Vể bằng cấp, Tây và Ta có nhiều điểm giống nhau, nhứt là Ta trước 30/04/1975. Và Tây hòan toàn nhìn nhận bằng cấp của Ta, không chỉ do quan hệ bang giao mà còn do giá trị thực hữu . Sinh viên của Ta qua Tây học, được xếp theo bằng cấp, vào lớp học ngang ngữa với sinh viên Tây về các môn, nhứt là khoa học, chỉ kém tiếng pháp lúc ban đầu mà thôi .
Nay nói chơi về bằng cấp «Thạc sĩ» vì tình cờ thấy một bản tin trên báo việt nam «Có bao nhiêu Thạc sĩ giấy? »? (Giáo dục, báo Người Lao Động) .
Trước giờ chỉ quen nghe nói «Tiến sĩ giấy» . Nay Việt nam lại có « Thạc sĩ giấy » . Thật đúng hể thứ gì lạ, không giống ai hết, là Viêt nam có ngay . Và có mạnh . Có thành phong trào. Thành nét văn minh xã hội chủ nghĩa !
Tiến sĩ giấy
« Tiến sĩ giấy » là hình nộm bằng giấy trưng bày theo mâm cổ lễ Trung Thu, bên cạnh hoa quả, bánh Trung Thu, kẹo, dành cho trẻ con . « Tiến sĩ giấy » là người đàn ông áo mủ, cờ quạt chỉnh tề, tượng trưng người học giỏi, thi đậu Tiến sĩ, được chọn làm quan lớn trong triều đình . Bày ông Tiến sĩ trong Tết Nhi đồng để thể hiện mong muốn con cháu mình đều ngoan ngoãn, học hành giỏi, thành tài, tương lai xán lạn, thi đậu Tiến sĩ (Tiến là đề cử, sĩ là người chuyên môn).
« Tiến sĩ giấy » còn là đồ chơi Tết Trung Thu mang ý nghĩa đẹp của trẻ con, đặc biệt là các bé tới tuổi đi học. Cũng là biểu tượng cho truyền thống hiếu học của dân tộc ta.
Ông « Tiến sĩ giấy » thường được làm bằng giấy màu đỏ, màu vàng, có hoa cài mũ, thẻ bài cầm tay, mão trạng nguyên và áo bào sặc sỡ, dưới chân áo được trang trí cờ quạt, họa tiết ông hổ giản dị nhẹ nhàng. Khuôn mặt ông tiến sĩ được trang trí tươi tắn, hiền hậu, có hồn, thích hợp để làm món đồ chơi có ý nghĩa cho trẻ em.
Lễ xong, các bé sẽ rước ông Tiến sĩ đi quanh làng, quanh xóm cùng với đoàn rước đèn đầy màu sắc, lung linh. Sau đó, ông Tiến sĩ sẽ được trưng bày tại bàn học để các em luôn được nhắc nhớ phải học hành cho giỏi. Như ông Tiến sĩ vậy!
Theo thời gian, những thú vui và đồ chơi dân gian, cũng như ông « Tiến sĩ giấy », đã bị mai một, để lại cho ngày nay nhiều tiếc nuối về một nét đẹp xưa của dân tộc bị mất đi .
Có bao nhiêu “Thạc sĩ giấy”?
Theo số liệu thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ (báo Người Lao Động), cả nước hiện nay có hơn 101.000 Thạc sĩ và 24 300 Tiến sĩ . Đây là những ông bà Thạc sĩ và Tiến sĩ bằng người thiệt. Sờ mó thấy có thiệt. Chớ không phải giấy .
Phó Gíao sư -Tiến sĩ Phạm Bích San, Phó Tổng Thư ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), cho biết: “Số Tiến sĩ Việt Nam nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có một trường Đại học nào của Việt nam được xếp trong số 500 trường Đại học hàng đầu thế giới. Số lượng các bài báo khoa học công bố quốc tế của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam có 90 triệu dân trong 1 năm mà cũng chỉ bằng số lượng của 1 trường Đại học của Thái Lan”.
Với các ông bà Tiến sĩ và Thạc sĩ này, chuyện nghiên cứu khoa học là hoàn toàn “xa xỉ”, bằng cấp chỉ để “giữ ghế” và vào đảng kiếm ghế có tiền để ăn mà thôi .
Trên báo chí ở Việt nam, giá trị của bằng cấp Tiến sĩ và Thạc sĩ của nhà cầm quyền đã được mổ xẻ dưới nhiều góc độ nhưng để thay đổi tận gốc cái hư hỏng đó lại là điều rất khó, không thể làm được. Chính nhà cầm quyền cũng từng thấy rõ điều đó nhưng tình trạng càng ngày chỉ càng trầm trọng hơn mà thôi. Vì nó vốn là sản phẩm của chế độ. Chế độ còn là nó còn Có thể nó sẽ biến thể nếu nhà cầm quyền can thiệp vào. Giống như virus vũ hán phản ứng với vaccine.
« Thạc sĩ » có phải là bằng cấp không?
Phải và không phải. Phải « Thạc sĩ » đúng là bằng cấp của chế độ giáo dục ở Việt nam . Nó là thứ bằng cấp thuộc loại chuyên môn, cấp cao hơn Đại học . Xong Đại học, sinh viên mới học và thi Thạc sĩ . Vẫn là một bằng cấp trong hệ thống Đại học ở Việt nam . Thạc sĩ (thạc là rộng rãi) có nghĩa là người hiểu biết rộng về chuyên môn.
Cùng loại bằng cấp Thạc sĩ của Việt nam, các nước có bằng Master. Năm 1985, Pháp có thêm bằng Magistère (do tiếng latin Magister). Nhưng Master và Magistère của Pháp không giống nhau về qui trình : Master học thêm 2 năm tiếp theo Cử nhơn, hướng sinh viên theo nghiên cúu chuyên ngành để làm tiến sĩ là bằng cấp cuối cùng của hệ thống giáo dục Đại học Pháp . Còn Magistère (Magister) lấy sinh viên sau Tú tài 2 năm ( đậu các văn bàng Brevet Technicien Supérieur, Diplôme Universitaire de Technologie – loại bằng cấp này chuyên môn sẳn sàng cho đi làm – hoặc Diplôme d ‘Etudes Universitaires Générales) để học tiếp 3 năm chuyên môn, sau đó đi làm việc . Nó giống như Master của Trường Lớn, thứ trường chuyên môn như Trường Kỷ sư hay Thương mại . Nhưng vẫn có thể học lên cấp tiến sĩ như Master . Cả Master và Magistère đều là bằng cấp thuộc loại « Tú tài+5 » .
Tóm lại «Thạc sĩ» quả thật là thứ bằng cấp chỉ có trong hệ thống giáo dục ở Việt nam mà thôi . Phải nói lằng nhằng như vậy vì để phân biệt cũng «Thạc sĩ» được dịch ra từ tiếng pháp «Agrégation» – người có «Agrégation» gọi là «Agrégé» – để chỉ giáo chức pháp cấp Trung học và Đại học .
Ở đây, xin nói rỏ Thạc sĩ không phải là bằng cấp. Nó là chứng nhận sau khi đậu thi tuyển làm giáo chức chánh ngạch Trung và Đại học, sau một năm tập sự .
Ở Việt nam, trước đây cấp Đại học, Trường Luật có các Giáo sư Thạc sĩ như Gs Nguyễn Cao Hách, Giáo sư Vũ Quốc Thúc, Giáo sư Vũ văn Mẫu, Giáo sư Nguyễn văn Bông, …Ở Đại Học Y khoa thì Giáo sư Thạc sĩ nhiều hơn: Giáo sư Trần Đình Đệ, Gs Trần Ngọc Ninh, Gs Đào Đức Hoành, Gs Nguyễn văn Út, … Những vị này sau khi đậu Tiến sĩ, trở qua Pháp nếu đã học ở Pháp hoặc qua Pháp xin thi tuyển Thạc sĩ để làm giáo sư thiệt thọ chánh ngạch .
Theo hệ thống pháp, Trung học cũng có Giáo sư Thạc sĩ (Professeur agrégé). Như về Vật lý, ai cũng đã từng học qua cuốn Physique (Vật lý) của Georges Eve, agrégé des Sciences physiques, giáo sư Trường Trung học Janson-de-Sailly ở Paris XVI . Hay ở Sài-gòn, vào cuối thập niên 50 và đầu 60, ai học ở Trung học J.J. Rouseau chắc còn nhớ Giáo sư Thạc sĩ Triết (Philosophie) Pierre Ansart . Ông về Pháp và sau đó, dạy ở Đại học Paris, môn xã hội học . Cùng hệ thống Thạc sĩ này, Việt nam có Gs Nguyễn Thế Anh, đậu Thạc sĩ Sử học ở Paris, về Việt nam dạy Đại học . Sau 30/4/75, ông trở qua Pháp vừa làm nghiên cứu vừa làm luận án Tiến sĩ Sử học và sau đó, ông dạy sử ở École Pratique des Hautes Études ở Paris và làm Trưởng Bộ môn Sử cho tới ngày nghỉ huu cách nay mươi năm .
Như vậy, xin nói rỏ Thạc sĩ nếu từ tiếng Agrégation và theo hệ thống giáo dục Pháp thì không phải là bằng cấp nên không thể xếp hạng cao thấp được. Nhưng nên nhớ đã thi đậu rồi, có thể làm giáo sư, mà còn thi tuyển Giáo sư Thạc sĩ, thì không phải đơn giản, mà là chuyện trầy da tróc vảy. Năm 2021, Pháp có 17.920 người dự thi tuyển Thạc sĩ, vào vòng nhì 3.163 người và được tuyển 1.496 người .
Người ngoại quốc muốn dự thi Thạc sĩ phải theo diện du học. Nếu là người thường trú hay tạm trú dài hạn muốn dự thi Thạc sĩ ở Pháp, phải có giấy giới thiệu của chánh phủ xứ mình.
Ông Nguyễn Hũu Châu, quê Gò công, học Luật ở Hà nội và làm Luật sư ở Sài gòn sau khi tập sự với Ls Trần văn Chương. Ông là chồng bà Lệ Chi, chị bà Lệ Xuân, tức bà Ngô Đình Nhu . Ông Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng, ông làm Bộ trưởng tại Phủ Thủ tướng và tiếp theo tại Phủ Tổng thống. Năm 1958, ông được ông Lâm Lễ Trinh, Bộ trưởng nội vụ, đi ra Huế cùng với phái đoàn chánh phủ thăm bà cụ của ông Diệm (và hợp Hội đồng Chánh phủ luôn) lúc về cho biết « Anh làm gì mà họ tính làm một procès anh nặng lắm?» .
Ông Nguyễn Hữu Châu biết đã tới lúc cần phải tìm cách lánh nạn. Ông âm thầm thu xếp hành trang gọn ghẽ, dẫn mẹ chạy qua Cao miên xin tỵ nạn. Vua Sihanouk vốn là bạn học cũ ở Trường Trung học Chasseloup-Laubat Sài-gòn nên nhận ông ngay. Thời gian sau, ông và bà mẹ qua Paris. Ông học tiếp ở Paris và đậu Tiến sĩ Chánh trị học. Ông xin dự thi tuyển Thạc sĩ để dạy học. Còn 3 ngày nữa thi, may mắn cho ông là một vị trong ban giám khảo (jury) gọi ông hỏi sao trong hồ sơ thấy thiếu giấy giới thiệu? Ông vội chạy tới Tòa Đại diện (không có cấp Đại sứ vì chủ trương bài phong, đả thực) VNCH ở Paris xin giấy giới thiệu. Ông bị từ chối và còn bị ở đây yêu cầu cảnh sát pháp bắt và trục xuất ông về Sài gòn. Ông bèn đánh điện qua Cao miên xin vua Sihanouk cấp cho ông giấy giới thiệu. Đúng là hồ sơ thí sinh ngoại quốc chỉ cần phải có giấy giới thiệu nên qua hôm sau, ông dự thi và trở thành Giáo sư Thạc sĩ. Ông được nhận dạy Tài chánh công ở Đại học Lyon nhưng được tin, nhà cầm quyền Sài gòn liền can thiệp . Sau đó ông được một Giáo sư ở Collège de France nhận làm phụ tá. Sau 1963, ông mới được dạy học ở Paris với tư cách Giáo sư Thạc sĩ cho tới ngày hưu trí.
Gáo sư Tiến sĩ và Phó Giáo sư Tiến sĩ
Đây lại cũng là thứ sản phẩm đặc sệt xã hội chủ nghĩa của Hà nội. Bởi thông thường Giáo sư cấp Đại học phải có bằng Tiến sĩ hoặc công trình nghiên cúu có giá trị tương đương hay cao hơn. Nhưng vì mang nặng tâm lý tự ti mặc cảm suốt thời gian dài do nhiều thế hệ lãnh đạo tiền nhiệm chỉ biết lấy thành tích ở tù, đấu tố, tài sử dụng mã tấu… làm lý lịch cá nhơn. Cả Hồ Chí Minh được đảng cộng sản bốc thơm như ông thánh mà chỉ mới học xong lớp Ba và được Vinh nhận vào học lớp Nhì năm thứ I do quan Tây cho phép.
Nay, ta, cả thế hệ làm cộng sản mà không ai có được thành tích như các thế hệ trước, thì phải đề cao bằng cấp, chức vị . Thế là Việt nam ta bèn tháo khoán cho có đủ thứ Tiến sĩ và Thạc sĩ hơn nhiều nước khác. Nào Tiến sĩ tổ chức đảng, Tiến sĩ nịt vú, Tiến sĩ Lu chống lụt,…
Còn Giáo sư do một Ban của đảng cs đề nghị nhưng theo tiêu chuẩn nào? Chắc chắn là phải có đảng tịch mới được.
Nói như vậy thử hỏi lại cho rõ có Giáo sư Đại học thiệt thọ mà thât sự lại không có bằng cấp Tiến sĩ hay không?
Thưa có. Đó là một Giáo sư Khoa học dạy ở Đại học Khoa học Paris và còn được đề cao là nhà bác học. Ông lại là một người Việt nam. Nhiều người đã từng nghe tên ông và đều tỏ lòng kính trọng. Đó là Giáo sư và nhà bác học Bữu Hội, người đã khám phá ra thuốc chữa bệnh cùi và tiếp theo, bệnh ung thư vào giữa thế kỷ XX .
Ông tốt nghiệp Dược sĩ ở Hà nội, qua Pháp học tiếp khoa học và cả Triết học ở Paris . Ông có rất nhiều công trình nghiên cúu xuất sắc và quan trọng được giới khoa học thế giới hoan nghênh nhưng ông lại không làm thủ tục để lấy văn bằng Tiến sĩ Khoa học. Trong những lần đi dự Hội nghị quốc tế Khoa học, thường ông được chọn là người thừ hai và làm diển giả của phái đoàn pháp.
Ngày mai này rủi chệ độ cộng sản ở Việt Nam không còn nữa. Cái sự nghiệp cách mạng, giải phóng vĩ đại của Hồ Chí Minh chắc không còn ai muốn nhắc nhở tới nữa, thì Việt nam cũng vẫn còn nhiều thứ cần phải quét dọn sạch sẻ mà chỉ riêng thứ « dỏm », thứ « đểu » do chế độ dỏm, chế độ đểu sản sanh từ gần thế kỷ nay chắc chắn sẽ không phải chỉ trong một ngày, một buổi mà dẹp sạch được.
Như thế mới biết những thứ di hại của Hồ Chí Minh mới thât sự ác ôn, ghê tởm hơn cái cộng sản cả triệu lần!
Nguyễn thị Cỏ May
Nguồn : Đàn Chim Việt