BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73619)
(Xem: 62262)
(Xem: 39458)
(Xem: 31194)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Cave- em là ai ?

15 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 1016)
Cave- em là ai ?
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Ngày cuối tuần, đang tản bộ quanh hồ Tây tìm kiếm sự thanh bình của mùa đông Hà Nội, bỗng thấy một đám đông tụm năm tụm ba: Đánh nhau. Tìm hiểu nguyên nhân được biết, hai mỹ nhân đi tập thể dục ngược chiều bỗng dưng, người nọ văng ra một câu: ‘‘trông nó như con Cave...’’

Vậy là, chỉ vì gọi nhau là Cave mà thành đánh nhau to, nếu không có sự can thiệp kịp thời của cảnh sát chắc náo loạn cả phố phường, thậm chí mất ổn định chính trị, nguy cơ đến cả đại hội Tiệc sắp tới không chừng.

Cách đây mươi năm, Chủ tịch quen thằng bạn làm Sale marketing cho một khách sạn năm sao. Nghe hắn giới thiệu nghề nghiệp, Chủ tịch hỏi hắn: Sale marketing là cái điếu gì vậy ? Hắn trả lời là : Đại loại là như Cave ý mà. Vậy Cave là cái gì vậy? trả lời : Đại loại là đi ve vãn hết thằng này đến thằng khác, mà với thằng nào cũng đối xử với nó như chồng mình vậy!

Sau này, có dịp tra từ điển Anh- Việt, thấy nghĩa của từ này, về danh từ là Hang, hoặc động. Về động từ là ‘đào hang’, ‘làm động’.... Chả thấy ông từ điển giải nghĩa nào xấu về từ này cả. Thế nhưng với người Việt Nam khi gọi nhau là Cave lại có thể đánh nhau to đến thế !

Thôi thì tạm hiểu Cave theo cái nghĩa mà thằng bạn làm Sale marketing đã giải thích, ‘‘ve vãn hết thằng này đến thằng khác, mà thằng nào cũng đối xử tốt như với chồng mình’’. Quả thật, ai có được phẩm chất ấy, đã là một sự ngạc nhiên rồi. Đó là chưa nói đến chuyện, nếu họ thật lòng yêu mọi người như chồng mình thì có thể nâng lên tầm Thánh nhân. Không hiểu với thằng khác thế nào, chứ với Chủ tịch, được em nào để ý đến là một sự hạnh phúc lắm rồi, chưa nói đến chuyện ve vãn. Còn nếu có ai đó đối xử với mình như chồng cô ta thì đó là chuyện nằm mơ giữa ban ngày.

Thế mà, thiên hạ vẫn định kiến với Cave là một chuyện lạ.

Còn nhớ, đã có lần Chủ tịch đọc được một câu chuyện trong Kinh thánh nói về Thiên đường và Địa ngục. Theo đó, địa ngục là nơi mà ai biết phận người đó. Còn Thiên đường là một cộng đồng mà mọi người biết quan tâm lẫn nhau. Vậy sự quan tâm lẫn nhau là cội nguồn của hạnh phúc, cội nguồn của cảm hứng. Cứ như suy diễn ở trên, cách ứng xử của Cave cũng khởi nguồn cho những thứ đó, vậy tại sao người ta phải dị ứng với nó như vậy ?

Giải mã hiện tượng này, cần quay lại lịch sử một chút. Trong quá khứ, không ít khái niệm ngày nay được quan niệm là thân thiện, tốt đẹp từng bị đối xử một cách ghẻ lạnh. Tiền bạc là một trong số những khái niệm như thế.

Một thời, tiền bạc được coi là xấu xa, là nguồn gốc của tội lỗi, thậm chí là tội ác, nhưng rồi, khi VN thừa nhận nền kinh tế thị trường và hội nhập với thế giới, người dân từ chỗ khổ sở chen chúc dần dần được thở trong một không khí tự do hơn. Thay vì chạy trên những con đường gập gềnh đầy ổ gà, người ta được đi trên những xa lộ em ru, có nguồn gốc từ vốn ODA của các nước Tư bản phương Tây, đối tượng mà trước đó không lâu mình vẫn nguyền rủa họ hàng ngày hàng giờ.

Vậy Cave thì sao ? như cách diễn đạt của thằng bạn làm Sale Marketing, hàng ngày, hắn phải gọi điện đến các bộ, ban ngành, các cơ quan trực thuộc chính phủ, đánh hơi xem ở đâu có nhu cầu hội nghị, đâu có nhu cầu khách ăn nghỉ thì ve vãn, trải thảm đỏ mời họ tới.

‘‘Anh à, hôm nay anh có rảnh không, anh em mình café sáng nhé…’’ Thường mỗi buổi sáng đến văn phòng là hắn ôm náy điện thoại, bấm cho một VIP nào đó với giọng đại loại như vậy. Khi thiết lập được cuộc hẹn, hắn dùng những lời lẽ tốt đẹp nhất dành cho đối tác, rồi cũng không quên việc giành cho mình một vài sự khoe khoang nào đó, về thiết bị, tiện nghi và cả chất lượng dịch vụ. Theo cách nói của hắn là ‘‘Take care’’ khách hàng. Cứ thế, hắn lôi kéo hầu hết các cuộc họp quan trọng, các bữa tiệc chiêu đãi hạng sang về khách sạn hắn. Khách sạn này nhờ thế mà làm ăn phát đạt, doanh thu tăng nhanh hơn cả tốc độ tăng giá vàng vừa rồi.

Với hắn, nghiệp vụ đó gọi là Cave.

Khi phần đầu của bài viết này được post lên thì Chủ tịch nhận được điện thoại của một nhà văn trẻ danh tiếng. Nhà văn bảo, đọc bài của Chủ tịch mà chưa thấy định nghĩa thấu đáo Cave là gì! Vậy theo em thì phải gọi thế nào cho đúng? Và sau đây là cách mà cô đã giải thích:

Cave là danh từ được Việt hóa từ tiếng Pháp (France). Theo đó, Cave là một khái niệm thông thường của mọi người để chỉ về các cô gái bán dâm. Gốc của từ này là Cavalière, trong tiếng Pháp có nghĩa là "gái nhảy", là các cô gái bán dâm trong các tụ điểm ăn chơi. Từ Cavalière được người Việt gọi tắt đi thành Cave cho dễ đọc.

Tạm thời ta có thêm một khái niệm từ một nhà văn. Trước khi bàn sâu đến khái niệm này, ta hãy quay trở lại khái niệm của thằng bạn Chủ tịch làm Sale Marketing: “Chăm sóc khách hàng chu đáo rồi tìm kiếm lợi ích từ họ” đó là nghiệp vụ của Cave. Đem câu này nói chuyện với mấy đứa sinh viên trường kinh tế, chúng nó bảo: Đó chính là định nghĩa của môn Marketing của trường cháu đó chú ạ!

Thằng bạn Chủ tịch bảo: về phương diện marketing, mình thực chất cũng chỉ là một khách hàng của bà xã. Khách hàng toàn diện, sử dụng dịch vụ trọn gói của vợ. Chỉ có điều, đó là loại dịch vụ dài hạn, chung thân và không thể thay đổi, không thể cải tiến. Thậm chí, chất lượng dịch vụ còn đi xuống không có điểm dừng. Nói cách khác, đó là dịch vụ bán buôn, trót thoả thuận từ thời còn hàn vi. Với các cô Cave, dịch vụ mà mình được hưởng là dịch vụ ngắn hạn, hay nói cách khác, mua lẻ.

Chính vì mua lẻ, cưa đứt đục suốt, nên có điều kiện mặc cả, thoả thuận các điều kiện chi tiết hơn. Nếu dịch vụ không tốt, có quyền tìm kiếm sự lựa chọn khác. Có lần, Chủ tịch đọc cuốn “Lý luận về đầu tư” của James Tobin, một giáo sư kinh tế nổi tiếng của Mỹ, ông này là chủ nhân của giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1981. Trong đó James Tobin đưa ra lý thuyết về phân tán rủi ro, nói theo cách của mấy mự nông dân: Không bỏ trứng vào một rọ.

Cứ như lý thuyết của James Tobin mà vận vào chuyện dịch vụ thì, Cave là thành phần không thể thiếu được của nhu cầu xã hội. Đơn giản là họ cung cấp loại hình dịch vụ ngắn hạn với chất lượng cao mà các bà vợ không đáp ứng được. Thị trường chỉ hoàn hảo khi nó có khả năng đa dạng hoá và đáp ứng nhu cầu một cách toàn diện, tỷ mỷ. Sự xuất hiện của Cave đã lấp đầy khoảng trống mà trong hệ thống chính ngạch chưa mấy ai đáp ứng được.

Cũng như thị trường bán lẻ, thường giá cả cao hơn, nhưng chất lượng dịch vụ hậu mãi lại tốt hơn. Mua lẻ, mua ngắn hạn lại có điều kiện lựa chọn kỹ hơn, có thể yêu cầu cao hơn về chất lượng mà không bị phản ứng hay áp đặt. Tất nhiên, cùng với những ưu việt của bán lẻ, loại hình này cũng có mặt trái của nó, đó là tầm nhìn ngắn hạn, tính chất tạm bợ và thiếu chiều sâu…

Một phần quan trọng của thị trường, hay nói cách khách cái thị phần không hề nhỏ ấy, trong một thời gian dài dưới thời Thiên đường đã bị bỏ trống. Nay khi nền kinh tế thị trường được thừa nhận thì những khoảng trống đó đang từng bước được lấp đầy. Điều này giải thích tại sao, khái niệm Cave xuất hiện ngày càng nhiều, thậm chí trở nên phổ quát.

Tuy nhiên, cũng như bất cứ một cái mới nào, nó không thể hồn nhiên đi vào cuộc sống mà không vấp phải một sự phản kháng nào. Khi những định kiến cũ chưa dễ gì phai nhạt trong ký ức của mỗi người dân, khái niệm mới xuất hiện dễ bị phản ứng. Điều này giải thích vì sao, khi được gọi là Cave, người ta thấy như bị xúc phạm, dẫn đến xung đột như đã nói ở phần trên.

15-11-2010

Phan Thế Hải

Theo Blog Phan Thế Hải
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn