Nếu không chính mình đến nhà thờ Công Giáo tham dự lễ Noel, mà chỉ đọc tất cả những bài viết trên báo “lề phải” ở Việt Nam, người đọc sẽ thấy người Việt Nam mừng ngày Thiên Chúa Giáng Sinh bằng một lễ hội... không có Thiên Chúa.
Lễ Noel có nguồn gốc từ câu chuyện Chúa Giê-su giáng sinh làm người. Trước đó, ngôn sứ đã gặp bà Maria và loan báo: “Này đây, trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là 'Thiên Chúa ở cùng chúng ta.'” Noel là cách gọi tắt của từ Emmanuel mà ra. Để đón mừng ngày Thiên Chúa Giáng Sinh, người Ki-tô hữu lại chuẩn bị trang hoàng nhà cửa, làm hang đá mô tả cảnh chúa Hài Đồng ra đời, thật đẹp, thật lộng lẫy, tổ chức những nghi lễ trang trọng mừng Chúa hiện diện giữa loài người. Lâu ngày, lễ Noel không còn là ngày lễ riêng của Ki-Tô hữu, mà đã trở thành một ngày hội vui vẻ của toàn thế giới, tất cả mọi người có đạo hay không có đạo cũng đều tham gia.
Đặc điểm chung của tất cả những bài báo viết về lễ Noel trong nước là thông tin người người đổ xô ra đường để xem những thứ ở ngoài đường (chớ không phải đến các nhà thờ). Tại 3 thành phố lớn nhất nước thì thành phố nào cũng kẹt xe trầm trọng. Ở Hà Nội người ta chen nhau để xem hoa đăng “do các nghệ nhân Việt Nam và Trung Quốc phối hợp thực hiện” dẫn đến tắc đường, và sau đó thì xung quanh hồ Gươm ngập tràn rác ơi là rác đủ các loại. Ở Sài Gòn cũng kẹt xe hàng loạt vì người dân muốn “tận mắt chứng kiến sự kiện ‘thành phố tuyết’ độc nhất vô nhị từ trước tới nay,” “để bán các loại quà Giáng Sinh rất dễ thương dành cho trẻ em và giới teen.” Ở Đà Nẵng, người ta tranh nhau mua quà, tặng quà dẫn đến “cháy quà” lưu niệm, tranh nhau xem “Thiên đường ánh sáng” dài khoảng nửa cây số trên phố Lê Duẩn, xem “14 vòm cong trang trí hàng trăm ngôi sao, đèn pháo hoa, đèn chùm... cùng các hiệu ứng ánh sáng được lập trình kỹ lưỡng khiến rất nhiều người đi đường phải xuýt xoa.”
Báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Vietnamnet còn có những bài nói về lễ Noel của người Việt trong nước. “Từ 19 giờ, nhiều ngả đường tại các thành phố lớn đã chật kín người và xe. Các địa điểm quan trọng trong đêm Noel như những nhà thờ lớn, các điểm vui chơi giải trí, các khu vực trung tâm ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn là những nơi nhộn nhịp nhất.” “Nhiều bạn trẻ sau khi chen chúc ở các trung tâm thương mại trên đường Lê Lợi đã tìm đến khu vực tòa nhà Bitexco Financial Tower cao 68 tầng làm nơi chụp ảnh lưu niệm,” “Vui nhộn nhất phải kể đến có lẽ là Cung Văn Hóa Lao Động trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1. Nơi đây đang có hội chợ mùa Đông thu hút nhiều gia đình đến vui chơi giải trí. Ngay sát mặt đường đơn vị tổ chức đã cho nhân viên của hội chợ trong vai ông già Noel, các nhân vật phim hoạt hình vẫy tay chào đón người qua đường. Nhiều em nhỏ được bố mẹ chở đi chơi phố khi thấy cảnh tượng này đã ríu rít đòi xuống chụp hình và bắt tay với ông già Noel tạo ra một khung cảnh vui nhộn và đầm ấm của không khí Noel Sài thành.”
Các báo khác như Lao Động, Dân Trí,... chỉ có bài viết mô tả Noel ở tận đẩu tận đâu các nước khác trên thế giới thật là chi tiết, ngay cả tình tiết một người đàn ông ở Anh muốn... cưới cây thông Noel cũng không bỏ qua.
Dưới ngòi bút của các nhà báo “lề phải,” lễ Noel đơn giản chỉ là vui chơi, giải trí, mua sắm, ăn uống, chỉ là ông già Noel mặc bộ quần áo trắng đỏ, râu tóc trắng cỡi xe tuần lộc đi phát quà, không cần biết ông Noel là ai và tại sao ông lại phải (có nhiệm vụ) mỗi năm đến ngày này tháng này đi phát quà. Một kiểu người có nghĩa vụ “cho” còn con người thản nhiên “nhận” không hề băn khoăn, không hề ái náy về cái sự “nhận vô tư” của mình.
Không biết vô tình hay cố ý mà Vietnamnet đăng hai bức ảnh bên trong nhà thờ vắng ngắt (không rõ nhà thờ ở đâu vì báo không chú thích) cùng một loạt những bức ảnh đường phố đông nghẹt người vui chơi, ăn uống, bày tiệc hẳn ra giữa bãi cỏ ngồi ăn.
Noel cũng là dịp để người ta tống khứ hàng ế dưới cái tên “hàng khuyến mãi,” hàng “sale off” giảm giá từ 30% đến 50% nhưng giá đã giảm rồi mà người mua bắc thang vẫn chưa thể trèo tới.
Báo Tiền Phong (25 tháng 12, 2010) giật cái tít “Noel: bí chỗ chơi, 'cháy' nhà nghỉ.” “Những nơi còn phòng thỏa sức nâng giá gấp ba, bốn so với ngày thường. Một phòng qua đêm có giá 400-500 nghìn. Tiến, nhân viên một nhà nghỉ trên đường Trần Duy Hưng ra vẻ chiều lòng khách: ‘Bốn trăm một phòng qua đêm là giá hữu nghị nhất rồi đó anh. Đi khắp cả đường này cũng không có đâu.’ Hai, ba giờ sáng, trên nhiều ngả đường Hà thành vẫn khá nhộn nhịp cảnh người đi chơi, kẻ đi tìm chốn nghỉ. Có mặt đường Hoàng Quốc Việt, dễ bắt gặp cảnh các đôi, các nhóm dừng xe trước các nhà nghỉ, rồi nhanh chóng đi phóng xe đi luôn vì hết phòng.” Người đọc hiểu ngay 9 tháng sau báo này sẽ có bài mới tiếp theo chủ đề: Bệnh viện “cháy” giường...
Hay Vietnamnet thì có bài “Hì hục tìm nhà nghỉ đêm Noel” nội dung tương tự bài của báo Tiền Phong, nhưng nhân vật trong bài là người khác. Tác giả bài viết còn dẫn chứng: “Anh P.T.L một kỹ sư xây dựng than phiền, đi chơi đêm Noel xong mà không thuê được nhà nghỉ ưng ý thì coi như mùa Giáng Sinh đó tan tành và hết ý nghĩa.”
Bài “Nô nức đón Noel” trên trang báo SGGP hơn 1,000 chữ mô tả về hoạt động mua sắm và các “gói khuyến mãi,” có cả mỹ phẩm, giày dép, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp...
“Độc đáo” nhất là bài “Tưng bừng đêm Noel” (Thanh Niên ngày 25 tháng 12, 2010) có 541 chữ, trong đó chiếm hết 206 chữ nói về hoạt động của lãnh đạo đảng CSVN, Nhà nước, MTTQ Việt Nam đi làm nhiệm vụ “chúc mừng các giáo phận nhân dịp Giáng Sinh” rồi, tức là chiếm một nửa số chữ bài báo (không tính tít bài và sapô).
