Phần I:
VÙNG U MINH
BÀI THƠ, NHẠC VỀ RỪNG U MINH
Trước khi vào bài, mời các bạn đọc bài thơ và nghe bài nhạc phổ bài thơ này. Bài thơ liên quan đến vùng U Minh. Bài nhạc phổ thơ này theo cảm xúc riêng tôi rất hay, nhưng không biết sao nó không được phổ biến bằng các bài nhạc phổ thơ cùng thời, cùng nhạc sĩ Phạm Duy như bài: "Thà Như Giọt Mưa", "Kỷ Vật Cho Em" "Chuyện Tình Buồn"... Chắc vì nó không đề cập đến thành phố, trường đại học, quán nhạc đèn vàng... mà chỉ nói về nơi chốn chân chất, quê mùa?
Rừng U Minh Ta Không Thấy Em
[Thơ Nguyễn Tiến Cung]
Ta không thấy em từ bấy lâu nay
Mùa mưa làm rừng đước dâng đầy
Trên cao gió hát mây như tóc
Tràm đứng như em một dáng gầy
Ta không thấy em một lần đi
Nước phèn vàng nhuộm quần trây-di *
Đạn nổ lùng bùng trong nòng ướt
Tình đã xa rồi thôi nhớ chi
Mỗi con lạch là mỗi xót xa
Mỗi giòng sông là mỗi tuổi già
Thành phố đâu đây hình mất dạng
Cuộc chiến già nua theo tiếng ca…
........
* Treillis: loại quần bằng vải khaki của quân đội, thường có hoa văn màu xanh thẫm để ngụy trang
Mời nghe nhạc:
Rừng U Minh Ta Không Thấy Em - nhạc Phạm Duy - Khánh Ly
https://youtu.be/Cd7H_ieM85k
Rừng U Minh nằm sát Vịnh Thái Lan, thuộc hai tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau. Rừng U Minh là kiểu rừng rất đặc thù, được xếp hạng độc đáo và quý hiếm trên thế giới, gồm phần trên là U Minh Thượng, phần dưới là U Minh Hạ. Giữa U Minh Thượng và U Minh Hạ là sông Trẹm và sông Cái Tàu, nơi đây thiên nhiên rất hùng vĩ và hoang sơ.
Rừng U Minh được coi là nơi có giá trị sinh khối cao nhất so với các kiểu rừng khác với khoảng 250 loài thực vật, chủ yếu là cây tràm mọc ở khắp nơi, hơn 180 loài chim, hơn 20 loài bò sát... (Wikipedia)
Sao gọi là U Minh? Theo các nhà văn viết sử dân dã chính xứ U Minh cho biết: U Minh là u ám, mù mịt, như cõi địa ngục. Tên khu vực từ xa xưa được hiểu là xứ đen tối, mù mịt.
Theo từ điển Hán Việt
U: Âm u, tối tăm, thăm thẳm
Minh có nghĩa là tối tăm, mù mịt: 暝 hay 冥 (bộ Mịch),. Không phải 明 là sáng.
Cõi U Minh ám chỉ địa ngục, là nơi tối tăm u ám.
-- U Minh Hạ có diện tích rộng khoảng 82,86 km². Cách thành phố Cà Mau 40km, nó năm trên địa phận xã Khánh Lâm, Khánh An của huyện U Minh và xã Trần Hợi, Khánh Bình Tây Bắc của huyện Trần Văn Thới. Rừng quốc gia U Minh Hạ là một trong ba vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, được UNESCO đưa vào danh sách các khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Đây là khu vực có hệ sinh thái mang nét độc đáo của vùng đất ngập nước trên lớp than bùn. Thực vật ở đây đặc trưng nhất là cây tràm và các loại dây leo. Hệ động vật tương đối phong phú với các loài cá đồng, trăn, rắn, khỉ, nai, cheo, heo rừng… hứa hẹn sẽ là một địa điểm rất lý tưởng cho những người đam mê "du lịch bụi" và ưa khám phá mạo hiểm.
-- U Minh Hạ lắm chuyện ly kỳ, rùng rợn từ thuở người đi mở đất Phương Nam về heo rừng, bắt cọp, bắt cá sấu như Sơn Nam đã viết trong "Hương Rừng Cà Mau" . Mặc dù con cọp cuối cùng đã biến mất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu, cá sấu cũng không còn nằm vắt vẻo trên bờ dưới sình như xưa nữa (giờ sấu hay châu chấu cũng bị người làm đặc sản ăn hết sạch cả rồi), nhưng U Minh Hạ vẫn còn đó với những câu chuyện rùng rợn về rắn khổng lồ nặng hàng tạ, dài cả chục mét. Ở miền rừng, dường như con gì cũng thành tinh. Đến giống lươn hiền lành cũng nặng tới... 2kg, mình to bằng cổ tay, da trơn nhẵn bóng. Chuột đồng ngót hơn cân thịt, không rõ đã sống lâu bao tuổi, người yếu bóng vía chẳng dám ăn. Có đoàn tình nguyện viên quốc tế đến U Minh Hạ vài ngày, khi về bị con muỗi rừng đốt sưng vù cả mặt, vết cắn u to bằng quả mận, vài tháng sau vẫn còn vết thâm. Xưa đã có câu ca dao về vùng đất này: “Cà Mau là xứ quê mùa/Muỗi bằng gà mái, cọp tùa bằng trâu”.
Muỗi mòng vùng U Minh đã đi vào ca dao dân gian:
"Xứ đâu như xứ Cạnh Đền
Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lềnh tựa bánh canh" (Ca dao Tây nam bộ)
Từ hai câu ca dao này đưa đến bài hát Em Về Miệt Thứ ca sĩ Hương Lan thường ca:
Từ ngày xa đất Tiền Giang
Em theo anh về xứ Cạnh Đền
Muỗi kêu mà như sáo thổi
Đĩa lềnh tựa bánh canh
Em yêu anh nên đành xa xứ
Xuôi ghe chèo Miệt Thứ Cà Mau.
(Lời nhạc: Em Về Miệt Thứ)
Mời nghe nhạc Em Về Miệt Thứ - ca sĩ Hương Lan
https://youtu.be/ZBD_j_kf8nQ
Về chuyện muỗi mòng, xin trích đoạn truyện vui sau đây của nhà văn Sơn Nam. (Phần trong ngoặc là của tác giả bài viết ghi thêm cho rõ)
2. Rừng U Minh Thượng
U Minh Thượng có diện tích rộng khoảng 80,53 km² thuộc địa phận của huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận thuộc tỉnh Kiên Giang và bán đảo Cà Mau.
Những sự đa dạng về sinh vật ở rừng U Minh Thượng như sau:
- Không khí trong lành cùng với không gian khoáng đãng
- Nhiều chim muông, thú rừng, các loài động thực vật như mảng chim, mảng dơi quạ, tràm nguyên sinh, nhiều quần thể rái cá, heo rừng, kỳ đà. Đây còn là nơi cư trú của một số loài hoang dã vùng rừng ngập như Sóc mun Viverra: Viverra megaspila.
Xin được giới thiệu đến các bạn thực vật đặc biệt của vùng U Minh, Cà Mau nói riêng và Nam bộ quê tôi nói chung.
Bài thơ được phổ nhạc nhạc trên có nói đến tràm và đước, ta lần lượt tìm hiểu 2 loại thực vật này trước.
Rừng tràm và rừng đước nối tiếp vây quanh mũi Cà Mau từ Đông sang Tây, rừng Cà Mau đứng thứ nhì trên thế giới về tầm quan trọng và diện tích, sau rừng ngập mặn ở cửa sông Amazon của châu Mỹ La Tinh. Cà Mau có hai khu rừng lớn nổi tiếng trong cả nước và trên thế giới. Khi nói đến rừng U Minh người ta liên tưởng đến loài cây phổ biến là cây tràm, cây đước tạo nên rừng bạt ngàn ở Năm Căn.
1. Cây Tràm
-- Tràm (Melaleuca cajuputi) là một trong 10 loài thuộc chi Tràm (Melaleuca L.) Cây gỗ nhỏ hay trung bình, thường xanh, cao 10-15m (đôi khi tới 20-25m), và đường kính có thể đạt 50-60cm. Đôi khi là cây bụi, cao 0,5-2m, nếu mọc ở vùng đồi cằn cỗi Thân thường không thẳng; vỏ ngoài mỏng, xốp, màu trắng xám, thường bong thành nhiều lớp. Hệ rễ phát triển mạnh. Lá đơn, mọc so le; phiến lá hình mác hay hình trái xoan hẹp, thường không cân đối, kích thước 4-8 (-10)x1-2,0 (¬2,5)cm; đầu nhọn hoặc tù, gốc tròn hoặc hơi hình nêm; dày; lúc non có lông mềm màu trắng bạc, sau nhẵn, màu xanh lục; gân chính 5 (đôi khi 6), hình cung; cuống lá ngắn, có lông.
Cụm hoa bông mọc ở đầu cành hay nách lá. Hoa nhỏ, màu trắng, trắng xanh nhạt, trắng vàng nhạt hoặc trắng kem; đài hợp ở gốc thành ống hình trụ hay hình trứng, 5 thuỳ đài rất ngắn; cánh tràng 5, có móng rất ngắn (các thuỳ đài và cánh tràng đều sớm rụng); nhị nhiều, hợp thành 5 bó, xếp đối diện với thuỳ đài; đĩa mật chia thuỳ, có lông mềm; bầu ẩn trong ống đài, 3 ô.
Quả nang gần hình chén hoặc hình bán cầu hoặc hình cầu, kích thước 3¬3,5x3,5-4mm, khi chín nứt thành 3 mảnh. Hạt hình nêm hoặc hình trứng. Sau khi hoa nở, tạo quả; trục cụm hoa tiếp tục sinh trưởng, phát triển tạo thành từng đoạn mang hoa quả và mang lá xen kẽ nhau.
2. Cây đước
Cây đước quá quen thuộc vùng Nam bộ qua ca dao. Thí dụ:
Hổng thương em hổng có cần
Trầm hương khó kiếm chớ đước, bần thiếu chi
Ta thử tìm hiểu cây đước:
-- Cây đước (Đước đôi) có tên khoa học là (Rhizophora apiculata B.L). Ở Việt Nam, đước phân bố tự nhiên trên diện rộng từ Quảng Trị đến đồng bằng sông Cửu Long, nhưng phát triển mạnh nhất ở Cà Mau. Là loài cây gỗ ngập mặn. Gỗ cây màu trắng hồng, cứng, nặng có công dụng làm củi, làm vật liệu xây dựng, đốt than. Than đước Cà Mau là chất đốt rất cần thiết thời trước.
Đước là loài cây sinh sống tại nơi đặc biệt, ngập mặn nên có bộ rễ được cấu tạo đặc biệt.
Rễ cây đước phân ra thành 2 bộ là rễ cọc và rễ phụ
- Rễ cọc nhỏ, kém phát triển, cắm sâu xuống lòng đất.
- Rễ phụ lại phát triển, mọc ra từ phần thân xung quanh gốc cây, bán chặt vào vùng bùn nhão xung quanh, giúp cho cây được vững vàng.
Trung bình mỗi cây đước có từ 8 đến 12 rễ phụ.
Rễ cây đước có nhiệm vụ hút và vận chuyển nước, cùng các chất dinh dưỡng đi nuôi cây.
Ngoài ra còn có rễ thở, có chức năng hô hấp, mọc trực tiếp trên thân cây, tại những nơi không bị ngập nước.
-- Cây mắm có tên khoa học là Avicennia marina. Có nhiều loài mắm như mắm trắng, mắm đen, mắm ổi, mắm biển, mắm lưỡi đồng… Cây con mọc thành bụi, thấp, khi lớn nó thân gỗ cao đến 15 m đôi khi đến 30 m. Hoa có màu vàng cam đến vàng chanh. Vỏ cây trơn màu lục bẩn đền xám tối, có các vết nứt. .
- Mắm đen hay mắm lưỡi đòng (danh pháp hai phần: Avicennia officinalis) là một loài thuộc thực vật ngập mặn. Cây con mọc thành bụi, thấp, khi trưởng thành nó thân gỗ cao đến 15 m đôi khi đến 30 m. Các lá xanh bóng dài 10 cm, rộng 5 cm. Có hoa lớn nhất trong chi Mắm, với đường kính từ 6 đến 10 mm khi nở. Hoa có mày vàng cam đến vàng chanh. Vỏ cây trơn màu lục bẩn đền xám tối, có các vết nứt.
- Cây mắm biển là một cây đặc trưng của hệ sinh thái rừng ngập mặn. Loại cây này có chức năng quan trọng trong việc ngăn chặn sự xâm lấn biển, làm tăng thủy triều và biến đổi khí hậu. Cây mắm biển có thể được dùng để làm củi đun, xây nhà, làm xuồng… Có rất nhiều nhà khoa học cho biết rằng cây mắm biển cũng có thể được sử dụng trong công việc điều chế dược liệu.
-- Đặc điểm của cây mắm là loại cây dễ bén rễ ở vùng đất bồi, cắm bộ rễ tua tủa trên phần đất bùn tại bãi bồi, những phần rễ mắm mọc ngược trở lên và tiếp tục giữ lại những lượng phù sa bị sóng đánh vào bãi. Đến khi mảnh đất chỗ đó dần dần nổi lên khỏi mặt nước, mặt đất bắt đầu săn lại thì cũng là thời điểm mắm cho quả. Vào khoảng tháng tư hàng năm là thời điểm cây mắm bị sâu phá hoại trầm trọng. Thời điểm này cây đước từ phía đất liền bắt đầu lấn chiếm ra phía bãi mắm. Do phải tập trung nhiều vào bộ rễ để giữ đất nên phần thân và tán mắm bị sâu phá hoại trầm trọng chẳng thể nào cạnh tranh lại với đước. Cây đước hưởng phù sa đất mới nên phát triển xanh tốt và lấn át cây mắm. Đước vươn cao đón hết những ánh mặt trời, tán đước che lấp toàn bộ loài mắm, thấp bé hơn bên dưới. Mắm chết dần và trước khi chết, mắm vẫn còn kịp ra hoa, kết trái và tung trái, vung hạt về phía chút đất non còn hoà với nước biển. Những hạt mầm lại tiếp tục sinh sôi để giữ đất và đất từ đó lại tiếp tục mở ra. Đó là lý do vì sao người dân Cà Mau hay nói “Mắm trước, đước sau,...” là như thế. (Theo Dương Kim Chuyển)
-- Phân biệt cây đước và cây mắm:
Đặc điểm nhận dạng của cây mắm là bộ rể không chỉ đâm xuống mà còn đâm ngược trở lên khỏi mặt đất để lấy không khí như đã nói.
[... Trên bãi bồi phù sa màu mỡ, đâm lên tua tủa những ngọn rễ cây mọc ngược như một rừng chông dày đặc. Đó chính là rễ cây mắm, loại cây tiên phong cư ngụ sớm nhất tại bãi bồi. Thoạt nhìn cây mắm tương tự như cây đước, nhưng đuôi lá tròn, màu lá xanh nhạt hơn lá đước, thường chỉ dễ phân biệt nhau bằng bộ rễ. Trái mắm từng chùm cỡ lóng tay, trong ruột lõm màu xanh nhỏ bằng hột bí, như trái tim, có vị đắng, nên cần luộc nhiều lần mới ăn được. Đất bùn phù sa săn dần đi nhờ cây mắm rút bớt nước, chỉ một hai năm sau, cây mắm đã trổ bông, đậu trái, rồi lại tung hạt mắm bay đến những bãi bồi mới. Họ mắm gồm nhiều loại, như mắm đen, mắm trắng, mắm biển, mắm lưỡi đồng…
Khi đất tương đối chắc, cây đước bèn đến cắm dùi. Họ nhà đước đông đảo không kém, như vẹt dù, vẹt tách, dà vôi, dà quánh… Lá đước mọc đối xứng, xanh đậm, chuôi lá nhọn, búp lá màu đỏ và đặc biệt bộ rễ um tùm vươn ra ôm chầm lấy đất. Chàng đước vội ra chiêu quy hoạch cải tạo đất, chàng vừa bảo vệ, vừa phục hóa đất chua, mở đường cho thảm thực vật phong phú phát triển. Một thời Bạc Liêu, Cà Mau đốn sạch đước để đào hầm nuôi tôm, được vài ba vụ, tôm chết hàng loạt, vì bị ô nhiễm. Đến bây giờ nông dân mới ngộ ra nhiệm vụ cao cả của cây đước. Không chỉ có nhiệm vụ giữ đất, mà cây đước còn phát triển nhiều vi sinh hữu ích làm sạch môi trường, nhất là môi trường chuyên nuôi tôm, cá…
Nhưng khi chàng đước chen chân đến định cư, thì nàng mắm đành phải dứt áo ra bãi bồi mới, theo đúng quy luật thiên nhiên từ xưa đến nay, để bảo đảm cho hệ sinh thái bền vững.
Cây mắm đầu sóng ngọn gió. Cây đước biến phù sa thành đất phì nhiêu Cây mắm rừng Cà mâu tưởng không ích gì, làm củi thì khói, làm gỗ gia dụng thì không được; nhưng chính cây mắm nầy giữ đất phù sa lại, kết dính đất phù sa với nhau, trở nên mầu mỡ tốt tươi, và nhờ đó mũi Ca Mâu ngày một mở rộng dần...](Theo Lâm Bích)
- Cây mắm mọc quanh rừng ngập mặn Mũi Cà Mau như một lá chắn giúp bảo vệ bờ biển trước nguy cơ sạt lở do biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đây có thể nói là một trong những loài cây có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành lên rừng ngập mặn. Như chúng ta biết, bãi bồi Mũi Cà Mau được hình thành từ sự lắng đọng phù sa của hai con sông lớn là sông Cửa Lớn và sông Bảy Háp. Mắm là cây tiên phong của vùng đất bồi ven biển. Mỗi năm Mũi Cà Mau vươn ra biển được gần 80 - 100m cũng một phần nhờ loài cây mắm.
Xin được trích ra đây đoạn liên quan đến cây đước trong truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn, nhà biên khảo Bình Nguyên Lộc: "Rừng Mắm"
4. Cây Bần
-- Cây bần, còn gọi là thuỷ liễu, là loại cây to mọc dựa bờ nước, lá nhiều. Cây thuộc loài thân gổ đại mộc có thể cao đến 20m và có đường kính đến 50 cm. Loại cây này có nhiều cành, cành non màu đỏ, 4 cạnh, có đốt phình to. Gổ xốp, bở, vỏ thân chứa nhiều tanin
– Bần gốc to, khỏe, rễ mọc sâu trong đất bùn. Đặc biệt từ rễ mọc ra nhiều "rễ thở" thành từng khóm quanh gốc.
– Lá đơn, mọc đối, dày, giòn, hơi mọng nước, hình bầu dục hoặc trái xoan ngược hay trái xoan thuôn, thon hẹp thành cuống ở góc, cụt hay tròn ở chóp, dai, dài 5-10cm, rộng 35-45mm. Cuống và một phần gân chính màu đỏ, gân giữa nổi rõ ở cả 2 mặt, cuống dài 0,5 – 1,5cm.
– Hoa trắng, cụm hoa ở đầu cành, có 2-3 hoa, rộng 5cm, có cuống hoa ngắn. Đài hợp ở gốc, có 6 thùy dày và dai, mặt ngoài màu lục, mặt trong màu tím hồng. Cánh tràng 6, màu trắng đục, hình dải, thuôn về hai đầu. Nhị có chỉ hình sợi, bao phấn hình thận. Bầu hình cầu dẹt, vòi dài, đầu hơi tròn.
– Trái tròn dẹp, có đài dầy, mọng nước, đường kính 5-10 cm, cao 2-3 cm, gốc có thùy đài xòe ra. Trái khi còn non thì cứng, giòn ăn chua và chát, nhưng khi chín thì mọng, thịt quả mềm Nhiều hạt có hình dẹt
Xuất phát từ cái tên bần đồng âm với sự nghèo túng, bần cùng, mà người Nam bộ đã đặt câu đố về nó:
Giống chi toàn là giống đực
Thiếu tứ bề cam cực chung thân ?
Giống đực là bởi ở loài cây này, luôn có một phần của rễ mọc ngoi lên mặt đất để hút dưỡng khí, dân gian gọi là “cặc bần”. Từ đó, người ta cho rằng bần không có giống ... cái !
Bần ơi, ơi hỡi cây bần
Lá xanh bông trắng lại gần không thơm
Hình dáng của cây bần đã thể hiện khá rõ nét qua câu ca dân dã ấy.
Truyện kể dân gian đại khái như sau:
Xưa kia có một gia đình nông dân rất nghèo khó, áo chẳng được lành, cơm chẳng đủ no. Chẳng ai biết vợ chồng anh ta tên gì, chỉ dựa vào gia cảnh mà gọi anh là Bần. Hết cày thuê đến cuốc mướn mà nhà Bần vẫn vẫn không sao có đủ gạo ăn. Người vợ ngày ngày phải lặn lội tìm thêm trái rừng, lá cây mọc hoang hái về ăn đỡ dạ.
Năm ấy, trời lụt, nước dâng cao ghê lắm. Cảnh nghèo như Bần càng thêm khốn khổ. Vợ chồng Bần biết vậy nên bồng bế nhau đi khỏi xóm, đến vùng đất ở cửa sông để cắm câu, xúc tép, mong sanh tồn qua cơn thắt ngặt.
Nhưng sức mỏn hơi mòn, Bần đã gục ngã bên bãi đất bồi ven sông. Chồng chết, vợ Bần than khóc thảm thiết rồi cũng qua đời sau đó không lâu.
Thời gian trôi qua, trời hết lụt, cuộc sống trở lại bình thường, mọi người nhớ đến Bần ra cửa sông tìm thì chẳng còn ai thấy bóng dáng của hai vợ chồng nghèo khổ ấy nữa. Tìm mãi, họ phát hiện hai cây lạ mà trước nay vùng đất này chưa từng có. Một loại cây mọc ven sông, to tàn rậm lá, hoa nở tim tím, trái hình tròn dẹp, ăn vừa chua vừa chát. Họ gọi đó là cây bần. Một loại cây khác mọc gần đấy cũng cho trái hai màu tím và trắng như bông cây bần nhưng ăn có vị mặn. Người gọi đó là cây Mắm. Họ tin rằng đấy là hai loại cây do vợ chồng Bần hoá thành, hai thứ cây này thường mọc gần nhau, chúng có đời sống rất đơn giản mọc trên vùng đất cằn cỗi hay bùn hoang, giống như tình cảnh của hai vợ chồng chàng trai nghèo khó ngày trước .. (Sưu tầm)
Tại sao gọi là thuỷ liễu?
Giai thoại kể rằng khi vua Gia Long bôn tẩu đến cửa sông Hàm Luông, tỉnh Bến Tre đã ăn món cây bần chua chấm mắm và đặt cho loài cây này cái tên trang trọng hơn là “thủy liễu”, nghĩa là cây liễu nước (sống ở bùn nước, cành rủ xuống như cây liễu).
Đây là giai thoại:
Đóm đeo thủy liễu đôi chùm
Biết ai nhơn đạo chỉ giùm làm ơn.
Miếu Ông Bần Quỳ
Ở hạ lưu sông Vàm Cỏ Tây (huyện Vàm Cỏ, Long An) có miếu thờ ông Mai Công Hương, dân gian quen gọi là " miếu Ông Bần Quỳ ". Theo Huỳnh Ngọc Trảng trong "Ngàn năm bimiệng"(Sở Văn hoá và Thông tin Long An, in năm 1984), thì từ khi Mai Công Hương (người sau đó được triều đình nhà Nguyễn phong làm « vị quốc tử nghĩa thần ») tử tiết (khi đánh với quân Nặc Thâm, năm 1705) thì tất cả “bần” mọc hai bên bờ sông đều “quỳ” xuống như muốn tỏ phục hành động nghĩa báo của ông. Có dị bản khác thì cho rằng sau khi Phan Thanh Giản tuẫn tiết năm 1867, bần ở vùng ngã ba sông Vàm Cỏ và sông Tra hàng loạt bần quỳ xuống ... chịu tang người trung liệt. Từ đó, dân gian gọi ngả ba này là Ngã ba Bần Quỳ.
Cũng theo Huỳnh Ngọc Trảng giải thích thì “hiện tượng bần quỳ là do nước sông xói mòn làm cây cối ở mé sông ngả nghiêng ...
Khi nước ngập một phần lớn của rễ bần, nếu nước chảy mạnh, rễ bần thường ngã qua xuyên lại. Do đó, dân gian miền quê Cửu Long có một câu đối khá độc đáo về rễ bần như sau:
Nước chảy cặc bần run bây bẩy
Gió đưa dái mít giãy tê tê
.
Công dụng của cây bần
-- Trái bần lúc còn sống thì chua và chát. Trái bần chín có vị chua và mùi thơm rất đặc trưng nhưng hoa bần thì lại không thơm. Do vậy mà ca dao có câu:
“Cây bần ơi, hỡi cây bần
Lá xanh bông trắng lại gần không thơm.”
Đơn giản nhất là hái trái bần ... ăn chơi. Bần chín rụng xuống người ta lượm về hoặc hái trái chua còn trên cây ăn chơi lúc rãnh rang, vị vừa chua chúa, chát, lại mằn mặn của muối ...
Như ở phần giai thoại lý giải tên thuỷ liễu chúng tôi đã nói đến món mắm sống với bần được mang đãi cả vua. Ca dao có câu:
Muốn ăn mắm sặc bần chua
Chờ mùa nước nổi ăn cho đã thèm
Mắm sống (mắm cá sặc, cá rô, cá chốt, cá trê vàng ...), giở ra, xắt chuối chát, kèm ít rau rừng như lá cách, cơm nguội, đọt sộp, lá lụa, vài trái ớt hiểm xanh ... thêm trái bần chua nữa, ăn cớm với cơm nóng thì quả thật sướng đến ... đã đời. Cơm hết nồi cũng chưa thấy no, chưa muốn nghỉ !
Khi ăn cơm, người ta có thể dầm bần chín với cá kho, mắm kho, để chấm rau sống, hoặc chấm ngay bằng gỏi bông bần. Bông bần được hái về bóp với dấm chua, làm gỏi ...
Trong số các món ăn mà bần góp mặt, cầu kỳ nhất có lẽ là canh chua bần và đọt bần xào chuột.
Canh chua bần thì ngon nhất là nấu với cá bống sao. Đồ bổi (rau) để nấu canh chua bần cá bống sao thì không thể thiếu cọng môn (có thể là thân loại môn trồng lấy củ, hoặc thân môn ngọt, chỉ để ăn cọng) và ngò gai.
Cọng môn cắt về, tước sạch vỏ bọc bên ngoài, xắt thành hình thoi. Ngò gai xắt sợi, cá bống sao làm sạch để ráo nước. Bắc nước sôi cho trái bần chín vào nấu rã, dùng rổ lược vớt bỏ hột. Nêm nếm vừa chua, đổ bổi vào nấu. Sau đó, cho cá bống vào để vài phút rắc ngò gai và ít cọng bông bần lên trên tô canh, ăn ngay khi canh nóng ... nếu để lâu thịt cá sẽ nát và mất ngon. Nước chầm là muối, ớt chín dầm nát và bọt ngọt, đường cát ...
Mùi chua của bần, mùi ngọt của cá, cọng màu xanh của môn, ngò , sắc tím lẫn trắng của bông bần gợi nên tình quê đậm đà sâu nặng ...
Ở món chuột đồng xào đọt bần, thì chuột cơm ngoài đồng ruộng béo tròn (ngon nhất là chuột no lúa mùa từ tháng mười đến tháng chạp hàng năm), đào hang bắt chúng về làm sạch, để ráo nước, rồi đem bằm thật nhuyễn. Hái đọt bần non rửa sạch, để ráo nước xắt sơ qua. Bắc chảo lên bếp cho nóng, phi tỏi mỡ cho thịt chuột đã băm nhuyễn vào xào cho thịt chín đều thịt có màu trắng đục, rồi tiếp tục cho đọt bần vào. Khi đọt bần đã chín, cho chút gia vị bột ngọt, đường, nước mắm, ớt bằm nhỏ, trộn đều cho thấm. Nhắc xuống ăn nóng, chấm với nước mắm tỏi, ớt ...
Vị chua chua, chan chát của đọt bần, trộn lẫn cùng vị béo ngọt của thịt chuột làm thành món ăn độc đáo miền quê.
(Theo Trần Minh Phương)
-- Trong dân gian, người ta thường dùng cây bần như một vị thuốc nam
Bần chua và bần ổi để cầm máu (dùng vỏ và lá),
Làm tan các vết bầm tím do đụng dập (dùng lá)
Tiêu viêm, giải nhiệt, giảm đau (dùng quả)
Điều trị nhức mỏi (dùng rễ và thân)
Ngăn chặn xuất huyết (lên men dịch quả để làm thuốc)
Điều trị ung thư vòm họng (dùng trái bần non)
Điều trị sỏi thận (rễ bần sao thủy thổ)
-- Bần đã đi vào địa danh như Rạch Bần (Cần Thơ), Cây Bần (Bạc Liêu, Sóc Trăng), Ngã Ba Bần Quỳ (Long An) ...
Bần là loài cây tạp ít giá trị kinh tế nhưng chức năng giữ đất trước sự xâm lấn của sóng biển thì thật đáng nể. Bần mọc đến đâu đất dai bền vững đến đó. Có được điều này vì bộ rễ của nó phát triển khá vững chắc và chiếm một không gian rộng lớn ...
Câu thành ngữ “Cặc bần nhét nút chai” quá quen thuộc đối với người dân miền Tây sông nước. Nội dung của nó liên quan trực tiếp đến rễ của cây bần. (Các nút chai đựng rượu thường được làm từ cặc bần) Rễ bần có hai phần: Phần ẩn dưới đất và phần mọc từ dưới bùn chĩa lên trời để hút dưỡng khí. Rễ khí này lớn hơn ngón tay cái, dân miền Tây Nam Bộ thường gọi nó một tên rất đặc biệt: "Cặc bần".
Theo Việt Nam tự điển (Lê Văn Đức – Lê Ngọc Trục, Khai Trí, Sài Gòn in năm 1970) giải thích, Cặc bần (danh từ, thực vật) : Rễ cây bần, rễ cứng đuôi nhọn đâm ngược và ngay lên chôm chổm khỏi mặt đất từ 20 đến 40 cm .
Theo dân gian, cặc bần còn được chặt nhỏ phơi khô nấu nước uống để chữa một số bệnh của phụ nữ.
Thân cây bần to có thể cưa ván, nhưng đây chỉ là ván tạp, không chắc, xài chỉ được đôi ba năm. Người nghèo dùng ván bần để làm ngựa (một loại phản, kê để ngồi) xài trong nhà. Người nghèo chết thì chôn hòm bằng ván bần ... Các loại nhánh, thân ... còn dùng làm củi nấu ăn ...
(Theo Trần Minh Phương )
Cây bần trong ca dao
Xin ghi ra đây vài câu ca dao có liên quan đến cây bần:
-- Mở đầu bằng một câu ca dao lịch sử :
Bần gie đóm đậu sáng ngời
Rạch Gầm Xoài Mút muôn đời oai linh
- Rạch Gầm - Xoài Mút
Câu ca dao này gắn liền với trận thủy chiến Rạch Gầm - Xoài Mút của Đại tướng quân Nguyễn Huệ, ông phá tan quân Xiêm xâm lược nước ta năm 1785. tại Rạch Gầm - Xoài Mút, Khúc sông Mỹ Tho, cách Mỹ Tho khoảng 12 km)
Để hun đúc tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm, tôi xin trich ra đây diễn tiến của trận đánh:
Diễn tiến trận ta thấy giống y như trận Xích Bích, quân Đông Ngô của Chu Du đốt cháy toàn bộ chiến thuyền của Tào Tháo thời Tam Quốc.
- Bần gie đóm đậu
Tôi xin nói thêm vài hàng về "Bần gie đóm đậu", "Đóm đeo thủy liễu", về ánh sáng nhấp nháy của đom đóm :
Đối diện giữa sông Hậu, nhìn từ Đại Ngãi/ Vàm Tấn quê tôi, bên phải là cù lao Dung chạy dài ra tới cửa biển Đông, bên trái là nhiều cồn nhỏ nổi song song nhau với những bờ cây bần chạy dọc theo bãi bùn, giữa là khe nước chảy êm đềm (Dải đất nổi giữa dòng sông, lớn gọi là Cù Lao, nhỏ gọi là Cồn). Những đêm không trăng, trời mờ ảo, triệu triệu đóm sáng nhấp nháy, chớp tắt nhịp nhàng của đom đóm cái gọi tình trong đêm, trên những hàng bần rũ. Thả thuyền xuôi giòng, trong khe nước giữa hai hàng bần; cùng bạn tri âm, tri kỷ nâng ly lặng ngắm cảnh trời. Dường như thuyền lạc vào cõi thiên thai! Vẳng đâu đây tiếng cá đớp bông, trái bần chín rụng.
Chỉ có đom đóm cái mới nhấp nháy ánh sáng gọi tình, đom đóm đực thì không. Xin được dẫn ra đây những điều lý thú về đom đóm cái:
Trong cuốn sách nói về đom đóm "Fireflies", tác giả Walker đã giải thích về sự nhấp nháy ánh sáng tình ái đó như sau: Trong bóng đêm, những con đom đóm đực thường bay ở trên chập chờn như ma trơi. Trong lúc đó thì những con đom đóm cái đậu trên lá cây ngọn cỏ chờ đom đóm đực. Đom đóm cái phải quan sát rất kỹ xem con đom đóm đực có phải cùng loại không (có khoảng 2000 loại đom đóm khác nhau). Nếu thấy là cùng loại, thì đom đóm cái sẽ nháy đèn ánh sáng tình ái, làm hiệu cho đom đóm đực biết để bay xuống làm tình! Điều thú vị là đom đóm cái có thể bắt chước điệu nhấp nháy của những đom đóm cái không cùng loại khác. Khi đom đóm đực không cùng loại xà xuống tưởng sẽ được làm tình, "chàng" sẽ bị đom đóm cái ăn tươi nuốt sống. Thế là đom đóm đực đã bị giống cái lừa một cách thảm thương. Đây có thể gọi là một thứ quyến rũ chết người.
(Câu Chuyện Hai Dòng Sông - Nguyên Lạc)
Danh ngôn Hán Việt có câu:
Bần cư náo thị vô nhân vấn
Phú tại thâm sơn hữu viễn thân (khách tầm)
(Nghèo ở chợ đông không đứa hỏi/ Giàu nơi núi thẳm lắm người thăm)
Trong các tiệc rượu được các "ông thần ve chai" sửa lại như sau:
Bần cưa ván ngựa đen như sắn
Mọc cặp mé sông đứng chết trân
Hay:
Bần cưa khúc bự vô phương vác
Cú tại màng tang đứng chết trân
- Đúng là ông này ngớ ngẩn, cưa thành nhiều khúc nhỏ thì vác được chứ gì, phải không?
Hoặc:
Bần cưa ván ngựa vô phương đóng
Cú tại màng tang đứng chết trân"
- Câu này được giải thích lý thú như sau:
"Bần cưa ván ngựa vô phương đóng": Chúng ta ai cũng biết bần là loại cây sống trong môi trường bùn nước, có rễ phụ mọc nhô lên, có chức năng giữ đất rất tốt. Theo kinh nghiệm dân gian thì thân cây bần to có thể cưa ván, nhưng đây chỉ là ván tạp, không chắc, xài chỉ được đôi ba năm. Gỗ bỡ nên ván bần chỉ dùng đóng những đồ dùng nhỏ xài trong nhà như ngựa, phản). Chỉ nguời nghèo mới dùng ván bần làm hòm. Bột gỗ bần chế biến theo phương pháp sulphat hóa, có thể dùng làm nguyên liệu chế tạo giấy thô. Cành bần khô dùng chất chà nhử cá và làm củi đun. Gỗ bần dùng lảm củi đốt, tuy tạo nhiệt lượng cao nhưng nhiều tro và muối. Rễ có tên bình dân là c... bần) dùng làm nút chai và làm phao cho lưới đánh cá.
Gỗ bần chống được hà và sâu bọ nên có thể dùng làm ván thuyền, vật liệu xây dựng, cột nhà; tuy nhiên lại ăn mòn các kim loại khác do chứa lượng muối khoáng cao nên khi cưa bần, xẻ ván để đóng đồ dùng, nguời ta chỉ dùng mộng gỗ để ghép mà không đóng đinh. [Theo Blog Tống Phước Hiệp ]
5. Cây Mù U
.
Quê hương tôi không có mùa thu
Biết lấy chi mơ thu sương mù?
Dòng Hậu giang lặng lờ soi bóng
Đưa tiễn người. rụng trái mù u!
(Quê Hương Tôi Không Có Mùa Thu - Nguyên Lạc )
Cây mù u tên khoa-học là Balsamia Inophyllum Loureillo, còn gọi là cây Hồ đồng.Theo tài liệu Cây cỏ rừng ngập mặn của chuyên gia lâm-học xứ Cà Mau. Cây mù u có thân gổ lớn, có thể cao đến 20m, và đường kính 80cm, dáng đẹp và tàng xanh lục, có mủ (oleoresin) xanh dợt. VN có 2 loại mù u tía và mù u trắng. Lá đơn, mọc đối, phiến nguyên, hình trứng, láng và dầy. Hoa trắng pha vàng cam, thơm, tạo thành chùm 6-10 hoa, ở nách lá, đầu cành.
Trái có nhân cứng, tròn, đường kính 2,5cm,1 hột, có mầm lớn, chứa nhiều dầu, không phôi nhủ. Ở VN,cây mọc những vùng ven biển từ Kiến-An, Quảng-Ninh, đến Quảng-Bình, Huế, Đồng-Nai, Miền tây,.Tại U-Minh, cây trồng 55 năm , đường kính thân đến 55cm.
Trong dân gian cây mù u được nhắc nhiều trong ca dao, tiếng hò, tiếng ru, hay câu đùa dí dỏm:
Cây mù u lá mù u
Vợ chồng cắng đắng thằng cu làm hòa.
Hay:
Chày mù u cối mù
Vợ chồng oánh lộn thằng cu giảng hòa
.
Trận chiến mù u
-- Có giai thoại về "Trận chiến mù u" liên quan đến trái mù u như sau:
Dưới thời vua Tự Đức để lại chiến công hiển hách, quân Pháp từ Thuận An tiến về Kinh thành Huế, bị quân triều đình mai phục bất thình lình đổ trái mù u ra mặt đường, giặc Pháp bị bất ngờ đạp trên trái mù u té, phục quân đổ ra đánh chém, giặc Pháp thua chạy dài, các hàng cây mù u xanh tươi của Xã Tắc còn đó, gợi lại niềm tự hào dân tộc đã chiến thắng quân xâm lược.
Văn Thánh trồng thông
Võ Thánh trồng bàng
Ngó vô Xã Tắc hai hàng mù u.
-- Theo ông Võ Quang Yến thật sự như sau:
"Người Huế hay tự hào về một chuyện đánh thắng Tây thời Tự Đức. Thấy quân Pháp, trong các cuộc duyệt binh, khi bước không co chân, tưởng họ không có đầu gối, vậy chỉ việc kiếm cách đánh ngã xuống đất thì họ không đứng lên lại được! Cũng như ta đã tưởng nước miếng của họ có hồ vì chỉ liếm vào là dán được tem. Nhà học giả Đông phương Thái Văn Kiểm dựa lên truyến thuyết kể chiến thắng nầy :"Khi quân Pháp đổ bộ lên cửa Thuận An, kéo binh vào thành Huế, quân ta mai phục hai bên đường vào đàn Xã tắc, bèn lấy trái mù u, đổ ra đầy đường. Quân Pháp đi giày da, đạp lên mù u, nhào té đảo điên. Quân ta thừa thế nhảy ra đánh áp la cà làm cho quân Pháp phải chạy tán loạn. Vì vậy mới gọi là trận giặc mù u. Ngày nay, hai bên đường Xã tắc, còn hai hàng mù u cao ngất nghễu thỉnh thoảng rụng trái trên vai người đi đường, như để nhắc nhở một trang sử oanh liệt." . Một người quê gốc Huế, anh Võ Hương An, rất am hiểu những sự tích ở chốn Thần kinh, tìm hiểu sâu rộng thì nhận ra chuyện vậy mà không phải vậy (4a). Tối hôm 22 tháng 5 năm Ất Dậu tức là ngày 04.07.1885, hai vị đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết thật muốn tấn công quân Pháp ở Trấn Bình Đài tức Mang Cá, không quên cho rải trước đồn những trái bàng và mù u. Suốt đêm, trước pháo đạn của ta, quân Pháp bình tĩnh thế thủ trong hầm, đợi đến rạng ngày 23 mới phản công. Quân ta ít thuốc đạn, thiếu tổ chức, tán loạn bỏ chạy, đạp lên các trái bàng và mù u, té ngã, chà đạp lên nhau, rất nhiều người chết. Thì ra gậy ông đập lại lưng ông! Và không có chuyện đánh thắng Tây, cũng không phải ở đàn Xã tắc. Theo nhà văn Pierre Loti, tức trung úy hải quân Julien Viaud, thì quân Pháp chỉ đánh chiếm Thuận An rồi thương thuyết đểđặt nền bảo hộ lên nước ta nên không có chuyện quân Pháp từ Thuận An lên đánh thành Huế."
(Trận chiến mù u - Võ Quang Yến)
[... Ngoại tôi thì hàng ngày lấy rổ ra những con khém, con rạch vớt mù u về đem làm rọi thắp sáng thay đèn dầu.
Mù u vớt về phơi khô rồi đập phần vỏ lấy nhân đem ủ trong các lu, khạp sành khoảng 4- 5 ngày, sau đó đem ra quết chung với bông gòn rồi nắn vào cọng trúc, cọng tre vót nhỏ dài khoảng 5 tấc, phía dưới chừa khoảng 1 tấc để cắm.
Sau khi nắn xong đem phới 2- 3 nắng là khô đốt cháy rất bền bỉ đến khi hết mới thôi. Để làm đồ cắm rọi, ngoại tôi nắn cục đất khối vuông, hình chữ nhật, hình thang có chứa lỗ ở giữa.
Mỗi đêm chỉ cần khoảng 10 cây là đủ cho cả nhà xài. Lúc còn nhỏ, chị em chúng tôi đêm đêm học bài cũng nhờ ánh sáng từ những cây rọi mù u của ngoại.
Đó là trò chơi các trẻ nhỏ nông thôn. Nhựa cây mù u thì chúng tôi làm dụng cụ bắt ve sầu. Lấy nhựa cây mù u rất đơn giản, chỉ cần dùng dao chặt một vết phần phần da cây, chờ khoảng 10 phút, nhựa chảy ra, dùng cọng lá dừa quẹt một chút nhựa, gắn cọng dừa vào dầu cây trúc, vậy là đã được dụng cụ bắt ve. Những chú ve sầu mãi kêu gọi bạn, chúng tôi nhè nhẹ chấm đầu cọng dừa có nhựa mù u vào cánh ve, thế là chúng khó thoát...] [Cây mù u và tuổi thơ tôi - Nguyên Hạnh ]
- Hồi nhỏ thì tôi dùng nhựa mù u, để chấm bắt chuồn chuồn, rồi dùng chuồn chuồn cắn rún mình để cho biết bơi vì bị người lớn "dụ" rằng cho nó cắn rún thì sẽ bơi được. Ôi đau và bị uống nước!
Thò tay ngắt trái mồng tơi
Bậu thoa môi tím nhìn tôi bậu cười
Chuồn chuồn cắn rún tập bơi
Trên bờ dừa nước bậu cười dòn tan
( Môi Tím Mồng Tơi - Nguyên Lạc)
.
6. Cây Sứ cùi
Trong bài thơ TRUYỆN TÌNH VÙNG U MINH ở dưới có nói cô gái nép dựa bên cây Sứ cùi, nên xin giải thích sư lược về cây hoa này.
Đại cương :
Cây sứ cùi thuộc họ trúc đào Apocynacesae, có tên khoa học là Plumeria,, cây có nguồn gốc từ Mehico, Trung Mỹ.
Cây Sứ cùi: tiếng Anh Frangipani, Pháp gọi Frangipanier tên khoa học Plumeria rubra, họ Apocynaceae (Trúc Đào) đã trở nên là một cây ở tư gia của Châu Mỹ nhiệt đới và Châu Phi Trồng để trang trí vì có hoa đẹp, có lá xanh tươi gần như quanh năm.
Theo Giáo sư Phạm Hoàng Hộ (1993), ở Việt Nam có 3 loài thuộc chi Plumeria được gây trồng nhiều nơi. Đó là loài Plumeria alba – Sứ cùi, Đại trắng; loài Plumeria obtusa – Sứ (Đại) lá tù; và Plumeria rubra – Sứ (Đại) đỏ. Trong số đó, Plumeria rubra có 4 dạng khác nhau: (1) dạng hoa trắng tâm vàng, đôi khi phớt hồng – P. rubra form. acutifolia, (2) dạng hoa vàng, đôi khi phớt hồng – P. rubra form. lutea, (3) dạng hoa đỏ, tâm vàng – P. rubra form. rubra và dạng hoa trắng, bìa hồng, tâm vàng – P. rubra form. tricolor.
Cây Sứ Frangipani - Plumeria rubra L.cv. Acutifolia gồm nhiều loại như là cây màu trắng, màu đỏ. Loài Sứ, phát triển lan rộng nhờ hệ thống cây trồng. Đồng thời cũng là nguồn gốc của nhiều giống lai và giống trồng. Cây Sứ Cùi còn có tên gọi khác là Cây Sứ Đại, Cây Sứ Ấn Độ...
Lá tập trung ở đầu cành, lá rụng hết vào mùa đông, để lại nhiều sẹo to, trên đều cành trụi lũi giống như bàn tay cùi nên được gọi là sứ cùi, có người cho là xấu nên được gọi là cây đại. Cây sứ rất siêng hoa, nở gần như quanh năm. Cành hoa trên một cuống mập dài, thân ra nhiều nhánh hoa nhỏ. Hoa tập trung ở đỉnh, màu đỏ tím. Vào mùa đông, lá rụng hết, trên cây còn lại toàn hoa nở đầy cành đỏ rực, làm cảnh hay trang trí rất đẹp.
Cây rất dễ trồng bằng giâm cành, ít tưới nước, úng nước cây sẽ thối chết, nhưng khi sống mạnh cây cần nhiều nước. Cây được biết đến nhờ sự chịu đựng một thời gian dài hạn hán. Một cây thiếu nước sẽ rụng lá, thân cây nhăn nhún nhưng cây vẫn tiếp tục sống và trở lại bình thường nếu được tưới ở lần đầu.
Tại Việt Nam, tên gọi cây Sứ cùi, theo hình dạng của cây, giống như tay chân của người bị bệnh cùi, và cũng để phân biệt với những giống cây Sứ khác như Sứ ngọc lan, Sứ chúa
Vì cây Sứ cùi mỗi lần rụng lá đổi mùa, các cành cây hình trụ đầu tròn, chu chú vài chồi lá nhỏ trông tựa ngón tay của người mắc bệnh phong hủi (bệnh cùi). Cách gọi này là một lối so sánh đối chứng, xem đây là một loài cây có hoa thơm như hoa Sứ (Michelia champaca) nhưng cành nhánh bị cùi hủi. Cách đặt tên kiểu này cũng tương tự như cách đặt tên của người Australia , họ gọi cây Sứ cùi là “dead man’s fingers tree” (cây ngón tay người chết).
.
Thực vật và môi trường :
Cây Sứ Frangipanier là một cây tiểu mộc nhỏ, lá rụng, khoảng 3 đến 7 m chiều cao, thân cây cong queo, bên ngoài thân láng và bóng, thân thịt mềm , với những chất dính dồi dào, có mủ trắng.
Thân cây tròn mập, phân cành nhánh nhiều, dài, khẳng khiu cong queo, xù xì. Ví thế, Tán cây Sứ Cùi rộng và dày. Vỏ cây có màu trắng xám và có nhiều sẹo trên thân do rụng lá để lại, cây có nhựa mủ.Gổ trắng ngà hơi vàng và mềm.
Những nhánh rậm nhiều, dày thịt, phù lên và ửng màu xanh lá cây ở những điểm.
Lá cây Sứ Cùi thuôn dài có hình bầu dục, rộng ở giữa và hẹp lại ở cả 2 đầu. Lá có màu xanh bóng, nhẵn ở mặt trên, lớp lông mịn cùng với gân chính màu trắng nằm ở mặt và các gân viền ở mép nổi rõ ở mặt dưới lá. Lá xếp sát nhau thành vòng ở ngọn cành, khi rụng để lại sẹo lớn ở cành.
Cây sứ cùi là cây bóng mát có hoa đẹp. Cây sứ cùi có nhiều loại khác nhau; tuy nhiên những loại đang được ưa chuộng hiện nay bao gồm: cây sứ hoa trắng; cây sứ hoa vàng; cây sứ hoa hồng.
Cây có lá to và tán lá rộng. Vì thế thường trồng làm cây bóng mát, tạo cảnh quan cho đô thị, các khu công nghiệp, công viên cây xanh, các khu di tích.Không chỉ vậy, cây sứ đại còn có hoa đẹp và có mùi thơm dịu nên được nhiều người chọn trồng để tạo cảnh quan sân vườn đem lại cho con người ta cảm giác an nhiên.Bởi vì hình dáng cây độc đáo, có nhiều cành nhánh tạo vẻ cổ kính nên cây sứ đại được trồng khá nhiều trong các đình, đền, lăng, tẩm để tăng thêm vẻ trang nghiêm cho những nơi này.
Công dụng
-- Sứ cùi thường được trồng ở các đền đài, và dùng hoa của nó để thờ cúng. Nicaragua và Lào là hai nước lấy cây Sứ cùi làm quốc hoa, ở đó nó được gọi với cái tên là Sacuajoche ( Nicaragua ) và Champa (Lào). Sứ cùi có tên tiếng Anh là frangipani, xuất phát từ tên dòng họ Frangipani của một gia đình hầu tước đã nghĩ ra cách tạo một loại nước hoa có mùi của hoa Sứ cùi.
-- Cây sứ cùi còn có tác dụng chữa bệnh như một cây thuốc thảo dược, theo y học dân gian, điều trị nhiều bệnh như: Nhuận tràng, xổ ra giun. Hoa của cây sứ đại có thể trị sốt, chữa ho và tiêu đờm. Lá của cây sứ đại còn có thể nấu thành cao, đắp vào chỗ da bị trầy chảy máu sẽ giúp cầm máu và vết thương sẽ mau lành.
Hoa của các loài trong chi Plumeria thường được dùng trong các trường hợp: Phòng say nóng; Chữa viêm ruột, lỵ; Trị chứng khó tiêu, kém hấp thu ở trẻ em; Chữa nhiểm khuẩn viêm gan; Chữa viêm phế quản, ho…
Nhựa cũng được dùng như vỏ, chữa chai chân, sưng tấy, mụt nhọt. Lá cũng được dùng chữa bong gân, sai khớp, mụn nhọt. Nhiều người còn dùng vỏ cây ngâm rượu để ngậm chữa chứng nhức răng do viêm lợi. (Theo Đỗ Xuân Cẩm).
Nguyên Lạc
(Còn tiếp phần II: Chuyện Tình)
VÙNG U MINH
BÀI THƠ, NHẠC VỀ RỪNG U MINH
Trước khi vào bài, mời các bạn đọc bài thơ và nghe bài nhạc phổ bài thơ này. Bài thơ liên quan đến vùng U Minh. Bài nhạc phổ thơ này theo cảm xúc riêng tôi rất hay, nhưng không biết sao nó không được phổ biến bằng các bài nhạc phổ thơ cùng thời, cùng nhạc sĩ Phạm Duy như bài: "Thà Như Giọt Mưa", "Kỷ Vật Cho Em" "Chuyện Tình Buồn"... Chắc vì nó không đề cập đến thành phố, trường đại học, quán nhạc đèn vàng... mà chỉ nói về nơi chốn chân chất, quê mùa?
Rừng U Minh Ta Không Thấy Em
[Thơ Nguyễn Tiến Cung]
Ta không thấy em từ bấy lâu nay
Mùa mưa làm rừng đước dâng đầy
Trên cao gió hát mây như tóc
Tràm đứng như em một dáng gầy
Ta không thấy em một lần đi
Nước phèn vàng nhuộm quần trây-di *
Đạn nổ lùng bùng trong nòng ướt
Tình đã xa rồi thôi nhớ chi
Mỗi con lạch là mỗi xót xa
Mỗi giòng sông là mỗi tuổi già
Thành phố đâu đây hình mất dạng
Cuộc chiến già nua theo tiếng ca…
........
* Treillis: loại quần bằng vải khaki của quân đội, thường có hoa văn màu xanh thẫm để ngụy trang
Mời nghe nhạc:
Rừng U Minh Ta Không Thấy Em - nhạc Phạm Duy - Khánh Ly
https://youtu.be/Cd7H_ieM85k
RỪNG U MINH
Rừng U Minh nằm sát Vịnh Thái Lan, thuộc hai tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau. Rừng U Minh là kiểu rừng rất đặc thù, được xếp hạng độc đáo và quý hiếm trên thế giới, gồm phần trên là U Minh Thượng, phần dưới là U Minh Hạ. Giữa U Minh Thượng và U Minh Hạ là sông Trẹm và sông Cái Tàu, nơi đây thiên nhiên rất hùng vĩ và hoang sơ.
Rừng U Minh được coi là nơi có giá trị sinh khối cao nhất so với các kiểu rừng khác với khoảng 250 loài thực vật, chủ yếu là cây tràm mọc ở khắp nơi, hơn 180 loài chim, hơn 20 loài bò sát... (Wikipedia)
Sao gọi là U Minh? Theo các nhà văn viết sử dân dã chính xứ U Minh cho biết: U Minh là u ám, mù mịt, như cõi địa ngục. Tên khu vực từ xa xưa được hiểu là xứ đen tối, mù mịt.
Theo từ điển Hán Việt
U: Âm u, tối tăm, thăm thẳm
Minh có nghĩa là tối tăm, mù mịt: 暝 hay 冥 (bộ Mịch),. Không phải 明 là sáng.
Cõi U Minh ám chỉ địa ngục, là nơi tối tăm u ám.
1. Rừng U Minh Hạ
-- U Minh Hạ có diện tích rộng khoảng 82,86 km². Cách thành phố Cà Mau 40km, nó năm trên địa phận xã Khánh Lâm, Khánh An của huyện U Minh và xã Trần Hợi, Khánh Bình Tây Bắc của huyện Trần Văn Thới. Rừng quốc gia U Minh Hạ là một trong ba vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, được UNESCO đưa vào danh sách các khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Đây là khu vực có hệ sinh thái mang nét độc đáo của vùng đất ngập nước trên lớp than bùn. Thực vật ở đây đặc trưng nhất là cây tràm và các loại dây leo. Hệ động vật tương đối phong phú với các loài cá đồng, trăn, rắn, khỉ, nai, cheo, heo rừng… hứa hẹn sẽ là một địa điểm rất lý tưởng cho những người đam mê "du lịch bụi" và ưa khám phá mạo hiểm.
-- U Minh Hạ lắm chuyện ly kỳ, rùng rợn từ thuở người đi mở đất Phương Nam về heo rừng, bắt cọp, bắt cá sấu như Sơn Nam đã viết trong "Hương Rừng Cà Mau" . Mặc dù con cọp cuối cùng đã biến mất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu, cá sấu cũng không còn nằm vắt vẻo trên bờ dưới sình như xưa nữa (giờ sấu hay châu chấu cũng bị người làm đặc sản ăn hết sạch cả rồi), nhưng U Minh Hạ vẫn còn đó với những câu chuyện rùng rợn về rắn khổng lồ nặng hàng tạ, dài cả chục mét. Ở miền rừng, dường như con gì cũng thành tinh. Đến giống lươn hiền lành cũng nặng tới... 2kg, mình to bằng cổ tay, da trơn nhẵn bóng. Chuột đồng ngót hơn cân thịt, không rõ đã sống lâu bao tuổi, người yếu bóng vía chẳng dám ăn. Có đoàn tình nguyện viên quốc tế đến U Minh Hạ vài ngày, khi về bị con muỗi rừng đốt sưng vù cả mặt, vết cắn u to bằng quả mận, vài tháng sau vẫn còn vết thâm. Xưa đã có câu ca dao về vùng đất này: “Cà Mau là xứ quê mùa/Muỗi bằng gà mái, cọp tùa bằng trâu”.
Muỗi mòng vùng U Minh đã đi vào ca dao dân gian:
"Xứ đâu như xứ Cạnh Đền
Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lềnh tựa bánh canh" (Ca dao Tây nam bộ)
Từ hai câu ca dao này đưa đến bài hát Em Về Miệt Thứ ca sĩ Hương Lan thường ca:
Từ ngày xa đất Tiền Giang
Em theo anh về xứ Cạnh Đền
Muỗi kêu mà như sáo thổi
Đĩa lềnh tựa bánh canh
Em yêu anh nên đành xa xứ
Xuôi ghe chèo Miệt Thứ Cà Mau.
(Lời nhạc: Em Về Miệt Thứ)
Mời nghe nhạc Em Về Miệt Thứ - ca sĩ Hương Lan
https://youtu.be/ZBD_j_kf8nQ
Về chuyện muỗi mòng, xin trích đoạn truyện vui sau đây của nhà văn Sơn Nam. (Phần trong ngoặc là của tác giả bài viết ghi thêm cho rõ)
.
[... Má ơi ! Đừng gả con xa.
Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu
Câu chuyện xảy ra tại rạch Bình Thủy, làng Long Tuyền, tỉnh Cần Thơ, đâu cũng vào khoảng năm 1939 hoặc 1940 gì đó.
...
-- Dạ, vợ chồng cậu Quỳnh mạnh khỏe (Khách từ U Minh lên Bình Thủy nhắn lời cô Út thăm hỏi ông bà Cả - Cha mẹ cô Út, vợ Quỳnh - trả lời). Nhờ trời sanh được sáu đứa con. Bốn đứa sau đều là con trai.
Bà Cả mừng quýnh :
- Úy ! Bộ con Út đẻ năm một sao ? Con nhỏ đó thiệt...
Khách trả lời :
- Dạ, đẻ năm một. Đứa ăn thôi nôi, đứa lôi đầy tháng. Mẹ tròn con vuông. Hồi tôi đi đây, cô Út gần nằm chỗ một lần nữa. Thưa ông bà, "miệt dưới" ai cũng vậy. Như vợ chồng cháu đây có tám đứa con.
- Sao vậy cà ? Sao vậy cà ? Ở dưới cỡ này ra sao mà thiên hạ đẻ nhiều quá vậy ?
Khách ngượng nghịu... chập sau mới nói :
- Dạ ở miệt dưới muỗi dữ lắm; chạng vạng là cả nhà, vợ chồng con cái rút vô mùng... nói chuyện. Ít ai đi đâu.
Ai nấy phá lên cười to. Đến lúc bấy giờ, ông Cả bà Cả mới hiểu thêm một sự bí mật quan trọng của tiếng "muỗi kêu như sáo thổi" ở Cạnh Đền. Nó làm hại sức khỏe con người. Nhưng nó gắn bó mối tình chồng vợ hơn ở xứ không có muỗi... ] [Cô Út về rừng - Sơn Nam]
.
-- Những sự đa dạng về sinh vật ở rừng U Minh Hạ như sau:
- Rừng U Minh Hạ mang nét đặc trưng tiêu biểu của rừng ngập mặn miền Nam. Cây rừng ở u Minh chủ yếu là loại tràm ngập mặn, năn, sậy và các loại dây leo cùng với hệ động vật đa dạng như các loại cá nước ngọt, heo rừng, nai, khỉ, sóc, kỳ đà, trăn, rắn, rùa… nhiều loại quý hiếm khác.
Và đặc biệt, mật ong rừng U Minh:
[... Má ơi ! Đừng gả con xa.
Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu
Câu chuyện xảy ra tại rạch Bình Thủy, làng Long Tuyền, tỉnh Cần Thơ, đâu cũng vào khoảng năm 1939 hoặc 1940 gì đó.
...
-- Dạ, vợ chồng cậu Quỳnh mạnh khỏe (Khách từ U Minh lên Bình Thủy nhắn lời cô Út thăm hỏi ông bà Cả - Cha mẹ cô Út, vợ Quỳnh - trả lời). Nhờ trời sanh được sáu đứa con. Bốn đứa sau đều là con trai.
Bà Cả mừng quýnh :
- Úy ! Bộ con Út đẻ năm một sao ? Con nhỏ đó thiệt...
Khách trả lời :
- Dạ, đẻ năm một. Đứa ăn thôi nôi, đứa lôi đầy tháng. Mẹ tròn con vuông. Hồi tôi đi đây, cô Út gần nằm chỗ một lần nữa. Thưa ông bà, "miệt dưới" ai cũng vậy. Như vợ chồng cháu đây có tám đứa con.
- Sao vậy cà ? Sao vậy cà ? Ở dưới cỡ này ra sao mà thiên hạ đẻ nhiều quá vậy ?
Khách ngượng nghịu... chập sau mới nói :
- Dạ ở miệt dưới muỗi dữ lắm; chạng vạng là cả nhà, vợ chồng con cái rút vô mùng... nói chuyện. Ít ai đi đâu.
Ai nấy phá lên cười to. Đến lúc bấy giờ, ông Cả bà Cả mới hiểu thêm một sự bí mật quan trọng của tiếng "muỗi kêu như sáo thổi" ở Cạnh Đền. Nó làm hại sức khỏe con người. Nhưng nó gắn bó mối tình chồng vợ hơn ở xứ không có muỗi... ] [Cô Út về rừng - Sơn Nam]
.
-- Những sự đa dạng về sinh vật ở rừng U Minh Hạ như sau:
- Rừng U Minh Hạ mang nét đặc trưng tiêu biểu của rừng ngập mặn miền Nam. Cây rừng ở u Minh chủ yếu là loại tràm ngập mặn, năn, sậy và các loại dây leo cùng với hệ động vật đa dạng như các loại cá nước ngọt, heo rừng, nai, khỉ, sóc, kỳ đà, trăn, rắn, rùa… nhiều loại quý hiếm khác.
Và đặc biệt, mật ong rừng U Minh:
.
[... Nơi đây đặc biệt, dưới tán rừng tràm, loài ong quanh năm cần mẫn đi hút mật hoa tràm về xây tổ và cho sản lượng mật lớn. Mật ong rừng U Minh nguyên chất trong và vàng tươi, những giọt mật được chắt lọc kỹ càng, hoàn toàn được lấy vào mùa hoa tràm nở rộ. Mật ong rừng U Minh không bị pha trộn, để lâu năm không đổi màu, không biến chất, có hương vị đặc biệt của hoa tràm, mùi thơm nhẹ và có rất nhiều công dụng trong y học, chăm sóc sức khỏe.
Vào mùa “ăn ong”, từ khoảng Tết cho đến tháng 6, đi du lịch U Minh Hạ, du khách sẽ được theo chân những người thợ gác kèo ong vào rừng cùng ăn ong, lấy mật. Tại đây, du khách được thưởng thức món ăn từ ong non vừa được cắt xuống, chấm thêm tí mật của hương rừng tràm U Minh cảm nhận vị ngọt thanh, thơm ngát của ong rừng. Ngoài mật ong, ong rừng U Minh còn chế biến được nhiều món khác nhau, như nhộng ong xào, nhộng ong nấu cháo, nhộng ong kho khô, hay xúc bánh tráng…
Ngoài những món ăn quen thuộc từ nhộng ong, người dân vùng U Minh còn chế biến một món ăn rất đặc biệt từ nhộng ong, đó là mắm ong. Mắm ong, đặc sản rừng U Minh với nhiều người nghe có vẻ xa lạ, nhưng với người dân vùng U Minh đây là một món ăn rất dân dã.
Món đặc sản rừng U Minh này có thể ăn kèm với các loại rau rừng cùng lá cóc, chuối chát, dưa leo… Vị mềm béo và thơm của ong, vị chua nhẹ của mắm và lá cóc, chát chát của chuối, giòn giòn của dưa leo… cùng mùi thơm đặc trưng của thính lan tỏa khiến bạn ăn hoài không chán. Nếu thích, bạn có thể trộn mắm ong với thịt ba chỉ luộc nước dừa thêm vài lát ớt sừng cùng ngò rí vậy là bữa ăn giữa bạt ngàn tràm U Minh đã trở nên thịnh soạn rồi... ] [Tùy Phong – Mytour.vn]
.
[... Nơi đây đặc biệt, dưới tán rừng tràm, loài ong quanh năm cần mẫn đi hút mật hoa tràm về xây tổ và cho sản lượng mật lớn. Mật ong rừng U Minh nguyên chất trong và vàng tươi, những giọt mật được chắt lọc kỹ càng, hoàn toàn được lấy vào mùa hoa tràm nở rộ. Mật ong rừng U Minh không bị pha trộn, để lâu năm không đổi màu, không biến chất, có hương vị đặc biệt của hoa tràm, mùi thơm nhẹ và có rất nhiều công dụng trong y học, chăm sóc sức khỏe.
Vào mùa “ăn ong”, từ khoảng Tết cho đến tháng 6, đi du lịch U Minh Hạ, du khách sẽ được theo chân những người thợ gác kèo ong vào rừng cùng ăn ong, lấy mật. Tại đây, du khách được thưởng thức món ăn từ ong non vừa được cắt xuống, chấm thêm tí mật của hương rừng tràm U Minh cảm nhận vị ngọt thanh, thơm ngát của ong rừng. Ngoài mật ong, ong rừng U Minh còn chế biến được nhiều món khác nhau, như nhộng ong xào, nhộng ong nấu cháo, nhộng ong kho khô, hay xúc bánh tráng…
Ngoài những món ăn quen thuộc từ nhộng ong, người dân vùng U Minh còn chế biến một món ăn rất đặc biệt từ nhộng ong, đó là mắm ong. Mắm ong, đặc sản rừng U Minh với nhiều người nghe có vẻ xa lạ, nhưng với người dân vùng U Minh đây là một món ăn rất dân dã.
Món đặc sản rừng U Minh này có thể ăn kèm với các loại rau rừng cùng lá cóc, chuối chát, dưa leo… Vị mềm béo và thơm của ong, vị chua nhẹ của mắm và lá cóc, chát chát của chuối, giòn giòn của dưa leo… cùng mùi thơm đặc trưng của thính lan tỏa khiến bạn ăn hoài không chán. Nếu thích, bạn có thể trộn mắm ong với thịt ba chỉ luộc nước dừa thêm vài lát ớt sừng cùng ngò rí vậy là bữa ăn giữa bạt ngàn tràm U Minh đã trở nên thịnh soạn rồi... ] [Tùy Phong – Mytour.vn]
.
2. Rừng U Minh Thượng
U Minh Thượng có diện tích rộng khoảng 80,53 km² thuộc địa phận của huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận thuộc tỉnh Kiên Giang và bán đảo Cà Mau.
Những sự đa dạng về sinh vật ở rừng U Minh Thượng như sau:
- Không khí trong lành cùng với không gian khoáng đãng
- Nhiều chim muông, thú rừng, các loài động thực vật như mảng chim, mảng dơi quạ, tràm nguyên sinh, nhiều quần thể rái cá, heo rừng, kỳ đà. Đây còn là nơi cư trú của một số loài hoang dã vùng rừng ngập như Sóc mun Viverra: Viverra megaspila.
GIỚI THIỆU VÀI LOẠI THỰC VẬT ĐẶC BIỆT
Xin được giới thiệu đến các bạn thực vật đặc biệt của vùng U Minh, Cà Mau nói riêng và Nam bộ quê tôi nói chung.
Bài thơ được phổ nhạc nhạc trên có nói đến tràm và đước, ta lần lượt tìm hiểu 2 loại thực vật này trước.
Rừng tràm và rừng đước nối tiếp vây quanh mũi Cà Mau từ Đông sang Tây, rừng Cà Mau đứng thứ nhì trên thế giới về tầm quan trọng và diện tích, sau rừng ngập mặn ở cửa sông Amazon của châu Mỹ La Tinh. Cà Mau có hai khu rừng lớn nổi tiếng trong cả nước và trên thế giới. Khi nói đến rừng U Minh người ta liên tưởng đến loài cây phổ biến là cây tràm, cây đước tạo nên rừng bạt ngàn ở Năm Căn.
1. Cây Tràm
-- Tràm (Melaleuca cajuputi) là một trong 10 loài thuộc chi Tràm (Melaleuca L.) Cây gỗ nhỏ hay trung bình, thường xanh, cao 10-15m (đôi khi tới 20-25m), và đường kính có thể đạt 50-60cm. Đôi khi là cây bụi, cao 0,5-2m, nếu mọc ở vùng đồi cằn cỗi Thân thường không thẳng; vỏ ngoài mỏng, xốp, màu trắng xám, thường bong thành nhiều lớp. Hệ rễ phát triển mạnh. Lá đơn, mọc so le; phiến lá hình mác hay hình trái xoan hẹp, thường không cân đối, kích thước 4-8 (-10)x1-2,0 (¬2,5)cm; đầu nhọn hoặc tù, gốc tròn hoặc hơi hình nêm; dày; lúc non có lông mềm màu trắng bạc, sau nhẵn, màu xanh lục; gân chính 5 (đôi khi 6), hình cung; cuống lá ngắn, có lông.
Cụm hoa bông mọc ở đầu cành hay nách lá. Hoa nhỏ, màu trắng, trắng xanh nhạt, trắng vàng nhạt hoặc trắng kem; đài hợp ở gốc thành ống hình trụ hay hình trứng, 5 thuỳ đài rất ngắn; cánh tràng 5, có móng rất ngắn (các thuỳ đài và cánh tràng đều sớm rụng); nhị nhiều, hợp thành 5 bó, xếp đối diện với thuỳ đài; đĩa mật chia thuỳ, có lông mềm; bầu ẩn trong ống đài, 3 ô.
Quả nang gần hình chén hoặc hình bán cầu hoặc hình cầu, kích thước 3¬3,5x3,5-4mm, khi chín nứt thành 3 mảnh. Hạt hình nêm hoặc hình trứng. Sau khi hoa nở, tạo quả; trục cụm hoa tiếp tục sinh trưởng, phát triển tạo thành từng đoạn mang hoa quả và mang lá xen kẽ nhau.
-- Tràm lá dài (cây tràm gió) hay Cừ tràm là loại cây thân gỗ, có vỏ mềm xốp, khi cao 3-5 mét thì vỏ cây nứt ra từng miếng mảng dễ bị tróc. Lá cây tràm có mày xanh, mọc so le, hình trứng hay mũi mác, dài 1 – 25 cm và rộng 0,5 – 7 cm, mép lá nhẵn, màu xanh lục sẫm hay xanh xám.
-- Công dụng của tràm:
Cây tràm được dùng làm củi, cừ tràm trong xây dựng. Vỏ tràm dùng để trám ghe, thùng.
- Trong lá và cành non của cây tràm có tinh dầu tràm có tính sát trùng dùng để xức trị bệnh hô hấp. Tinh dầu tràm có tác dụng thay đổi sự bài tiết của khí quản và làm lỏng đờm.
Dầu tràm gió là một loại dầu gió được chiết xuất từ lá của cây tràm lá dài (Melaleuca leucadendra), cũng có thể chiết xuất từ các cây khác thuộc chi Tràm. Loại dầu này có hương thơm và mùi vị dễ chịu nên được dùng trong nhiều loại thuốc ho, nước súc miệng, thuốc sát khuẩn và nấm đặc hiệu dưới hai dạng sử dụng bôi thoa trực tiếp hay dạng hít ngửi bay hơi. Từ lâu dầu tràm đã được sử dụng rất rộng rãi trong cộng đồng ở Việt Nam để phòng ngừa cảm mạo, gió máy cho người già, người bệnh, sản phụ, trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh
- Đặc biệt thân cây tràm sử dụng rất nhiều trong các công trình xây dựng, các công trình bờ kè giữ đất. Cừ tràm sau khi trông khoảng 5-6 năm trở lên có thể khai thác để sử dụng gia cố nền móng cho các công trình xây dựng vừa và nhỏ. Thường sử dụng loại cừ tràm có chiều dài từ 3,7 – 4,5 mét và có đường kính gốc 8 – 12 cm, đường kính ngọn từ 3 – 4,5 cm. Cừ tràm có độ bền khá cao nếu ở trong điều kiện thích hợp. Điều kiện thích hợp của cừ tràm là ngập nước hoặc độ ẩm cao. Ngoài ra cừ tràm còn được kết hợp với phên tre sử dụng để gia cố cho các bờ kênh, bờ kè, các thành hố đào,… chống sạt lở đất.
-- Công dụng của tràm:
Cây tràm được dùng làm củi, cừ tràm trong xây dựng. Vỏ tràm dùng để trám ghe, thùng.
- Trong lá và cành non của cây tràm có tinh dầu tràm có tính sát trùng dùng để xức trị bệnh hô hấp. Tinh dầu tràm có tác dụng thay đổi sự bài tiết của khí quản và làm lỏng đờm.
Dầu tràm gió là một loại dầu gió được chiết xuất từ lá của cây tràm lá dài (Melaleuca leucadendra), cũng có thể chiết xuất từ các cây khác thuộc chi Tràm. Loại dầu này có hương thơm và mùi vị dễ chịu nên được dùng trong nhiều loại thuốc ho, nước súc miệng, thuốc sát khuẩn và nấm đặc hiệu dưới hai dạng sử dụng bôi thoa trực tiếp hay dạng hít ngửi bay hơi. Từ lâu dầu tràm đã được sử dụng rất rộng rãi trong cộng đồng ở Việt Nam để phòng ngừa cảm mạo, gió máy cho người già, người bệnh, sản phụ, trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh
- Đặc biệt thân cây tràm sử dụng rất nhiều trong các công trình xây dựng, các công trình bờ kè giữ đất. Cừ tràm sau khi trông khoảng 5-6 năm trở lên có thể khai thác để sử dụng gia cố nền móng cho các công trình xây dựng vừa và nhỏ. Thường sử dụng loại cừ tràm có chiều dài từ 3,7 – 4,5 mét và có đường kính gốc 8 – 12 cm, đường kính ngọn từ 3 – 4,5 cm. Cừ tràm có độ bền khá cao nếu ở trong điều kiện thích hợp. Điều kiện thích hợp của cừ tràm là ngập nước hoặc độ ẩm cao. Ngoài ra cừ tràm còn được kết hợp với phên tre sử dụng để gia cố cho các bờ kênh, bờ kè, các thành hố đào,… chống sạt lở đất.
2. Cây đước
Cây đước quá quen thuộc vùng Nam bộ qua ca dao. Thí dụ:
Hổng thương em hổng có cần
Trầm hương khó kiếm chớ đước, bần thiếu chi
Ta thử tìm hiểu cây đước:
-- Cây đước (Đước đôi) có tên khoa học là (Rhizophora apiculata B.L). Ở Việt Nam, đước phân bố tự nhiên trên diện rộng từ Quảng Trị đến đồng bằng sông Cửu Long, nhưng phát triển mạnh nhất ở Cà Mau. Là loài cây gỗ ngập mặn. Gỗ cây màu trắng hồng, cứng, nặng có công dụng làm củi, làm vật liệu xây dựng, đốt than. Than đước Cà Mau là chất đốt rất cần thiết thời trước.
Đước là loài cây sinh sống tại nơi đặc biệt, ngập mặn nên có bộ rễ được cấu tạo đặc biệt.
Rễ cây đước phân ra thành 2 bộ là rễ cọc và rễ phụ
- Rễ cọc nhỏ, kém phát triển, cắm sâu xuống lòng đất.
- Rễ phụ lại phát triển, mọc ra từ phần thân xung quanh gốc cây, bán chặt vào vùng bùn nhão xung quanh, giúp cho cây được vững vàng.
Trung bình mỗi cây đước có từ 8 đến 12 rễ phụ.
Rễ cây đước có nhiệm vụ hút và vận chuyển nước, cùng các chất dinh dưỡng đi nuôi cây.
Ngoài ra còn có rễ thở, có chức năng hô hấp, mọc trực tiếp trên thân cây, tại những nơi không bị ngập nước.
-- Đặc điểm sinh sản của cây đướcKhông giống hầu hết các loài thực vật khác, đước có một hình thức sinh sản khá đặc biệt đó là “thực vật thai sinh”. Vào mùa tháng 4, tháng 5 hàng năm đước ra hoa và kết quả. Thời gian quả chín từ tháng bảy đến tháng mười hàng năm. Khi quả đước chín, hạt sẽ nảy mầm, hấp thụ chất dinh dưỡng luôn trong phần thịt quả. Thời gian từ khi ra hoa đến khi phôi chín khoảng tầm 6 tháng.
Khi phôi chín sẽ tách khỏi cơ thể cây mẹ và rơi xuống nước, trôi dạt khắp nơi. Quả nào gặp bùn sẽ bám trụ lại, mọc ra rễ con bám vào bùn và phát triển thành cây, quả nào không gặp bùn thì sẽ tiếp tục trôi dạt đến nơi khác. Thời gian từ lúc quả đước bám rễ vào trong đất đến lúc mọc ra được chồi non là khoảng 20 đến 25 ngày. Sẽ mất khoảng 20 năm để cây đước phát triển từ mầm cây bé lên được thành cây lớn có thể khai thác gỗ.
Một số loài đước - mangrove - có gỗ thích hợp cho các công trình xây dựng dưới nước hoặc để làm cọc, cột. Tanin thu được từ vỏ cây để thuộc da. Các rừng đước ngập mặn tạo thành một phần của hệ sinh thái đất ngập mặn, có vai trò quan trọng trong sự phát triển và đa dạng hóa của động vật thân mềm.
Ai chưa đến Cà Mau thường nghĩ đến nơi đây là vùng đất của những tán đước xanh rờn. Cây đước dường như trở thành một loài cây biểu tượng của vùng đất biển. Người ta thường biết đến cây đước Cà Mau qua những lời ca tiếng hát ân tình “Anh đến quê em đất biển Cà Mau/ Có thấy xanh tươi đước rừng bát ngát” (Đất Mũi Cà Mau); “Rằng quê Minh Hải mình đây/ Đồng xanh thẳng cánh chim bay/Chang đước vươn ra xa khơi” (Trên quê hương Minh Hải),… Thế nhưng có một loài cây vẫn thầm lặng sinh sôi vun trồng những hạt giống của mình cho vùng đất bồi ngày đêm vươn mình lấn biển: Đó chính là cây mắm.
Khi phôi chín sẽ tách khỏi cơ thể cây mẹ và rơi xuống nước, trôi dạt khắp nơi. Quả nào gặp bùn sẽ bám trụ lại, mọc ra rễ con bám vào bùn và phát triển thành cây, quả nào không gặp bùn thì sẽ tiếp tục trôi dạt đến nơi khác. Thời gian từ lúc quả đước bám rễ vào trong đất đến lúc mọc ra được chồi non là khoảng 20 đến 25 ngày. Sẽ mất khoảng 20 năm để cây đước phát triển từ mầm cây bé lên được thành cây lớn có thể khai thác gỗ.
Một số loài đước - mangrove - có gỗ thích hợp cho các công trình xây dựng dưới nước hoặc để làm cọc, cột. Tanin thu được từ vỏ cây để thuộc da. Các rừng đước ngập mặn tạo thành một phần của hệ sinh thái đất ngập mặn, có vai trò quan trọng trong sự phát triển và đa dạng hóa của động vật thân mềm.
Ai chưa đến Cà Mau thường nghĩ đến nơi đây là vùng đất của những tán đước xanh rờn. Cây đước dường như trở thành một loài cây biểu tượng của vùng đất biển. Người ta thường biết đến cây đước Cà Mau qua những lời ca tiếng hát ân tình “Anh đến quê em đất biển Cà Mau/ Có thấy xanh tươi đước rừng bát ngát” (Đất Mũi Cà Mau); “Rằng quê Minh Hải mình đây/ Đồng xanh thẳng cánh chim bay/Chang đước vươn ra xa khơi” (Trên quê hương Minh Hải),… Thế nhưng có một loài cây vẫn thầm lặng sinh sôi vun trồng những hạt giống của mình cho vùng đất bồi ngày đêm vươn mình lấn biển: Đó chính là cây mắm.
3. Cây mắm
-- Cây mắm có tên khoa học là Avicennia marina. Có nhiều loài mắm như mắm trắng, mắm đen, mắm ổi, mắm biển, mắm lưỡi đồng… Cây con mọc thành bụi, thấp, khi lớn nó thân gỗ cao đến 15 m đôi khi đến 30 m. Hoa có màu vàng cam đến vàng chanh. Vỏ cây trơn màu lục bẩn đền xám tối, có các vết nứt. .
- Mắm đen hay mắm lưỡi đòng (danh pháp hai phần: Avicennia officinalis) là một loài thuộc thực vật ngập mặn. Cây con mọc thành bụi, thấp, khi trưởng thành nó thân gỗ cao đến 15 m đôi khi đến 30 m. Các lá xanh bóng dài 10 cm, rộng 5 cm. Có hoa lớn nhất trong chi Mắm, với đường kính từ 6 đến 10 mm khi nở. Hoa có mày vàng cam đến vàng chanh. Vỏ cây trơn màu lục bẩn đền xám tối, có các vết nứt.
- Cây mắm biển là một cây đặc trưng của hệ sinh thái rừng ngập mặn. Loại cây này có chức năng quan trọng trong việc ngăn chặn sự xâm lấn biển, làm tăng thủy triều và biến đổi khí hậu. Cây mắm biển có thể được dùng để làm củi đun, xây nhà, làm xuồng… Có rất nhiều nhà khoa học cho biết rằng cây mắm biển cũng có thể được sử dụng trong công việc điều chế dược liệu.
Cây mắm biển trắng hay còn được gọi với pháp danh: Avicennia marina Vierh
Lá mặt trên nhẵn, mặt dưới lông trắng.Đất phù hợp cho việc sinh sôi và phát triển của cây là nơi đất bùn và có thủy triều lên xuống.
Cây mắm biển đen có pháp danh khoa học là Avicennia Marina (Forsk.)
Mặt trên của lá màu lục sáng, không có lông. Mắt dưới lá màu xanh xám. Cây mắm biển đen là loài ưa sáng, chịu mặn giỏi. Chúng có thể sống được môi trường nước mặn, lợ. Tuy nhiên chúng thường định cư tại bãi lầy. Hoa để nuôi ong hút mật còn thân cây dùng để đun củi
Cây mắm biển còn được dân miền Nam nước ta dùng để đuổi muỗi. Cây mắm còn là mồi nhử những đàn cá dứa bơi từ biển về các cửa sông.
Lá mặt trên nhẵn, mặt dưới lông trắng.Đất phù hợp cho việc sinh sôi và phát triển của cây là nơi đất bùn và có thủy triều lên xuống.
Cây mắm biển đen có pháp danh khoa học là Avicennia Marina (Forsk.)
Mặt trên của lá màu lục sáng, không có lông. Mắt dưới lá màu xanh xám. Cây mắm biển đen là loài ưa sáng, chịu mặn giỏi. Chúng có thể sống được môi trường nước mặn, lợ. Tuy nhiên chúng thường định cư tại bãi lầy. Hoa để nuôi ong hút mật còn thân cây dùng để đun củi
Cây mắm biển còn được dân miền Nam nước ta dùng để đuổi muỗi. Cây mắm còn là mồi nhử những đàn cá dứa bơi từ biển về các cửa sông.
-- Đặc điểm của cây mắm là loại cây dễ bén rễ ở vùng đất bồi, cắm bộ rễ tua tủa trên phần đất bùn tại bãi bồi, những phần rễ mắm mọc ngược trở lên và tiếp tục giữ lại những lượng phù sa bị sóng đánh vào bãi. Đến khi mảnh đất chỗ đó dần dần nổi lên khỏi mặt nước, mặt đất bắt đầu săn lại thì cũng là thời điểm mắm cho quả. Vào khoảng tháng tư hàng năm là thời điểm cây mắm bị sâu phá hoại trầm trọng. Thời điểm này cây đước từ phía đất liền bắt đầu lấn chiếm ra phía bãi mắm. Do phải tập trung nhiều vào bộ rễ để giữ đất nên phần thân và tán mắm bị sâu phá hoại trầm trọng chẳng thể nào cạnh tranh lại với đước. Cây đước hưởng phù sa đất mới nên phát triển xanh tốt và lấn át cây mắm. Đước vươn cao đón hết những ánh mặt trời, tán đước che lấp toàn bộ loài mắm, thấp bé hơn bên dưới. Mắm chết dần và trước khi chết, mắm vẫn còn kịp ra hoa, kết trái và tung trái, vung hạt về phía chút đất non còn hoà với nước biển. Những hạt mầm lại tiếp tục sinh sôi để giữ đất và đất từ đó lại tiếp tục mở ra. Đó là lý do vì sao người dân Cà Mau hay nói “Mắm trước, đước sau,...” là như thế. (Theo Dương Kim Chuyển)
-- Phân biệt cây đước và cây mắm:
Đặc điểm nhận dạng của cây mắm là bộ rể không chỉ đâm xuống mà còn đâm ngược trở lên khỏi mặt đất để lấy không khí như đã nói.
[... Trên bãi bồi phù sa màu mỡ, đâm lên tua tủa những ngọn rễ cây mọc ngược như một rừng chông dày đặc. Đó chính là rễ cây mắm, loại cây tiên phong cư ngụ sớm nhất tại bãi bồi. Thoạt nhìn cây mắm tương tự như cây đước, nhưng đuôi lá tròn, màu lá xanh nhạt hơn lá đước, thường chỉ dễ phân biệt nhau bằng bộ rễ. Trái mắm từng chùm cỡ lóng tay, trong ruột lõm màu xanh nhỏ bằng hột bí, như trái tim, có vị đắng, nên cần luộc nhiều lần mới ăn được. Đất bùn phù sa săn dần đi nhờ cây mắm rút bớt nước, chỉ một hai năm sau, cây mắm đã trổ bông, đậu trái, rồi lại tung hạt mắm bay đến những bãi bồi mới. Họ mắm gồm nhiều loại, như mắm đen, mắm trắng, mắm biển, mắm lưỡi đồng…
Khi đất tương đối chắc, cây đước bèn đến cắm dùi. Họ nhà đước đông đảo không kém, như vẹt dù, vẹt tách, dà vôi, dà quánh… Lá đước mọc đối xứng, xanh đậm, chuôi lá nhọn, búp lá màu đỏ và đặc biệt bộ rễ um tùm vươn ra ôm chầm lấy đất. Chàng đước vội ra chiêu quy hoạch cải tạo đất, chàng vừa bảo vệ, vừa phục hóa đất chua, mở đường cho thảm thực vật phong phú phát triển. Một thời Bạc Liêu, Cà Mau đốn sạch đước để đào hầm nuôi tôm, được vài ba vụ, tôm chết hàng loạt, vì bị ô nhiễm. Đến bây giờ nông dân mới ngộ ra nhiệm vụ cao cả của cây đước. Không chỉ có nhiệm vụ giữ đất, mà cây đước còn phát triển nhiều vi sinh hữu ích làm sạch môi trường, nhất là môi trường chuyên nuôi tôm, cá…
Nhưng khi chàng đước chen chân đến định cư, thì nàng mắm đành phải dứt áo ra bãi bồi mới, theo đúng quy luật thiên nhiên từ xưa đến nay, để bảo đảm cho hệ sinh thái bền vững.
Cây mắm đầu sóng ngọn gió. Cây đước biến phù sa thành đất phì nhiêu Cây mắm rừng Cà mâu tưởng không ích gì, làm củi thì khói, làm gỗ gia dụng thì không được; nhưng chính cây mắm nầy giữ đất phù sa lại, kết dính đất phù sa với nhau, trở nên mầu mỡ tốt tươi, và nhờ đó mũi Ca Mâu ngày một mở rộng dần...](Theo Lâm Bích)
- Cây mắm mọc quanh rừng ngập mặn Mũi Cà Mau như một lá chắn giúp bảo vệ bờ biển trước nguy cơ sạt lở do biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đây có thể nói là một trong những loài cây có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành lên rừng ngập mặn. Như chúng ta biết, bãi bồi Mũi Cà Mau được hình thành từ sự lắng đọng phù sa của hai con sông lớn là sông Cửa Lớn và sông Bảy Háp. Mắm là cây tiên phong của vùng đất bồi ven biển. Mỗi năm Mũi Cà Mau vươn ra biển được gần 80 - 100m cũng một phần nhờ loài cây mắm.
Xin được trích ra đây đoạn liên quan đến cây đước trong truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn, nhà biên khảo Bình Nguyên Lộc: "Rừng Mắm"
.[... Xa, xa lắm, có những cây mọc lẻ tẻ như những tên lính xung phong mau bước tiến tới để hãm thành lập công.
– Nhìn xuống gốc cây! Ông nội bảo.
– Nước chưa lớn hẳn, để lộ bùn đen dưới gốc cây ra. Bùn đen từng nơi lại trắng xóa những đóa hoa năm cánh, hai màu đối chọi trông rất đẹp.
– Cây gì mà lạ vậy ông nội? Trổ bông ngay dưới gốc.
Bông trổ trên đầu những cái rễ ăn lên mà người ta gọi là rễ gió. Cây này là cây mắm, đây là rừng mắm đấy.
– Cây mắm? Sao tui không nghe nói đến cây ấy bao giờ.
– Con không nghe, vì cây ấy không dùng được để làm gì cả cho đến làm củi chụm cũng không được.
– Vậy chớ trời sanh nó ra làm chi mà vô ích dữ vậy ông nội, lại sanh hằng hà sa số như là cây cỏ ấy.
– Bờ biển này mỗi năm được phù sa bồi thêm cho rộng ra hàng mấy ngàn thước. Phù sa là đất bùn mềm lủng và không bao giờ thành đất thịt được để ta hưởng, nếu không có rừng mắm mọc trên đó cho chắc đất. Một khi kia mắm sẽ ngã rạp. Giống tràm lại nối ngôi nó. Rồi sau mấy đời tràm, đất thuần, cây ăn trái mới mọc được.
Thấy thằng cháu nội ngơ ngác chưa hiểu, ông cụ vịn vai nó mà tiếp:
– Ông với lại tía con là cây mắm, chơn giầm trong bùn. Đời con là đời tràm, chơn vẫn còn lấm bùn chút ít, nhưng đất đã gần thuần rồi. Con cháu của con sẽ là xoài mít, dừa cau.
Đời mắm tuy vô ích, nhưng không uổng, như là lính ngoài mặt trận vậy mà. Họ đã ngã gục cho kẻ khác là con cháu họ hưởng.
Con, con sắp được hưởng rồi, sao lại muốn bỏ mà đi. Vả lại con không thích hy sinh chút ít cho con cháu của con hưởng sao?
(Đoạn trên thằng Cộc đã nói: – Ở đây mình có ruộng, nhưng cũng khổ cả đời. Tui muốn đi quá, đi đâu cũng được, miễn là ở đó có làng xóm, có người ta- NL) ...] [Rừng Mắm - Bình Nguyên Lộc]
– Nhìn xuống gốc cây! Ông nội bảo.
– Nước chưa lớn hẳn, để lộ bùn đen dưới gốc cây ra. Bùn đen từng nơi lại trắng xóa những đóa hoa năm cánh, hai màu đối chọi trông rất đẹp.
– Cây gì mà lạ vậy ông nội? Trổ bông ngay dưới gốc.
Bông trổ trên đầu những cái rễ ăn lên mà người ta gọi là rễ gió. Cây này là cây mắm, đây là rừng mắm đấy.
– Cây mắm? Sao tui không nghe nói đến cây ấy bao giờ.
– Con không nghe, vì cây ấy không dùng được để làm gì cả cho đến làm củi chụm cũng không được.
– Vậy chớ trời sanh nó ra làm chi mà vô ích dữ vậy ông nội, lại sanh hằng hà sa số như là cây cỏ ấy.
– Bờ biển này mỗi năm được phù sa bồi thêm cho rộng ra hàng mấy ngàn thước. Phù sa là đất bùn mềm lủng và không bao giờ thành đất thịt được để ta hưởng, nếu không có rừng mắm mọc trên đó cho chắc đất. Một khi kia mắm sẽ ngã rạp. Giống tràm lại nối ngôi nó. Rồi sau mấy đời tràm, đất thuần, cây ăn trái mới mọc được.
Thấy thằng cháu nội ngơ ngác chưa hiểu, ông cụ vịn vai nó mà tiếp:
– Ông với lại tía con là cây mắm, chơn giầm trong bùn. Đời con là đời tràm, chơn vẫn còn lấm bùn chút ít, nhưng đất đã gần thuần rồi. Con cháu của con sẽ là xoài mít, dừa cau.
Đời mắm tuy vô ích, nhưng không uổng, như là lính ngoài mặt trận vậy mà. Họ đã ngã gục cho kẻ khác là con cháu họ hưởng.
Con, con sắp được hưởng rồi, sao lại muốn bỏ mà đi. Vả lại con không thích hy sinh chút ít cho con cháu của con hưởng sao?
(Đoạn trên thằng Cộc đã nói: – Ở đây mình có ruộng, nhưng cũng khổ cả đời. Tui muốn đi quá, đi đâu cũng được, miễn là ở đó có làng xóm, có người ta- NL) ...] [Rừng Mắm - Bình Nguyên Lộc]
4. Cây Bần
-- Cây bần, còn gọi là thuỷ liễu, là loại cây to mọc dựa bờ nước, lá nhiều. Cây thuộc loài thân gổ đại mộc có thể cao đến 20m và có đường kính đến 50 cm. Loại cây này có nhiều cành, cành non màu đỏ, 4 cạnh, có đốt phình to. Gổ xốp, bở, vỏ thân chứa nhiều tanin
– Bần gốc to, khỏe, rễ mọc sâu trong đất bùn. Đặc biệt từ rễ mọc ra nhiều "rễ thở" thành từng khóm quanh gốc.
– Lá đơn, mọc đối, dày, giòn, hơi mọng nước, hình bầu dục hoặc trái xoan ngược hay trái xoan thuôn, thon hẹp thành cuống ở góc, cụt hay tròn ở chóp, dai, dài 5-10cm, rộng 35-45mm. Cuống và một phần gân chính màu đỏ, gân giữa nổi rõ ở cả 2 mặt, cuống dài 0,5 – 1,5cm.
– Hoa trắng, cụm hoa ở đầu cành, có 2-3 hoa, rộng 5cm, có cuống hoa ngắn. Đài hợp ở gốc, có 6 thùy dày và dai, mặt ngoài màu lục, mặt trong màu tím hồng. Cánh tràng 6, màu trắng đục, hình dải, thuôn về hai đầu. Nhị có chỉ hình sợi, bao phấn hình thận. Bầu hình cầu dẹt, vòi dài, đầu hơi tròn.
– Trái tròn dẹp, có đài dầy, mọng nước, đường kính 5-10 cm, cao 2-3 cm, gốc có thùy đài xòe ra. Trái khi còn non thì cứng, giòn ăn chua và chát, nhưng khi chín thì mọng, thịt quả mềm Nhiều hạt có hình dẹt
Xuất phát từ cái tên bần đồng âm với sự nghèo túng, bần cùng, mà người Nam bộ đã đặt câu đố về nó:
Giống chi toàn là giống đực
Thiếu tứ bề cam cực chung thân ?
Giống đực là bởi ở loài cây này, luôn có một phần của rễ mọc ngoi lên mặt đất để hút dưỡng khí, dân gian gọi là “cặc bần”. Từ đó, người ta cho rằng bần không có giống ... cái !
Bần ơi, ơi hỡi cây bần
Lá xanh bông trắng lại gần không thơm
Hình dáng của cây bần đã thể hiện khá rõ nét qua câu ca dân dã ấy.
Truyện kể dân gian đại khái như sau:
Xưa kia có một gia đình nông dân rất nghèo khó, áo chẳng được lành, cơm chẳng đủ no. Chẳng ai biết vợ chồng anh ta tên gì, chỉ dựa vào gia cảnh mà gọi anh là Bần. Hết cày thuê đến cuốc mướn mà nhà Bần vẫn vẫn không sao có đủ gạo ăn. Người vợ ngày ngày phải lặn lội tìm thêm trái rừng, lá cây mọc hoang hái về ăn đỡ dạ.
Năm ấy, trời lụt, nước dâng cao ghê lắm. Cảnh nghèo như Bần càng thêm khốn khổ. Vợ chồng Bần biết vậy nên bồng bế nhau đi khỏi xóm, đến vùng đất ở cửa sông để cắm câu, xúc tép, mong sanh tồn qua cơn thắt ngặt.
Nhưng sức mỏn hơi mòn, Bần đã gục ngã bên bãi đất bồi ven sông. Chồng chết, vợ Bần than khóc thảm thiết rồi cũng qua đời sau đó không lâu.
Thời gian trôi qua, trời hết lụt, cuộc sống trở lại bình thường, mọi người nhớ đến Bần ra cửa sông tìm thì chẳng còn ai thấy bóng dáng của hai vợ chồng nghèo khổ ấy nữa. Tìm mãi, họ phát hiện hai cây lạ mà trước nay vùng đất này chưa từng có. Một loại cây mọc ven sông, to tàn rậm lá, hoa nở tim tím, trái hình tròn dẹp, ăn vừa chua vừa chát. Họ gọi đó là cây bần. Một loại cây khác mọc gần đấy cũng cho trái hai màu tím và trắng như bông cây bần nhưng ăn có vị mặn. Người gọi đó là cây Mắm. Họ tin rằng đấy là hai loại cây do vợ chồng Bần hoá thành, hai thứ cây này thường mọc gần nhau, chúng có đời sống rất đơn giản mọc trên vùng đất cằn cỗi hay bùn hoang, giống như tình cảnh của hai vợ chồng chàng trai nghèo khó ngày trước .. (Sưu tầm)
Tại sao gọi là thuỷ liễu?
Giai thoại kể rằng khi vua Gia Long bôn tẩu đến cửa sông Hàm Luông, tỉnh Bến Tre đã ăn món cây bần chua chấm mắm và đặt cho loài cây này cái tên trang trọng hơn là “thủy liễu”, nghĩa là cây liễu nước (sống ở bùn nước, cành rủ xuống như cây liễu).
Đây là giai thoại:
.
"Cây bần gắn liền với cái tên thuỷ liễu đầy thơ mộng bởi một giai thoại liên quan đến vua Gia Long trong những ngày gian khó. Dân gian miệt cù lao Bến Tre kể : Khi chạy lánh Tây Sơn, có lần thuyền chúa Nguyễn lạc vào rạch Ụ, Cái Mít (thuộc Hàm Luông ngày nay), phải nhờ gia đình ông Trần Văn Hạc, là cai việc trong làng « bữa cơm ». Tình thế bất ngờ, lại phải “bảo mật”, chúa Nguyễn nói với gia chủ :
- Tôi chỉ muốn xin bữa cơm đạm bạc, có gì ăn nấy vì tôi phải đi thật gấp !
Ông cai Hạc suy nghĩ : nếu làm thịt gà, thịt vịt thì tốn thời giờ. Giết heo lại càng lâu lắt và lộ bí mật. Đích thân ông Cai vào bếp, giở hũ mắm sống rồi ra ngoài bãi hái mấy trái bần mới vừa chín cây.
Có lẽ, đó là lần đầu tiên và cũng là duy nhất Nguyễn Ánh được thưởng thức món ăn như vậy. Mùa vị vừa chua, vừa chát của bần, mùi vị đặc trưng của mắm và có lẽ quan trọng nhất là bụng đói cồn cào sau bao ngày chạy loạn, khiến vị vua cảm thấy thích thú :
- Trái chi mà ngon vậy ?
Cai Hạc kính cẩn thưa :
- Muôn tâu, tên trái ấy nghe dân dã quá, kẻ bề tôi chưa tiện thưa qua ạ !
- Cứ nói, đừng sợ chi cả !
- Thưa, trái bần ạ !
Nghe xong, Nguyễn Ánh cười, bảo :
- Trong lúc gian truân này ta mới hiểu trái bần thật ngon lành, nó chẳng kém gì cam quýt, nhãn, hồng
Vừa nói, vị vua thuở hàn vi liếc mắt nhìn rặng cây bần mọc hoang trung trùng điệp điệp trước nhà, lá bần xanh mượt gờn gợn thật thơ mộng. Hơn thế, từng chùm bông bần đung đưa, khoe nhuỵ trắng hồng vương bay theo gió.
Vua bèn phán :
- Cây này giống như cây liễu, trong Đường thi, Tống phú. Cây liễu ở Trung Hoa mọc trên đất cao, cây liễu xứ ta mọc trên bãi bùn, dầm chân trong nước mặn mà lá vẫn tươi xanh. Từ nay, ta gọi nó là thuỷ liễu, tức cây liễu mọc dưới nước nhé!"
(Theo Trần Minh Phương )
Vậy là, từ đó bần có một loài tên không kém phần vương giả
"Cây bần gắn liền với cái tên thuỷ liễu đầy thơ mộng bởi một giai thoại liên quan đến vua Gia Long trong những ngày gian khó. Dân gian miệt cù lao Bến Tre kể : Khi chạy lánh Tây Sơn, có lần thuyền chúa Nguyễn lạc vào rạch Ụ, Cái Mít (thuộc Hàm Luông ngày nay), phải nhờ gia đình ông Trần Văn Hạc, là cai việc trong làng « bữa cơm ». Tình thế bất ngờ, lại phải “bảo mật”, chúa Nguyễn nói với gia chủ :
- Tôi chỉ muốn xin bữa cơm đạm bạc, có gì ăn nấy vì tôi phải đi thật gấp !
Ông cai Hạc suy nghĩ : nếu làm thịt gà, thịt vịt thì tốn thời giờ. Giết heo lại càng lâu lắt và lộ bí mật. Đích thân ông Cai vào bếp, giở hũ mắm sống rồi ra ngoài bãi hái mấy trái bần mới vừa chín cây.
Có lẽ, đó là lần đầu tiên và cũng là duy nhất Nguyễn Ánh được thưởng thức món ăn như vậy. Mùa vị vừa chua, vừa chát của bần, mùi vị đặc trưng của mắm và có lẽ quan trọng nhất là bụng đói cồn cào sau bao ngày chạy loạn, khiến vị vua cảm thấy thích thú :
- Trái chi mà ngon vậy ?
Cai Hạc kính cẩn thưa :
- Muôn tâu, tên trái ấy nghe dân dã quá, kẻ bề tôi chưa tiện thưa qua ạ !
- Cứ nói, đừng sợ chi cả !
- Thưa, trái bần ạ !
Nghe xong, Nguyễn Ánh cười, bảo :
- Trong lúc gian truân này ta mới hiểu trái bần thật ngon lành, nó chẳng kém gì cam quýt, nhãn, hồng
Vừa nói, vị vua thuở hàn vi liếc mắt nhìn rặng cây bần mọc hoang trung trùng điệp điệp trước nhà, lá bần xanh mượt gờn gợn thật thơ mộng. Hơn thế, từng chùm bông bần đung đưa, khoe nhuỵ trắng hồng vương bay theo gió.
Vua bèn phán :
- Cây này giống như cây liễu, trong Đường thi, Tống phú. Cây liễu ở Trung Hoa mọc trên đất cao, cây liễu xứ ta mọc trên bãi bùn, dầm chân trong nước mặn mà lá vẫn tươi xanh. Từ nay, ta gọi nó là thuỷ liễu, tức cây liễu mọc dưới nước nhé!"
(Theo Trần Minh Phương )
Vậy là, từ đó bần có một loài tên không kém phần vương giả
Đóm đeo thủy liễu đôi chùm
Biết ai nhơn đạo chỉ giùm làm ơn.
Miếu Ông Bần Quỳ
Ở hạ lưu sông Vàm Cỏ Tây (huyện Vàm Cỏ, Long An) có miếu thờ ông Mai Công Hương, dân gian quen gọi là " miếu Ông Bần Quỳ ". Theo Huỳnh Ngọc Trảng trong "Ngàn năm bimiệng"(Sở Văn hoá và Thông tin Long An, in năm 1984), thì từ khi Mai Công Hương (người sau đó được triều đình nhà Nguyễn phong làm « vị quốc tử nghĩa thần ») tử tiết (khi đánh với quân Nặc Thâm, năm 1705) thì tất cả “bần” mọc hai bên bờ sông đều “quỳ” xuống như muốn tỏ phục hành động nghĩa báo của ông. Có dị bản khác thì cho rằng sau khi Phan Thanh Giản tuẫn tiết năm 1867, bần ở vùng ngã ba sông Vàm Cỏ và sông Tra hàng loạt bần quỳ xuống ... chịu tang người trung liệt. Từ đó, dân gian gọi ngả ba này là Ngã ba Bần Quỳ.
Cũng theo Huỳnh Ngọc Trảng giải thích thì “hiện tượng bần quỳ là do nước sông xói mòn làm cây cối ở mé sông ngả nghiêng ...
Khi nước ngập một phần lớn của rễ bần, nếu nước chảy mạnh, rễ bần thường ngã qua xuyên lại. Do đó, dân gian miền quê Cửu Long có một câu đối khá độc đáo về rễ bần như sau:
Nước chảy cặc bần run bây bẩy
Gió đưa dái mít giãy tê tê
.
Công dụng của cây bần
-- Trái bần lúc còn sống thì chua và chát. Trái bần chín có vị chua và mùi thơm rất đặc trưng nhưng hoa bần thì lại không thơm. Do vậy mà ca dao có câu:
“Cây bần ơi, hỡi cây bần
Lá xanh bông trắng lại gần không thơm.”
Đơn giản nhất là hái trái bần ... ăn chơi. Bần chín rụng xuống người ta lượm về hoặc hái trái chua còn trên cây ăn chơi lúc rãnh rang, vị vừa chua chúa, chát, lại mằn mặn của muối ...
Như ở phần giai thoại lý giải tên thuỷ liễu chúng tôi đã nói đến món mắm sống với bần được mang đãi cả vua. Ca dao có câu:
Muốn ăn mắm sặc bần chua
Chờ mùa nước nổi ăn cho đã thèm
Mắm sống (mắm cá sặc, cá rô, cá chốt, cá trê vàng ...), giở ra, xắt chuối chát, kèm ít rau rừng như lá cách, cơm nguội, đọt sộp, lá lụa, vài trái ớt hiểm xanh ... thêm trái bần chua nữa, ăn cớm với cơm nóng thì quả thật sướng đến ... đã đời. Cơm hết nồi cũng chưa thấy no, chưa muốn nghỉ !
Khi ăn cơm, người ta có thể dầm bần chín với cá kho, mắm kho, để chấm rau sống, hoặc chấm ngay bằng gỏi bông bần. Bông bần được hái về bóp với dấm chua, làm gỏi ...
Trong số các món ăn mà bần góp mặt, cầu kỳ nhất có lẽ là canh chua bần và đọt bần xào chuột.
Canh chua bần thì ngon nhất là nấu với cá bống sao. Đồ bổi (rau) để nấu canh chua bần cá bống sao thì không thể thiếu cọng môn (có thể là thân loại môn trồng lấy củ, hoặc thân môn ngọt, chỉ để ăn cọng) và ngò gai.
Cọng môn cắt về, tước sạch vỏ bọc bên ngoài, xắt thành hình thoi. Ngò gai xắt sợi, cá bống sao làm sạch để ráo nước. Bắc nước sôi cho trái bần chín vào nấu rã, dùng rổ lược vớt bỏ hột. Nêm nếm vừa chua, đổ bổi vào nấu. Sau đó, cho cá bống vào để vài phút rắc ngò gai và ít cọng bông bần lên trên tô canh, ăn ngay khi canh nóng ... nếu để lâu thịt cá sẽ nát và mất ngon. Nước chầm là muối, ớt chín dầm nát và bọt ngọt, đường cát ...
Mùi chua của bần, mùi ngọt của cá, cọng màu xanh của môn, ngò , sắc tím lẫn trắng của bông bần gợi nên tình quê đậm đà sâu nặng ...
Ở món chuột đồng xào đọt bần, thì chuột cơm ngoài đồng ruộng béo tròn (ngon nhất là chuột no lúa mùa từ tháng mười đến tháng chạp hàng năm), đào hang bắt chúng về làm sạch, để ráo nước, rồi đem bằm thật nhuyễn. Hái đọt bần non rửa sạch, để ráo nước xắt sơ qua. Bắc chảo lên bếp cho nóng, phi tỏi mỡ cho thịt chuột đã băm nhuyễn vào xào cho thịt chín đều thịt có màu trắng đục, rồi tiếp tục cho đọt bần vào. Khi đọt bần đã chín, cho chút gia vị bột ngọt, đường, nước mắm, ớt bằm nhỏ, trộn đều cho thấm. Nhắc xuống ăn nóng, chấm với nước mắm tỏi, ớt ...
Vị chua chua, chan chát của đọt bần, trộn lẫn cùng vị béo ngọt của thịt chuột làm thành món ăn độc đáo miền quê.
(Theo Trần Minh Phương)
-- Trong dân gian, người ta thường dùng cây bần như một vị thuốc nam
Bần chua và bần ổi để cầm máu (dùng vỏ và lá),
Làm tan các vết bầm tím do đụng dập (dùng lá)
Tiêu viêm, giải nhiệt, giảm đau (dùng quả)
Điều trị nhức mỏi (dùng rễ và thân)
Ngăn chặn xuất huyết (lên men dịch quả để làm thuốc)
Điều trị ung thư vòm họng (dùng trái bần non)
Điều trị sỏi thận (rễ bần sao thủy thổ)
-- Bần đã đi vào địa danh như Rạch Bần (Cần Thơ), Cây Bần (Bạc Liêu, Sóc Trăng), Ngã Ba Bần Quỳ (Long An) ...
Bần là loài cây tạp ít giá trị kinh tế nhưng chức năng giữ đất trước sự xâm lấn của sóng biển thì thật đáng nể. Bần mọc đến đâu đất dai bền vững đến đó. Có được điều này vì bộ rễ của nó phát triển khá vững chắc và chiếm một không gian rộng lớn ...
Câu thành ngữ “Cặc bần nhét nút chai” quá quen thuộc đối với người dân miền Tây sông nước. Nội dung của nó liên quan trực tiếp đến rễ của cây bần. (Các nút chai đựng rượu thường được làm từ cặc bần) Rễ bần có hai phần: Phần ẩn dưới đất và phần mọc từ dưới bùn chĩa lên trời để hút dưỡng khí. Rễ khí này lớn hơn ngón tay cái, dân miền Tây Nam Bộ thường gọi nó một tên rất đặc biệt: "Cặc bần".
Theo Việt Nam tự điển (Lê Văn Đức – Lê Ngọc Trục, Khai Trí, Sài Gòn in năm 1970) giải thích, Cặc bần (danh từ, thực vật) : Rễ cây bần, rễ cứng đuôi nhọn đâm ngược và ngay lên chôm chổm khỏi mặt đất từ 20 đến 40 cm .
Theo dân gian, cặc bần còn được chặt nhỏ phơi khô nấu nước uống để chữa một số bệnh của phụ nữ.
Thân cây bần to có thể cưa ván, nhưng đây chỉ là ván tạp, không chắc, xài chỉ được đôi ba năm. Người nghèo dùng ván bần để làm ngựa (một loại phản, kê để ngồi) xài trong nhà. Người nghèo chết thì chôn hòm bằng ván bần ... Các loại nhánh, thân ... còn dùng làm củi nấu ăn ...
(Theo Trần Minh Phương )
Cây bần trong ca dao
Xin ghi ra đây vài câu ca dao có liên quan đến cây bần:
-- Mở đầu bằng một câu ca dao lịch sử :
Bần gie đóm đậu sáng ngời
Rạch Gầm Xoài Mút muôn đời oai linh
- Rạch Gầm - Xoài Mút
Câu ca dao này gắn liền với trận thủy chiến Rạch Gầm - Xoài Mút của Đại tướng quân Nguyễn Huệ, ông phá tan quân Xiêm xâm lược nước ta năm 1785. tại Rạch Gầm - Xoài Mút, Khúc sông Mỹ Tho, cách Mỹ Tho khoảng 12 km)
Để hun đúc tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm, tôi xin trich ra đây diễn tiến của trận đánh:
.
[ ... Theo hầu hết các tài liệu sử Việt thì sau khi nhận lời giúp Nguyễn Ánh, tháng 4 năm 1784 vua Xiêm Rama I sai cháu là Chiêu Tăng làm chủ tướng và Chiêu Sương , làm tướng tiên phong, thống lĩnh 2 vạn quân thủy và 300 chiến thuyền, từ Vọng Các vượt vịnh Xiêm La, qua ngả Kiên Giang sang giúp. Ước tính lực lượng liên quân Xiêm - quân Chúa Nguyễn - quân Chân Lạp (gồm 5.000 quân của Chao Phraya Abhaya Bhubet -sử Việt chép là Chiêu Thùy Biện - một người Chân Lạp làm quan cho Xiêm) tổng cộng quân số khoảng hơn 2 vạn.
Quân Xiêm tự do cướp giật, cưỡng hiếp phụ nữ, cướp bóc tài sản, giết bừa không tha già trẻ Việt Nam
Sau khi bí mật cho quân và tàu chiến ẩn náu ở các nơi hiểm yếu, Nguyễn Huệ lệnh cho quân đến khiêu khích. Lập tức, Chiêu Tăng giao Sạ Uyển ở lại giữ đại bản doanh, cử Lục Cổn dẫn bộ binh men theo tả ngạn sông Tiền để cùng phối họp; còn ông cùng với tướng tiên phong là Chiêu Sương, dẫn hàng trăm thuyền chiến tiến xuống Mỹ Tho, nơi đặt đại bản doanh của Tây Sơn.
Đêm ngày 18 tháng 1 năm 1785 (ngày 8 tháng Chạp năm Giáp Thìn), lợi dụng con nước đang xuôi, cả hai đạo thủy bộ quân Xiêm cùng rầm rộ tấn công.
Đến khoảng đầu canh năm ngày 19 tháng 1 năm 1785, đoàn thuyền chiến của địch lọt vào trận địa mai phục của quân Tây Sơn ở Rạch Gầm-Xoài Mút, tức thì pháo lệnh tấn công của Tây Sơn nổ vang. Mở đầu trận đánh, hai đội thủy binh Tây Sơn từ Rạch Gầm, Xoài Mút bất ngờ lao ra, chặn đánh hai đầu, dồn quân địch vào vòng vây đã bố trí sẵn. Đồng thời, từ hai bờ sông Tiền (đoạn Rạch Gầm-Xoài Mút) và dọc bờ cù lao Thới Sơn, bãi Tôn, cồn Bà Kiểu, Rừng Dừa... các đại bác cùng pháo hỏa hổ của bộ binh Tây Sơn bắn ra dữ dội vào khúc giữa đoàn thuyền địch lúc bây giờ đang bị ùn lại.
Đồng loạt, đoàn thuyền Tây Sơn từ Rạch Gầm, Xoài Mút, trong những nhánh rạch nhỏ chảy quanh các cồn bãi, nhanh chóng kéo ra chặn đánh đầu. Một đoàn thuyền Tây Sơn khác ẩn náu sau cù lao Thới Sơn, xông ra đánh mạnh vào hông (nhằm chia cắt đội hình) và đánh chặn đường lui, dồn đoàn thuyền của đối phương vào thế tiến thoái lưỡng nan. Cùng lúc ấy, quân Tây Sơn, cho những thuyền nhẹ chở đầy những vật liệu dễ cháy đâm thẳng vào những chiến thuyền đang rối loạn làm cho số bị chìm, số bị cháy...
Quân Tây Sơn, thủy bộ phối hợp với nhau, khép chặt vòng vây, tiêu diệt quân địch hết mảng này đến mảng khác. Dưới sự chỉ huy và đốc chiến của Nguyễn Huệ, quân Tây Sơn lao vào cuộc chiến đấu quyết liệt. Một viên tướng quân Nguyễn về Long Hồ kể cho Mạc Tử Sinh biết: "Nguyễn Huệ đốc chiến ở phía sau, ra lệnh liều chết đánh, quân sĩ nào không quyết chiến thì chém ngay để làm răn. Vì thế các tướng sĩ đều liều, không nghĩ gì đến tính mệnh... tiến công rất là mãnh liệt"
Trời vừa rạng sáng, thì chiến cuộc cũng vừa dứt. Kết quả là 300 chiến thuyền và 2 vạn thủy binh của Xiêm cùng một số quân của chúa Nguyễn, không đầy một ngày, đã bị quân Tây Sơn phá tan. Hai tướng Chiêu Tăng, Chiêu Sương chạy trốn về Sa Đéc, bị truy kích, lại hối hả cùng Sa Uyển dẫn vài nghìn tàn quân chạy bộ sang Chân Lạp rồi về Xiêm ... ]
(Trận Rạch Gầm – Xoài Mút năm 1785 - Người Kể Sử)
[ ... Theo hầu hết các tài liệu sử Việt thì sau khi nhận lời giúp Nguyễn Ánh, tháng 4 năm 1784 vua Xiêm Rama I sai cháu là Chiêu Tăng làm chủ tướng và Chiêu Sương , làm tướng tiên phong, thống lĩnh 2 vạn quân thủy và 300 chiến thuyền, từ Vọng Các vượt vịnh Xiêm La, qua ngả Kiên Giang sang giúp. Ước tính lực lượng liên quân Xiêm - quân Chúa Nguyễn - quân Chân Lạp (gồm 5.000 quân của Chao Phraya Abhaya Bhubet -sử Việt chép là Chiêu Thùy Biện - một người Chân Lạp làm quan cho Xiêm) tổng cộng quân số khoảng hơn 2 vạn.
Quân Xiêm tự do cướp giật, cưỡng hiếp phụ nữ, cướp bóc tài sản, giết bừa không tha già trẻ Việt Nam
Sau khi bí mật cho quân và tàu chiến ẩn náu ở các nơi hiểm yếu, Nguyễn Huệ lệnh cho quân đến khiêu khích. Lập tức, Chiêu Tăng giao Sạ Uyển ở lại giữ đại bản doanh, cử Lục Cổn dẫn bộ binh men theo tả ngạn sông Tiền để cùng phối họp; còn ông cùng với tướng tiên phong là Chiêu Sương, dẫn hàng trăm thuyền chiến tiến xuống Mỹ Tho, nơi đặt đại bản doanh của Tây Sơn.
Đêm ngày 18 tháng 1 năm 1785 (ngày 8 tháng Chạp năm Giáp Thìn), lợi dụng con nước đang xuôi, cả hai đạo thủy bộ quân Xiêm cùng rầm rộ tấn công.
Đến khoảng đầu canh năm ngày 19 tháng 1 năm 1785, đoàn thuyền chiến của địch lọt vào trận địa mai phục của quân Tây Sơn ở Rạch Gầm-Xoài Mút, tức thì pháo lệnh tấn công của Tây Sơn nổ vang. Mở đầu trận đánh, hai đội thủy binh Tây Sơn từ Rạch Gầm, Xoài Mút bất ngờ lao ra, chặn đánh hai đầu, dồn quân địch vào vòng vây đã bố trí sẵn. Đồng thời, từ hai bờ sông Tiền (đoạn Rạch Gầm-Xoài Mút) và dọc bờ cù lao Thới Sơn, bãi Tôn, cồn Bà Kiểu, Rừng Dừa... các đại bác cùng pháo hỏa hổ của bộ binh Tây Sơn bắn ra dữ dội vào khúc giữa đoàn thuyền địch lúc bây giờ đang bị ùn lại.
Đồng loạt, đoàn thuyền Tây Sơn từ Rạch Gầm, Xoài Mút, trong những nhánh rạch nhỏ chảy quanh các cồn bãi, nhanh chóng kéo ra chặn đánh đầu. Một đoàn thuyền Tây Sơn khác ẩn náu sau cù lao Thới Sơn, xông ra đánh mạnh vào hông (nhằm chia cắt đội hình) và đánh chặn đường lui, dồn đoàn thuyền của đối phương vào thế tiến thoái lưỡng nan. Cùng lúc ấy, quân Tây Sơn, cho những thuyền nhẹ chở đầy những vật liệu dễ cháy đâm thẳng vào những chiến thuyền đang rối loạn làm cho số bị chìm, số bị cháy...
Quân Tây Sơn, thủy bộ phối hợp với nhau, khép chặt vòng vây, tiêu diệt quân địch hết mảng này đến mảng khác. Dưới sự chỉ huy và đốc chiến của Nguyễn Huệ, quân Tây Sơn lao vào cuộc chiến đấu quyết liệt. Một viên tướng quân Nguyễn về Long Hồ kể cho Mạc Tử Sinh biết: "Nguyễn Huệ đốc chiến ở phía sau, ra lệnh liều chết đánh, quân sĩ nào không quyết chiến thì chém ngay để làm răn. Vì thế các tướng sĩ đều liều, không nghĩ gì đến tính mệnh... tiến công rất là mãnh liệt"
Trời vừa rạng sáng, thì chiến cuộc cũng vừa dứt. Kết quả là 300 chiến thuyền và 2 vạn thủy binh của Xiêm cùng một số quân của chúa Nguyễn, không đầy một ngày, đã bị quân Tây Sơn phá tan. Hai tướng Chiêu Tăng, Chiêu Sương chạy trốn về Sa Đéc, bị truy kích, lại hối hả cùng Sa Uyển dẫn vài nghìn tàn quân chạy bộ sang Chân Lạp rồi về Xiêm ... ]
(Trận Rạch Gầm – Xoài Mút năm 1785 - Người Kể Sử)
Diễn tiến trận ta thấy giống y như trận Xích Bích, quân Đông Ngô của Chu Du đốt cháy toàn bộ chiến thuyền của Tào Tháo thời Tam Quốc.
- Bần gie đóm đậu
Tôi xin nói thêm vài hàng về "Bần gie đóm đậu", "Đóm đeo thủy liễu", về ánh sáng nhấp nháy của đom đóm :
Đối diện giữa sông Hậu, nhìn từ Đại Ngãi/ Vàm Tấn quê tôi, bên phải là cù lao Dung chạy dài ra tới cửa biển Đông, bên trái là nhiều cồn nhỏ nổi song song nhau với những bờ cây bần chạy dọc theo bãi bùn, giữa là khe nước chảy êm đềm (Dải đất nổi giữa dòng sông, lớn gọi là Cù Lao, nhỏ gọi là Cồn). Những đêm không trăng, trời mờ ảo, triệu triệu đóm sáng nhấp nháy, chớp tắt nhịp nhàng của đom đóm cái gọi tình trong đêm, trên những hàng bần rũ. Thả thuyền xuôi giòng, trong khe nước giữa hai hàng bần; cùng bạn tri âm, tri kỷ nâng ly lặng ngắm cảnh trời. Dường như thuyền lạc vào cõi thiên thai! Vẳng đâu đây tiếng cá đớp bông, trái bần chín rụng.
Chỉ có đom đóm cái mới nhấp nháy ánh sáng gọi tình, đom đóm đực thì không. Xin được dẫn ra đây những điều lý thú về đom đóm cái:
Trong cuốn sách nói về đom đóm "Fireflies", tác giả Walker đã giải thích về sự nhấp nháy ánh sáng tình ái đó như sau: Trong bóng đêm, những con đom đóm đực thường bay ở trên chập chờn như ma trơi. Trong lúc đó thì những con đom đóm cái đậu trên lá cây ngọn cỏ chờ đom đóm đực. Đom đóm cái phải quan sát rất kỹ xem con đom đóm đực có phải cùng loại không (có khoảng 2000 loại đom đóm khác nhau). Nếu thấy là cùng loại, thì đom đóm cái sẽ nháy đèn ánh sáng tình ái, làm hiệu cho đom đóm đực biết để bay xuống làm tình! Điều thú vị là đom đóm cái có thể bắt chước điệu nhấp nháy của những đom đóm cái không cùng loại khác. Khi đom đóm đực không cùng loại xà xuống tưởng sẽ được làm tình, "chàng" sẽ bị đom đóm cái ăn tươi nuốt sống. Thế là đom đóm đực đã bị giống cái lừa một cách thảm thương. Đây có thể gọi là một thứ quyến rũ chết người.
(Câu Chuyện Hai Dòng Sông - Nguyên Lạc)
-- Vài câu ca dao hài hước có liên quan đến cây bần:
Tuổi thân con khỉ ăn bần
Chuyền cây hái trái lọt ùm xuống sông.
Cây bần gie cây bần ngả cây bần quỳ
Cảm thương con khỉ đột lấy gì mà ăn.
Anh kia trốn bụi bần non
Không lo chài lưới, lo dòm các cô
Phụ mẫu đánh anh quặt quà quặt quại,
Đem anh treo tại nhánh bần
Rủi đứt dây mà rớt xuống,
Anh cũng lần mò kiếm em.
Hổng thương em hổng có cần
Trầm hương khó kiếm chớ đước, bần thiếu chi
Trèo lên chót vót cây bần
Vái anh đi cưới vợ, cho sóng thần nhận ghe
Ba bốn nơi sang cả, phụ mẫu em muốn gả
Em chấp tay : khoan đã, chưa tới duyên phần
Phụ mẫu nói em bất tôn giáo hoá
Em trèo lên cây bần cho kiến nó bu
-- Truyện tiếu lâm về cây bần:
Tuổi thân con khỉ ăn bần
Chuyền cây hái trái lọt ùm xuống sông.
Cây bần gie cây bần ngả cây bần quỳ
Cảm thương con khỉ đột lấy gì mà ăn.
Anh kia trốn bụi bần non
Không lo chài lưới, lo dòm các cô
Phụ mẫu đánh anh quặt quà quặt quại,
Đem anh treo tại nhánh bần
Rủi đứt dây mà rớt xuống,
Anh cũng lần mò kiếm em.
Hổng thương em hổng có cần
Trầm hương khó kiếm chớ đước, bần thiếu chi
Trèo lên chót vót cây bần
Vái anh đi cưới vợ, cho sóng thần nhận ghe
Ba bốn nơi sang cả, phụ mẫu em muốn gả
Em chấp tay : khoan đã, chưa tới duyên phần
Phụ mẫu nói em bất tôn giáo hoá
Em trèo lên cây bần cho kiến nó bu
-- Truyện tiếu lâm về cây bần:
Danh ngôn Hán Việt có câu:
Bần cư náo thị vô nhân vấn
Phú tại thâm sơn hữu viễn thân (khách tầm)
(Nghèo ở chợ đông không đứa hỏi/ Giàu nơi núi thẳm lắm người thăm)
Trong các tiệc rượu được các "ông thần ve chai" sửa lại như sau:
Bần cưa ván ngựa đen như sắn
Mọc cặp mé sông đứng chết trân
Hay:
Bần cưa khúc bự vô phương vác
Cú tại màng tang đứng chết trân
- Đúng là ông này ngớ ngẩn, cưa thành nhiều khúc nhỏ thì vác được chứ gì, phải không?
Hoặc:
Bần cưa ván ngựa vô phương đóng
Cú tại màng tang đứng chết trân"
- Câu này được giải thích lý thú như sau:
"Bần cưa ván ngựa vô phương đóng": Chúng ta ai cũng biết bần là loại cây sống trong môi trường bùn nước, có rễ phụ mọc nhô lên, có chức năng giữ đất rất tốt. Theo kinh nghiệm dân gian thì thân cây bần to có thể cưa ván, nhưng đây chỉ là ván tạp, không chắc, xài chỉ được đôi ba năm. Gỗ bỡ nên ván bần chỉ dùng đóng những đồ dùng nhỏ xài trong nhà như ngựa, phản). Chỉ nguời nghèo mới dùng ván bần làm hòm. Bột gỗ bần chế biến theo phương pháp sulphat hóa, có thể dùng làm nguyên liệu chế tạo giấy thô. Cành bần khô dùng chất chà nhử cá và làm củi đun. Gỗ bần dùng lảm củi đốt, tuy tạo nhiệt lượng cao nhưng nhiều tro và muối. Rễ có tên bình dân là c... bần) dùng làm nút chai và làm phao cho lưới đánh cá.
Gỗ bần chống được hà và sâu bọ nên có thể dùng làm ván thuyền, vật liệu xây dựng, cột nhà; tuy nhiên lại ăn mòn các kim loại khác do chứa lượng muối khoáng cao nên khi cưa bần, xẻ ván để đóng đồ dùng, nguời ta chỉ dùng mộng gỗ để ghép mà không đóng đinh. [Theo Blog Tống Phước Hiệp ]
5. Cây Mù U
.
Quê hương tôi không có mùa thu
Biết lấy chi mơ thu sương mù?
Dòng Hậu giang lặng lờ soi bóng
Đưa tiễn người. rụng trái mù u!
(Quê Hương Tôi Không Có Mùa Thu - Nguyên Lạc )
Cây mù u tên khoa-học là Balsamia Inophyllum Loureillo, còn gọi là cây Hồ đồng.Theo tài liệu Cây cỏ rừng ngập mặn của chuyên gia lâm-học xứ Cà Mau. Cây mù u có thân gổ lớn, có thể cao đến 20m, và đường kính 80cm, dáng đẹp và tàng xanh lục, có mủ (oleoresin) xanh dợt. VN có 2 loại mù u tía và mù u trắng. Lá đơn, mọc đối, phiến nguyên, hình trứng, láng và dầy. Hoa trắng pha vàng cam, thơm, tạo thành chùm 6-10 hoa, ở nách lá, đầu cành.
Trái có nhân cứng, tròn, đường kính 2,5cm,1 hột, có mầm lớn, chứa nhiều dầu, không phôi nhủ. Ở VN,cây mọc những vùng ven biển từ Kiến-An, Quảng-Ninh, đến Quảng-Bình, Huế, Đồng-Nai, Miền tây,.Tại U-Minh, cây trồng 55 năm , đường kính thân đến 55cm.
Trong dân gian cây mù u được nhắc nhiều trong ca dao, tiếng hò, tiếng ru, hay câu đùa dí dỏm:
Cây mù u lá mù u
Vợ chồng cắng đắng thằng cu làm hòa.
Hay:
Chày mù u cối mù
Vợ chồng oánh lộn thằng cu giảng hòa
.
Trận chiến mù u
-- Có giai thoại về "Trận chiến mù u" liên quan đến trái mù u như sau:
Dưới thời vua Tự Đức để lại chiến công hiển hách, quân Pháp từ Thuận An tiến về Kinh thành Huế, bị quân triều đình mai phục bất thình lình đổ trái mù u ra mặt đường, giặc Pháp bị bất ngờ đạp trên trái mù u té, phục quân đổ ra đánh chém, giặc Pháp thua chạy dài, các hàng cây mù u xanh tươi của Xã Tắc còn đó, gợi lại niềm tự hào dân tộc đã chiến thắng quân xâm lược.
Văn Thánh trồng thông
Võ Thánh trồng bàng
Ngó vô Xã Tắc hai hàng mù u.
-- Theo ông Võ Quang Yến thật sự như sau:
"Người Huế hay tự hào về một chuyện đánh thắng Tây thời Tự Đức. Thấy quân Pháp, trong các cuộc duyệt binh, khi bước không co chân, tưởng họ không có đầu gối, vậy chỉ việc kiếm cách đánh ngã xuống đất thì họ không đứng lên lại được! Cũng như ta đã tưởng nước miếng của họ có hồ vì chỉ liếm vào là dán được tem. Nhà học giả Đông phương Thái Văn Kiểm dựa lên truyến thuyết kể chiến thắng nầy :"Khi quân Pháp đổ bộ lên cửa Thuận An, kéo binh vào thành Huế, quân ta mai phục hai bên đường vào đàn Xã tắc, bèn lấy trái mù u, đổ ra đầy đường. Quân Pháp đi giày da, đạp lên mù u, nhào té đảo điên. Quân ta thừa thế nhảy ra đánh áp la cà làm cho quân Pháp phải chạy tán loạn. Vì vậy mới gọi là trận giặc mù u. Ngày nay, hai bên đường Xã tắc, còn hai hàng mù u cao ngất nghễu thỉnh thoảng rụng trái trên vai người đi đường, như để nhắc nhở một trang sử oanh liệt." . Một người quê gốc Huế, anh Võ Hương An, rất am hiểu những sự tích ở chốn Thần kinh, tìm hiểu sâu rộng thì nhận ra chuyện vậy mà không phải vậy (4a). Tối hôm 22 tháng 5 năm Ất Dậu tức là ngày 04.07.1885, hai vị đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết thật muốn tấn công quân Pháp ở Trấn Bình Đài tức Mang Cá, không quên cho rải trước đồn những trái bàng và mù u. Suốt đêm, trước pháo đạn của ta, quân Pháp bình tĩnh thế thủ trong hầm, đợi đến rạng ngày 23 mới phản công. Quân ta ít thuốc đạn, thiếu tổ chức, tán loạn bỏ chạy, đạp lên các trái bàng và mù u, té ngã, chà đạp lên nhau, rất nhiều người chết. Thì ra gậy ông đập lại lưng ông! Và không có chuyện đánh thắng Tây, cũng không phải ở đàn Xã tắc. Theo nhà văn Pierre Loti, tức trung úy hải quân Julien Viaud, thì quân Pháp chỉ đánh chiếm Thuận An rồi thương thuyết đểđặt nền bảo hộ lên nước ta nên không có chuyện quân Pháp từ Thuận An lên đánh thành Huế."
(Trận chiến mù u - Võ Quang Yến)
Vài câu Lý, ca dao liên quan đến mù u:
“Trăng đã lên chơi vơi rường ơ
Mù u đã chín ơ
Soi bóng trong khoang ghe rường ơ
Mù u đã rơi…. “
(Lý Mù U)
“Bướm vàng đã đậu cây mù u rồi
Lấy chồng sớm làm gì, để lời ru thêm buồn “
(Sao Em Nỡ Vội Lấy Chồng)
“Trăng đã lên chơi vơi rường ơ
Mù u đã chín ơ
Soi bóng trong khoang ghe rường ơ
Mù u đã rơi…. “
(Lý Mù U)
“Bướm vàng đã đậu cây mù u rồi
Lấy chồng sớm làm gì, để lời ru thêm buồn “
(Sao Em Nỡ Vội Lấy Chồng)
.
Công dụng cây Mù U
Ở thôn quê, mù u thường mọc theo bờ sông, rạch. Có lẽ từ một bờ rạch nào đó một trái mù u rụng xuống nước rồi theo dòng sông trôi đến đây nẩy mầm, mọc rễ.
Thân cây mù u cũng chứa nhiều mủ màu xanh thường thấy rịn ra ở vỏ. cũng nhờ thân cây mù u có nhiều dầu nên gỗ mù u khó thấm nước và do đó được dùng để đóng ghe, xuồng.
Ngoài ra trái mù u còn để làm một món đồ thực dụng: cái gáo nhỏ dùng để múc nước, múc nước mắm... Gáo mù u giống hệt gáo dừa thường dùng để múc nước nhưng nhỏ xíu trông rất dễ thương.
Ngoài công dụng làm đồ chơi và gáo, mù u rất thông dụng ở nhà quê vì người ta dùng dầu mù u để thắp đèn (đèn dầu mù u). Muốn lấy dầu mù u người ta phải phơi mù u khô rồi đập lấy ruột ép để lấy dầu bằng hai khúc gỗ. Cây đèn dầu mù u rất giản dị: Một cái chén hay một cái dĩa đựng dầu có cọng tim nằm vắt thòng ra vành miệng để đốt. Cây đèn mù u có khói xanh bốc lên bay khắp nơi làm không khí đục mờ, trông rất nghèo khổ. Ngoài cách đốt dièn bằng dầu, người ta còn có thể làm những cây rọi để đốt (đuốc). Mù u ép xong, lấy xác còn lại trộn với bông gòn, tẩm vào một chút dầu mù u rồi quấn quanh cọng tre như một cây nhang lớn, thế là được một cây rọi. Đèn dầu mù u sạch sẽ hơn cây rọi, nhưng đốt cây rọi người ta được một mùi thơm nhè nhẹ dễ chịu của trái mù u.
Song song với việc dùng để đốt lấy ánh sáng, dầu mù u còn được dùng để xức các loại ghẻ, nhọt, mụn u. Đốt trái mù u cho cháy thành than, xong tán thanh cho nhuyễn và trộn vào một chút dầu mù u là có được một thứ thuốc xức ghẻ hay tuyệt. Nhựa mù u có thể dùng để làm thuốc cầm máu vết thương rất hay và thông dụng.
- Đây là ký ức tuổi thở của Nguyên Hạnh:
Công dụng cây Mù U
Ở thôn quê, mù u thường mọc theo bờ sông, rạch. Có lẽ từ một bờ rạch nào đó một trái mù u rụng xuống nước rồi theo dòng sông trôi đến đây nẩy mầm, mọc rễ.
Thân cây mù u cũng chứa nhiều mủ màu xanh thường thấy rịn ra ở vỏ. cũng nhờ thân cây mù u có nhiều dầu nên gỗ mù u khó thấm nước và do đó được dùng để đóng ghe, xuồng.
Ngoài ra trái mù u còn để làm một món đồ thực dụng: cái gáo nhỏ dùng để múc nước, múc nước mắm... Gáo mù u giống hệt gáo dừa thường dùng để múc nước nhưng nhỏ xíu trông rất dễ thương.
Ngoài công dụng làm đồ chơi và gáo, mù u rất thông dụng ở nhà quê vì người ta dùng dầu mù u để thắp đèn (đèn dầu mù u). Muốn lấy dầu mù u người ta phải phơi mù u khô rồi đập lấy ruột ép để lấy dầu bằng hai khúc gỗ. Cây đèn dầu mù u rất giản dị: Một cái chén hay một cái dĩa đựng dầu có cọng tim nằm vắt thòng ra vành miệng để đốt. Cây đèn mù u có khói xanh bốc lên bay khắp nơi làm không khí đục mờ, trông rất nghèo khổ. Ngoài cách đốt dièn bằng dầu, người ta còn có thể làm những cây rọi để đốt (đuốc). Mù u ép xong, lấy xác còn lại trộn với bông gòn, tẩm vào một chút dầu mù u rồi quấn quanh cọng tre như một cây nhang lớn, thế là được một cây rọi. Đèn dầu mù u sạch sẽ hơn cây rọi, nhưng đốt cây rọi người ta được một mùi thơm nhè nhẹ dễ chịu của trái mù u.
Song song với việc dùng để đốt lấy ánh sáng, dầu mù u còn được dùng để xức các loại ghẻ, nhọt, mụn u. Đốt trái mù u cho cháy thành than, xong tán thanh cho nhuyễn và trộn vào một chút dầu mù u là có được một thứ thuốc xức ghẻ hay tuyệt. Nhựa mù u có thể dùng để làm thuốc cầm máu vết thương rất hay và thông dụng.
- Đây là ký ức tuổi thở của Nguyên Hạnh:
[... Ngoại tôi thì hàng ngày lấy rổ ra những con khém, con rạch vớt mù u về đem làm rọi thắp sáng thay đèn dầu.
Mù u vớt về phơi khô rồi đập phần vỏ lấy nhân đem ủ trong các lu, khạp sành khoảng 4- 5 ngày, sau đó đem ra quết chung với bông gòn rồi nắn vào cọng trúc, cọng tre vót nhỏ dài khoảng 5 tấc, phía dưới chừa khoảng 1 tấc để cắm.
Sau khi nắn xong đem phới 2- 3 nắng là khô đốt cháy rất bền bỉ đến khi hết mới thôi. Để làm đồ cắm rọi, ngoại tôi nắn cục đất khối vuông, hình chữ nhật, hình thang có chứa lỗ ở giữa.
Mỗi đêm chỉ cần khoảng 10 cây là đủ cho cả nhà xài. Lúc còn nhỏ, chị em chúng tôi đêm đêm học bài cũng nhờ ánh sáng từ những cây rọi mù u của ngoại.
Đó là trò chơi các trẻ nhỏ nông thôn. Nhựa cây mù u thì chúng tôi làm dụng cụ bắt ve sầu. Lấy nhựa cây mù u rất đơn giản, chỉ cần dùng dao chặt một vết phần phần da cây, chờ khoảng 10 phút, nhựa chảy ra, dùng cọng lá dừa quẹt một chút nhựa, gắn cọng dừa vào dầu cây trúc, vậy là đã được dụng cụ bắt ve. Những chú ve sầu mãi kêu gọi bạn, chúng tôi nhè nhẹ chấm đầu cọng dừa có nhựa mù u vào cánh ve, thế là chúng khó thoát...] [Cây mù u và tuổi thơ tôi - Nguyên Hạnh ]
- Hồi nhỏ thì tôi dùng nhựa mù u, để chấm bắt chuồn chuồn, rồi dùng chuồn chuồn cắn rún mình để cho biết bơi vì bị người lớn "dụ" rằng cho nó cắn rún thì sẽ bơi được. Ôi đau và bị uống nước!
Thò tay ngắt trái mồng tơi
Bậu thoa môi tím nhìn tôi bậu cười
Chuồn chuồn cắn rún tập bơi
Trên bờ dừa nước bậu cười dòn tan
( Môi Tím Mồng Tơi - Nguyên Lạc)
.
6. Cây Sứ cùi
Trong bài thơ TRUYỆN TÌNH VÙNG U MINH ở dưới có nói cô gái nép dựa bên cây Sứ cùi, nên xin giải thích sư lược về cây hoa này.
Đại cương :
Cây sứ cùi thuộc họ trúc đào Apocynacesae, có tên khoa học là Plumeria,, cây có nguồn gốc từ Mehico, Trung Mỹ.
Cây Sứ cùi: tiếng Anh Frangipani, Pháp gọi Frangipanier tên khoa học Plumeria rubra, họ Apocynaceae (Trúc Đào) đã trở nên là một cây ở tư gia của Châu Mỹ nhiệt đới và Châu Phi Trồng để trang trí vì có hoa đẹp, có lá xanh tươi gần như quanh năm.
Theo Giáo sư Phạm Hoàng Hộ (1993), ở Việt Nam có 3 loài thuộc chi Plumeria được gây trồng nhiều nơi. Đó là loài Plumeria alba – Sứ cùi, Đại trắng; loài Plumeria obtusa – Sứ (Đại) lá tù; và Plumeria rubra – Sứ (Đại) đỏ. Trong số đó, Plumeria rubra có 4 dạng khác nhau: (1) dạng hoa trắng tâm vàng, đôi khi phớt hồng – P. rubra form. acutifolia, (2) dạng hoa vàng, đôi khi phớt hồng – P. rubra form. lutea, (3) dạng hoa đỏ, tâm vàng – P. rubra form. rubra và dạng hoa trắng, bìa hồng, tâm vàng – P. rubra form. tricolor.
Cây Sứ Frangipani - Plumeria rubra L.cv. Acutifolia gồm nhiều loại như là cây màu trắng, màu đỏ. Loài Sứ, phát triển lan rộng nhờ hệ thống cây trồng. Đồng thời cũng là nguồn gốc của nhiều giống lai và giống trồng. Cây Sứ Cùi còn có tên gọi khác là Cây Sứ Đại, Cây Sứ Ấn Độ...
Lá tập trung ở đầu cành, lá rụng hết vào mùa đông, để lại nhiều sẹo to, trên đều cành trụi lũi giống như bàn tay cùi nên được gọi là sứ cùi, có người cho là xấu nên được gọi là cây đại. Cây sứ rất siêng hoa, nở gần như quanh năm. Cành hoa trên một cuống mập dài, thân ra nhiều nhánh hoa nhỏ. Hoa tập trung ở đỉnh, màu đỏ tím. Vào mùa đông, lá rụng hết, trên cây còn lại toàn hoa nở đầy cành đỏ rực, làm cảnh hay trang trí rất đẹp.
Cây rất dễ trồng bằng giâm cành, ít tưới nước, úng nước cây sẽ thối chết, nhưng khi sống mạnh cây cần nhiều nước. Cây được biết đến nhờ sự chịu đựng một thời gian dài hạn hán. Một cây thiếu nước sẽ rụng lá, thân cây nhăn nhún nhưng cây vẫn tiếp tục sống và trở lại bình thường nếu được tưới ở lần đầu.
Tại Việt Nam, tên gọi cây Sứ cùi, theo hình dạng của cây, giống như tay chân của người bị bệnh cùi, và cũng để phân biệt với những giống cây Sứ khác như Sứ ngọc lan, Sứ chúa
Vì cây Sứ cùi mỗi lần rụng lá đổi mùa, các cành cây hình trụ đầu tròn, chu chú vài chồi lá nhỏ trông tựa ngón tay của người mắc bệnh phong hủi (bệnh cùi). Cách gọi này là một lối so sánh đối chứng, xem đây là một loài cây có hoa thơm như hoa Sứ (Michelia champaca) nhưng cành nhánh bị cùi hủi. Cách đặt tên kiểu này cũng tương tự như cách đặt tên của người Australia , họ gọi cây Sứ cùi là “dead man’s fingers tree” (cây ngón tay người chết).
.
Thực vật và môi trường :
Cây Sứ Frangipanier là một cây tiểu mộc nhỏ, lá rụng, khoảng 3 đến 7 m chiều cao, thân cây cong queo, bên ngoài thân láng và bóng, thân thịt mềm , với những chất dính dồi dào, có mủ trắng.
Thân cây tròn mập, phân cành nhánh nhiều, dài, khẳng khiu cong queo, xù xì. Ví thế, Tán cây Sứ Cùi rộng và dày. Vỏ cây có màu trắng xám và có nhiều sẹo trên thân do rụng lá để lại, cây có nhựa mủ.Gổ trắng ngà hơi vàng và mềm.
Những nhánh rậm nhiều, dày thịt, phù lên và ửng màu xanh lá cây ở những điểm.
Lá cây Sứ Cùi thuôn dài có hình bầu dục, rộng ở giữa và hẹp lại ở cả 2 đầu. Lá có màu xanh bóng, nhẵn ở mặt trên, lớp lông mịn cùng với gân chính màu trắng nằm ở mặt và các gân viền ở mép nổi rõ ở mặt dưới lá. Lá xếp sát nhau thành vòng ở ngọn cành, khi rụng để lại sẹo lớn ở cành.
Cây sứ cùi là cây bóng mát có hoa đẹp. Cây sứ cùi có nhiều loại khác nhau; tuy nhiên những loại đang được ưa chuộng hiện nay bao gồm: cây sứ hoa trắng; cây sứ hoa vàng; cây sứ hoa hồng.
Cây có lá to và tán lá rộng. Vì thế thường trồng làm cây bóng mát, tạo cảnh quan cho đô thị, các khu công nghiệp, công viên cây xanh, các khu di tích.Không chỉ vậy, cây sứ đại còn có hoa đẹp và có mùi thơm dịu nên được nhiều người chọn trồng để tạo cảnh quan sân vườn đem lại cho con người ta cảm giác an nhiên.Bởi vì hình dáng cây độc đáo, có nhiều cành nhánh tạo vẻ cổ kính nên cây sứ đại được trồng khá nhiều trong các đình, đền, lăng, tẩm để tăng thêm vẻ trang nghiêm cho những nơi này.
Công dụng
-- Sứ cùi thường được trồng ở các đền đài, và dùng hoa của nó để thờ cúng. Nicaragua và Lào là hai nước lấy cây Sứ cùi làm quốc hoa, ở đó nó được gọi với cái tên là Sacuajoche ( Nicaragua ) và Champa (Lào). Sứ cùi có tên tiếng Anh là frangipani, xuất phát từ tên dòng họ Frangipani của một gia đình hầu tước đã nghĩ ra cách tạo một loại nước hoa có mùi của hoa Sứ cùi.
-- Cây sứ cùi còn có tác dụng chữa bệnh như một cây thuốc thảo dược, theo y học dân gian, điều trị nhiều bệnh như: Nhuận tràng, xổ ra giun. Hoa của cây sứ đại có thể trị sốt, chữa ho và tiêu đờm. Lá của cây sứ đại còn có thể nấu thành cao, đắp vào chỗ da bị trầy chảy máu sẽ giúp cầm máu và vết thương sẽ mau lành.
Hoa của các loài trong chi Plumeria thường được dùng trong các trường hợp: Phòng say nóng; Chữa viêm ruột, lỵ; Trị chứng khó tiêu, kém hấp thu ở trẻ em; Chữa nhiểm khuẩn viêm gan; Chữa viêm phế quản, ho…
Nhựa cũng được dùng như vỏ, chữa chai chân, sưng tấy, mụt nhọt. Lá cũng được dùng chữa bong gân, sai khớp, mụn nhọt. Nhiều người còn dùng vỏ cây ngâm rượu để ngậm chữa chứng nhức răng do viêm lợi. (Theo Đỗ Xuân Cẩm).
Nguyên Lạc
(Còn tiếp phần II: Chuyện Tình)
Gửi ý kiến của bạn