BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72632)
(Xem: 62055)
(Xem: 39153)
(Xem: 31020)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Mai Thảo & "Hà Nội ở dưới ấy"

15 Tháng Mười 20197:49 SA(Xem: 1981)
Mai Thảo & "Hà Nội ở dưới ấy"
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
(Hà Nội của Mai Thảo trên một số tạp chí trước 1975)

“Chung quanh chỗ Phượng đứng, những tảng bóng tối đã đọng lại trên bờ đường như những bờ hầm hố. Nhìn xuống, Phượng có cảm giác chơi vơi như đứng trên một tầng cao. Anh nhìn xuống vực thẳm. Hà Nội ở dưới ấy.” (ĐÊM GIÃ TỪ HÀ NỘI – MAI THẢO)

Hà Nội đã “ở dưới ấy” từ đó, từ một điểm nhìn đưa Hà Nội… xuống dưới của nhà văn Mai Thảo.

Và rồi, từ cuộc “bỏ phiếu bằng chân” vĩ đại của gần 1 triệu người từ những năm 1954…nhờ những chuyến bay con thoi của phi cơ Pháp, Mỹ chở người từ miền Bắc vào Nam, những con tàu há mồm LST của Hải Quân Hoa Kỳ qua chiến dịch di cư tìm tự do Passage to Freedom…chúng ta đã có một Hà Nội kiếp trước ở Saigon, có một nền VHNT rực rỡ vàng son …

Từ đó, Hanoi đã thành một mờ mịt xa, một dĩ vãng chối bỏ…

Từ đó, Mai Thảo đã đến với “Sài Gòn - thủ đô văn hoá của Việt Nam”.

MAI THẢO đến với văn chương…và trong một chừng mực nào đó, ông đã làm thay đổi tiếng Việt, làm nó đẹp hơn, óng ánh hơn, thơ hơn…Cùng những người bạn từ một lên-đường-lớn của ông trong “nhóm SÁNG TẠO” những năm 1956-1960, diện mạo của văn chương miền Nam cũng được giở sang một trang khác. Để khắc họa hình ảnh “văn chương” trong thời kỳ đầu này - nếu chỉ bằng 1 đứa con tinh thần - thì đó phải là ĐÊM GIÃ TỪ HÀ NỘI, về mặt địa lý và “tâm lý”, ông đã cắt đứt Hà Nội bằng tác phẩm này, ông đã tự làm tắt đến tận cùng “điểm le lói cuối cùng” của ngọn lửa Hà Nội…

nhavanmaithaoTrong giai đoạn đầu ở giữa lòng Sài Gòn, êm đềm với những “đời người yên, trên những vỉa hè hiền”, ông đưa ra những tuyên ngôn quyết liệt của mình, ông tìm (lại) cho mình một căn cước mới, sau “giã từ”, sau một “lìa cách đã”, những đoản văn của ông như một định danh lại lại vùng đất của trú ẩn tình tự mới, vùng đất mà nay ông “xin nhận nơi này làm quê hương”, điển hình là qua đoản thiên HÀ NỘI – MỘT ÁNH LỬA ĐÃ TẮT , một trong những đoản thiên/ tuỳ bút hay nhất của Mai Thảo, và cũng là 1 trong những đoạn viết hay nhất về Hà Nội/ về sự chia cách "đến tận cùng" trong văn chương Việt.

Và còn nữa, trong “THƯ CHO MỘT NGƯỜI BẠN”, ông chính thức "khai tử" Hanoi, ông đã thỏa hiệp và đã sống cùng Saigon – nơi “sống tự nhiên không băn khoăn, không lựa chọn, nhẹ nhõm và đơn giản” – bởi lẽ “ý niệm về cái đẹp hiểu cái đẹp theo quan niệm và mơ ước của người Hà nội trong tôi ngày nào còn sống với Hà nội, ở tôi bây giờ không còn nữa. Nó đã chết. Trong suốt một phần đời, nó đã phủ lên hình hài và tâm trí tôi như một tấm áo gấm sặc sỡ, tấm áo đã rớt xuống một lúc nào tôi cũng không hay”.

Mai Thảo đã để lại Hà Nội phía sau (hay nói đúng hơn là để lại Hà Nội ở bên dưới) nhưng tận cùng dứt bỏ đó chưa là một dứt bỏ hoàn tất, đó chỉ là một bước đi “làm chưa xong hết cuộc tiễn đưa” của ông… Cái hồn Hà Nội trong cõi viết của ông còn là một cái hồn Hà Nội của “văn đoàn” – cái văn đoàn mà ông muốn đoạn tuyệt…!!! Tâm thức của ông, lúc nào cũng là một thao thức ngàn trùng, về Hà Nội, về Việt Nam… Như trong một trong những bài thơ cuối đời của mình, thao thức về một cố quốc, cố xứ…và cố hương…

“…Thượng tầng trời
Quan tài bay lạnh buốt như băng
Bốn trăm người ngủ hết
Việt Nam thức một mình
Một điểm thức lung linh
Trên loài người cách biệt.”

Một ngày tháng 10, của 65 năm sau (1954-2019), Sài Gòn.
Nguyễn Trường Trung Huy
huyvespa@gmail.com
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn