Con người ai cũng phải trải qua chuyện Sinh lão bệnh tử. Không ai thoát được kiếp nạn này, có người ra đi sớm, có người ra đi muộn. Không biết chuyện đi trước, đi sau có liên hệ gì tới chuyện sướng hay khổ, sung sướng và hạnh phúc hay không?
Có người nói “sao chết trẻ quá vậy thật tội nghiệp”. Có người nói “ông ấy sống thọ thiệt, quá phước đức”. Có người nói “mất lúc 70, 80 tuổi là cũng quá được lắm rồi” v.v...
Hình như sống lâu hay ra đi sớm chưa biết ai sướng hay khổ. Không chừng là kiếp nạn mình phải như vậy, phải sống như vậy thôi.
Đa phần con người ở tuổi lấp lửng gần 60 là thấy bắt đầu xuống dốc. Trong người lúc nào cũng có vài ba thứ thuốc uống để hổ trợ, ngăn ngừa và chữa bệnh. Giống như chiếc xe đến một lúc nào đó máy móc bắt đầu rệu rạo, phụ tùng không còn ăn khớp với nhau nên thường xảy ra hư hao, cà giựt. Dở chứng thích thì nổ, không thích thì nằm lì không cục cựa gì ráo, cho nên phải đem xe gặp thợ. Cũng có khi chết máy dọc đường hay thê thảm là không còn sửa chữa dược nữa.
Thì con người cũng vậy, lúc xuống dốc rồi thì đủ loại bệnh nó đến thăm mình, mình có tránh cũng không được. Có ngày thì không sao, có ngày nằm li bì vài ba ngày, lúc này làm khách hàng thường xuyên của mấy ông bác sỉ. Ăn không ngon, ngủ không yên v.v...
Vì vậy ai bước qua được hàng 60 mà cơ thể còn chút cường tráng, sinh lực tức là sức khoẻ còn ngon lành thì mình thấy họ có cơ may đi tiếp đến hàng 70, 80 ngon lành.
Cũng có người chưa tới hàng 60 nhưng hom hem, bệnh tật và cũng qua được ngưỡng 60 nhưng cứ ì ạch, bệnh hoạn, thuốc men phải có uống thường kỳ, họ cũng chậm chậm đến được hàng 70. Nhóm này cũng ít.
Cũng có người đứt gánh nửa đường, nửa đời, chưa tới 60 thì họ gọi là hưởng dương. Người nào qua hàng sáu bó thì kiếm được cái hưởng thọ. Ai sống lâu thêm một chút thì kiếm được cái thượng thọ, đại thọ gì đó. Mọi người cũng đôi lúc bàn tán chuyện hưởng dương, hưởng thọ, họ có vẻ phân chia anh hưởng thọ coi mòi ngon hơn, trang trọng hơn anh hưởng dương.
Ngụ ý của họ chắc anh này có phước đức hơn nên sống lâu hơn, hihihihi không biết có đúng không vậy?
Tôi thì quan niệm là trời kêu ai nấy dạ. Sống cũng như chết, không có gì khác biệt. Đây là cõi tạm, mình ở đây rồi sẽ đi thôi.
Có một vị tăng nào tôi không nhớ nói rằng "Chết giống như thay một cái áo mới, tức là mình sửa soạn cho một hành trình mới, một khởi đầu mới, kiếp sống mới", có nghĩa là đi đầu thai làm kiếp nạn mới....
Vì vậy chết có gì đâu mà sợ mà chỉ sơ bệnh hoạn nó hành mình thôi. Nhưng có người hiều chuyện, tu tâm nên họ thắng được cái đau đớn của thể xác.
Cho nên trong cuộc sống đừng để đói khổ, cũng đừng miệt mài cực khổ thể xác suốt đời bởi vì khi ra đi cũng tay không. Cứ tà tà sống thoải mái khi mình thấy vừa đủ. Chắc có người hỏi "Thế nào là vừa đủ ?".
Dễ ợt, cứ " đủ ăn đủ mặc, đủ trả tiền bill, có ngân sách thoải mái đi chơi đây đó nhưng cũng phải có một chút tiền mặt đề phòng khi hữu sự hay có việc đột xuất."
Đó là tiêu chí của tôi, cách sống của tôi. Nếu quí vị hay tôi muốn kiếp tới sống tốt hơn hay thế nào đó thì kiếp này sống đàng hoàng, lương thiện, đừng làm hại ai v.v... thì quá tốt luôn.
Đừng nên sống mà cứ làm lụng cực khổ suốt cả đời, hao mòn sức khoẻ, ăn uống kham khổ rồi khi về già bệnh hoạn. Số tiền mình cầm giữ lúc đó chẳng lẽ để trả tiền chữa bệnh hay sao? Tiền bạc lúc đó hết quan trọng rồi mà cái thứ mình lại lo đó là sức khoẻ. Sức khoẻ thật chứ không phải sức khoẻ kiểu “Tiền là Tiên là Phật, là sức khoẻ của ông già...” như trong ca dao tiếu lâm hậu 75 vậy.
Nói chuyện về sống lâu sống thọ và tiền bạc để xài thì nói phài có xách mách có chứng quý vị ơi. Đọc báo Time tuần lể 04/29/2016 có một bài viết về lợi tức có ảnh hưởng gì đến chuyện sống lâu hay không? Họ nghiên cứu và cho biết là" Tiền bạc không có mua được sự sung sướng mà giúp mình sống lâu thêm một tí".
Họ nói là giới giàu có trong top 1% của nước Mỹ với lợi tức cao có khuynh hướng sống lâu hơn so với giới nghèo trong bottom 1% có lợi tức thấp nhưng đồng thời chưa hẵn là giới nghèo có đời sống ngắn. Bởi vì giới lợi tức thấp mà biết chọn nơi ở như các tiểu bang sau đây thì họ có thể sống lâu thêm, không đến nổi thua giới giàu có đó là New York, San Francisco.
Nếu giới lợi tức thấp mà chọn ở các thành phố như Oklahome, Detroit hay Gary Indiana coi như thua luôn, mau về thiên đàng hơn mấy nơi ở trên. Là tại sao? Vì các thành phố như NY, SF họ có nhiều chương trình chăm lo sức khoẻ cho con dân eg. cấm thuốc lá, trong thực phẩm ăn uống cấm xài những thứ gây bệnh, chất béo v.v... Giới lợi tức thấp mà sống ở những nơi này họ cũng bớt thuốc lá, ăn uống sạch sẽ, y tế chính phủ ngon lành nên đương nhiên họ sống lâu thêm một tí. hehhêh.
Theo như nghiên cứu ở phía trên tôi cũng không đồng ý lắm là bởi vì, cho dù anh giàu, có nhiều tiền khi anh bệnh, thuốc gì anh cũng chơi, đắt cỡ nào anh cũng mua. Nó cũng giúp anh sống lê lết thêm một vài năm, chưa hẳn là sướng, bởi vì anh phải kiêng cử, nằm hoài trên giường, thuốc giúp anh kéo dài sự sống, nhưng đâu có ăn chơi gì được đâu. Sống lâu kiểu đó cũng không ham.
Năm nay tôi đang vào chu kỳ 60, ngày xưa không dám nghĩ mình có đến được ngưỡng này hôm nay haykhông?
Vậy mà thoáng một cái, nó đến lúc nào. Thôi cứ tà tà mà đi, tới đâu hay tới đó.
Kể chuyện lẩm cẩm cho bà con nghe chơi, giải sầu....
Sơn Nguyễn
snguyen56@gmail.com
Bình loạn của Mao Tôn Cương Pa Ri:
Đọc bài tự trào của bạn Sơn, chợt nghĩ đến bài ngụ ngôn ngày xưa của thi sĩ Pháp Jean De La Fontaine. Xin cóp lại từ trang
(http://poem.tkaraoke.com/10321/De_La_Fontaine_Jean/)
Thần chết và lão tiều phu
Lão tiều vác củi cành một bó.
Tuổi đã nhiều niên số lại cao,
Lặc-lè chân đá chân xiêu.
Lom-khom về chốn thảo mao khói mù.
Tủi thân-phận kỳ khu khó nhọc,
Đặt bó sài ở dọc lối đi.
Than rằng sung sướng nỗi gì,
Khắp trong thế giới ai thì khổ hơn?
Bữa no đói luôn cơn buồn-bã,
Vợ nào con vất-vả trăm chiều.
Hết thuế lính lại thuế sưu,
Hỡi thần Chết thương tình chăng tá,
Đến tôi đi cho đã một đời.
Lão tiều thấy cơ nguy cuống sợ
- Nhờ tay ngài nhắc đỡ lên vai.
Thơ rằng:
“Đành chết là hết nợ
Sao mà ai cũng sợ ?
Xin cóp lại 4 câu cuối tặng bạn Sơn
Thơ rằng: