BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72626)
(Xem: 62054)
(Xem: 39149)
(Xem: 31017)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

50 năm như mơ

16 Tháng Sáu 20227:21 SA(Xem: 561)
50 năm như mơ
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

50 năm phía Việt 

Trong lúc giới trẻ Sài Gòn chở nhau trên “đường Duy Tân, cây dài bóng mát,” mua cho nhau ly chanh đường mát rượi như bóng cây, thì miền Bắc mở Chiến dịch Xuân – Hè 1972, mà miền nam gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa, người Mỹ gọi là Easter Offensive (cuộc tấn công vào mùa lễ Phục Sinh). Chiến dịch quân sự (không đặc biệt như Putin) bắt đầu ngày 30 tháng 3 năm 1972 và kéo dài tới 31 tháng 1 năm 1973.

Đây là chiến dịch quân sự lớn thứ nhì sau cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968. Lần này, miền Bắc mở ba mũi tấn công lớn; một ở Quảng Trị Thừa Thiên; một ở Đắc Tô, Tân Cảnh, Kon Tum; một ở Lộc Ninh, Bình Long và dọc Quốc lộ 13.

Nói đến Mùa Hè Đỏ Lửa là nói đến Đại lộ Kinh Hoàng, tên mà một nhà báo miền Nam đặt cho một đoạn đường dài khoảng 9 km tại Quảng Trị, nơi mà một đoàn quân và dân miền Nam đang trên đường rút chạy đã bị quân miền Bắc pháo kích như mưa. Theo ước tính, có gần 2000 người chết và hơn 500 xe cộ các loại bị phá hủy trên đoạn đường này.

dailokinhhoang-quangtri-muahedolua-1972-6
Cuộc tổng tấn công 1972 khác với 1968 vì không có những trận đánh trên đường phố, không lọt vào Tòa Đại Sứ Mỹ, người dân thành thị không trực tiếp cảm thấy khói súng chung quanh.

Cả hai cuộc tấn công đã không “giải phóng” được miền Nam, lẽ ra những người tổ chức phải bị thanh trừng. Những ai không tin miền Bắc thất bại trong Mậu Thân, hãy đến với Chế Lan Viên.  Có thể hiểu tại sao Bộ Giáo dục và Đào tạo không buộc con em chúng ta học lịch sử.

Chỉ có thắng lợi duy nhất của miền Bắc là làm dư luận Mỹ xôn xao, những bậc cha mẹ không muốn chính phủ đem con mình sang đánh nhau ở một nơi mà họ không biết ở đâu trên bản đồ thế giới.

Cả hai cuộc tấn công đã chứng minh sự thật: nếu miền Nam được viện trợ như cũ, Đại Thắng Mùa Xuân đã không xảy ra. 

Cả hai đều giống nhau: khi quân “cách mạng” tổng tấn công, chẳng có cuộc tổng nổi dậy nào của quần chúng nhân dân; trái lại quân “cách mạng” đi đến đâu, quần chúng nhân dân bỏ chạy đến đó; dù các cơ sở Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Hiếu Đằng…; các cảm tình viên Hồ Ngọc Nhuận, Lý Quý Chung, Ngô Công Đức… kêu gọi thảm thiết.

Cả hai cũng giống nhau: những mồ chôn tập thể ở Huế,
Đại Lộ Kinh Hoàng, cổ thành Quảng Trị. Giờ đây, nếu có dịp đi qua Trường Sơn, ai cũng nhận ra những nghĩa trang bạt ngàn ngôi mộ, nhiều ngôi vẫn chưa được gia đình đến nhận, nhiều ngôi chỉ là mộ gió, lập ra để được rót ngân sách.

mauthan-hue-1968
Mậu Thần - Huế (1968)



Một tài liệu của người miền Bắc, “Thành cổ Quảng Trị ‘mùa hè đỏ lửa’ 1972 là một túi bom, mỗi mét vuông đất mà chiến sỹ ta giành được ở Thành Cổ Quảng Trị thực sự là một mét vuông máu. Hàng ngàn chiến sỹ đã hi sinh tại đây vẫn chưa lấy được hài cốt vì khói lửa bom đạn quá nhiều. Xương máu, linh hồn và tên các anh đã hóa thân thành hình hài đất nước ngày nay.”

Câu cuối cùng của trích dẫn không biết muốn vinh danh người chết hay mỉa mai chế độ hiện nay. 

Trong hơn trăm nước trên thế giới chống Covid, không nước nào có hai bộ trưởng vô tù vì chống dịch, làm giàu trên xương máu người chết, người bệnh, đoàn người bỏ của ùn ùn trốn về quê. Trong hơn trăm nước trên thế giới biết đá banh, không nước nào có người chạy tồng ngồng ngoài đường mừng chiến thắng. Thật là ngạo nghễ, tư hào, đáng ghi vào Kỷ lục Guiness quá đi thôi; thế chỗ cho những bánh chưng bánh tét khổng lồ mốc meo cạp gãy cả răng.

50 năm qua một cái vèo, nửa thế kỷ chứ ít sao?

50 năm phía Mỹ

Ngày 21/02/1972, Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon đến Trung Quốc, bắt đầu hội nghị một tuần nhằm chấm dứt 20 năm băng giá trong quan hệ hai nước. Chuyến thăm lịch sử được thu xếp bởi Henry Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia, đã rón rén đến Trung Quốc hai lần vào năm trước.

Trong lúc các ông bàn chuyện quốc sự thì Đệ nhất phu nhân Pat Nixon khoác chiếc áo đỏ chói (cùng màu cờ với nước chủ nhà, ngoại giao tí xíu mà, có chết thằng Tây nào đâu) đi thăm chợ búa, quán ăn, Vạn Lý Trường Thành để thực hiện chính sách ngoại giao nhân dân. Khi thăm sở thú Bắc Kinh, bà chỉ nói xã giao mình thích gấu trúc thì ngay khi về đến Washington, Chu Ân Lai đã cho người chở đến tặng bà hai con panda. Quả là ấn tượng, lãnh đạo Bắc Kinh bấy giờ có mấy ai ga-lăng như Tổng lý Quốc vụ viện?

Trong buổi dạ tiệc chiêu đãi cấp nhà nước với hơn 800 thực khách và hàng trăm món đặc sản ba miền, Chu Ân Lai nâng ly mừng Richard Nixon với câu mở đầu “Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ” (Có bạn từ phương xa tới, không vui sao được). 

Richard Nixon và Chu Ân Lai nâng ly cho quan hệ 'không còn là kẻ thù' (GETTY IMAGES)
Richard Nixon và Chu Ân Lai nâng ly cho quan hệ 'không còn là kẻ thù' (GETTY IMAGES)


Đối với những người Mỹ không biết nhiều về Khổng Tử, câu này có nghĩa là “you are extremely welcome” nhưng đối với Nixon, câu này là thằng Chu muốn xỏ mình đây. 

Nixon thừa biết Chu đã dẫn lời Khổng Tử, khi các đệ tử hỏi: nếu như có bọn rợ phương Tây đến học ta chữ lễ, thầy có dạy cho chúng không? Phu tử bèn đáp: hẹp hòi gì mà không dạy cho chúng cái nét văn minh của ta? 

Tuy biết tay điếm quốc tế nó xỏ mình, nhưng Nixon, cũng là một tay điếm quốc tế, vẫn tỉnh bơ vì đang nghĩ đến cái thị trường bao la bao la của Trung Quốc, chiếm được cái thị trường đó thì tái đắc cử nhiệm kỳ hai coi như cơm tấm sườn bì chả. 

Theo “giải ảo gia” Nguyễn Xuân Nghĩa, chén Mao Đài mừng khách tối hôm đó có mùi rượu phạt. 

Kết quả chuyến đi Bắc Kinh năm 1972 là Mỹ đạp Đài Loan ra khỏi cửa Liên Hiệp Quốc và bỏ rơi miền Nam Việt Nam.

Trong bữa dạ tiệc hôm đó, Đàn Chim Việt có lén thu được một cờ-líp sau đây, xin mang ra post cho bạn đọc xem chơi, tin hay không là quyền của người đọc.

Trong lúc tay gắp món sâm thử (chuột trắng nuôi bằng sâm) Chu hỏi:

– Tại sao hòa đàm Pa-ri cứ kù kưa mãi vậy, chừng nào các ngài mới ký?

Nhai xong món não hầu (óc khỉ) Ních ôn tồn:

– Chúng tôi lúc nào cũng ready nhưng phía Bắc Việt muốn có một chiến thắng quân sự thật lớn để tạo ưu thế trên bàn đàm phán.

Chu gắp miếng tượng tinh (tinh khí của voi) có vẻ sốt ruột, hai lông mày sâu róm nhúc nhích:

– Thế thì các ngài phải làm cái gì đi chứ!

Kít ngồi cạnh tạm ngưng gắp món trư vương (heo chỉ nuôi bằng củ Tích Vân Lang, củ này chỉ sống tại khu vực đồi núi Châu Tịch Xương, nếu đem trồng nơi khác, cẩn thận chăm sóc cách chi chúng cũng chết, thịt heo rất thơm ngon và bổ) nói chen vào:

– Sure! Chắc như bắp! Nếu Hà Nội cứ tiếp tục câu giờ, chúng tôi sẽ cho mưa bom xuống Hà Nội suốt một tuần xem có chịu ký hay không. 

Miệng nhai món Phương Chi thảo (cỏ Phương Chi, từng giúp Khang Hy bồi dưỡng cường lực để quần thảo với hàng trăm phi tần) Chu hồ hởi:

– Hảo lớ! Hảo lớ! Nhưng nếu ký xong chắc các ngài cũng piết, Hà Nội có cái pịnh nói một đàng làm một nẻo lớ…

Kít lại chen vào lần nữa, dù cặp mắt đeo kính dày cộm đang dán vào món trứng công (khó kiếm và cầu kỳ hơn nem công):

– Biết quá đi chứ. Chúng tôi còn biết sau khi ăn bom, đối với Mỹ, Hà Nội sẽ năn nỉ để xin ký hiệp định Pa-ri; còn đối với người dân trong nước, họ sẽ tuyên truyền đây là “trận Điện Biên Phủ trên không”, buộc đế quốc Mỹ sừng sỏ phải quỳ xuống xin ký với ta vì tâm phục khẩu phục trước tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân ta, được Đảng lãnh đạo sáng suốt tài tình.

Họ Chu lại vén môi cười ha hả trước khi gắp món sơn dương Thiểm Tây (dê vùng núi Thiểm Tây, nuôi đặc biệt, có thể trị các bệnh bán thân bất toại, tê liệt và lao phổi đại tài):

– Chính xác! Chính xác! Dù sao Lê Đức Thọ cũng chỉ là tay điếm cấp làng xã, không  cùng tầm trình với chúng ta.

Bộ ba Ních Chu Kít lại cụng chén Mao Đài kêu kôm kốp, cờ-líp chấm dứt ở đây. 

Thế là 50 năm trôi qua một cái vèo, nửa thế kỷ chứ ít sao?

Châu Quang
Nguồn : Đàn Chim Việt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn