Ngày 30-12-2010, trên Tuần Việt Nam - VietNamNet đăng bài của ông Nguyễn Hồng Thao, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới, kể lại công lao của các ông trong việc đàm phán biên giới với Trung Quốc, tiếp đó trang mạng mời “Thảo luận”. Tôi đã gửi hai ý nhỏ nhưng chỉ được nhắn là chờ phê duyệt rồi mất hút. Những ý nhỏ ấy của tôi có sá gì đâu, chẳng khó trả lời, hẳn là chẳng bõ cho các vị để ý đến chăng? Hay là bị thất lạc! Do vậy, tôi xin ghé một chút vào diễn đàn này để được nêu lên công khai.
+Ông Thao nói công phu đàm phán để giữ từng tấc đất cho Tổ quốc làm nhớ đến một trong những khó khăn mà ông Vũ Khoan, hồi đang làm Thứ trưởng Ngoại giao, cho biết trong một cuộc nói chuyện: Phía Trung Quốc khăng khăng rằng hiệp ước biên giới Pháp-Thanh mà hai bên đồng ý lấy làm căn cứ để thương lượng, là bất công đối với họ vì thời ấy Pháp là cường quốc còn nhà Thanh đang suy, nên đòi phía ta phải nhân nhượng.
Đúng là thời đó Pháp mạnh Thanh yếu, nhưng chính Pháp đã nhân nhượng chứ chẳng phải ngược lại. Lí do cũng dễ hiểu:
-Để đổi lấy những tô giới ở Quảng Châu, Thượng Hải,... cả ở Quảng Châu Loan (mà Pháp đã cắt ba làng Việt gần Móng Cái để đổi; sau chiến tranh thế giới thứ hai, Trung Quốc đã lấy lại Quảng Châu Loan mà vẫn giữ lại các làng ấy!).
-Đất Việt Nam chẳng phải là của cha ông bọn thực dân để lại cho chúng nên chúng chẳng việc gì phải găng trong đàm phán, còn khi cần thì chúng sẵn sàng đổi chác.
Một trong những chứng cớ về sự nhân nhượng của Pháp: Mỏ đồng Tụ Long vốn là của Việt Nam, thời vua Lê Dụ Tông bị nhà Thanh lấn chiếm. Chúa Trịnh, một mặt cho dân biên giới đấu tranh, một mặt dùng con đường ngoại giao. Nhà Thanh buộc phải trả bằng chiếu chỉ hẳn hoi. Vậy mà hiệp ước Pháp-Thanh để đất ấy về Trung Quốc!
+Như trên mạng đưa tin, một người Nhật làm phim tài liệu về cuộc chiến Trung Quốc xâm lăng Việt Nam năm 1979 cho biết: Một điểm cao của Việt Nam bị quân Trung Quốc chiếm đóng, quân ta quyết tâm lấy lại nhưng vì một tên việt gian là sĩ quan cao cấp trong cơ quan tham mưu quân đội Việt Nam tiết lộ kế hoạch tấn công cho kẻ thù nên thất bại, và có đến 4700 quân Việt Nam còn sống hay đã chết bị quân Trung Quốc chôn trong một cái mồ tập thể (người Nhật đã chụp ảnh cái di mộ đó). Nơi đó nay vẫn nằm ở phía Trung Quốc. Có phải là đất Việt Nam mà “bạn” “kiên trì” không trả hồi đàm phán về biên giới không?
Hai ý kiến (rất) nhỏ trên đây không đáng đếm xỉa đến chăng?! Vậy các vị định cho “thảo luận” những chuyện gì?
01-01-2011
Khải Nguyên
8/44/52 đường Miếu Hai Xã.
Thành phố Hải Phòng
Email: phucdau05@gmail.com
Theo Bauxite Việt Nam
+Ông Thao nói công phu đàm phán để giữ từng tấc đất cho Tổ quốc làm nhớ đến một trong những khó khăn mà ông Vũ Khoan, hồi đang làm Thứ trưởng Ngoại giao, cho biết trong một cuộc nói chuyện: Phía Trung Quốc khăng khăng rằng hiệp ước biên giới Pháp-Thanh mà hai bên đồng ý lấy làm căn cứ để thương lượng, là bất công đối với họ vì thời ấy Pháp là cường quốc còn nhà Thanh đang suy, nên đòi phía ta phải nhân nhượng.
Đúng là thời đó Pháp mạnh Thanh yếu, nhưng chính Pháp đã nhân nhượng chứ chẳng phải ngược lại. Lí do cũng dễ hiểu:
-Để đổi lấy những tô giới ở Quảng Châu, Thượng Hải,... cả ở Quảng Châu Loan (mà Pháp đã cắt ba làng Việt gần Móng Cái để đổi; sau chiến tranh thế giới thứ hai, Trung Quốc đã lấy lại Quảng Châu Loan mà vẫn giữ lại các làng ấy!).
-Đất Việt Nam chẳng phải là của cha ông bọn thực dân để lại cho chúng nên chúng chẳng việc gì phải găng trong đàm phán, còn khi cần thì chúng sẵn sàng đổi chác.
Một trong những chứng cớ về sự nhân nhượng của Pháp: Mỏ đồng Tụ Long vốn là của Việt Nam, thời vua Lê Dụ Tông bị nhà Thanh lấn chiếm. Chúa Trịnh, một mặt cho dân biên giới đấu tranh, một mặt dùng con đường ngoại giao. Nhà Thanh buộc phải trả bằng chiếu chỉ hẳn hoi. Vậy mà hiệp ước Pháp-Thanh để đất ấy về Trung Quốc!
+Như trên mạng đưa tin, một người Nhật làm phim tài liệu về cuộc chiến Trung Quốc xâm lăng Việt Nam năm 1979 cho biết: Một điểm cao của Việt Nam bị quân Trung Quốc chiếm đóng, quân ta quyết tâm lấy lại nhưng vì một tên việt gian là sĩ quan cao cấp trong cơ quan tham mưu quân đội Việt Nam tiết lộ kế hoạch tấn công cho kẻ thù nên thất bại, và có đến 4700 quân Việt Nam còn sống hay đã chết bị quân Trung Quốc chôn trong một cái mồ tập thể (người Nhật đã chụp ảnh cái di mộ đó). Nơi đó nay vẫn nằm ở phía Trung Quốc. Có phải là đất Việt Nam mà “bạn” “kiên trì” không trả hồi đàm phán về biên giới không?
Hai ý kiến (rất) nhỏ trên đây không đáng đếm xỉa đến chăng?! Vậy các vị định cho “thảo luận” những chuyện gì?
01-01-2011
Khải Nguyên
8/44/52 đường Miếu Hai Xã.
Thành phố Hải Phòng
Email: phucdau05@gmail.com
Theo Bauxite Việt Nam
Gửi ý kiến của bạn