BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72630)
(Xem: 62055)
(Xem: 39150)
(Xem: 31020)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Những tấm bia ngày 17 tháng Hai

18 Tháng Hai 20217:13 SA(Xem: 904)
Những tấm bia ngày 17 tháng Hai
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

Tôi đã viết về ngày 17 tháng Hai hơn 10 năm liên tục, bởi khi nhớ tới nó bất cứ người Việt Nam nào có chút thương cảm về thân phận của đồng bào mình đều trăn trở, khó ngủ yên đôi khi dẫn đến quặn đau vì bất lực. Cứ nghĩ đến những thanh niên nam nữ bộ đội còn rất trẻ ngã xuống một cách đau thương bên cạnh người dân vùng chiến trận là đau đớn đến quặn lòng.

Kể từ năm 2009 có lẽ bài báo đầu tiên của nhà báo Huy Đức đã đánh thức nhiều người về cuộc chiến phía Bắc, nơi mà suốt một thời gian dài người ta không ai dám nhắc tới. Huy Đức đã miêu tả cặn kẽ qua ngòi bút của anh những cái chết thương tâm của dân chúng, những câu chuyện về các anh bộ đội ra trận khi còn rất trẻ chưa hề ấn tượng gì về chiến tranh với quân thù. Những khuôn mặt khắc khổ của cán bộ chỉ huy cũng như của đồng bào vùng Lạng Sơn, Hà Giang…đã khắc họa cho người dân miền Nam biết được rằng có một trận chiến khác đã xảy ra tại 6 tình phía Bắc mà người chết là đồng bào mình, mặc dù khi ấy người miền Nam không tha thiết gì lắm khi biết bộ đội và đồng bào miền Bắc hy sinh, bởi chính họ cũng đang bị bao vây giữa trùng trùng khó khăn, đau đớn

Kinh tế mới, đánh tư sản, tù cải tạo, vượt biên…bao nhiêu thứ đày đọa con người miền Nam khiến họ không thể chia sẻ hết sự hy sinh của người dân miền Bắc. Sự thật này nhiều năm sau mới dần dần phai mờ và lòng người dân miền Nam bắt đầu cảm thông nỗi bất hạnh của dân tộc mình, một dân tộc chưa bao giờ yên vui với kẻ thù phương Bắc.

Nếu bài báo “Biên giới tháng Hai” của Huy Đức đăng trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị có công đánh thức lòng yêu nước của đồng bào cả nước thì chính người cộng sản Việt Nam đã trực tiếp rút cái ống tiếp dưỡng khí yêu nước ra khỏi lồng ngực của nhân dân. Người cộng sản ấy là ông Huỳnh Thanh Hải phó ban tuyên giáo thành ủy đã không ngần ngại công khai phê bình tờ báo Sài Gòn Tiếp Thị vì 100 bài “có vấn đề”, Theo nhà báo Tâm Chánh kể lại thì ông Huỳnh Thanh Hải đưa ra nhận xét “Chuyện người ta muốn quên thì các đồng chí moi lại. Để làm gì? Có phải chuyện của các đồng chí không? Chuyện của các đồng chí là thị trường…”

Tấm bia miệng về hành vi của Huỳnh Thanh Hải chỉ gói gọn trong phạm vi một tờ báo nhưng không thể che đậy cho tới hôm nay. Trường hợp tấm bia Phạm Hồng Tung thì hoành tráng vì nghiêm trọng hơn nhiều.

GS Sử học Phạm Hồng Tung
GS Sử học Phạm Hồng Tung


Ông ta là GS Sử học đang giảng dạy tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội). Là Chủ biên chương trình Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nhưng lại công khai đưa ra những đề nghị mà khi đọc lên người ta tưởng ông ta mang quốc tịch Tàu. Trong bài báo của Việt Nam Net, một tờ báo đảng dòng chính, Phạm Hồng Tung sau khi rào đón đã cho biết chủ kiến của ông ta về cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 bằng thứ ngôn ngữ rất Hán gian, đầy rẫy trong bộ máy công quyền:

“Tôi nghĩ cuộc chiến tranh năm 1979 đã lùi xa 40 năm. Bây giờ chính là lúc giới sử học của hai nước nên ngồi lại, thảo luận những nguyên tắc cơ bản để dạy về những vấn đề liên quan đến lịch sử hai nước.”

Cái nguyên tắc cơ bàn ấy dành cho các nhà sử học Việt Nam là: “cần tuyệt đối tránh các ngôn từ, hình ảnh, lối trình bày mang tính gây hấn, biểu cảm, miệt thị. Các ngôn từ biểu cảm, miệt thị, như “chúng”, “quân địch”, “giặc”, “dã man”, “tàn bạo”, “khát máu” … không hề giúp cho các lập luận, phân tích, đánh giá gia tăng tính thuyết phục, trái lại, làm bộc lộ rõ thái độ định kiến, áp đặt, phiến diện, thiếu khách quan và do đó, thiếu tính thuyết phục.”

https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/chien-tranh-bien-gioi-nam-1979-se-co-mat-trong-chuong-trinh-pho-thong-moi-ra-sao-507597.html

“Nhà” sử học không cần làm gì cũng được khắc bia. Nếu khi xưa người ta băm vằm Lê Chiêu Thống ra sao thì ngày nay mỗi lần tới ngày 17 tháng Hai thì Phạm Hồng Tung thay thế cho Lê Chiêu Thống để nhận lời sỉ vả thay cho hình ảnh họ Lê.

Vậy mới thấy rằng sự học chưa phải là chứng chỉ cho lòng tự trọng, chưa nói tới yêu nước, một thứ xa xỉ trong những tấm bằng mà đèn sách không giúp gì cho tư duy của người sở hữu.

Bù lại, cũng viết về cuộc chiến tranh bị bôi xóa, nhà báo Lê Đức Dục lại có những câu thơ trong bài “Những bông hoa luôn nở đúng mùa”. Những câu thơ làm bia mộ phải chảy máu:

Mặc ai cấm rằng không được nhắc / Bạn vàng Trung hoa từng thảm sát dân mình / Nhưng làm sao cấm hoa đào hoa mận / Nở rưng rưng rụng xuống những mộ phần

Kệ báo chí cứ phập phồng chờ đợi / Nói hay im, ngồi nghe ngóng công văn / Những bông hoa không cần chỉ thị / Cứ ra Giêng rụng thắm đất anh nằm…

Lê Đức Dục 2009

Năm 2013, nhà báo Lê Phú Khải đã viết về Ngụy Văn Thà, thiếu tá quân lực Việt Nam Cộng Hoà đã chiến đấu và hy sinh tại Hoàng Sa năm 1974, thời điểm Trung Quốc chiếm Hoàng Sa:

Hãy tha thứ cho chúng tôi  / Một thế hệ bị lừa..  / Năm tháng đi qua …/ Gần hết cuộc đời / Chúng tôi mới ngộ ra /… Không giọt máu Việt Nam nào là ngụy

Đen trắng, thiện ác, đỏ đen là những mỹ từ đôi khi làm người ta ngộ nhận, nhưng tính cách Hán gian, phản bội và giành giật lòng yêu nước thì đến trẻ con cũng biết không cần tới GS cỡ Phạm Hồng Tung.

Cánh Cò
Blog Cánh Cò

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn