BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73512)
(Xem: 62250)
(Xem: 39444)
(Xem: 31185)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đỗ Nam Hải: CSVN không thực tâm muốn sửa Hiến pháp

17 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 818)
Đỗ Nam Hải: CSVN không thực tâm muốn sửa Hiến pháp
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
SÀI GÒN 17-10 (NV) .- Nhà tranh đấu dân chủ Đỗ Nam Hải không tin rằng nhà cầm quyền Hà Nội thực tâm muốn sử hiến pháp cũng như làm luật “Trưng Cầu Dân ý” vì lợi ích của dân tộc.

Trái lại, theo ông, họ chỉ làm các điều này với mục đích tuyên truyền.

“Họ làm cái kiểu tuyên truyền là chế độ này cũng có dân chủ, cũng có hỏi ý kiến nhân dân. Nhưng mà ông tin tôi đi, “Luật Trưng Cầu Dân Ý” nếu có được thông qua ở Quốc hội, thì cũng dùng (Trưng Cầu Dân Ý) để thông qua một số vấn đề nào đó, thí dụ y tế, giáo dục, văn hóa. Chứ còn vấn đề cốt lõi của xã hội Việt Nam ngày nay là thể chế chính trị, độc đảng hay đa đảng thì chắc chắn họ sẽ không thực hiện.”

Trong cuộc phỏng vấn qua điện thọai với báo Người Việt, ông Đỗ Nam Hải, bút hiệu Phương Nam, nói như vậy. Vào tuần qua, hệ thống báo đài ở Việt Nam loan tin khi Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội CSVN họp ngày 11-10-2007 “Ông Phạm Quốc Anh, Chủ tịch Hội Luật Gia Việt Nam, kiến nghị cần xây dựng “Luật trưng cầu dân ý” và “Luật về biểu tình”.

Báo Tuổi Trẻ ngày 12-10-07 thuật lại lời của ông này nói ở phiên họp kể trên rằng “Trung cầu dân ý thể hiện sự tôn trọng của nhà nước đối với vai trò của nhân dân nhưng hiện nay người dân được quyết định những vấn đề gì thì không rõ. Chúng ta ngại không làm trong khi Thụy Sĩ đã có trưng cầu dân ý từ 100 năm nay.”

Đồng thời với chuyện “luật trưng cầu dân ý”, phiên họp của Ủy Ban Thường Vụ Quốc hội CSVN, qua bản tin tờ báo điện tử VietnamNet dẫn lời Uông Chu Lưu (phó chủ tịch QH) nói rằng “Quốc hội Khóa XII sẽ không xem xét việc sửa hiến pháp”.

Điều này được nêu ra vì một số đại biểu tham dự cuộc họp nói rằng nhiều đạo luật không thể sửa đổi cho phù hợp với thực tế nếu không sửa lại hiến pháp. VietnamNet thuật lời ông Lưu rằng nếu muốn sửa hiến pháp, cần phải đợi đại hội Đảng, sửa cương lĩnh Đảng rồi mới có thể sửa được.

Đại hội Đảng CSVN khóa tới dự trù họp vào mùa hè năm 2011, nếu không có gì thay đổi.

Theo ý ông Hải, bây giờ họ nói đợi sửa cương lĩnh đảng rồi mới sửa được hiến pháp thì “tới khi đó, họ lại có thể nói bản cương lĩnh còn rất phù hợp, rất đúng đắn không có gì phải sửa .” Tức là không có gì xác định chắc chắn.

“Luật trưng cầu dân ý” hay việc sửa đổi hiến pháp không phải mới được nêu ra lần đầu hồi tuần qua ở Việt Nam. Luật “trưng cầu dân ý” ít nhất đã được nêu ra từ khóa họp quốc hội Tháng Tám năm 2005 khi Ủy Ban hường Vụ Quốc Hội đưa ra thảo luận nhân dịp nghe “báo cáo 5 năm thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở”.

Ngay ở thời điểm này, Hồ Quốc Việt, chủ nhiệm Ủy Ban Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường của QH, đã tỏ ra hòai nghi khi nói “Cơ quan, doanh nghiệp ít chú ý, quan tâm đến qui chế dân chủ, hoặc làm chiếu lệ, nhớ thì làm, không nhớ thì thôi!”.

Hồi Tháng ba 2007, một phiên họp Quốc hội CSVN cũng đem chuyện trưng cầu dân ý ra nói. Tuy nhiên vấn đề sửa hiến pháp hay trưng cầu dân ý về thể chế chính trị thì “không trưng cầu dân ý về thể chế chính trị” , bản tin Vietnamnet ngày 15-3-2007.

Ông Đỗ Nam Hải nêu ra một số bài học ngay ở trong hiến pháp CSVN có xác định nhưng trên khi đưa vào luật thì lại không có. Thí dụ điều 69 nói công dân có các quyền tự do báo chí, tự do hội họp, tự do biểu tình, lập hội v.v…Nhưng cho tới nay, người dân không được ra báo, không có quyền tự do hội họp, lập hội, biểu tình. Chỉ có các cơ quan đòan thể của đảng CSVN mới có các quyền này. Quần chúng nếu tự ý làm báo, biểu tình, phát biểu ý kiến trái với quan điểm của Đảng CSVN đều bị coi là “vi phạm luật pháp” bà bị bỏ tù.

“Nghề của họ là nghề vi phạm”. Ông Hải nói trong cuộc phỏng vấn . “Họ ký hiệp định là để vi phạm.Họ ban hành hiến pháp không phải là để thi hành mà để vi phạm những cái đó.”

“Tức là chỉ để tuyên truyền thôi ?”
“Đúng thế.”
“Còn thực tế có áp dụng, thi hành hay không lại là chuyện khác?”
“Đúng thế.”

Ông nêu ra một số thí dụ cụ thể. “Việc ký hiệp định chẳng hạn, họ không thi hành nghiêm chỉnh.” Ông nói. “Chúng ta có hai bài học rất gương mẫu là Hiệp định Geneve 1954 và Hiệp định Paris 1973.”

Ông Đỗ Nam Hải, 48 tuổi, cho tới những ngày gần đây, vẫn còn bị công an CSVN sách nhiễu dù nhà cầm quyền đã cam kết không quấy nhiễu, khủng bố ông. Để đổi lại, ông tuyên bố tạm thời rút ra khỏi họat động chính trị. Công an CSVN đã uy hiếp, khủng bố thân nhân gia đình ông, từ bố ông, con ông đến các người thân khác với các lời đe dọa nếu không khuyên được ông. Tuy nhiên, nhà cầm quyền địa phương đã không giữ cam kết đó nên ông đã rút lại sự im lặng và quay trở lại với họat động của “Khối 8406”. Việc này xảy ra hồi Tháng Ba vừa qua khi chế độ Hà Nội bắt giam để bỏ tù một lọai các nhà đấu tranh vận động dân chủ hóa Việt Nam, phần lớn là trụ cột của “Khối 8406”, một tổ chức quần chúng có hàng ngàn người tham gia cả trong và ngòai nước.

Năm 2005, ông hải cho một nhà xuất bản ở Mỹ ấn hành cuốn tham luận chính trị “Hãy trưng cầu dân ý”. Trong đó, ông đề nghị nhà cầm quyền CSVN trưng cầu dân ý để dân chúng quyết định lấy thể chế chính trị nào thích hợp cho đất nước. Các cuộc bầu cử ở Việt Nam trong chế độ CSVN hòan tòan do đảng CSVN đạo diễn, cắt đặt nhân sự từ cấp thấp nhất đến cao nhất. Quần chúng bắt bụôc phải đi bầu theo danh sách được chọn sẵn nên có từ ngữ quen thuộc “đảng cử dân bầu”. Trong rất nhiều trường hợp, một người cầm phiếu bầu cho cả nhà hoặc cả tổ dân cư.

Vì quyển sách trên, ông Hải đã bị nhà cầm quyền hành hạ rất nhiều lần từ công an thẩm vấn đến bắt “phạt hành chính” 20 triệu đồng. Không những không nộp phạt, ông còn viết vào cái “quyết định cưỡng chế hành chính” ngày 16-1-2006 của UBND thành phố Sài Gòn là “các quyết định đó “vi phạm trắng trợn các quyền căn bản của con người, đặc biệt các quyền tự do thông tin và tự do ngôn luận. Một lần nữa, tôi khẳng định: Tôi cương quyết không đóng phạt, dù chỉ một đồng! Bởi vì, nếu tôi chấp nhận đóng phạt là khuyến khích cho những việc làm tội lỗi, sai trái của các cấp chính quyền ở Việt Nam.”

Người Việt
17-10-2007
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn