BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73459)
(Xem: 62247)
(Xem: 39438)
(Xem: 31182)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

VN: Nhà báo điều tra nói 'bị treo đầu chó trước cửa nhà'

06 Tháng Chín 20186:31 SA(Xem: 1739)
VN: Nhà báo điều tra nói 'bị treo đầu chó trước cửa nhà'
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53

Đêm 5/9, mạng xã hội xôn xao về clip một phóng viên điều tra được biết đến qua các vụ BOT và sai phạm của các quan chức địa phương "bị treo đầu chó trước cửa nhà" ở tỉnh Long An.

Nhắc đến nhà báo Trương Châu Hữu Danh, người ta nhớ đến các bài báo về vụ một cô giáo ở tỉnh An Giang do dẫn link bài báo trên trang Facebook "chê cái mặt chủ tịch An Giang kênh kiệu" nên bị xử phạt 5 triệu đồng năm 2015, vụ án quán phở Xin Chào ở Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh năm 2016...

Đặc biệt, bút danh của anh được biết đến nhiều hơn qua loạt clip, bài về các vụ tài xế trả tiền lẻ mua vé qua các trạm BOT trên cả nước như một cách phản đối các trạm này đặt sai vị trí và thu tiền với giá cao.

Nhà báo Trương Châu Hữu Danh
Nhà báo Trương Châu Hữu Danh
Bản quyền hình ảnh Fb Truong Chau Huu Danh
Ông Hữu Danh hiện là phóng viên của Làng Mới, báo điện tử của báo Nông Thôn Mới, cơ quan của Hội Nông Dân Việt Nam.

Loạt bài gần nhất của ông Hữu Danh là về quan chức tỉnh Quảng Trị cử đoàn đại biểu Quốc hội đi Nhật để "tham gia xúc tiến đầu tư", dù những người được cử đi được cho là không hề liên quan đến lĩnh vực này.

Sau đó ông công khai trên trang cá nhân ảnh chụp các tin nhắn điện thoại mà mình nhận được với nội dung mang tính hăm dọa và "đòi gỡ bài về lãnh đạo" Quảng Trị.

'Tự mình điều tra'

Trả lời BBC về vụ bị treo đầu chó trước cửa nhà vào đêm 5/9, nhà báo Hữu Danh nói: "Tôi không suy đoán mà tôi đang làm rõ vụ việc. Tôi đã xác định được chủ xe, nơi ở của người làm vụ này. Tôi đã gọi anh ta bốn cuộc nhưng anh ta không nghe máy nên tôi sẽ không gọi nữa mà sẽ tự tới tìm."

"Số điện thoại họ gọi đe dọa tôi và người nhà tôi thì cũng đã gọi lại nhưng họ tắt máy luôn. Dĩ nhiên tôi vẫn báo cơ quan và báo công an. Nhưng là nhà báo điều tra thì tôi vẫn phải tự mình điều tra. Tôi nghĩ, tài liệu điều tra của nhà báo nếu phối hợp với công an sẽ thuận tiện cho họ."

Trương Châu Hữu Danh và cọc tiền mệnh giá 200 và 500 đồng dùng để mua vé qua trạm BOT Cai Lậy hồi tháng 8-2017
Trương Châu Hữu Danh và cọc tiền mệnh giá 200 và 500 đồng dùng để mua vé qua trạm BOT Cai Lậy hồi tháng 8/2017

Cũng trong cuộc phỏng vấn với BBC, ông Hữu Danh cho biết: "Hầu như ngày nào tôi cũng nhận những tin nhắn đe dọa. Thậm chí, có những nhóm người lập hẳn các trang để "đánh" tôi với đủ thứ thông tin hầm bà lằng. Chuyện gì họ cũng lôi ra đấu tố được."

"Nguồn thì đủ cả hai "lề" mà ta nôm na gọi là lề trái và lề phải. Một số người tự nhận mình là "lực lượng 47", "đấu tranh an ninh mạng" thì đấu tố tôi vì cho rằng tôi chống tiêu cực là phản động."

"Nhưng một số người "dân chủ" vẫn chửi tôi vì tôi cũng không a dua theo bất kỳ ai. Tôi dùng từ "một số" vì thực tế đó chỉ là "một số" mà thôi. Là nhà báo, tôi không thể a dua và luôn nhìn nhận đa chiều, khách quan. Dĩ nhiên, xã hội hiện nay tìm ra những điều tốt đẹp thì không dễ dàng gì."

Ông Hữu Danh cũng nói thêm: "Phóng viên viết mảng điều tra ở Việt Nam thì luôn có rủi ro nên thực sự không thể xác định đâu là nhất. Cũng như khi tôi viết về BOT thì anh cho là ấn tượng còn tôi thì thấy cũng bình thường như những loạt bài khác. Dĩ nhiên, nếu mình có những bài hay thì phần thưởng lớn nhất chính là độc giả. Họ chính là nguồn tin."

"Về chuyện phóng viên có sống được bằng nghề báo hay không thì theo tôi, người làm báo tỉnh sống tốt hơn báo trung ương vì thu nhập cao hơn."

"Như bản thân tôi, thực tế sống bằng nghề chăn bò, rồi bưng bê cà phê phụ vợ, bán gạo sạch, làm... tài xế xe dịch vụ. Nghề nào có tiền là tôi làm thôi. Có khi đưa khách từ Long An đi khám bệnh Sài Gòn, tiền "tài" 120.000 đồng mà đang rảnh thì cũng ôm vô lăng đi luôn."

"Theo như tôi thấy, người làm báo ở phía Bắc rất coi trọng về cấp bậc. Nhưng ở phía Nam thì cấp bậc hay chức vụ không quan trọng đâu. Có những cơ quan ở miền Tây, phóng viên "oách" hơn trưởng đại diện. Thậm chí, tôi biết có vài trưởng đại diện còn xin bỏ chức để làm phóng viên."

"Tôi làm báo đến nay là 11 năm, từng làm trưởng đại diện và bây giờ đang làm phóng viên."

Về tình hình báo chí Việt Nam

Ông Hữu Danh chia sẻ một số nhận định về nghề báo ở Việt Nam: "Từ lúc làm báo tới giờ, điều tôi ngán ngại nhất là việc quan chức can thiệp gỡ bài. Nhưng thực tế các cơ quan mà tôi từng công tác là báo Nông Thôn Ngày Nay, Lao Động, và bây giờ là báo Làng Mới thì rất hiếm tình trạng đó."

"Thực tế hiện nay thông tin trên mạng xã hội rất mạnh, bài mà gỡ trên báo thì vẫn còn mạng xã hội nên tình trạng "gỡ bài" cũng khó hơn. Còn việc bị giang hồ hăm dọa đòi gỡ bài này nọ thì tôi không ngại. Chưa bao giờ ngại."

"Trong tình hình báo điện tử chạy theo view, báo giấy thì lại đang chết mòn trong khi mỗi công dân đều là một "tổng biên tập trên Facebook" nên các bài điều tra không thể nào hay và hấp dẫn như cách đây vài năm."

"Phóng viên làm bài điều tra thường nhuận bút không bù nổi chi phí nên anh em trẻ chưa mạnh tài chính thì ngại làm, còn anh em lớn tuổi đã ổn định cuộc sống thì lại ngại đi. Như tôi, chưa 40 tuổi cũng đã thấy "lưng mật" với thể loại điều tra."

"Gần đây đúng là có xuất hiện tình trạng một số người làm báo tham gia cái gọi là "chiến dịch truyền thông" vì những mục đích khác nhau."

"Nhưng rõ nhất vẫn là trên Facebook khi hai bên chia phe đấu nhau như vụ ồn ào ly hôn của ông bà chủ cà phê Trung Nguyên. Tôi cũng có nghe chuyện "đặt hàng" người làm báo viết về vụ Phó bí thư Thành Ủy TP. Hồ Chí Minh Tất Thành Cang."

"Thậm chí có người còn kể chi tiết cho mình như thể họ chứng kiến nhưng hoàn toàn không có gì để chứng minh."

"Làng Mới chỉ ra đời mới hơn một năm, nói thật là chỉ chừng chục người làm tờ này trong tòa soạn."

"Chúng tôi vừa làm báo vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị nói lên tiếng nói của nông dân, nên vẫn có những hạn chế nhất định so với những tờ báo "câu view" hoặc báo điện tử lâu đời."

"Tuy thế, chúng tôi cứ cố hết sức thôi, trong lúc đang được anh em đồng nghiệp ủng hộ nhiều. Còn về phía bạn đọc, tôi nghĩ rằng nhiều người chỉ đọc bài, quan tâm nội dung gì chứ không phân biệt là báo nào đăng đâu."

Trương Châu Hữu Danh

Phủ nhận việc chính quyền Quảng Trị cho người hăm doạ nhà báo, ông Nguyễn Đức Chính, chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị được báo Tiền Phong hôm 6/9 dẫn lời:"Nhà báo Trương Châu Hữu Danh có viết một số bài về Quảng Trị. Về cơ bản, lãnh đạo Quảng Trị tiếp thu và xử lý, ví dụ như bài viết về vụ bán rừng, Sở Nông nghiệp đã dừng việc khai thác, kiểm tra để đề xuất hướng xử lý."

"Riêng việc ai đó mượn danh lãnh đạo Quảng Trị để khủng bố, dọa dẫm gia đình nhà báo Trương Châu Hữu Danh thì không có việc đó. Nếu làm việc đó thì văn hóa quá lùn."

06/09/2018
Ben Ngô
Nguồn BBC

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn