BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76262)
(Xem: 62980)
(Xem: 40385)
(Xem: 31984)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Bắc Triều Tiên chuẩn bị đón lãnh đạo mới

08 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 916)
  • Tác giả :
Bắc Triều Tiên chuẩn bị đón lãnh đạo mới
50Vote
41Vote
30Vote
20Vote
10Vote
41
Phỏng vấn giáo sư Jennifer Lind, thuộc đại học Dartmouth, tiểu bang New Hampshire,Hoa Kỳ, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề liên quan đến Bắc Hàn, về kế hoạch chuẩn bị cho người lãnh đạo mới của Bình Nhưỡng.

Tải xuống để nghe.


Kim Jong-Eun, người lãnh đạo tương lai của Bắc Hàn. AFP


Thế giới đang chăm chú theo dõi những diến tiến ở Bắc Hàn kể từ sau khi lãnh tụ, Kim Jong-Il gắn lon Đại tướng và phong chức Quân Uỷ Trung ương cho người con trai út Kim Jong Eun, đồng thời người em gái cùng em rể cũng được ông này phong chức tước. Tuy nhiên mọi người còn đang trông đợi Bình Nhưỡng tuyên bố chính thức về nhân vật sẽ thay thế ông Kim Jong-Il là ai?

Giáo sư Jennifer Lind có dành cho Đài Á Châu Tự Do cuộc phỏng vấn về vấn đề này. Giáo sư Lind là một chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về Đông Á. Trước đây bà đã từng giữ chức vụ Cố vấn Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Hoa kỳ. Giáo sư hiện đang giảng dạy tại Đại học Dartmouth thuộc Tiểu bang New Hampshire.

Chuẩn bị kỹ lưỡng việc chuyển giao quyền lực


Quỳnh Như: Thưa Giáo sư Jennifer Lind, theo bà tại sao ông Kim Jong-Il vẫn chưa chính thức tuyên bố Kim Jong-Eun sẽ lên thay thế ông?

Jennifer Lind: À vâng, có vẻ như ông Kim Jong-Il muốn đưa ra một tín hiệu là sẽ chọn người con trai út để thay thế ông lãnh đạo đất nước, thông qua việc trao quân hàm Đại tướng và phong chức Quân ủy Trung ương cho Kim Jong-Eun. Đồng thời cũng cho người con trai tham dự các cuộc họp quan trọng của Đảng, cho phổ biến rộng rãi hình ảnh của người này trong dư luận, và người ta thấy hai cha con ông Kim xuất hiện trong các cuộc duyệt binh. Cùng với nhiều động thái khác thường, và mới lạ so với trước đây. Và qua đó người ta ngầm hiểu rằng bắt đầu thời kỳ chuyển giao quyền lực ở Bắc Hàn.


Kim Jong-Eun và cha la Kim jong Il thường tham dự các cuộc họp quan trọng của Đảng cũng như các cuộc duyệt binh. RFA, Korean.


Quỳnh Như: Như vậy việc đó có thể được xem như là sự chuẩn bị chu đáo trước khi tuyên bố người sẽ kế vị ông Kim Jong-Il hay không ?

Jennifer Lind: Điều đó là hiển nhiên. Trước đây bố của ông Kim Jong-Il cũng đã chuẩn bị lâu như thế trước khi đưa ông này lên thay. Cũng trong một cuộc họp quan trọng của Đảng hồi năm 1980, Kim Jong-Il được tuyên bố chọn là người kế vị nhưng sau đó ông Kim Jong-san vẫn sống cho đến 1994 mới chết. Trong 14 năm, chưa kể thời gian trước đó được xem là một thời gian dài, để chuẩn bị cho một người trẻ tuổi nắm quyền lực trong chính phủ quân đội, tập họp lực lượng, và chống trả những thế lực chống đối trong nội bộ đảng. Kể từ khi Kim Jong-Il lên nắm quyền lực cho đến nay, vấn đề người lãnh đạo tương lai của Bắc hàn mới được nhắc đến gần đây. Có tin hồi 2008 Kim Jong-Il đã bị một cú đột quỵ. Dư luận mới bắt đầu chú ý xem ai sẽ là người lãnh đạo tương lai của Bắc Hàn, một khi Kim Jong-Il ngã bệnh hay qua đời. Và mới trong vài tuần qua, Bình Nhưỡng đã bắt đầu cho xuất hiện khuôn mặt mới của Kim Jong-Eun.

Quỳnh Như: Tại sao ông Kim Jong-Il không chọn những người con lớn, mà có vẻ như muốn chỉ định người con trai út là người sẽ thay thế ông?

Jennifer Lind: Cũng không nghe nguồn tin nào liên quan đến quyết định này. Một số người cho rằng ông Kim Jong-Il không hài lòng với một số hành động của con trai trưởng Kim Jong-Nam khi người này đi thăm Tokyo. Về người con trai kế, dư luận cũng cho rằng người này có vẻ yếu đuối không đủ khả năng làm lãnh đạo. Nhưng nói chung, tất cả những điều này đều do suy đoán. Người ta cũng không biết chính xác vì sao Kim Jong-Il nhắm chọn Kim Jong-Eun vì Bắc Hàn bưng bít mọi thông tin liên quan. Một điều cũng thú vị là nghe đâu người này cũng có nét giống ông nội là Kim Jong-san.

Quỳnh Như:Theo bà thì cả thế giới cũng như người dân Bắc Hàn còn phải chờ đợi đến bao lâu nữa thì mới được nghe tuyên bố chính thức về người sẽ lên nắm quyền lãnh đạo tại Bình Nhưỡng?

Jennifer Lind: Ồ! Về điều này thì cũng chẳng có thông tin gì cụ thể, rõ ràng. Người ta cứ nghĩ rằng người kế tục sẽ được tuyên bố chính thức hồi đầu tháng 9, nhưng trong Hội nghị của Ban Chấp hành đảng hồi cuối tháng 9 vừa rồi thì vẫn chưa thấy có gì mới. Và cũng cần nhắc lại, đây là một thể chế chính trị không rõ ràng, minh bạnh, nên không ai biết chính xác điều gì ngoại trừ những suy đoán.

Đợi gì ở nhà lãnh đạo mới của Bắc Hàn

Quỳnh Như: Trong khi mọi người còn đang trông chờ nghe thông báo về người sẽ lên thay ông Kim Jong-Il, thì sự bắt đầu xuất hiện của nhân vật Kim Jong-Eun trên chính trường có làm người ta cảm thấy lạc quan hay cũng bi quan.

Jennifer Lind: Vâng, tôi cho rằng vấn đề này vừa có mặt tích cực, vừa tiêu cực. Thật buồn mà nói rằng chế độ cai trị ở Bắc Hàn là một chế độ hoàn toàn đáng chê trách, nó làm cho người dân phải khiếp sợ, phải chịu đói khổ. Mặt khác, ở giai đoạn này nếu chế độ Kim Jong-Il có biện pháp giữ được tình trạng ổn định trước khi ông này mất, cũng là một việc hay. Nhưng sự tồn tại của chế độ này làm người dân Triều tiên bị đè nén, khổ sở, và cộng đồng thế giới cũng căng thẳng. Thế nhưng giả sử không có việc chuẩn bị cho người kế tục, như Kim Jong-Il đã làm mấy tuần nay để việc chuyển giao quyền lực diễn ra êm ả thì diễn biến sẽ ngược lại. Và điều đó sẽ là một tình trạng hết sức bất ổn cho cả chính phủ Bình Nhưỡng và cả đối với người dân Bắc Hàn, thậm chí có thể gây bất ổn cho cả khu vực này.

Quỳnh Như: Theo bà, liệu Hoa kỳ có thay đổi chính sách đối với Bắc Triều Tiên hay không nếu như ông Kim Jong-Eun trở thành tân lãnh tụ của quốc gia cộng sản này.

Jennifer Lind: Tôi nghĩ rằng chính sách của Washington đối với Bình Nhưỡng trong những năm gần đây không có gì khác, và hầu như sẽ giữ nguyên như cũ nếu như Bắc Hàn không có động thái thay đổi nào. Nếu như khi Kim Jong-Eun lên nắm quyền lực thay cha, lại tỏ ra là một nhà lãnh đạo cấp tiến; nếu như ông này gởi đến Hoa kỳ một tín hiệu sẽ thực hiện những cải cách trong nước và hợp tác với thế giới trong việc duy trì hoà bình ổn định cho khu vực bán đảo Triều tiên, tích cực trong vấn đề đàm phán hạt nhân, rút bớt quân đội khỏi khu vực phi quân sự.

Thì lúc đó Hoa kỳ có thể sẽ có những động thái đáp ứng lại sự thay đổi tích cực đó. Nhưng nếu như dưới chế độ của Kim Jong-Eun, Bắc Hàn vẫn tiếp tục giữ thái độ như trước thì tôi nghĩ rằng Washington cũng sẽ không có sự thay đổi gì trong chính sách đối với Bình Nhưỡng.

Quỳnh Như: Cũng liên quan đến các vấn đề chính sách, theo bà những biện pháp trừng phạt gắt gao mà Washington đang áp đặt đối với Bình Nhưỡng vì những hoạt động liên quan đến hạt nhân của họ, liệu có hiệu quả không?

Jennifer Lind: Vấn đề này còn tùy. Nếu như các biện pháp trừng phạt, chủ yếu tập trung vào các vấn đề làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân, thì nó sẽ không mang lại ích lợi gì cả. Người ta nhắc đến các biện pháp trừng phạt khôn khéo, tức là nhắm vào những mục tiêu cụ thể, ví dụ như việc cấm vận về tài chính để ngăn chận các giao dịch về nguyên liệu hạt nhân, hoặc cấm vận các mặt hàng xa xỉ mà chính phủ cần đến.

Quỳnh Như: Xin cảm ơn Giáo sư Jennifer Lind về cuộc phỏng vấn này.

Quỳnh Như, phóng viên RFA

08-10-2010
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn