Đây là tên một bài viết đăng trên mạng Milchina.com ngày 24 tháng 11 năm 2010, không có tên tác giả. Chiến tranh bùng nổ, có thể chỉ là một giả định để người viết mượn cớ đó đánh giá bạn bè của mình?
Nếu chiến tranh xảy ra, có khả năng Trung Quốc chỉ có hai người bạn. Đó là:
Triều Tiên. Ngày 11 tháng 7 năm 1961, Trung Quốc và Triều Tiên ký “Hiệp ước hữu hảo hợp tác giúp đỡ lẫn nhau Trung Triều” đó là một hiệp ước đồng minh quân sự duy nhất còn tồn tại của Trung Quốc sau ngày thành lập nước với nước ngoài. Hai bên bảo đảm cùng sử dụng mọi biện pháp, ngăn chặn xâm lược của bất kỳ quốc gia nào đối với bất kỳ bên ký hiệp ước nào, một khi một bên ký kết bị một nước hoặc mấy nước liên hợp tấn công vũ trang, phía ký kết còn lại sẽ lập tức dốc toàn lực viện trợ quân sự và các thứ khác
Pakistan. “Hiệp ước láng giềng thân thiện hữu hảo hợp tác Trung, Pa” ký ngày 6 tháng 4 năm 2005 bao gồm quân sự, an ninh, kinh tế, chính trị thậm chí giáo dục, y tế, v.v. Trong đô câu chữ trong điều thứ sáu chỉ qui định đơn giản “hai bên ký kết sẽ mở rộng và tăng cường sự tín nhiệm và hợp tác trong lĩnh vực quân sự và an ninh, củng cố an ninh của hai bên ký kết”. Có thể thấy đây không phải là một hiệp ước đồng minh quân sự chuẩn mực.
Tuy vậy:
Triều Tiên không phải là người bạn đáng tin. Cho nên khi chiến tranh xảy ra, Trung Quốc phải tự lo số phận mình, hy vọng Triều Tiên giúp đỡ Trung Quốc là mong muốn có chút xa xỉ. Sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, lập tức Triều Tiên bắt đầu thanh trừ những cán bộ có bối cảnh Trung Quốc, gọi họ là phái Diên An, khiến rất nhiều nguời bị nghi ngờ là phái Diên An và nhân viên Trung Quốc ở lại Triều Tien phải tị nạn chính trị sang Trung Quốc và Liên Xô. Năm đó Kim Nhật Thành có hai sư đoàn tinh nhuệ được vũ trang đầy đủ chủ yếu do Trung Quốc giúp đỡ trên thực tế dường như đã buộc quân Mỹ bật xuống biển, nhưng sự ngu xuẩn của ông ta đã khiến quân Mỹ đổ bộ lên Nhân Xuyên khiến nước mất nhà tan phải chạy trốn tới biên giới Trung Quốc, lại do Trung Quốc trượng nghĩa ra tay đánh quân Mỹ lùi về vĩ tuyến 38 ký hiệp định hoà bình. Thế nhưng Kim không hài lòng, ngược lại còn oán trách Trung Quốc không giúp ông ta giải phóng bán đảo Triều Tiên, tại Nhà Kỷ niệm chiến tranh Triều Tiên đã hoàn toàn loại bỏ Trung Quốc. Đối với Trung Quốc ân nhân cứu mạng, Triều Tiên không những không trả mà ngược lại còn làm những việc tổn hại tới lợi ích của Trung Quốc.
Sau năm 1972, khi Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, có một dạo Triều Tiên đối xử với Trung Quốc như nước thù địch, quan hệ hai nước cực xấu, suýt nữa thì xé bỏ hiệp ước.
Năm 1989 khi toàn cầu chế tài Trung Quốc, Triều Tiên đã từ bỏ quyền bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc; tại kỳ họp khoá 27 của Uỷ ban Olympic quốc tế, do Triều Tiên bỏ phiếu cho Sydney, Australia mà Bắc Kinh bị kém hai phiếu (43-45) thua Sydney.
Trước khi làm bất kỳ sự việc trọng đại nào, Triều Tiên đều không thông báo cho Trung Quốc, như nổ bom hạt nhân, hội đàm sáu bên, khiến Trung Quốc lâm vào tình trạng bị động. Bây giờ họ đang gặp rắc rối lại thêm nguy cơ trong nước, không thể không dựa vào Trung Quốc, đã tạo ra sự gần gũi bề ngoài, thế nhưng loại quan hệ gần gũi này là không đáng tin và tiềm ẩn nguy hiểm.
Pakistan, một người bạn không là đồng minh quân sự thực sự nhưng đáng tin. Cuộc chiến tranh Ấn Độ-Pakistan lần thứ hai, khi Pakistan không còn sức để duy trì cuộc chiến, sắp hoàn toàn thất bại đã cầu cứu Trung Quốc, ngoài việc không trực tiếp cử quân tham chiến ra, Trung Quốc đã làm tất cả những việc có thể làm được, Chu Ân Lai ngoài việc thân tự chỉ thị gửi công hàm kiểu thông điệp cuối cùng ra đã có rất nhiều thu xếp về quân sự. Ấn Độ sợ bị hai phía giáp công, đã phải nhanh chóng rỡ bỏ theo đúng thời hạn mọi công sự của họ ở ngoài biên giới Trung-Ceylan, trả lại đồng bào Tạng và súc vật của họ bị Ấn bắt giữ, v.v. Pakistan cũng là nước trượng nghĩa biết trả ơn, năm 1989 cả thế giới chế tài Trung Quốc, Pakistan đã bỏ phiếu phản đối (ngược hẳn với Triều Tiên, lúc đó còn có Cuba bỏ phiếu phản đối) vì thế Pakistan cũng bị chế tài, đã mua xong máy bay F16 nhưng không thể nhận hàng vì bị Mỹ giữ lại, động đất ở Văn Xuyên khi biết Trung Quốc cần gấp lều bạt, Pakistan đã vận chuyển toàn bộ lều bạt cả nước gồm cả lều bạt chuẩn bị chiến tranh tới Trung Quốc.
Hiện nay thế giới vẫn còn đang chế tài Trung Quốc. Cần thứ gì Trung Quốc đều nhờ Pakistan để gián tiếp có được, ví dụ lúc đó Pakistan chỉ có mấy chiếc máy bay F16, nhưng vẫn để cho người Trung Quốc rỡ (ra xem), tàu ngầm của Pháp đã được gửi đến Trung Quốc để “nhờ nghiên cứu xem duy tu như thế nào”, sau này tàu ngầm kiểu “Tống” mà Trung Quốc trang bị một lượng lớn đã cho người ta thấy có hình dáng Pháp ở đó. Tất nhiên Trung Quốc cũng không phụ lòng Pakistan, Ấn Độ có thứ gì mới là Pakistan nhất định lập tức có ngay vũ khí chống đối, vì vậy xét từ tình hình trước mắt, thấy sắt son nhất với Trung Quốc chính là người anh em Pakistan.
Khi Liên Xô còn chưa tan rã, phe xã hội chủ nghĩa còn được coi là lớn mạnh, hiệp ước Trung Xô cũng là một hiệp ước đồng minh quân sự thực sự. Trung Quốc thi hành chính sách đối ngoại độc lập tự chủ là có bối cảnh hiện thực đó. Những năm 90, sau khi Liên Xô tan rã Trung Quốc đã mất phe xã hội chủ nghĩa một tổ chức như nước đồng minh. Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc không lấy lòng được cả hai bên. Các nước xã hội chủ nghĩa không coi anh là nước xã hội chủ nghĩa, các nước tư bản chủ nghĩa không coi anh là nước tư bản chủ nghĩa, một đất nước chỉ biết phát triển kinh tế, ngoài tiền ra đều không biết sợ cái gì, một người mang một túi tiền kếch xù đi một mình trong đêm khuya là vô cùng nguy hiểm. Trung Quốc cần đồng minh, cần những bạn bè trượng nghĩa đưa tay ra với mình, cho nên “chính sách đối ngoại độc lập tự chủ không liên kết” của nước ta là không hợp thời thế.
Giở bản đồ ra xem, việc Trung Quốc bị lớp lớp kẻ thù bao vây ở giữa đã là sự thực không cần tranh cãi… [lược bỏ mấy dòng]. Vì vậy Trung Quốc đã lâm vào tình trạng chiến tranh từ lâu. Hoà bình, giấu mình chờ thời chỉ là tấm màn che mà thôi.
ABC dịch
Theo Bauxite Việt Nam
Nếu chiến tranh xảy ra, có khả năng Trung Quốc chỉ có hai người bạn. Đó là:
Triều Tiên. Ngày 11 tháng 7 năm 1961, Trung Quốc và Triều Tiên ký “Hiệp ước hữu hảo hợp tác giúp đỡ lẫn nhau Trung Triều” đó là một hiệp ước đồng minh quân sự duy nhất còn tồn tại của Trung Quốc sau ngày thành lập nước với nước ngoài. Hai bên bảo đảm cùng sử dụng mọi biện pháp, ngăn chặn xâm lược của bất kỳ quốc gia nào đối với bất kỳ bên ký hiệp ước nào, một khi một bên ký kết bị một nước hoặc mấy nước liên hợp tấn công vũ trang, phía ký kết còn lại sẽ lập tức dốc toàn lực viện trợ quân sự và các thứ khác
Pakistan. “Hiệp ước láng giềng thân thiện hữu hảo hợp tác Trung, Pa” ký ngày 6 tháng 4 năm 2005 bao gồm quân sự, an ninh, kinh tế, chính trị thậm chí giáo dục, y tế, v.v. Trong đô câu chữ trong điều thứ sáu chỉ qui định đơn giản “hai bên ký kết sẽ mở rộng và tăng cường sự tín nhiệm và hợp tác trong lĩnh vực quân sự và an ninh, củng cố an ninh của hai bên ký kết”. Có thể thấy đây không phải là một hiệp ước đồng minh quân sự chuẩn mực.
Tuy vậy:
Triều Tiên không phải là người bạn đáng tin. Cho nên khi chiến tranh xảy ra, Trung Quốc phải tự lo số phận mình, hy vọng Triều Tiên giúp đỡ Trung Quốc là mong muốn có chút xa xỉ. Sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, lập tức Triều Tiên bắt đầu thanh trừ những cán bộ có bối cảnh Trung Quốc, gọi họ là phái Diên An, khiến rất nhiều nguời bị nghi ngờ là phái Diên An và nhân viên Trung Quốc ở lại Triều Tien phải tị nạn chính trị sang Trung Quốc và Liên Xô. Năm đó Kim Nhật Thành có hai sư đoàn tinh nhuệ được vũ trang đầy đủ chủ yếu do Trung Quốc giúp đỡ trên thực tế dường như đã buộc quân Mỹ bật xuống biển, nhưng sự ngu xuẩn của ông ta đã khiến quân Mỹ đổ bộ lên Nhân Xuyên khiến nước mất nhà tan phải chạy trốn tới biên giới Trung Quốc, lại do Trung Quốc trượng nghĩa ra tay đánh quân Mỹ lùi về vĩ tuyến 38 ký hiệp định hoà bình. Thế nhưng Kim không hài lòng, ngược lại còn oán trách Trung Quốc không giúp ông ta giải phóng bán đảo Triều Tiên, tại Nhà Kỷ niệm chiến tranh Triều Tiên đã hoàn toàn loại bỏ Trung Quốc. Đối với Trung Quốc ân nhân cứu mạng, Triều Tiên không những không trả mà ngược lại còn làm những việc tổn hại tới lợi ích của Trung Quốc.
Sau năm 1972, khi Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, có một dạo Triều Tiên đối xử với Trung Quốc như nước thù địch, quan hệ hai nước cực xấu, suýt nữa thì xé bỏ hiệp ước.
Năm 1989 khi toàn cầu chế tài Trung Quốc, Triều Tiên đã từ bỏ quyền bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc; tại kỳ họp khoá 27 của Uỷ ban Olympic quốc tế, do Triều Tiên bỏ phiếu cho Sydney, Australia mà Bắc Kinh bị kém hai phiếu (43-45) thua Sydney.
Trước khi làm bất kỳ sự việc trọng đại nào, Triều Tiên đều không thông báo cho Trung Quốc, như nổ bom hạt nhân, hội đàm sáu bên, khiến Trung Quốc lâm vào tình trạng bị động. Bây giờ họ đang gặp rắc rối lại thêm nguy cơ trong nước, không thể không dựa vào Trung Quốc, đã tạo ra sự gần gũi bề ngoài, thế nhưng loại quan hệ gần gũi này là không đáng tin và tiềm ẩn nguy hiểm.
Pakistan, một người bạn không là đồng minh quân sự thực sự nhưng đáng tin. Cuộc chiến tranh Ấn Độ-Pakistan lần thứ hai, khi Pakistan không còn sức để duy trì cuộc chiến, sắp hoàn toàn thất bại đã cầu cứu Trung Quốc, ngoài việc không trực tiếp cử quân tham chiến ra, Trung Quốc đã làm tất cả những việc có thể làm được, Chu Ân Lai ngoài việc thân tự chỉ thị gửi công hàm kiểu thông điệp cuối cùng ra đã có rất nhiều thu xếp về quân sự. Ấn Độ sợ bị hai phía giáp công, đã phải nhanh chóng rỡ bỏ theo đúng thời hạn mọi công sự của họ ở ngoài biên giới Trung-Ceylan, trả lại đồng bào Tạng và súc vật của họ bị Ấn bắt giữ, v.v. Pakistan cũng là nước trượng nghĩa biết trả ơn, năm 1989 cả thế giới chế tài Trung Quốc, Pakistan đã bỏ phiếu phản đối (ngược hẳn với Triều Tiên, lúc đó còn có Cuba bỏ phiếu phản đối) vì thế Pakistan cũng bị chế tài, đã mua xong máy bay F16 nhưng không thể nhận hàng vì bị Mỹ giữ lại, động đất ở Văn Xuyên khi biết Trung Quốc cần gấp lều bạt, Pakistan đã vận chuyển toàn bộ lều bạt cả nước gồm cả lều bạt chuẩn bị chiến tranh tới Trung Quốc.
Hiện nay thế giới vẫn còn đang chế tài Trung Quốc. Cần thứ gì Trung Quốc đều nhờ Pakistan để gián tiếp có được, ví dụ lúc đó Pakistan chỉ có mấy chiếc máy bay F16, nhưng vẫn để cho người Trung Quốc rỡ (ra xem), tàu ngầm của Pháp đã được gửi đến Trung Quốc để “nhờ nghiên cứu xem duy tu như thế nào”, sau này tàu ngầm kiểu “Tống” mà Trung Quốc trang bị một lượng lớn đã cho người ta thấy có hình dáng Pháp ở đó. Tất nhiên Trung Quốc cũng không phụ lòng Pakistan, Ấn Độ có thứ gì mới là Pakistan nhất định lập tức có ngay vũ khí chống đối, vì vậy xét từ tình hình trước mắt, thấy sắt son nhất với Trung Quốc chính là người anh em Pakistan.
Khi Liên Xô còn chưa tan rã, phe xã hội chủ nghĩa còn được coi là lớn mạnh, hiệp ước Trung Xô cũng là một hiệp ước đồng minh quân sự thực sự. Trung Quốc thi hành chính sách đối ngoại độc lập tự chủ là có bối cảnh hiện thực đó. Những năm 90, sau khi Liên Xô tan rã Trung Quốc đã mất phe xã hội chủ nghĩa một tổ chức như nước đồng minh. Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc không lấy lòng được cả hai bên. Các nước xã hội chủ nghĩa không coi anh là nước xã hội chủ nghĩa, các nước tư bản chủ nghĩa không coi anh là nước tư bản chủ nghĩa, một đất nước chỉ biết phát triển kinh tế, ngoài tiền ra đều không biết sợ cái gì, một người mang một túi tiền kếch xù đi một mình trong đêm khuya là vô cùng nguy hiểm. Trung Quốc cần đồng minh, cần những bạn bè trượng nghĩa đưa tay ra với mình, cho nên “chính sách đối ngoại độc lập tự chủ không liên kết” của nước ta là không hợp thời thế.
Giở bản đồ ra xem, việc Trung Quốc bị lớp lớp kẻ thù bao vây ở giữa đã là sự thực không cần tranh cãi… [lược bỏ mấy dòng]. Vì vậy Trung Quốc đã lâm vào tình trạng chiến tranh từ lâu. Hoà bình, giấu mình chờ thời chỉ là tấm màn che mà thôi.
ABC dịch
Theo Bauxite Việt Nam
Gửi ý kiến của bạn