BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 78214)
(Xem: 63457)
(Xem: 40929)
(Xem: 32545)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Lý Tưởng Cộng Sản Của Fidel Castro Đã Tàn Phá Cuba Như Thế Nào?!

19 Tháng Bảy 20218:26 SA(Xem: 1270)
Lý Tưởng Cộng Sản Của Fidel Castro Đã Tàn Phá Cuba Như Thế Nào?!
50Vote
41Vote
30Vote
20Vote
10Vote
41
Trước cuộc cách mạng 1959 của Fidel Castro, Cuba là một trong những quốc gia giàu nhất Mỹ Latin.  51 năm sau, trong buổi ăn trưa với nhà báo Mỹ Jeffrey Goldberg, vị cha đẻ cuộc cách mạng lật đổ một “kẻ độc tài thân Mỹ” để xây dựng một Cuba “anh hùng” làm “ngọn cờ đầu cho phong trào vô sản thế giới”, đã phải thừa nhận: 

 

“Mô hình Cuba không còn hiệu quả cho chúng tôi.” 

 

Có thể khác như thế được không, khi mà toàn bộ sinh lực quốc gia bị dành hết để mạ vàng cho “cụm từ” vô nghĩa “xã hội chủ nghĩa?

cubabieutinh-No Cominismo Por Favor!-072021

 Đây là cách mà sự điên rồ của một lãnh đạo có thể phá tan nát một quốc gia.  Đòn cấm vận của Mỹ chỉ là một yếu tố. Cho đến ngày 31 Tháng Bảy 2006 khi truyền hình nhà nước Cuba loan tin Fidel Castro phải vào nhà thương phẫu thuật và tạm giao quyền cho em trai Raúl Castro, Cuba trông chẳng khác gì một mẩu xì gà cháy dở mà Fidel Castro ném lại: nham nhở, nặng mùi và méo mó. 

 

Di sản Fidel mà Raúl tiếp nhận khi ngồi ghế chủ tịch vào Tháng Hai 2008 là một “ngọn đuốc cách mạng” gần tàn. Không một thể chế kinh tế nào có thể phát triển nếu nó cứ “khư khư” với đường lối phi thị trường.  Ấy thế Fidel Castro vẫn ôm tới chết!

 

Cần biết, cho đến tận năm 2012, chế độ tem phiếu thực phẩm vẫn tồn tại.  Lúc đó, toàn Cuba chỉ có khoảng 600,000 xe hơi, hầu hết thuộc thập niên 1960 và quá nửa trong số đó là của nhà nước cs Cuba. 

 

Lương tối đa trung bình chỉ $20 và bệnh viện xơ xác đến mức bệnh nhân phải tự mang theo tấm trải giường. Carmelo Mesa Lago thuộc Đại học Pittsburgh cho biết:

 

“Sản lượng bình quân đầu người của 15 trong 22 ngành công-nông nghiệp vào năm 2007 thậm chí thấp hơn 1958!  Nông trại nhà nước chiếm 75% trong 6.7 triệu hecta đất nông nghiệp. Năm 2007, khoảng 45% trong số đó bị bỏ hoang. Và dù là quốc gia duy nhất Mỹ Latin xem việc giết bò là tội phạm, số bò vẫn giảm từ 7 triệu năm 1967 xuống còn 4 triệu năm 2011.” 


Năm 2008, Raúl Castro cho phép nông dân và hợp tác xã thuê đất trong thời hạn 10 năm (sau đó nâng lên 25 năm) nhưng bóng dáng nhà nước vẫn hiện diện.  Nông dân tiếp tục bị chi phối bởi Acopio – Công ty nhà nước độc quyền cung cấp hạt giống, phân bón, thiết bị…, và là nơi duy nhất có thể mua sản phẩm nông dân!  


Năm 2012, nông dân bắt đầu có thể bán “sản lượng thặng dư” nhưng chỉ giới hạn với 17 loại nông sản.  


Tất cả điều đó đã dẫn đến một cảm thán của chính Raúl Castro mà bản thân ông phải hiểu rõ nguyên nhân: Cuba phải nhập cảng 80% lương thực từ 2007-2009 với chi phí $1.7 tỉ/năm. 


Trong cuộc phỏng vấn với chương trình “CBS This Morning” (vào ngày 18 Tháng 12 năm 2014), cựu Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell, dù bày tỏ ủng hộ chính sách tái lập quan hệ với Havana, nói rằng Cuba vẫn là “một chế độ kinh khủng.”   


Điều gì đã khiến Powell nhận xét như vậy?  


Năm 2002, khi một số nhà hoạt động dân chủ kêu gọi được 10,000 chữ ký trong một thỉnh nguyện thư gửi Quốc hội yêu cầu lấy ý kiến xã hội về bầu cử đa đảng, Chính phủ Havana đã phản ứng bằng cách tổ chức “trưng cầu dân ý” với kết quả tám triệu người Cuban  (khoảng 75%) nói rằng chế độ XHCN vẫn ưu việt và không thể thay thế?!  

 

Tháng Tư 2011, Đảng Cộng sản Cuba đưa ra chương trình cải cách với 313 “hướng dẫn.”  Tuy nhiên, các chữ “cải cách” hoặc “chuyển giao” luôn bị tránh đề cập và được thay bằng chữ “nâng cấp”; trong khi “tư nhân hóa” lại được hiểu với khái niệm  

“các tác nhân phi nhà nước và hợp tác xã sẽ được khuyến khích.” 

 

Raúl Castro vẫn nói mục tiêu của ông là: 

 

“… Biến XHCN trở nên bền vững và không thể đảo ngược. Đất nước tiếp tục dựa vào ‘nền kinh tế kế hoạch’ chứ không phải ‘thị trường,’ và ‘sự tích cóp tài sản’  là điều nghiêm cấm tuyệt đối.” 

(Phát biểu trước Quốc hội vào Tháng 12 năm  2010). 

 

Tại sao Cuba thất bại thảm hại? 


Đã có những bài viết nhìn lại thành tựu “xây dựng XHCN” của Fidel Castro. Việc Cuba có một chính sách giáo dục miễn phí “tuyệt vời” luôn được nhắc lại như một trong những ưu điểm nổi trội của đất nước này. Tuy nhiên, người ta không đặt ra một số câu hỏi liên quan: 


“Tại sao nền giáo dục ấy không mang lại sự thịnh vượng cho đất nước Cuba? Cuba có một “nền y học xuất sắc” nhưng tại sao Cuba chỉ “xuất khẩu” được các bác sĩ thay vì có những công trình nghiên cứu cách mạng đột phá đóng góp cho y học thế giới?”  


Để có cái nhìn rõ hơn, thử so sánh Cuba với Singapore, hay chính xác hơn là so sánh Fidel Castro với Lý Quang Diệu (ông Lý Quang Diệu chết năm 2015 khi 91 tuổi; Fidel Castro chết năm 2016 khi 90 tuổi).  Cả Fidel Castro và Lý Quang Diệu đều lên nắm quyền cùng năm 1959, thời điểm mà Cuba giàu hơn Singapore.  


Trong khi Singapore là một thương cảng nghèo, Cuba đã nổi tiếng với nền công nghiệp du lịch và giàu tài nguyên. Đó là thời điểm Cuba xếp hạng năm khu vực về thu nhập đầu người, hạng ba về tuổi thọ, hạng hai tỷ lệ đầu người sở hữu xe hơi, và hạng nhất về tỷ lệ đầu người làm chủ máy tivi.  


Sau hơn nửa thế kỷ, sự khác biệt giữa Cuba và Singapore chẳng có gì để bàn cãi them nữa. Nó cho thấy sự thành công và thất bại giữa hai mô hình kinh tế:  


“Kinh tế tập trung và thị trường tự do.” 


Nó cũng cho thấy sự thất bại và thành công giữa hai mô hình chính trị:  

 

“XHCN và tư bản tự do.” 

 

Năm 1959, khi Fidel Castro lên nắm quyền, GDP đầu người Cuba là khoảng $2,067/năm, so với $3,239 của Puerto Rico. Đến 1999, 40 năm sau, GDP Cuba gần như giậm chân tại chỗ với $2,307; trong khi đó Puerto Rico tăng lên là $13,738.  

 

Từ 1965 đến 1990, năm mà họ Lý rời ghế thủ tướng, GDP Singapore tăng 2,800%, từ $500 lên $14,500.  Trong khi đó, Cuba dưới sự cai trị độc tài của Fidel Castro, kinh tế quốc gia suy tàn, doanh nghiệp tư nhân bị xóa sổ và tỷ lệ nghèo vọt lên 26%.  Chuẩn sống trung bình người dân tệ hơn trước thời Liên Xô sụp đổ.  

 

Tính đến năm 2015, trong số 11.3 triệu người Cuba, chỉ có 5 triệu (không đến 45% dân số) là tham gia lực lượng lao động. Với Singapore (5.4 triệu dân), lực lượng lao động chiếm hơn 3.4 triệu người! 

 

Xét về các chính sách thị trường tự do, Singapore hạng nhất thế giới trong danh sách các quốc gia có chính sách ưu đãi doanh nghiệp do Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank Group) xếp chọn.  

 

Tính đến năm 2015, Singapore đứng thứ hai liên tiếp trong bốn năm trong danh sách các quốc gia có nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu do “Diễn đàn Kinh tế Thế giới” bình chọn.  

 

Tổ chức Heritage xếp Singapore hạng nhì thế giới trong danh sách Chỉ số tự do kinh tế 2015 (Index of Economic Freedom -IEF). Trong khi đó, Cuba được xếp hạng 177 trong danh sách IEF và bị đánh giá là nước có nền kinh tế “ít tự do nhất trong 29 quốc gia khu vực Trung Mỹ, Nam Mỹ và Caribê.”  Cuba thậm chí không được xếp hạng trong danh sách 189 nền kinh tế của World Bank Group. 

 

Người dân Cuba, với cái bụng lép xẹp, trong nhiều thập niên, vẫn phải gượng sức hô to những khẩu hiệu sáo rỗng và lặp đi lặp lại như cái máy hát rằng “XHCN là ưu việt,” là “con đường tất yếu của thời đại,” là “xu thế của loài người văn minh.”   

 

Tuy nhiên, Fidel Castro đã thiết kế một mô hình xã hội khác khá xa với văn minh loài người.  Ở đất nước ông, người dân không phải đóng thuế bất động sản hoặc trả tiền lãi cho nhà mua góp nhưng người dân cũng không được phép xây ngôi nhà của chính mình (mãi đến năm 2010 họ mới được phép làm điều này!).  

 

Ở đất nước ông, học sinh được miễn phí đi học. Tuy nhiên, miễn phí giáo dục không đồng nghĩa với tự do trong giáo dục và tự do trong tư duy. 


Mãi đến năm 2008, Raúl Castro mới đề cập một “chủ trương” “chưa từng có” trước đó: Lần đầu tiên, việc mua máy tính, đầu máy DVD và lò “Viba” (MicrowaveOven) là có thể được hợp pháp hóa!  Đó cũng là năm mà người dân Cuba được phép sử dụng điện thoại di động…  


Cuộc cách mạng “chấn động địa cầu” của Fidel Castro đã đóng một dấu ấn lịch sử chính trị thế giới và nó ít nhiều từng “gây cảm hứng” cho một thế hệ “sôi sục cách mạng” của thời ông; nhưng di sản cai trị của ông đã để lại quá nhiều hậu quả bi thảm mà ảnh hưởng của nó không chỉ đối với một thế hệ người dân Cuba.  


Ông có thể được các “đồng chí XHCN” của ông nhìn nhận như là một nhân vật “tiên phong cách mạng” nhưng ông thật ra là một trong những người đi chậm nhất, lạc hậu nhất, và bảo thủ nhất, ngay cả trong chính thời đại của mình.  Như nhiều lãnh tụ cộng sản khác, ông xây dựng nên một huyền thoại cho cá nhân mình hơn là tạo dựng ấm no và hạnh phúc thật sự cho người dân của ông. 

 

Từ khi Fidel Castro chết năm 2016 đến nay, di sản của ông vẫn còn đó. Điếu xì gà cháy dở của Fidel Castro vẫn còn đó. Người ta chưa đủ cam đảm dập tắt tàn lửa ngúm khói âm ỉ của nó.  Tuy nhiên, phải thấy rằng, luồng gió từ bên ngoài cũng bắt đầu khiến nó lạnh tàn, từng ngày một.  


Không chỉ mình Fidel Castro, mà cả lịch sử Cuba (“histórico”):  


“Thế hệ những đồng chí cách mạng chiến đấu bên cạnh ông đã bắt đầu trở thành một phần của lịch sử.  Havana không còn đường để quay trở lại. Mà sẽ chẳng bao giờ Cuba có thể quay trở lại một Cuba cộng sản như Fidel Castro từng dùng bàn tay sắt để dựng lên.” 

 

Fb Calvin Nguyen

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn