thuế má riêng thành một tiểu quốc. Thời Minh Mạng vua Chăm lại nổi dậy, vua Minh Mạng đổi Thuận Thành thành phủ Ninh Thuận và đặt quan lại Việt Nam cai trị trực tiếp. Lịch sử vương quốc Chiên Thành sáp nhập hoàn toàn vào Đại Việt sau 10 triều đại và 100 vị vua Chăm.
Đại Việt và Chăm Pa rơi vào vòng xoáy tranh dành phần đất bị mất do phải hiến tặng. Cuối cùng Chiêm thành suy tàn vì chỉ dựa vào chiến tranh và phụng thờ tôn giáo. Quan hệ Việt Chăm nhiều trắc trở song thời chúa Nguyễn không gây ra áp bức cướp đoạt hay tàn ác với người Chăm nên những mâu thuẩn sau sáp nhập không quá gay gắt. dân chúng qua chán ngán chiến tranh. Người Việt và Chăm được sống trong thanh bình cho đến thời Pháp thuộc. Việt có và Chăm có mâu thuẩn đánh nhau qua lại song không thể nào coi Việt có là mang tâm thức xâm lược bành trướng giống Trung Quốc.Chiêm Thành suy tàn không do bị người Việt cai trị mà do chiến tranh triền miên với Trung Quốc nhất là Khmer Angkor Chiêm Thành gây chiến cướp phá nhau...
b- Đồng bằng miền Nam Việt Nam và cổ sử về Việt Nam - Campuchia
Ngược dòng lịch sử, Vương quốc Phù Nam là một quốc gia bao la, trải dài từ Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia và nam Việt Nam ngày nay. Vương quốc Phù Nam tồn tại từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ bảy thì bị thôn tính bởi các quốc gia xung quanh là Chân Lạp, Chiêm Thành (Chăm Pa ) vào thế kỷ thứ 7.
Như vậy Đồng bằng Cửu Long, không phải là đất của đế chế Khmer mà là vùng đất của vương quốc cổ Phù Nam bị Chăm Pa và Chân Lạp (Campuchia) tuyên bố sáp nhập lỏng lẻo không qua chiến tranh vào thế kỷ thứ bảy. Việc sáp nhập lỏng lẻo một vùng hoang địa không có chánh quyền sở tại, rất ít cư dân và không có công trình, cho nên khi Mạc Cửu khai phá hoang địa xây dựng đất Hà Tiên thành trù phú và muốn sáp nhập vào Việt Nam đã không gây ra mâu thuẫn gay gắt.
Thế giới cũng từng có việc tuyên bố như thế về các vùng đất hoang vắng như trong thời kỳ từ năm 1742 tới năm 1867, Đế quốc Nga tuyên bố vùng băng giá hoang vắng Alaska, trên 1.477.261 kilômét vuông là thuộc địa của mình. Với mối quan hệ lỏng lẻo đó Nga không quản lý khai thác gì thêm, cho nên, khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ William Seward đã đề xuất mua lại thuộc địa miền Tây Bắc Bắc Mỹ, Nga đã bán cho Mỹ với giá 7.200.000 đô la Mỹ vào ngày 9 tháng 4 năm 1867.
Các vùng khác như An Giang sau này là Cần Thơ, An Giang, Sóc Trăng và Phú Quốc là đất đai hiến tặng sau khi Mạc Cửu và nhà Nguyễn ủng hộ nhà vua lên ngôi tại Campuchia.
Vùng Hà Tiên Cà Mau thuộc vương quốc Phù Nam còn là hoang địa chưa có chánh quyền và công trình điạ phương đất đai còn là rừng rậm và ngập chìm như biển nước trong mùa lũ , thời đó không có giá trị gì như vùng băng tuyết Alaska. Mạc Cửu đã khai khẩn và làm nên vùng đất trù phú. Cổ sử ghi lại trong tác phẩm Chân Lạp phong thổ ký của Châu Đạt Quan, vị quan người Trung Hoa vào Angkor để thu thập thông tin trong hai năm (1296-1297). Ông mô tả vùng Phú Quốc và các cửa sông Cửu Long như sau: “Sông này có hàng chục ngả có nhiều bãi cát chỉ có thể vào cửa thứ tư (cửa Tiền Giang Mỹ Tho ngày nay), thuyền lớn không đi được. Nhìn lên bờ chúng tôi thấy toàn là cây mây cao vút, cổ thụ, bải đất cạn, thoáng qua không dễ gì biết được lối vào, thuỷ thủ cho biết khó mà tìm đúng cửa sông. Thuận dòng tiến lên phía Bắc chừng 15 ngày, chúng tôi vào lãnh thổ Tra Nam ( Kompong Chnăng ngày nay) của Chân Lạp vượt biển nước ngọt (Biển hồ Tonlesap) đi hơn mười ngày đến Can Ban cách châu thành 50 lý (Can Ban là bến ghe đậu thuộc tỉnh Siem-reap từ đây đi đường bộ vào kinh đô Angkor).
Năm 1671, Mạc Cửu cùng gia đình, binh sĩ và một số sĩ phu khoảng 400 người dùng thuyền rời Phúc Kiến. Mạc Cửu đổ bộ lên một vùng đất hoang dò hỏi và biết vùng đất này thuộc ảnh hưởng Chân Lạp, ông tìm đường đến Oudong xin tị nạn. Lúc này nội bộ Chân Lạp bất ổn Nặc ông Thu là người bị hoàng gia lưu đày ra vùng hoang địa. Mạc Cửu gặp Nặc Ông Thu (Ang Sur, Jayajettha III) và ở lại hợp tác cho đến năm 1681. Năm 1687, quân Xiêm cướp phá đất Hà Tiên, bắt Mạc Cửu. Năm 1708, Mạc Cửu liên lạc được với Chúa Quốc Nguyễn Phúc Chu. Năm 1714, Mạc Cửu xin làm thuộc hạ của chúa Nguyễn. Năm 1717, quân Xiêm lại tấn công Hà Tiên, Mạc Cửu binh ít chống cự không nổi, nên phải bỏ thành lui về giữ Long Kỳ. Quân Xiêm vào cướp phá Hà Tiên thành bình địa nhưng sau đó chiến thuyền Xiêm bị bão đánh đắm trong vịnh Phú Quốc, nên phải rút về nước. Mạc Cửu trở về kiến tạo lại Hà Tiên và đắp thành ngăn giặc vào năm 1718.
Năm 1724, Mạc Cửu dâng luôn toàn bộ đất đai cho Chúa Nguyễn và được phong làm đô đốc cai trị lãnh thổ để đủ sức chống lại quân Xiêm. Gia đình họ Mạc được Chúa Nguyễn Phúc Chu nâng lên hàng vương tôn. Long Hồ dinh đổi tên thành trấn Hà Tiên.
Việc hiến tặng đất của các vương tôn Campuchia cho Mạc Cửu và Chuá Nguyễn dễ dàng do đó một là hoang điạ người Khmer không có công trình xây dựng nào nơi đó cần giử gìn và hai là không phải là đất Campuchia mà là đất Phù Nam Chân Lạp chỉ tuyên bố sáp nhập. Campuchia đất rộng người thưa và hoàng gia xáo trộn nên không đủ sức khai thác. Đây là nét đặc thù không giống bất kỳ cuộc xâm chiếm đất nào trên thế giới. Điều đó cũng giải thích vì sao dân chúng Việt Khmer vẫn sống với nhau hoà thuận. Đế chế Khmer và Chăm Pa không phải nước nhỏ nước yếu mà liên tưởng đến quy luật “cá lớn nuốt cá bé”.
Đế quốc Khmer, tách ra từ Vương quốc Chân Lạp. Vương quốc Khmer Angkor được cho là bắt đầu từ năm 802 sau Công nguyên. Trong năm này, vua Jayavarman II đã tự xưng "Chakravartin" (hoàng đế của thiên hạ). Di sản lớn nhất của Đế quốc Khmer là Angkor - kinh đô thời cực thịnh.
Chăm Pa và Khmer giàu mạnh có lịch sử xây dựng đền đài như Angkor hay các Đền, Tháp Chăm Pa kéo dài từ cuối thế kỷ thứ 7 đến đầu thế kỷ 17 hiện nay còn lưu giử 21 Đền Tháp Chăm Pa không kể phế tích!
Không thể gán tâm thức xâm lược lãnh thổ khi Việt Nam chưa có trận chiến nào với Đế chế Khmer Angkor xưa hay vương quốc Campuchia sau này. Chính Khmer Angkor tiến đánh Việt Nam và bị Thái Lan chiếm đất đã khai thác xây dựng đền đài. Đất đai Khmer Angkor hiến tặng và bồi thường chiến tranh cho Đại Việt thì đòi lại là không có cơ sở.
Chúa Nguyễn thành công trong việc mở rộng quốc gia của mình thời đất rộng người thưa không theo kiểu chiến tranh xâm lược các khu dân cư đã định hình giết dân cướp của. Tướng Mạc Cửu chọn theo về Chúa Nguyễn sau khi bị cả Campuchia và Thái Lan bắt giữ chiêu dụ là do ông nhận ra Chúa Nguyễn có tư duy chánh trị rộng mở, dân Việt Nam có văn hoá còn Thái Lan Campuchia là dân tộc hung bạo, bất nhất, Ông sẽ không thể bảo toàn mạng. Chúa Nguyễn phong cho ông quyền cha truyền con nối 7 đời hưởng dụng thành quả đã khai hoang lập ấp. Dân cũng vui sống vì không tô không thuế “Hựu vô tô thuế chính sự nhàn..."
Việt Nam lấy công đổi của là các vùng đất thường là hoang địa dân nước đó không có khả năng khai thác hết.
Việt Nam cũng khác với những quốc gia bị chiếm như Kurdistan Kurdistan của người Kurd. Đế chế Ottoman xâm chiếm Kurdistan khi Ottoman suy tàn thì các lân bang Iran, Iraq, Thổ nhĩ Kỳ, Syria, Armenia xâm chiếm. Sau thế chiến thứ nhất phe đồng minh có hiệp ước cho người Kurd làm quốc gia độc lập theo đường biên củ nhưng các nước chiếm đóng phản đối và hiệp ước không được thực thi dẫn đến việc cuối thế kỷ 20 vẫn còn chiến tranh kiểu thảm sát. Hàng ngàn ngôi làng đầy cư dân người Kurd bị huỷ diệt trong cuộc chiến từ cả hai phía. Hơn 37.000 người đã chết và hàng trăm ngàn người phải rời bỏ làng mạc.
3. Quan điểm cổ xưa và đương đại về xây dựng quốc gia hùng mạnh
Người xưa cho đất rộng, người đông, khai thác sức nô lệ làm nên sức mạnh và giàu có quốc gia. Đó là tư duy cầm quyền của bạo chúa và vua quan phong kiến từ Âu sang Á.
Trước thế chiến thứ hai các nước Âu Châu đều theo chủ nghĩa thực dân đô hộ lo đánh chiếm các nước khác làm thuộc địa và bóc lột tài nguyên nhân lực, khơi mào cho chiến tranh triền miên. Họ coi thổ dân, dân da màu vàng, đỏ, đen là loại người hạ đẳng chỉ thích hợp làm nô lệ cho nên buôn nô lệ da đen, phân biệt màu da.
Khi khoa học phát triễn, Phát xít và dân da trắng cho chất lượng con người thượng đẳng là yếu tố thứ ba hình thành sức mạnh quốc gia và tự cho dân da trắng là thượng đẳng...
Trục Phát xít tàn sát dân Do Thái vì coi dân là hạ đẳng, người tàn tật cũng không đáng sống cần đem giết đi! Hitler cố tìm cách làm cho dân Đức thành dân tộc thượng đẳng bằng cách cho quân nhân Đức phối giống cùng các cô gái mắt xanh tóc vàng...gốc Phần Lan. Nhưng kế hoạch “sản xuất nhân tài” là một thảm bại vì không có ai có IQ cao được sinh ra từ cách phối giống đó. Bành trướng, đô hộ xâm lược khiến cho một số nước trở thành cuồng sát và kết cục là suy yếu do chiến tranh và bất ổn.
Ngày nay các học giả đều cùng chung nhận định: Quốc gia hùng mạnh không phải là quốc gia đất rộng người đông hay có lâu đài tráng lệ mà tuỳ thuộc vào tố chất quốc dân từ hiệu quả của một nền giáo dục tiến bộ tức chất lượng dân số phải cao, tức sức khoẻ tốt, chỉ số thông minh (IQ) cao. Nhưng người có IQ cao có cả da trắng da màu sinh ra ở đâu đó theo cách nào thì con người không thể biết. Muốn có người có IQ cao chỉ có thể săn tìm, nuôi dưỡng và phát huy thành nhân tài. Những đất nước như Việt Nam không quý tài năng sẽ là môi trường để các nước săn tìm người Việt có IQ cao!
Sau 1945 các nước bị đô hộ lần lượt mau chóng trở thành nước độc lập nằm trong Liên Hiệp Anh, Liên hiệp Pháp theo tư tưởng Hoà bình vĩnh cửu (Perpetual Peace ) của Immanuel Kant. Phát triển theo kiểu Cộng Đồng Châu Âu như hiện nay có Quốc hội Châu Âu là hình thức của Hoà bình vĩnh cửu. Cuộc hội thảo tháng 10.2008 có mục đích tìm mối liên hệ của tổ chức toàn cầu là Liên Hiệp Quốc ở thế kỷ 21 với hình thức hoà bình vĩnh Cửu khu vực. Liên Hiệp Quốc được thành lập do ý chí của một số cường quốc có quyền phủ quyết. “Hoà bình vĩnh cửu của Kant là cụm từ biểu hiện tinh thần Khai sáng chống lại các sự kiện thời Kant (1795). Là nền tảng của hoà bình cho tương lai không phải do ý chí của các thế lực lớn mà dựa vào sự chiến thắng của các giá trị của nền cộng hoà, hiệu quả kinh tế hài hoà, có mối quan hệ chánh trị giửa các nước dân chủ kiểu mới và hợp tác liên tục qua một “liên minh của các nước tự do”. Hoà bình thế giới được xây dựng trên cơ sở các quốc gia độc lập, tương tác kinh tế kiểu sống còn và một tổ chức quốc tế đa dạng nhưng không mang tính toàn cầu cao như Liên Hiệp Quốc...” (Theo: Pubantz, Jerry. “Immanuel Kant’s Perpetual Peace and the United Nations in the 21st Century” Paper presented at the annual meeting of the Western Political Science Association, Marriott Hotel, Portland, Oregon, Mar 11, 2004)
Trong các kết luận của nhà Việt Nam học Hàn Quốc kề trên, chỉ có kết luận thứ ba –“minh chứng cho quy luật lịch sử: giữa các láng giềng không có quan hệ tốt” là có vẻ sát với thực tiễn. Vì vậy cho nên trong Giấc mơ Hoà Bình Vĩnh Cửu nhà Bác học Albert Einstein thêm vào tiêu chí: đường biên giới giửa các nước phải được phân định rõ ràng.
Nhận thức quan trọng nhất khi dân số thế giới đã quá đông và khả năng khai thác tài nguyên cao chính là có một đường biên giới rõ ràng như nhà bác học Albert Einstein nói. Biên giới mang nội hàm uy quyền quốc gia, xác lập quyền lợi nghĩa vụ của con người về kinh tế.
Dân cư vùng biên giới có đường biên chung có thể qua lại đường biên làm ăn nhưng kinh doanh trên đất quốc gia nào thì có quyền lợi nghĩa vụ với nước đó.
4. Khi Việt Nam lạc lối
Tinh thần Khai sáng (Enlightenment spirit) liên hệ chặt chẽ với cuộc Cách mạng Khoa học, nhấn mạnh vào tính hệ thống (logic), khoa học hay sự hợp lý dẫn tới chủ nghĩa tự do, dân chủ, và chủ nghĩa tư bản. Hoà Bình vĩnh Cửu là cố gắng đưa tinh thần này vào hành xử của các quốc gia để đạt được hiệu quả thực tế của một tư duy triết học. Những liên minh bị áp chế của nước lớn như Liên bang Xô viết, hay Trung-Quốc kềm chế Việt-Nam Bắc-Hàn là những điều tinh thần Khai sáng chống lại và coi đó là chủ nghĩa đô hộ kiểu mới !
Xin đừng nhầm lẫn rồi hồ hởi cho kiểu Cộng Đồng Châu Âu là “Thế giới đại đồng”, là tương lai của chủ nghĩa Cộng Sản như những ý kiến của độc giả, được BBC tiếng Việt ủng hộ chọn lọc đưa lên. Trí thức XHCN có sở học lơ mơ, không chịu xây dựng tư duy một cách hệ thống và rõ ràng. Ngay khẩu hiệu “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” là sao không ai biết! Không có “định nghĩa” rõ ràng nên hay suy diễn cá nhân, thường rơi tõm vào sai lầm và ngụy biện. Đóng khung tư tưởng trong khuynh hướng biện hộ cho CNXH, thấy cái gì có vẻ hay hay thì vơ vào cho đó là tương lai của chủ nghĩa Cộng Sản!
Bài giảng về chủ nghĩa CS ghi như sau: “Bây giờ, chúng ta đang ở giai đoạn "xã hội chủ nghĩa", nên chỉ được ăn no mặc ấm mà thôi, chừng nào tiến lên "cộng sản chủ nghĩa" thì sẽ được ăn ngon mặc đẹp, và khi lên tới "thế giới đại đồng", thì hoàn toàn sung sướng, làm ít hưởng nhiều.
“Thế giới đại đồng“ được thực hiện theo kiểu tam vô: Vô gia đình, vô tổ quốc, vô thần! Trong hiện thực, Thế giới đại đồng là ước vọng tâm linh của tôn giáo, không dành cho thế gian mà dành cho cuộc sống bên kia thế giới của hồn ma tam vô: “Không ăn, không ở, không hình hài”. Sản vật đâu mà ăn cho thoả thích, đất đai đâu mà ở cho rộng rãi thoải mái , nhu cầu vui chơi giải trí vô chừng làm sao đáp ứng cho người sống ! Hoạ chăng chỉ có thể áp dụng một phần cho các tu sĩ vì tu sĩ có được yếu tố vô gia đình! Cho nên Cộng Sản sẽ giống giáo sĩ Hồi giáo, Giáo sĩ nói với khủng bố là cứ chết đi, sang bên kia có bảy trinh nữ làm vợ, còn CS kêu gọi “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh !”, một thứ tư duy mang tính huỷ diệt vừa ngụy biện !
Sau 1975 Cộng Sản miền Bắc vào Nam làm ra một thế hệ Việt Nam tha hương vì lãnh đạo CS ít nhiều mang tâm thức xâm lược mang khái niệm độc tài toàn trị, hai miền phải một mất một còn dù phải dội bom nát Sài Gòn! Cho nên miền Bắc cộng sản e đã không còn chung dòng suy nghĩ, cùng dòng văn hoá với người Việt miền Nam. Hãy thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám rồi đứng nhìn toàn cảnh Chùa Một Cột nhỏ nhắn nhưng chứa đựng tài hoa của thợ Việt Nam xưa và tâm linh tiền nhân, xin để tâm hồn lội ngược dòng quá khứ, kính cẩn hàm ơn Vua Chúa Việt Nam xưa đã biết lo cho dân ăn học, không mang ý thức hành hạ, vắt kiệt sức dân.
Trái ngược với Chùa Môt Cột khiêm cung mà tinh tế, ngoảnh nhìn vài bước bên kia là nhà bảo tàng Hồ chí Minh và Lăng Hồ Chí Minh hoành tráng kiêu kỳ mà tăm tối như lô cốt, tốn tiền của công sức dân Hà Nội cho những hình hộp của thứ kiến trúc đương đại mà vô hồn, rập khuôn ngoại lai và ngày ngày đang hao phí tu dưỡng tô điểm một xác ướp cũng vô hồn, làm cạn kiệt sức dân.
Ba ngôi Quốc Tự được sắc phong còn lại của Phật giáo Huế là Diệu Đế, Thiên Mụ, Thánh Duyên của tổ tiên Việt Nam xưa đều khiêm tốn. Chùa Thiên Mụ, ngôi chùa nhỏ bên dòng Hương Giang giá trị tâm linh của ngôi cổ tự này là bóng dáng chẫm rãi cô đơn nhân từ của các vị sư và 108 hồi chuông giờ tý hàng đêm. Đại Nam Quốc Tự (tự xưng!) của Bình Dương hôm nay với diện tích đất đai lớn hơn Tử Cấm Thành Trung Quốc. Nếu khu du lịch này không làm ra kinh tế tăng ngân sách cho tỉnh Bình Dương thì ai là người chịu trách nhiệm với tương lai? Nguồn vốn này nếu xây trường đại học thì tỉnh Bình Dương của ông Nguyễn Minh Triết mới đảm đương thành công các khu công nghiệp. Lãnh đạo VN không mấy ai học hết đại học đàng hoàng nên không làm sao biết và cũng không hứng thú xây trường Đại học là lẽ đương nhiên. Công trình hoành tráng thiếu tầm cao văn hoá dẫn nhà đầu tư đến phá sản và làm cạn kiệt sức dân dẫn quốc gia suy vong!
Nhà chính trị Việt Nam cần đi thăm Angkor của Campuchia hoành tráng là thế và dân chúng nay còn đói nghèo ra sao, để mà nghiệm cho ra bài học lịch sử! Sao lại đi theo con đường mất nước của các quốc gia lo lăng mộ tượng đài lễ hội khi người sống còn phong trần tha phương xứ người kiếm sống, đâu đó còn người bữa đói bữa no, dân chúng biết dùng tiền phúng điếu làm thiện nguyện còn quan chức lại làm chuyện trái đạo là xài tiền phung phí tổ chức lễ hội, xây đền đài và giữ gìn xác ướp!
Trần Thị Hồng Sương
24.1.2009
Gửi ý kiến của bạn