Trong tất cả những bài báo có nội dung viết về lễ Noel không có bài nào chứa cụm từ “Thiên Chúa,” “Chúa Hài Đồng,” “Giê-su,” nói gì đến tên “Giu-se” hay “Maria.” Thật không có gì bi hài hơn khi viết bài về lễ Emmanuel (Thiên Chúa ở cùng chúng ta) nhưng lại không có Thiên Chúa trong bài báo.
Linh Mục Phêrô Nguyễn Quang Duy, chánh xứ Giáo xứ Mẹ Hằng Cứu Giúp (nhà thờ Kỳ Đồng), cho biết ngài lấy làm buồn khi thấy Noel không còn nét riêng mà dần dần trở thành một kiểu lễ hội bình thường như tất cả những lễ hội đang được tổ chức rầm rộ ngày một nhiều ở Việt Nam. Người ta lợi dụng lễ Giáng Sinh như một cái cớ để lao vào để ăn chơi, để hưởng thụ, để kinh doanh, rồi sau đó, không ít thiếu nữ trẻ đã phải vào bệnh viện giải quyết cái thai ngoài ý muốn - kết quả của “một chút kỷ niệm đêm Noel năm ngoái.”
Thông điệp mà lễ Noel theo tinh thần Tin Mừng đem đến cho mọi người là những bài học làm người (tuy cũ nhưng không bao giờ lỗi thời) mà chúng ta phải học suốt đời, trong đó, lễ Noel là một dịp ôn lại bài học cũ, bài học nhân từ, vị tha, khoan dung từ Thánh Giu-se, bài học yêu thương, nhẫn nhịn, vâng phục từ Mẹ Maria, bài học quên mình hy sinh, phục vụ, chịu thương khó vì người khác của Chúa Giê-su... không được nhấn mạnh, đề cao. Các giá trị tinh thần của ngày lễ Noel không được xem trọng. Theo Linh Mục Nguyễn Quang Duy: “Người ta đang trần tục hóa lễ Giáng Sinh.”
Tạ Phong Tần
27-12-2010
Theo Người Việt
Hình chụp bên trong nhà thờ thì vắng vẻ dù bài viết có tựa đề “Rộn Ràng Đón Giáng Sinh” của báo điện tử VietnamNet. Người thì đầy ngập đường phố và bên ngoài nhà thờ. Nhưng Thánh lễ Giáng Sinh ở khắp nơi, giáo dân và cả người không phải giáo dân cũng đến dự lễ ngồi chật cứng trong nhà thờ và tràn ra tận ngoài đường ở khắp nơi. (Hình: VietnamNet) |
Lễ Noel có nguồn gốc từ câu chuyện Chúa Giê-su giáng sinh làm người. Trước đó, ngôn sứ đã gặp bà Maria và loan báo: “Này đây, trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là 'Thiên Chúa ở cùng chúng ta.'” Noel là cách gọi tắt của từ Emmanuel mà ra. Để đón mừng ngày Thiên Chúa Giáng Sinh, người Ki-tô hữu lại chuẩn bị trang hoàng nhà cửa, làm hang đá mô tả cảnh chúa Hài Đồng ra đời, thật đẹp, thật lộng lẫy, tổ chức những nghi lễ trang trọng mừng Chúa hiện diện giữa loài người. Lâu ngày, lễ Noel không còn là ngày lễ riêng của Ki-Tô hữu, mà đã trở thành một ngày hội vui vẻ của toàn thế giới, tất cả mọi người có đạo hay không có đạo cũng đều tham gia.
Đặc điểm chung của tất cả những bài báo viết về lễ Noel trong nước là thông tin người người đổ xô ra đường để xem những thứ ở ngoài đường (chớ không phải đến các nhà thờ). Tại 3 thành phố lớn nhất nước thì thành phố nào cũng kẹt xe trầm trọng. Ở Hà Nội người ta chen nhau để xem hoa đăng “do các nghệ nhân Việt Nam và Trung Quốc phối hợp thực hiện” dẫn đến tắc đường, và sau đó thì xung quanh hồ Gươm ngập tràn rác ơi là rác đủ các loại. Ở Sài Gòn cũng kẹt xe hàng loạt vì người dân muốn “tận mắt chứng kiến sự kiện ‘thành phố tuyết’ độc nhất vô nhị từ trước tới nay,” “để bán các loại quà Giáng Sinh rất dễ thương dành cho trẻ em và giới teen.” Ở Đà Nẵng, người ta tranh nhau mua quà, tặng quà dẫn đến “cháy quà” lưu niệm, tranh nhau xem “Thiên đường ánh sáng” dài khoảng nửa cây số trên phố Lê Duẩn, xem “14 vòm cong trang trí hàng trăm ngôi sao, đèn pháo hoa, đèn chùm... cùng các hiệu ứng ánh sáng được lập trình kỹ lưỡng khiến rất nhiều người đi đường phải xuýt xoa.”
Báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Vietnamnet còn có những bài nói về lễ Noel của người Việt trong nước. “Từ 19 giờ, nhiều ngả đường tại các thành phố lớn đã chật kín người và xe. Các địa điểm quan trọng trong đêm Noel như những nhà thờ lớn, các điểm vui chơi giải trí, các khu vực trung tâm ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn là những nơi nhộn nhịp nhất.” “Nhiều bạn trẻ sau khi chen chúc ở các trung tâm thương mại trên đường Lê Lợi đã tìm đến khu vực tòa nhà Bitexco Financial Tower cao 68 tầng làm nơi chụp ảnh lưu niệm,” “Vui nhộn nhất phải kể đến có lẽ là Cung Văn Hóa Lao Động trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1. Nơi đây đang có hội chợ mùa Đông thu hút nhiều gia đình đến vui chơi giải trí. Ngay sát mặt đường đơn vị tổ chức đã cho nhân viên của hội chợ trong vai ông già Noel, các nhân vật phim hoạt hình vẫy tay chào đón người qua đường. Nhiều em nhỏ được bố mẹ chở đi chơi phố khi thấy cảnh tượng này đã ríu rít đòi xuống chụp hình và bắt tay với ông già Noel tạo ra một khung cảnh vui nhộn và đầm ấm của không khí Noel Sài thành.”
Các báo khác như Lao Động, Dân Trí,... chỉ có bài viết mô tả Noel ở tận đẩu tận đâu các nước khác trên thế giới thật là chi tiết, ngay cả tình tiết một người đàn ông ở Anh muốn... cưới cây thông Noel cũng không bỏ qua.
Dưới ngòi bút của các nhà báo “lề phải,” lễ Noel đơn giản chỉ là vui chơi, giải trí, mua sắm, ăn uống, chỉ là ông già Noel mặc bộ quần áo trắng đỏ, râu tóc trắng cỡi xe tuần lộc đi phát quà, không cần biết ông Noel là ai và tại sao ông lại phải (có nhiệm vụ) mỗi năm đến ngày này tháng này đi phát quà. Một kiểu người có nghĩa vụ “cho” còn con người thản nhiên “nhận” không hề băn khoăn, không hề ái náy về cái sự “nhận vô tư” của mình.
Không biết vô tình hay cố ý mà Vietnamnet đăng hai bức ảnh bên trong nhà thờ vắng ngắt (không rõ nhà thờ ở đâu vì báo không chú thích) cùng một loạt những bức ảnh đường phố đông nghẹt người vui chơi, ăn uống, bày tiệc hẳn ra giữa bãi cỏ ngồi ăn.
Noel cũng là dịp để người ta tống khứ hàng ế dưới cái tên “hàng khuyến mãi,” hàng “sale off” giảm giá từ 30% đến 50% nhưng giá đã giảm rồi mà người mua bắc thang vẫn chưa thể trèo tới.
Báo Tiền Phong (25 tháng 12, 2010) giật cái tít “Noel: bí chỗ chơi, 'cháy' nhà nghỉ.” “Những nơi còn phòng thỏa sức nâng giá gấp ba, bốn so với ngày thường. Một phòng qua đêm có giá 400-500 nghìn. Tiến, nhân viên một nhà nghỉ trên đường Trần Duy Hưng ra vẻ chiều lòng khách: ‘Bốn trăm một phòng qua đêm là giá hữu nghị nhất rồi đó anh. Đi khắp cả đường này cũng không có đâu.’ Hai, ba giờ sáng, trên nhiều ngả đường Hà thành vẫn khá nhộn nhịp cảnh người đi chơi, kẻ đi tìm chốn nghỉ. Có mặt đường Hoàng Quốc Việt, dễ bắt gặp cảnh các đôi, các nhóm dừng xe trước các nhà nghỉ, rồi nhanh chóng đi phóng xe đi luôn vì hết phòng.” Người đọc hiểu ngay 9 tháng sau báo này sẽ có bài mới tiếp theo chủ đề: Bệnh viện “cháy” giường...
Hay Vietnamnet thì có bài “Hì hục tìm nhà nghỉ đêm Noel” nội dung tương tự bài của báo Tiền Phong, nhưng nhân vật trong bài là người khác. Tác giả bài viết còn dẫn chứng: “Anh P.T.L một kỹ sư xây dựng than phiền, đi chơi đêm Noel xong mà không thuê được nhà nghỉ ưng ý thì coi như mùa Giáng Sinh đó tan tành và hết ý nghĩa.”
Bài “Nô nức đón Noel” trên trang báo SGGP hơn 1,000 chữ mô tả về hoạt động mua sắm và các “gói khuyến mãi,” có cả mỹ phẩm, giày dép, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp...
“Độc đáo” nhất là bài “Tưng bừng đêm Noel” (Thanh Niên ngày 25 tháng 12, 2010) có 541 chữ, trong đó chiếm hết 206 chữ nói về hoạt động của lãnh đạo đảng CSVN, Nhà nước, MTTQ Việt Nam đi làm nhiệm vụ “chúc mừng các giáo phận nhân dịp Giáng Sinh” rồi, tức là chiếm một nửa số chữ bài báo (không tính tít bài và sapô).
Trong tất cả những bài báo có nội dung viết về lễ Noel không có bài nào chứa cụm từ “Thiên Chúa,” “Chúa Hài Đồng,” “Giê-su,” nói gì đến tên “Giu-se” hay “Maria.” Thật không có gì bi hài hơn khi viết bài về lễ Emmanuel (Thiên Chúa ở cùng chúng ta) nhưng lại không có Thiên Chúa trong bài báo.
Linh Mục Phêrô Nguyễn Quang Duy, chánh xứ Giáo xứ Mẹ Hằng Cứu Giúp (nhà thờ Kỳ Đồng), cho biết ngài lấy làm buồn khi thấy Noel không còn nét riêng mà dần dần trở thành một kiểu lễ hội bình thường như tất cả những lễ hội đang được tổ chức rầm rộ ngày một nhiều ở Việt Nam. Người ta lợi dụng lễ Giáng Sinh như một cái cớ để lao vào để ăn chơi, để hưởng thụ, để kinh doanh, rồi sau đó, không ít thiếu nữ trẻ đã phải vào bệnh viện giải quyết cái thai ngoài ý muốn - kết quả của “một chút kỷ niệm đêm Noel năm ngoái.”
Thông điệp mà lễ Noel theo tinh thần Tin Mừng đem đến cho mọi người là những bài học làm người (tuy cũ nhưng không bao giờ lỗi thời) mà chúng ta phải học suốt đời, trong đó, lễ Noel là một dịp ôn lại bài học cũ, bài học nhân từ, vị tha, khoan dung từ Thánh Giu-se, bài học yêu thương, nhẫn nhịn, vâng phục từ Mẹ Maria, bài học quên mình hy sinh, phục vụ, chịu thương khó vì người khác của Chúa Giê-su... không được nhấn mạnh, đề cao. Các giá trị tinh thần của ngày lễ Noel không được xem trọng. Theo Linh Mục Nguyễn Quang Duy: “Người ta đang trần tục hóa lễ Giáng Sinh.”
Tạ Phong Tần
27-12-2010
Theo Người Việt
Gửi ý kiến của bạn