BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73539)
(Xem: 62253)
(Xem: 39449)
(Xem: 31186)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Làng Ba Đình

21 Tháng Mười Hai 20236:59 SA(Xem: 781)
Làng Ba Đình
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

Báo Dân Việt, số xuất bản vào hôm 5 tháng 8 năm 2023, đi tin:

“Làng Đa Giá Thượng nằm ở phía Nam bến đò Khuốt, trên đường thiên lý từ Bắc vào Nam và nằm ngay dưới chân dãy núi đá vôi trùng điệp, hiểm trở. Ở đây có một bọn trộm cướp hung đồ, khống chế được tất cả các chức sắc trong làng cùng theo, dần dần hình thành cả một làng ăn cướp, có quy định khoán ước với nhau rất chặt chẽ…

Chúng lập ra một nhà trạm trên đường thiên lý với vỏ bọc là một nghề kinh doanh ăn uống và nghỉ trọ. Chủ quán lúc nào cũng cung cấp đầy đủ rượu ngon có pha thuốc mê, chuốc cho khách no say… Đêm đến, khách đang say giấc nồng thì chúng xông vào, trói giật cánh khuỷu, nhét giẻ vào miệng, lôi lên núi đá. Trên núi có một cái hang rất sâu gọi là Kẽm Trống, chúng xô khách xuống hang rồi về chia nhau tiền bạc.”

T.S Nguyễn Xuân Diện cho biết thêm:

“Sự việc xảy ra từ những năm đầu thập kỷ bảy mươi của thế kỷ XVII, kéo dài suốt 20 năm… khi ấy chúa đưa quân vào, bắt được gần 300 tên, trong đó có 52 tên đầu sỏ đưa đi chém luôn, san phẳng làng ấy – tức là làng Đa Giá thượng.

Chúa sai làm lễ tế để an ủi vong hồn các nạn nhân, nay bài văn tế đó vẫn còn lưu ở Viện Hán Nôm… Nhận thấy đây là tư liệu lịch sử quý, có thể bổ sung thêm cho chính sử về một sự kiện xảy ra cách đây đã đến 310 năm rồi, chúng tôi xin phiên âm dịch nghĩa giới thiệu toàn văn”.

Xin được trích dẫn đôi câu:

Nào ngờ Đa Giá Thượng lắm kẻ hung đồ;

Dám giữa buổi thái bình gây ra trọng án.

Cướp ở đường, giết ở cửa, bạo tàn nào kém sài lang;

Ném xuống nước, vứt lên non, hung ác thực hơn hổ báo…

 Ba trăm năm sau, lại có một “trọng án” khác (cũng “bạo tàn nào kém sài lang”) được ghi lại trong tác phẩm Thủy Mộ Quan của Viên Linh. Ông viết “thi điếu” để “tưởng nhớ những oan hồn uổng tử” ngoài Biển Đông:

 Trên Huyết Hải thuyền trôi về một chiếc

Chiều bầm đen trời rực rỡ đau thương

Thân chìm xuống băng tuyền giờ tận biệt

Sóng bạc đầu hối hả phủ trùng dương

 Thế nào là “uổng tử”?

thuyennhan-vuotbien

“Cuối thập niên 70 cùng với những ghe vượt biển mong manh còn xuất hiện những thuyền nhiều tầng được Công an Biên phòng hộ tống ra tận cửa biển, do chính nhà nước đứng ra tổ chức dưới tên gọi Vượt biên Bán Chánh thức. Với chính sách bài Hoa, chính quyền muốn triệt tiêu ‘đội ngũ Hán gian’ nhưng trong thực tế là những gia đình Hoa kiều đã sinh sống nhiều thế hệ trong Chợ Lớn và có cả những thanh niên Việt mua khai sinh Tàu để ra đi.

Giá trung bình là 12 lượng vàng cho người lớn và 7 lượng vàng cho trẻ em, cùng hai trăm đồng ‘cụ Hồ’ cho thị thực khai sinh ma. Đóng cho chủ tàu và công an thị xã điểm xuất phát.

Chuyến tàu MT-603 khởi đi từ Mỹ Tho đêm 29 rạng 30 tháng 5-1979 chứa 405 thuyền nhân đã đâm vào bãi ngầm Trường Sa bốn ngày sau đó. Ngày 21 tháng 6-1979 khi được Hải quân Phi Luật Tân cứu đưa vào hải đảo Liminangcong, điểm danh còn đúng 285 người…” (Trần Vũ. Biển San Hô. Tuần Báo Trẻ, Dallas: 2015).

Thư viết hôm 5 tháng 6 năm 1979 của Thủ Tướng Lý Quang Diệu, gửi Thủ Tướng Anh Margaret Thatcher (về vấn đề Thuyền Nhân Việt Nam) có đoạn như sau:

People and leadears throughout the world must be told, again and again, that this is the government of the Socialist Republic of Vietnam which has actively promoted this massive migration, causing havoc to the countries of  Southeast Asia… They have cold, calculating minds, which, whilst incapable of compassion to their own people, are nevertheless most acute in computing cost-benefits.

(Phải nói, phải nhắc đi nhắc lại, cho nhân dân và các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới biết rằng chính quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính là kẻ tích cực xúc tiến cuộc di tản ồ ạt này, gây thiệt hại nặng nề cho các nước Đông Nam Á… Họ có đầu óc lạnh lùng tính toán, không hề biết động lòng với chính đồng bào mình, nhưng làm phép tính giữa chi phí và lời thu về thì rất nhanh.” Prime Minister Lee Kuan Yew of Singapore letter to MTTrans. Phạm Thị Hoài.)

ly quang dieu noi ve che do cong san viet nam

Lý Quang Diệu có quá lời chăng?

Muốn biết chỉ cần xem qua vài ba con số:

  • “Vụ vượt biên đầu tiên bị bắt và bị đưa ra công khai do “đám chủ công ty vàng lá Kim Thành” tổ chức… Biên bản họp Trung ương Cục do ông Hà Phú Thuận lập vào ngày 3-9-1975 cho biết chi tiết vụ vượt biên đầu tiên này…: ‘Sơ kết, ta đã lấy được 8.437 lượng vàng 24 cara; 70 hột xoàn từ một đến năm ly; 182 triệu tiền miền Nam; 10.550 đôla, 1.700 tiền Thái Lan.” (Huy Đức. Bên Thắng Cuộc, tập I. OsinBook, Westminster, CA: 2013).
  • “Báo cáo của Bộ nội vụ nói rằng: ‘Từ tháng 8-78 đến 6-79, mười lăm tỉnh, thành đã cho người Hoa đi nước ngoài bằng tàu, thuyền gồm 156 chuyến với số người là 59.329 người, đã thu 5.612 kg vàng, năm triệu đồng Việt Nam, năm mươi bảy ngàn đô la Mỹ, 235 ô tô, 1.749 nhà và gian nhà”. Nhưng, số liệu sau khi Ban 69 kiểm tra cho thấy: “Số tàu đã cho đi: 533; Số người đã đi: 134.322; Thu vàng: 16.181kg; Ngoại tệ: 164.505 đô la; Tiền ngân hàng VN: 34.548.138 đồng; Một số tài sản khác: 538 ô tô, xe du lịch; 4.145 nhà và gian nhà.” (Huy Đức, sđd.tr.127).


Vấn đề này cũng đã từng được nhắc đến, khi Phạm Văn Đồng còn tại chức:

“Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương… Là người đứng đầu chính phủ, một trong những người lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản, Thủ tướng nhìn nhận ra sao trách nhiệm của mình trong cuộc di dân rộng lớn và bi thảm ấy?” (Bùi Tín. “Hai Câu Hỏi Cần Trả Lời Rõ Ràng Trước Khi Thế Kỷ 20 Khép Lại.” – Nguyệt San Cánh Én, Đức Quốc, số tháng Hai năm 1999).

Phạm Văn Đồng không hoàn toàn vô can nhưng cũng không phải là kẻ duy nhất phải trả lời cho hai câu hỏi thượng dẫn. Ông không phải là người nẩy ra cái sáng kiến “bán bãi thu vàng”. Ông cũng không phải là tác giả của chương trình Vượt Biên Bán Chính Thức (hay còn gọi là Phương Án II) mà đây là một công trình tập thể của cả dân làng Ba Đình – Hà Nội.

Ba trăm năm trước Thạc Quận Công Lê Hải đã san phẳng làng Đa Giá Thượng, sau khi chém đầu 52 tên đầu sỏ chuyên cướp của ở cái làng này. Con số nạn nhân do dân làng Ba Đình trong gần hai thập niên vượt biên, vượt biển không chỉ là 318 mạng mà nhiều hơn thế cả ngàn lần (*). Vậy phải “bêu đầu” bao nhiêu tên, trước khi xóa bỏ cái địa danh ô nhục này?

Tưởng Năng Tiến
Nguồn : Đàn Chim Việt

 

—————-

(*) Death Tolls and Casualty Statistics Vietnam – Vietnamese Boat People

  • Jacqueline Desbarats and Karl Jackson (“Vietnam 1975-1982: The Cruel Peace”, in The Washington Quarterly, Fall 1985) estimated that there had been around 65,000 executions. This number is repeated in the Sept. 1985 Dept. of State Bulletin article on Vietnam.
  • Orange County Register (29 April 2001): 1 million sent to camps and 165,000 died.
  • Northwest Asian Weekly (5 July 1996): 150,000-175,000 camp prisoners unaccounted for.
  • Estimates for the number of Boat People who died:
    • Elizabeth Becker (When the War Was Over, 1986) cites the UN High Commissioner on Refugees: 250,000 boat people died at sea; 929,600 reached asylum
    • The 20 July 1986 San Diego Union-Tribune cites the UN Refugee Commission: 200,000 to 250,000 boat people had died at sea since 1975.
    • The 3 Aug. 1979 Washington Postcites the Australian immigration minister’s estimate that 200,000 refugees had died at sea since 1975.
      • Also: “Some estimates have said that around half of those who set out do not survive.”
    • The 1991 Information Please Almanac cites unspecified “US Officials” that 100,000 boat people died fleeing Vietnam.
    • Encarta estimates that 0.5M fled, and 10-15% died, for a death toll of 50-75,000.
    • Nayan Chanda, Brother Enemy (1986): ¼M Chinese refugees in two years, 30,000 to 40,000 of whom died at sea. (These numbers also repeated by Marilyn Young, The Vietnam Wars: 1945-1990 (1991))
  • Rummel
    • Vietnamese democide: 1,040,000 (1975-87)
      • Executions: 100,000
      • Camp Deaths: 95,000
      • Forced Labor: 48,000
      • Democides in Cambodia: 460,000
      • Democides in Laos: 87,000
      • Vietnamese Boat People: 500,000 deaths (50% not blamed on the Vietnamese government)




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn