BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73546)
(Xem: 62255)
(Xem: 39451)
(Xem: 31188)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tiễn biệt nhạc sĩ Viễn Chinh (1946-2024)

06 Tháng Hai 20248:06 SA(Xem: 353)
Tiễn biệt nhạc sĩ Viễn Chinh (1946-2024)
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

Thánh lễ ngày 2 tháng Hai, 2024, ở nhà thờ Thánh Tâm, cư xá kiến thiết Thủ Đức, đã là ngày cuối cùng nhạc sĩ Viễn Chinh chia tay những người thân, bạn bè và người hâm mộ. Buổi lễ đơn sơ, giản dị đó gói gọn cuộc đời một nhạc sĩ, cựu binh Việt Nam Cộng Hoà đầy chân thành và hoà ái.

Không có một dòng nào của báo chí nhà nước đưa tin về sự ra đi của ông. Đơn giản là khi còn sống, ông từ chối mọi sinh hoạt với chế độ cũ, và quyết giữ vẹn tấm lòng với quân đội, màu cờ mà ông đã phục vụ.

Nhạc sĩ Viễn Chinh . Thánh lễ ngày 2-2-2024 (Ảnh CM)
Thánh lễ ngày 2-2-2024 (Ảnh CM)


Nhạc sĩ Viễn Chinh, tác giả các ca khúc nổi tiếng như Nhật thực, Mùa xuân trong thư em, Thư xuân, Tình bậu muốn thôi… mang bệnh ung thư đại tràng nhiều năm nay, gia đình chỉ có 2 người: ông và hiền thê, nhưng bà cũng bị bệnh tim rất nặng. Nhiều năm nay, cả hai người sống ẩn dật và ít giao tiếp tại ngôi nhà nhỏ ở thành phố Thủ Đức. Cả ông và bà đều nói do thấy không thể thích nghi với đời sống của chế độ mới, nên từ chối không tham gia các sinh hoạt văn nghệ của xã hội, dù cũng được mời nhiều lần. Thỉnh thoảng khi trò chuyện, ông cười, nói nhẹ nhàng về chuyện chọn ẩn dật “chú không thể viết khác lòng mình được”.

Sau hai năm từ khi điều trị ung thư, sức khoẻ ông yếu dần. Ông ra đi vào ngày 31 tháng Một 2024. Hai người con đang sống ở nước ngoài hay tin, nhưng không thể nào về đưa tang kịp.

Nhạc sĩ Viễn Chinh tên thật là Nguyễn Quốc Việt, sinh ngày 26 tháng 12 năm 1946 tại Bình Đức, Long Xuyên, An Giang. Thuở nhỏ ở bên ngoại thuộc Chợ Mới An Giang, đến năm 1961 khi ông 16 tuổi mới được về ở lại cùng cha mẹ ở Vũng Tàu. Tại đây ông được học nhạc với một Ma soeur dòng nữ tu và đồng thời cũng tự học Guitar và sáng tác. Năm 1965-1966 ông viết bài hát đầu tiên là “Tóc thề người yêu” để tên thật, được ca sĩ Thanh Vũ trình bày nhiều lần trên đài phát thanh Sài Gòn.

Nhạc sĩ Viễn Chinh

Trước 1975, gia đình nhạc sĩ Viễn Chinh đều phục vụ trong quân đội VNCH với những cấp bậc cao như Đại Tá Nguyễn Bá Trước (Ba của nhạc sĩ Viễn Chinh) tỉnh trưởng Phước Tuy, Tham Mưu Sư Đoàn 7 Bộ Binh. Đại Tá Nguyễn Bá Trang (Khóa 4 Sĩ Quan Hải Quân Đệ Nhất Bắc Hải, Cựu tư lệnh lực lượng thủy bộ 221 tại vùng 4). Ngoài ra nhạc sĩ Viễn Chinh còn có hai người chú là Trí (Trung tá ở sư đoàn Nhẩy Dù) và Trung tá Nguyễn Bá Tùng tử trận 19

Nhưng vì tánh tình nghệ sĩ nên nhạc sĩ Viễn Chinh đã từ chối đi học khóa sĩ quan đặc biệt, mà ông chọn phục vụ tại tiếp vận của sư đoàn Nhảy Dù với cấp bậc Trung sĩ để tiện cho việc sáng tác và chơi nhạc. Cũng thời gian làm việc ở sư đoàn nhảy dù ông đã sáng tác ca khúc Thư Xuân và Mùa xuân trong thư em. Ông kể ông đã chứng kiến những lá thư hậu tuyến của những em gái hậu phương gửi cho các chiến sĩ nhảy dù khi mùa xuân về, cảm động trước những tình cảm đó, ông đã sáng tác hai ca khúc trên và rất nổi tiếng qua giọng hát Chế Linh. Tác phẩm được ưa thích nhất của ông là Nhật thực, xuất hiện khoảng giữa năm 1971, và được trình bày rất thành công qua giọng hát của “Nữ hoàng sầu muộn”, ca sĩ Giao Linh.

Nhạc sĩ Viễn Chinh thuộc thế hệ nhạc sĩ tài hoa cuối của miền Nam sau 1975 còn sống ở Việt Nam, bao gồm những tên tuổi quen thuộc như Mặc Thế Nhân, Hàn Châu, Đài Phương Trang, Giao Tiên, Đynh Trầm Ca… Những vị này hầu hết đều trên 70. Và tuy là những người thuộc “văn hóa chế độ cũ” nhưng các tác phẩm của họ vẫn được công chúng yêu thích và hay được chọn trình bày trên các phương tiện truyền thông tự do, lẫn của chính nhà nước.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn