BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76255)
(Xem: 62978)
(Xem: 40381)
(Xem: 31981)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Canh giữ hòa bình thế giới!

18 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 1303)
Canh giữ hòa bình thế giới!
51Vote
41Vote
30Vote
20Vote
11Vote
3.33
Nguyễn Minh Triết, Chủ Tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, trong chuyến thăm nước Cuba cộng sản, đây là 2 trong số 4 nước cộng sản cuối cùng của hệ thống xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ từ những năm 90 của thế kỷ 20 vừa qua. Vào ngày 3/10/2009, “đỉnh cao trí tuệ” này (Nguyễn Minh Triết) đã nói với ông Fidel Castro rằng: “Có người ví von Việt Nam với Cuba như là trời đất sinh ra, một anh ở phía đông, một anh ở phía tây, chúng ta thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới. Cuba thức canh thì Việt Nam ngủ, khi Việt Nam thức canh thì Cuba ngủ”.

Xin nhắc lại, ông Fidel Castro là Chủ Tịch nước Cuba cộng sản từ năm 1959, mới chánh thức trao quyền Chủ Tịch nước cho người em là Raoul Castro (năm 2008) sau 49 năm nắm giữ quyền lực. Đã là cộng sản, cho dù là cộng sản Cuba, cộng sản Việt Nam, cộng sản Bắc Hàn, hay cộng sản Trung Hoa, tất cả đều như vậy. Khi còn có thể bám giữ quyền lực là họ không bao giờ buông ra, cho dẫu đất nước của họ tan tành, dân chúng của họ điêu linh do chính họ cai trị cũng vậy! Đến chuyện “cha truyền con nối” mà cộng sản Bắc Hàn đã và đang áp dụng, hay “anh truyền em nối” như cộng sản Cuba, chẳng khác những triều đại vua chúa ngày xửa ngày xưa vậy.

Ngày 1/4/2010, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, trong chuyến viếng thăm đảo Bạch Long Vĩ của VN, cách Hải Phòng 70 hải lý, đã tuyên bố: «Đối với biên giới, lãnh hải, chúng ta luôn muốn hòa bình hữu nghị giữa hai dân tộc, giữa các dân tộc có biên giới với chúng ta… Làm việc này trên cơ sở thương lượng, trao đổi, vận động, thuyết phục… Không để bất cứ ai xâm lấn bờ cõi của mình, biển đảo của mình… Chúng ta không tham của ai, nhưng một tấc đất quê hương chúng ta cũng không nhân nhượng».

Nhóm lãnh đạo cộng sản Việt Nam (CSVN) tự xưng là “đỉnh cao trí tuệ”, trong đó có ông Triết, và ông ta tự vỗ ngực cho là CSVN cùng với cộng sản Cuba luân phiên canh giữ hòa bình cho thế giới! Cái chuyện “canh giữ hòa bình cho thế giới nhất là đang thời kỳ chiến tranh ở Iraq, ở Afghanistan, và chiến tranh khi lạnh khi nóng giữa hai quốc gia Nam Hàn tự do với Bắc Hàn cộng sản ra sao”, xin hãy để sang một bên, và mời quí vị nhìn vào lãnh đạo CSVN canh giữ lãnh thổ lãnh hải và canh giữ đời sống người dân như thế nào.

Canh giữ lãnh thổ.
Vậy mà:

Năm 1999. Theo giáo sư Nguyễn Văn Canh, trong cuộc chiến tranh biên giới có thời hạn mà THCS gọi là “dạy cho VNCS một bài học” hồi tháng 2/1979, THCS xua 220.000 quân tràn sang đánh chiếm 23 thị trấn và nhiều nơi khác của Việt Nam thuộc 6 tỉnh dọc biên giới Việt-Trung. Một tháng sau đó, nhà cầm quyền Bắc Kinh tuyên bố rút quân về nước, nhưng vẫn chiếm giữ nhiều địa điểm chiến lược sâu trong lãnh thổ nước ta, ngay cả cửa Hữu Nghị Quan phải lui vào nội địa Việt Nam đến 480 thước. Chúng trục xuất người Việt trên vùng đất hằng chục ngàn mẫu tây, và đưa người Trung Hoa đến canh tác. Ngày 30/12/1999, lãnh đạo CSVN đã ký Hiệp Ước trên bộ, giao một phần lãnh thổ dọc theo biên giới cho Trung Cộng.

Theo Bác sĩ Trần Đại Sỹ (Paris), ngày 9/1/2000 – tức 10 ngày sau ngày ký hiệp ước bán đất trên bộ- ông được hai người bạn Trung Hoa đang là ký giả cho ông biết, chính xác là 789 cây số vuông thuộc hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng đã thuộc về Trung Cộng rồi. Về mặt chính quyền, bộ Ngoại Giao CSVN đã lặng lẽ sửa câu văn trong trang Web trên mạng lưới thông tin toàn cầu, như sau: “Lãnh thổ Việt Nam khởi từ cây số KHÔNG ở phía bắc”. Thật sự thì cây số KHÔNG, không còn ở vị trí cũ nữa mà đã lui vào nội địa Việt Nam đến 480 thước. Với Hiệp Ước ký ngày 30/12/1999 đã bán 789 cây số vuông biên giới để trừ nợ mua vũ khí đạn dược xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa, và Hiệp Ước này Quốc Hội CSVN thông qua ngày 9/6/2000.

Theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang (Hà Nội), Hiệp Ước bán phần đất biên giới chỉ được lãnh đạo CSVN phổ biến trong nội bộ đảng với thông báo chánh thức đó như thế này: “Toàn bộ diện tích các khu vực hai bên có nhận thức khác nhau khoảng 227 cây số vuông. Qua đàm phán, hai bên đã thỏa thuận khoảng 113 cây số vuông thuộc Việt Nam, và khoảng 114 cây số vuông thuộc Trung Hoa. Như vậy, diện tích được giải quyết cho mỗi bên xấp xỉ ngang nhau, hoàn toàn không có việc ta để mất một diện tích lớn như bọn phản động và bọn cơ hội chính trị bịa đặt”. Ông Giang mỉa mai: Vậy là cái xấp xỉ đó có mất đất thật! Nhưng mất theo nguyên tắc nào? Vì sao Việt Nam chỉ có 320 ngàn cây số vuông lại phải xẽ cho Trung Hoa với diện tích 9 triệu 600 ngàn cây số vuông để họ có thêm 1 cây số vuông nữa? Cho dù Trung Hoa có 1 tỉ 300 triệu dân, nhưng đâu phải họ thiếu đất cho dân ở đến nỗi Việt Nam phải chia cho họ 1 cây số vuông?….. Rồi ông than thở: “Oái oăm thay, đến khi cùng chung trận tuyến ý thức hệ, ta đã đem hằng triệu sanh linh để xây thành lũy phía Nam che chắn cho cái chính quyền cộng sản của họ, thì họ vẫn tiếp tục dòm ngó thèm thuồng lãnh thổ của ta. Cái gian tham của họ rất xảo quyệt tinh vi hơn ông cha của họ nhiều. Lúc ta bận bịu với cuộc chiến thì họ cho người dời cột mốc biên giới vào bên trong lãnh thổ Việt Nam, ngay cả cột mốc số KHÔNG cũng bị dời đi với lý do họ phải xây một nhà ga ở Nam Quan để tiếp viện cho cuộc chiến tranh mà chúng ta phải đương đầu một phần thay cho họ”. …

Canh giữ lãnh hải.
Vậy mà:

Năm 1956. Trong văn phòng Bộ Ngoại Giao CSVN, ông Ung Văn Khiêm, Bộ Trưởng Ngoại Giao nói với ông Li Zhiman, đại lý sự vụ tòa đại sứ CSTH tại Hà Nội rằng: “Về phương diện lịch sử, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc về Trung Hoa”.

Năm 1958. Ngày 4/9/1958, ông Chu Ân Lai, Thủ Tướng nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (tức Trung Hoa cộng sản=THCS) công bố “lãnh hải Trung Hoa là 12 hải lý”, -10 ngày sau (14/9/1958)- ông Phạm Văn Đồng, Thủ Tướng CSVN gởi văn kiện cho Thủ Tướng CSTH, “công nhận lãnh hải 12 hải lý trong bản tuyên bố của CSTH”. Theo bản công bố đó thì quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc CSTH.

Năm 1972. Cục Đo Đạc & Bản Đồ của CSVN phát hành tập bản đồ thế giới, Hoàng Sa đổi tên là Tây Sa và Trường Sa đổi tên là Nam Sa đúng theo ý muốn của CSTH. Hai năm sau đó -1974- trong sách giáo khoa sử địa của Bộ Giáo Dục CSVN ghi: “Chuỗi hải đảo từ Nam Sa (Trường Sa) Tây Sa (Hoàng Sa) Hải Nam và Đài Loan là bức tường thành bảo vệ Trung Hoa lục địa. (trích bài của Linh Mục Chân Tín ngày 21/9/2008)

Năm 1988. Sau cuộc chiến tranh 1955-1975 CSVN chiếm VNCH, với chính sách gậm nhấm, CSTH lần lượt đánh chiếm hoặc lấn chiếm một số đảo trong quần đảo Trường Sa. Cứ mỗi lần chiếm đóng một đảo, CSTH với CSVN tuyên bố hai bên cùng giải quyết trong hòa bình, nhưng rồi CSVN vẫn để nguyên trạng mất đất chớ không giải quyết gì cả, và một đảo khác lại vào tay THCS. Cứ như vậy mà 8 đảo trong quần đảo Trường Sa đã vào tay CSTH.

Năm 2000. Ngày 25/12/2000, Chủ Tịch nhà nước Trần Đức Lương sang Trung Cộng với danh nghĩa thăm viếng thiện chí, nhưng thật sự là ký Hiệp Ước biên giới trên vịnh Bắc Việt với lãnh đạo Trung Cộng tại Bắc Kinh. Theo đó, CSVN đã cắt một phần lãnh hải trên vịnh Bắc Việt theo tỷ lệ 54/46, cống hiến cho Trung Cộng, tức là Việt Nam đang từ 62% xuống còn 54%, trong khi CSTH từ 38% tăng 46%. Hiệp Ước ký xong, Chủ Tịch Trung Cộng là Giang Trạch Dân nói Trung Cộng mua phần biển đó với giá 2.000.000.000 mỹ kim (2 tỷ), và Trung Cộng trả cho CSVN dưới hình thức đầu tư. Ngày hôm sau 26/12/200 Lý Bằng nói với Trần Đức Lương rằng: “Số tiền 2 tỷ mỹ kim để mua 16.000 cây số vuông trên biển là hợp lý” (Có tài liệu ghi là 11.362 cây số vuông). Lý Bằng nói tiếp: “Trong thời gian chiến tranh, chúng tôi đã giao cho Việt Nam vô số vũ khí để mua vùng đất Sapa, Ải Nam Quan, Bản Giốc, … của Việt Nam”. Trần Đức Lương còn cám ơn Trung Cộng vì nhờ có 2 tỷ mỹ kim này sẽ làm giảm bớt sự phẫn nộ của vài nhân vật trong và ngoài Quốc Hội.

Năm 2007. Ngày 2/12/2007, Quốc Vụ Viện Trung Cộng ban hành văn kiện thành lập quận Tam Sa tỉnh Hải Nam, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông của Việt Nam. Lãnh đạo CSVN phản ứng qua Lê Dũng, người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao, đủ để gọi là có phản ứng. Chẳng những không có bất cứ hành động nào theo sau phản ứng miệng, lại còn sử dụng Công An võ trang thẳng tay đàn áp thanh niên sinh viên học sinh biểu tình chớp nhoáng trước tòa đại sứ Trung Cộng ngày 9/12/2007 phản đối hành động cướp Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam, và đàn áp ngay ngăn chận khi chuẩn bị biểu tình qui mô hơn vào ngày 16/12/2007 .

Năm 2008. Sinh viên và các tầng lớp cá nhân cùng những tổ chức đấu tranh trong nước đòi thực hiện dân chủ tự do và nhân quyền cho Việt Nam, dự định tổ chức mít tinh biểu tình trước tòa đại sứ Trung Cộng tại Hà Nội vào ngày 14/9/2008, ngày mà 50 năm trước Thủ Tướng CSVN Phạm Văn Đồng đã ký văn kiện công nhận chủ quyền của Trung Cộng trên Biển Đông của Việt Nam. Mục đích mít tinh biểu tình để biểu dương ý thức chính trị của thanh niên sinh viên Việt Nam phẫn uất hành động của Trung Cộng ngang nhiên ghép hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa vào quận Tam Sa của họ. Mít tinh biểu tình này cũng biểu dương sự phẫn uất đối với đảng và nhà nước CSVN, đã không có phản ứng trước sự kiện mất hai quần đảo vào tay Trung Cộng. Trái lại, lãnh đạo đảng với nhà nước CSVN phản ứng theo cách đứng về phía Trung Cộng khi điều động lực lượng “hung thần Công An áo vàng áo đen”, thẳng tay ngăn chận đàn áp quản thúc bắt giữ bất cứ ai tổ chức và tham gia cuộc biểu tình này ngay tại Hà Nội và các địa phương.

Ngày dự định biểu tình cũng là ngày mà tòa đại sứ Trung Cộng tại Hà Nội sẽ trưng bày văn kiện công nhận Hoàng Sa Trường Sa thuộc quyền của họ do Thủ Tướng cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng ký ngày 14/9/1958. Theo bản tin lúc 7 giờ 25 phút tối 14/9/2008 (ngày giờ Việt Nam) của nhóm phóng viên đấu tranh dân chủ trong nước, chuyển đi từ e-mail. Ngày 10&11/9/2008, Cục A42 thuộc Tổng Cục An Ninh CSVN thực hiện chiến dịch vào ban đêm bắt giữ hằng loạt những nhà đấu tranh dân chủ tại các tình miền Bắc, đem giam giữ thẩm vấn tại trại B14 Thanh Liệt, Hà Nội.

Canh giữ đời sống ngư dân.
Vậy mà:

Ngày 2/3/2010. Theo công bố của Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn trong hội nghị khẩn để duyệt lại tình hình đánh cá trên Biển Đông: (1) Tổng kết trong 4 năm qua, có 1.186 tàu đánh cá và 7.045 ngư dân Việt Nam bị bắt giữ trong khi hoạt động ở các vùng tranh chấp trên Biển Đông. Trong tất cả các vụ này, không thấy bóng dáng tàu tuần tra của Việt Nam xuất hiện. (2) Hiện nay hiện còn 751 ngư dân còn đang bị nước ngoài bắt giữ, là: Trung Cộng, Malaysia, Indonesia, và Philippines.(3) Riêng năm 2009 có 304 tàu cá và 2.472 ngư dân Việt Nam bị nước ngoài kiểm soát bắt giữ, xử phạt. Đây là con số báo động, thử chia đều cho 365 ngày thì mỗi ngày có ít nhất 6 ngư dân bị nước ngoài bắt và mỗi tuần từ 5 đến 6 tàu đánh cá bị cầm giữ. (4) Trong hai tháng đầu năm 2010, xảy ra 18 vụ bắt giữ tàu cá và 208 ngư dân. (5) Và vụ mới nhất xảy ra ngày 22/3/2010, tàu cá QNg 50362 với 12 ngư dân bị bắt giữ ở đảo Phú Lâm quần đảo Hoàng Sa, phía Trung Hoa đòi tiền chuộc khoảng 150 triệu đồng. (5) Cũng trong hội nghị, đại diện Tỉnh Quảng Ngãi cho biết trong năm 2009, toàn tỉnh có 45 tàu và 599 ngư dân bị các nước khác bắt giữ, phạt tiền, tịch thu tài sản và phương tiện. Về chi tiết, chính quyền Trung Cộng đã bắt giữ 33 tàu và 433 ngư dân, trong đó có 4 tàu và 48 ngư dân bị giam giữ ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, 6 tàu và 32 ngư dân phải nộp phạt từ 50 ngàn tới 70 ngàn nhân dân tệ để được thả về (1 tệ tương đương khoảng 2.700 đồng). Số còn lại bị Trung Cộng đẩy ra biển, sau khi đã tịch thu toàn bộ tài sản, phương tiện, hải sản và cả nhiên liệu trên tàu. Hiện nay tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn 23 tàu và 141 ngư dân bị nước ngoài giam giữ. Thật ra Quảng Ngãi không phải là tỉnh giữ kỷ lục về số tàu cá và ngư dân bị bắt, tỉnh này được biết tới nhiều vì đa số vụ việc đều dính tới vấn đề dư luận quan tâm đó là Hoàng Sa và kẻ bắt giữ là lực lượng Trung Cộng. (trích bản tìn ngày 4/3/2010 của RFA. Người viết xin phép thay chữ Quốc sau chữ Trung bằng chữ Cộng=Trung Cộng).

Ngày 19/4/2010. Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn vừa xác nhận thông tin về vụ tàu cá của ngư dân Việt Nam bị Trung Hoa bắt giữ khi đang đánh bắt ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa vào hôm 14/4. Truyền thông trong nước loan tin này hôm nay, cho biết rõ 9 ngư dân cùng chiếc tàu của họ đã bị phía Trung Cộng bắt giữ ở đảo Đá Lồi, khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa. Chủ nhân chiếc tàu, ông Mai Phụng Lưu, cho biết phía Trung Cộng yêu cầu các ngư dân phải nộp phạt 70.000 nhân dân tệ (gần 200 triệu đồng) để chuộc người và tàu. Trước đó, một chiếc tàu cá khác cùng với 12 ngư dân Việt Nam bị phía Trung Cộng bắt giữ vào hôm 22/3 vẫn chưa được thả ra vì chưa nộp tiền phạt. Cũng tin liên quan cho biết, hôm 10 tháng 4, ngư dân Việt Nam khi đang đánh cá tại vùng biển ngang địa phận Quảng Trị đã vớt được một quả ngư lôi nặng hơn 1 tấn, trên vỏ ngư lôi có in chữ Trung Cộng. (trích bản tin đài RFA 19/4/2010. Người viết xin phép thay chữ Quốc sau chữ Trung bằng chữ Cộng).

Ngày 20/5/2010. Ngư dân các tỉnh miền Trung Việt Nam quyết tâm sát cánh bên nhau để bám biển mưu sinh, bất chấp lệnh cấm đánh bắt cá vô lý của Trung Cộng, trên vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa từ ngày 16 tháng 5 đến mồng 1/8/2010. Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, hiện nay có 50 tàu thuyền với 500 ngư dân Việt Nam đang đánh bắt cá tại vùng biển Hoàng Sa, 113 tàu thuyền với 2200 ngư dân đang hành nghề tại vùng biển Trường Sa. Theo các ngư dân Việt Nam thì nếu muốn bảo vệ nhau khi ra khơi phải vừa làm việc, vừa canh chừng. Các tàu thuyền cần liên kết thông tin với nhau rất chặt chẽ. Khi xuất hiện điểm lạ trên biển, các tàu thuyền khẩn thông báo cho nhau để tất cả cùng tập trung sự chú ý, phòng tránh. (trích bản tin đài RFA 19/4/2010. Người viết xin phép thay chữ Quốc sau chữ Trung bằng chữ Cộng).

Ngày 25/6/2010. Trong vòng 12 ngày từ 10 tới 22/6/2010, 31 tàu cá của ngư dân Việt Nam đã bị lực lượng Hải Cảnh Trung Cộng truy cản và trục xuất ngay trên Vịnh Bắc Bộ, khu vực đánh bắt chung giữa Việt Nam và Trung Cộng. Trung Cộng đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt cá từ 16/5 đến 1/8 lấy lý do để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu vực hiệu lực từ vĩ tuyến 12 độ vĩ bắc vùng quần đảo Trường Sa chạy dài lên tới đảo Hải Nam. Khu vực này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhưng Trung Cộng ứng xử như thuộc chủ quyền của mình. Trong diễn biến khác, hôm 24/6 phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga tuyên bố Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam đưa ra lời phản đối sau khi Ủy Ban Cải Cách & Phát Triển Nhà Nước Trung Cộng thông qua Cương Yếu về qui họach xây dựng và phát triển đảo du lịch quốc tế Hải Nam 2010-2020, trong đó xác định Khu tổ hợp chức năng biển do tỉnh Hải Nam, Trung Cộng quản lý bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa. Phía Trung Cộng dự kiến mở rộng tuyến du lịch đường không và đường biển ra quần đảo Hoàng Sa, khuyến khích việc đăng ký quyền sử dụng với các đảo chưa có người ở. Phía Việt Nam cho rằng hành động của Trung Cộng không những vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam, đi ngược lại điều gọi là nhận thức chung của lãnh đạo cấp hai nước, trái với tinh thần Tuyên Bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông mà Trung Cộng ký kết với các nước Asean năm 2002. (Người viết xin phép thay chữ Quốc sau chữ Trung bằng chữ Cộng).

Ngày 30/9/2010. Theo lời kể của anh Trương Minh Quang, thuyền trưởng tàu cá QNg 90078, vừa là nạn nhân vừa là nhân chứng, thì hôm đó có cơn bão, 17 tàu đánh cá Việt Nam dạt vào đảo Hoàng Sa tránh bão. “Bão tan là nó (Hải Quân CSTH) ra lấy đồ hết, nó bóp cổ làm dữ dội làm kinh lắm, lấy hết dụng cụ đi làm biển của mình chỉ để lại 1 cái la bàn cho mình về. Thì nghe đài Tiếng Nói Việt Nam nói Hoàng Sa là của Việt Nam mình, nhưng của Việt Nam gì mà ra đây nó bắt miết à… Việt Nam đi ra đó ban đêm né ban ngày còn không dám đi. Nó bắt được nó phạt dữ lắm.”

CSVN, cho đến nay chỉ phản đối bằng đường lối ngoại giao ôn hòa, nói đúng hơn là “phản đối suông thôi”. Người dân tự hỏi lực lượng Hải Quân, Không Quân nhân dân anh hùng, Bộ Đội biên phòng, Cảnh Sát biển đâu không thấy, chỉ thấy tàu chiến Trung Cộng, Indonesia, Malaysia, Philippines, Campuchia, Đài Loan, lúc nào cũng sẵn sàng chặn bắt tàu cá và ngư dân Việt Nam. Cứ sau mỗi vụ ngư dân và tàu cá bị lực lượng Trung Cộng bắt giữ đòi tiền chuộc, Bộ Ngoại Giao CSVN đều có công hàm phản đối, hoặc mời đại diện Sứ quán Trung Cộng tới đòi thả tàu và người.. Khi thông tin về những vấn đề này, Bộ Ngoại Giao luôn luôn khẳng định chủ quyền đất nước đối với Hoàng Sa Trường Sa. Tuy vậy những hành động mang tính thủ tục không làm dịu đi nỗi lo âu của nhân dân, ngư dân đi biển tiếp tục bị trấn lột, bắt giữ hoặc bị tàu Trung Cộng mà gọi là “tàu lạ” đâm chìm. Ngư dân Việt Nam trăm bề khó khăn, đánh bắt xa bờ thì có nơi nào khác nếu không phải là Biển Đông. Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, trên thực tế trở thành những hải đảo bị chiếm đóng, hoặc tranh chấp chủ quyền. Nếu không có lực lượng tuần tra đủ mạnh để kiểm soát lãnh hải và bảo vệ ngư dân và tàu cá của họ, thì rõ ràng đây là chuyện trăm dâu đổ lên đầu ngư dân. (Người viết xin thay chữ Hoa sau chữ Trung bằng chữ Cộng)

Mới đây, trong cuộc phỏng vấn của phóng viên Jeffrey Goldberg đăng trên tạp chí Atlantic, Fidel Castro tuyên bố: “Chủ nghĩa cộng sản Cuba không còn sử dụng được nữa”. Đây là cuộc phỏng vấn duy nhất mà Fidel Castro dành cho một nhà báo Mỹ từ khi ông rời chức Chủ Tịch nước Cuba.

Tiếp đó, chánh phủ Cuba loan báo sa thải một triệu công chức đang làm việc cho nhà nước, đồng thời cung cấp hàng ngàn héc ta đất để cho những người thất nghiệp này có thể làm chủ thật sự những mảnh đất của họ. Trong bất cứ quốc gia nào theo chủ nghĩa cộng sản, bộ máy nhà nước thường vô cùng cồng kềnh, kém hiệu qủa. Các công chức thường không làm việc theo đúng khả năng của mình, vì có làm nhiều cách mấy, tiêu chuẩn về lương bỗng hay trợ cấp cũng y như thế, dựa hệ thống phân phối của chủ nghĩa cộng sản, chẳng ai muốn làm việc hết khả năng của mình. Kinh tế cả nước suy đồi, và người dân Cuba trở thành một trong những dân tộc nghèo nhất thế giới, đến nỗi thiếu kém cả đường và gạo, mà chính Cuba thường sản xuất thặng dư mấy chục năm về trước, khi chưa áp dụng chủ nghĩa cộng sản.

Vậy là, nhà cầm quyền Cuba đã thật sự quay lưng 180 độ với chủ nghĩa cộng sản. Chủ Tịch Raoul Castro đã tiến hành một loạt các cải cách kinh tế giới hạn, và đã cảnh báo người dân Cuba rằng, họ cần phải bắt đầu làm việc chăm chỉ hơn và mong đợi ít hơn từ chính phủ.

Kết luận.

Lãnh đạo cộng sản Việt Nam sợ hãi cộng sản Trung Hoa đến mức tàu thuyền của ngư dân Việt Nam bị chiến hạm của CSTH đụng chìm, rồi chúng bắt ngư dân giam giữ đòi tiền chuộc mạng, nhưng Bộ Ngoại Giao CSVN và cả hệ thống truyền thông trong nước run sợ đến mức không dám nêu đích danh Trung Cộng mà tránh né bằng cách dùng chữ “tàu lạ” để chỉ tàu của Trung Cộng. Chưa hết, lãnh đạo CSVN còn đẻ ra tổ chức “Dân Quân Biển” để ngư dân đánh cá trên Biển Đông tự mình chiến đấu chống tàu chiến của Trung Cộng!

Trong khi đó, ông Triết lại vỗ ngực nói với lãnh đạo nước Cuba cộng sản: “Có người ví von Việt Nam với Cuba như là trời đất sinh ra, một anh ở phía đông, một anh ở phía tây, chúng ta thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới. Cuba thức canh thì Việt Nam ngủ, khi Việt Nam thức canh thì Cuba ngủ”.

Cũng như khi thăm đảo Bạch Long Vĩ của VN, đã ra lệnh: Đối với biên giới, lãnh hải, chúng ta luôn muốn hòa bình hữu nghị giữa hai dân tộc, giữa các dân tộc có biên giới với chúng ta… Làm việc này trên cơ sở thương lượng, trao đổi, vận động, thuyết phục… Không để bất cứ ai xâm lấn bờ cõi của mình, biển đảo của mình… Chúng ta không tham của ai, nhưng một tấc đất quê hương chúng ta cũng không nhân nhượng». (nội dung lệnh của NMT, gần như tương tự di chúc của Vua Trân Nhân Tôn thì phải?)

Câu cuối cùng dành cho ông Nguyễn Minh Triết và “các đồng chí” của ông trong Bộ Chính Trị:

(1) … Một tấc đất quê hương cũng không nhượng, nhưng bán đất biên giới trừ nợ mua vũ khí xâm lăng VNCH, bán Vịnh Bắc Việt với giá 2 tỷ mỹ kim, lại còn tặng không Hoàng Sa Trường Sa cho quận Tam Sa của Trung Cộng thì lãnh đạo CSVN làm ngay.

(2) “Nước Cuba cộng sản qua lời tuyên bố của Fidel Castro, quay lưng với cộng sản độc tài rồi. Vậy thì lãnh đạo CSVN từ nay một mình lo canh giữ hòa bình cho cả phía Đông và phía Tây của thế giới!? Đó là chuyện thế giới, còn quê hương Việt Nam thì sao: “Nhóm lãnh đạo CSVN có canh giữ hòa bình cho nước Việt Nam và an cư lạc nghiệp cho 87 triệu đồng bào không, hay giao toàn quyền cho Trung Cộng? Nếu giao toàn quyền cho Trung Cộng thì chừng nào công bố là tỉnh hay quận của Trung Cộng vậy?” Nếu không, tại sao đã đưa quân đội và đoàn thanh niên & thiếu nhi Việt Nam sang Bắc Kinh dự lễ quốc khánh thứ 60 (1/10/2009) của Trung Cộng? Tại sao lại tổ chức “Ngàn Năm Thăng Long” đúng ngày quốc khánh 1 tháng 10 năm 2010 (lần thứ 61) của Trung Cộng với màu sắc trong đại lễ chẳng khác màu sắc mà Trung Cộng sử dụng?

Houston, ngày 11 tháng 10 năm 2010

Phạm Bá Hoa

Lãnh đạo CSVN hãy đọc bài dưới đây, tác giả Nguyễn Hồng Sương chứng minh mức độ lệ thuộc Trung Cộng như thế nào.

“Vào blog của chị Nguyễn Mỹ Linh đọc thấy lời than thở của một người bạn chị hiện sống bên Nhật đã đọc được một bài báo gần đây tại Tokyo nói về vụ tranh chấp đảo Điếu Ngư giữa Tàu và Nhật. Người Nhật cảnh báo nguy cơ mất nước của Việt Nam, vì Nhật đã nhìn thấy những sự kiện nhân nhượng, lệ thuộc gần đây của CSVN cho thấy dấu hiệu mất nước gần kề”.

“Tôi tìm cách dò hỏi để được những thông tin liên quan tới sự kiện Nhật đánh giá Việt Nam có nguy cơ mất nước, tôi tìm được một người bạn Nhật mà tôi thường trao đổi trên mạng anh cho biết anh chưa đọc qua bài báo bình luận nói trên nhưng anh cho tôi biết tin là đảng CSVN đã đưa Quân Đội Nhân Dân CSVN kể cả các em thiếu nhi bác Hồ sang để duyệt binh chung chào đón 60 năm ngày Quốc Khánh Trung Quốc năm ngoái 2009”.

“Thật sao ? tôi nói với người bạn là tôi không nghĩ vậy, nước VN là một nước độc lập tuy có nhân nhượng TQ nhưng không đến nổi phải làm thần dân TQ. Bạn tôi hứa là sẽ tìm cho tôi tấm hình CSVN đưa người sang chào đón Hồ Cẩm Đào. Anh cho biết thêm là có thể quân đội CSVN chỉ đưa một số quân qua duyệt binh chung hữu nghị với Trung Quốc. Tôi phản đối anh bạn tôi là không thể được vì ngày Quốc Khánh của Trung Quốc thì CSVN không thể đưa lính sang duyệt binh chung với lính TQ được vì làm như vậy đương nhiên người khác sẽ nhìn mình là một thần dân của họ”..

“Anh bạn Nhật cho biết thêm là người bạn của anh có qua TQ để xem diễn hành và đã nhìn thấy hàng quân mang cờ đỏ 1 ngôi sao vàng của VN và anh chắc chắn đây không phải là lá cờ 5 sao của TQ. Nghe anh bạn người Nhật nói lòng tôi vẫn nửa nghi nửa ngờ nhưng vẫn quyết không tin là chuyện nầy có thật, chuyện tưởng như đùa. Người bạn tôi cho biết là anh sẽ tìm ra những hình ảnh đó không khó vì cuộn phim diễn hành quốc khánh TQ cũng có chiếu đoạn đoàn quân CSVN tham dự diễn hành chung với lính TQ và họ trương cờ cả cờ đỏ 1 ngôi sao vàng ở giữa thì không thể lầm đó là cờ của TQ được”.

“Và tấm hình đó người bạn cho tôi xem, đúng thật là cờ đỏ một sao vàng, cờ CSVN đang nghinh đón thái thú Hồ Cẩm Đào ngay trong ngày chào mừng quốc khánh 60. Nhìn hình tôi vẫn không tin đây là sự thật. Một rừng cờ đỏ sao vàng CSVN chào đón thái thú Hồ Cẩm Đào duyệt binh”.

“Câu chuyện chưa hết ở đây, sáng nay vào trang Tiền Vệ đọc thấy bài của Nguyễn Tôn Hiệt đưa ra những hình ảnh chứng minh sự lệ thuộc của CSVN, họ đã COPYCAT y hệt hình ảnh Trung Quốc từ quần áo cho tới cách đi đứng và những hình ảnh nầy sẽ được đưa ra trong cuộc diễn hành chào mừng 1,000 năm Thăng Long ngay trong ngày Quốc Khánh TQ 61 năm”.

Theo Người Việt Boston
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn