BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73235)
(Xem: 62214)
(Xem: 39393)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Ông Lưu Hiểu Ba đoạt giải Nobel Hòa bình 2010

08 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 868)
  • Tác giả :
Ông Lưu Hiểu Ba đoạt giải Nobel Hòa bình 2010
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Nhân vật bất đồng chính kiến Trung Quốc đang bị cầm tù Lưu Hiểu Ba đã đoạt giải Nobel hòa bình năm 2010, vì “cuộc tranh đấu lâu dài và bất bạo động cho các quyền cơ bản của con người ở Trung Quốc.” Ủy ban Nobel Thụy Điển tại Oslo đã đưa ra thông báo hôm nay, và nói ủy ban “lâu nay vẫn tin rằng có một sự liên hệ mật thiết giữa nhân quyền và hòa bình.” Ủy ban cũng nói qua hình phạt nghiêm khắc ông phải chịu đựng, ông Lưu đã trở thành “biểu tượng sáng chói nhất” của cuộc tranh đấu nhiều mặt cho nhân quyền ở Trung Quốc. Ông Lưu 54 tuổi, là một nhà văn và một người kỳ cựu trong các chiến dịch tranh đấu cho dân chủ ở Trung Quốc. Ông Lưu đã ra vào nhà tù ở Trung Quốc nhiều lần trong 2 thập niên vừa qua vì đã thẳng thắn ủng hộ nhân quyền và cải cách chính trị.


Ảnh ông Lưu Hiểu Ba


Nhân vật vừa đoạt giải Nobel hòa bình, ông Lưu Hiểu Ba, có nhiều phần chắc sẽ không thể đích thân đi nhận giải thưởng – bởi lẽ ông đang thụ một án tù 11 năm trong một nhà tù ở Trung Quốc.

Tháng 12 năm ngoái, nhà chức trách Trung Quốc đã buộc ông Lưu can tội lật đổ chính quyền, nhưng không cho biết chi tiết ông đã vi phạm các luật lệ nào của Trung Quốc. Ông bị bắt một năm trước đó, vào tháng 12 năm 2008, ngay trước khi công bố Hiến chương 08 – một bản tuyên ngôn mà ông đã giúp dự thảo kêu gọi cải cách chính trị sâu rộng.

Một trong những người ký tên vào văn bản nguyên thủy của Hiến chương 08 là ông Bào Đồng, 77 tuổi, cho rằng giải Nobel trao tặng cho ông Lưu là một điều tuyệt vời cho Trung Quốc.

Ông Bào nói rằng: "Qua Hiến chương 08, ông Lưu đã kêu gọi chính phủ phải chịu trách nhiệm về Hiến pháp của đất nước và phải có trách nhiệm đối với nhân dân Trung Quốc." Ông Bào mô tả nỗ lực này là một đóng góp cho nền hòa bình thế giới.

Ông Bào là giới chức cấp cao nhất của Trung Quốc đã thụ án tù sau vụ chính phủ đàn áp đẫm máu người biểu tình gần quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

Ông Lưu cũng đã bị tù vì can dự vào những cuộc biểu tình năm 1989. Về sau, ông lại bị vào tù một lần nữa vì những bài viết nêu nghi vấn về hệ thống chính trị độc đảng của Trung Quốc.

Vợ của ông Lưu, bà Lưu Hà, nói bà rất xúc động về tất cả những sự hỗ trợ bà đã nhận được trong suốt thời gian chồng bà được đề cử trao giải. Kể từ lúc ông bị tù lần này, bà được phép đi thăm ông mỗi tháng một lần.

Bà Lưu Hà cho biết "chồng bà luôn luôn giữ vững tinh thần, nhưng có những vấn đề về sức khoẻ, kể cả bệnh viêm gan."

Không phải toàn thể thế giới đều ủng hộ ông Lưu. Một số nhân vật bất đồng chính kiến sinh sống ở nước ngoài phản đối việc ông được đề cử và đã viết một bức thư ngỏ tố giác ông là bêu xấu các đồng chí hoạt động và không đủ cứng rắn đối với giới lãnh đạo Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc cũng rõ ràng chống đối việc ông Lưu được đề cử. Trong một cuộc họp báo mới đây, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du không nêu đích danh ông, nhưng tuyên bố ông không xứng đáng được giải Nobel bởi vì ông là một người vi phạm luật pháp.

Bà Khương Du nói bà tin rằng giải Nobel Hòa bình phải được trao cho những người quảng bá cho sự hòa đồng sắc tộc, tình bằng hữu toàn cầu hay cắt giảm vũ khí.

Trung Quốc gọi ông Lưu là một “tội phạm” và nói Ủy ban Nobel Hoà bình đã vi phạm các nguyên tắc của ủy ban khi trao giải cho ông Lưu.

Một trong những nhân vật nổi tiếng nhất trên trường quốc tế đưa ra cam kết ủng hộ ông Lưu là kịch tác gia và cựu tổng thống Czech Vaclav Havel. Ông Havel ca ngợi hành động “tranh đấu ôn hoà và không mệt mỏi cho cải cách” của ông Lưu. Hiến chương 08 được mô phỏng theo khuôn thức của Hiến chương 77, một bản tuyên ngôn đã từng là văn kiện hợp lực của giới tranh đấu tại nước trước đây là Tiệp Khắc.

Giới lập pháp Mỹ cũng đã kêu gọi Tổng thống Obama nêu trường hợp ông Lưu khi ông gặp Chủ tịch Hồ Cẩm Đào của Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh G-20 vào tháng 11.

Ông Patrick Poon, thuộc Trung tâm Văn bút độc lập của Trung Quốc, một tổ chức các nhà văn, nói rằng ông nghĩ giải Nobel sẽ khiến nâng cao sự chú ý vào các ý tưởng của ông Lưu bên trong Trung Quốc.

Ông Poon nói: "Chúng tôi có cảm tưởng nó sẽ gây ảnh hưởng rất mạnh đến việc thu hút thêm những người mới đi tìm hiểu nội dung của Hiến chương 08, và đọc những bài viết của ông Lưu Hiểu Ba.”

Hiến chương 08 ban đầu nhận được chữ ký của khoảng 300 nhà trí thức, luật sư, nông dân và công nhân. Văn kiện này được phổ biến trên mạng Internet và nay đã có 10 ngàn chữ ký.

Vợ của ông Lưu nói mặc dầu chồng bà đang bị giam giữ, ông vẫn đọc tất cả các loại sách, trừ các sách báo chính trị, và vẫn tiếp tục viết.

Bà Lưu cho biết bà đem tập vở và bút cho ông Lưu để ông có thể tiếp tục viết.

Tuy nhiên, bà nói bà không được phép nói chuyện với ông Lưu về những gì đang xảy ra ở thế giới bên ngoài.

Stephanie Hồ - Bắc Kinh

08-10-2010

Theo VOA
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn