BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73496)
(Xem: 62249)
(Xem: 39440)
(Xem: 31184)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Bắc Hàn: Vụ thử hạt nhân sẽ dẫn tới chiến tranh?

05 Tháng Chín 20176:23 SA(Xem: 2340)
Bắc Hàn: Vụ thử hạt nhân sẽ dẫn tới chiến tranh?
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52

Nam Hàn nói rằng Bắc Hàn có thể đang chuẩn bị cho nhiều vụ phóng tên lửa khác sau vụ thử hạt nhân mới đây nhất - tương đương một trận động đất mạnh 6,3 độ richter vào cuối tuần trước.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis nói rằng bất kỳ mối đe dọa nào sẽ gặp "một phản ứng quân sự dữ dội". Tổng thống Donald Trump trước đây đã hứa sẽ đáp trả với "khói lửa và giận dữ".

Liệu có thể có một giải pháp ngoại giao không? Hay khủng hoảng này đang hướng đến một cuộc chiến không thể tránh khỏi?

Cơ quan địa chấn Hoa Kỳ USGS nói rung chấn 6,3 độ richter gần địa điểm thử hạt nhân Punggye-ri
Cơ quan địa chấn Hoa Kỳ USGS nói rung chấn 6,3 độ richter gần địa điểm thử hạt nhân Punggye-ri
Phóng viên chuyên về ngoại giao và quốc phòng Jonathan Marcus sẽ trả lời các câu hỏi về Bắc Hàn và khủng hoảng này có thể được giải quyết như thế nào.

Liệu chiến tranh sẽ xảy ra?

Chắn chắn không ai hy vọng chiến tranh sẽ xảy ra. Khó có thể tưởng tượng một cuộc xung đột nào sẽ nổ ra vì nguy cơ dẫn đến chiến tranh toàn diện là rất cao vào thời điểm vô cùng nhạy cảm này.

Mỹ đang mạnh mẽ cảnh báo Bắc Hàn tránh làm điều gì có thể gây ra một cuộc xung đột.

Một cuộc chiến tranh toàn diện sẽ rất thảm khốc xét về số lượng thương vong.

Thông tấn xã Bắc Hàn cung cấp hình ảnh này, được cho là khoảnh khắc tên lửa rời bệ phóng 29-8-2017
Thông tấn xã Bắc Hàn cung cấp hình ảnh này, được cho là khoảnh khắc tên lửa rời bệ phóng 29/8

Và điều này có thể dẫn đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân - sẽ là lần đầu tiên kể từ cuối Thế chiến Hai, và có thể đặt ra một tiền lệ đáng sợ cho các xung đột quốc tế.

Và cuối cùng, sau một sự tàn phá khủng khiếp, Bắc Hàn có thể sẽ không tồn tại. Đó là chắc chắn, vì vậy hy vọng chính phủ Bình Nhưỡng sẽ sáng suốt và hiểu được những rủi ro có thể xảy ra.

Tuy nhiên những hành vi của Bình Nhưỡng gần đây chỉ đẩy xung đột đến miệng hố chiến tranh.

Nước nào đóng vai trò chính và vai trò đó là gì?

Trước hết sẽ là sự đối đầu giữa Bắc Hàn - Nam Hàn và Hoa Kỳ.

Rất khó có thể nói chính xác vai trò của Nhật Bản là gì trừ khi bị tấn công trực tiếp, nhưng có rất nhiều quân đội và căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản.

Mỹ sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ ngoại giao từ Hội đồng Bảo an LHQ và, nếu không được, sẽ tìm kiếm hỗ trợ từ các đồng minh. Các đồng minh này sẽ can thiệp đến đâu thì khó có thể nói.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gặp gỡ Thủ tướng Trump năm 2016
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gặp gỡ Thủ tướng Trump năm 2016

Có khi nào xung đột vũ trang gây ra chiến tranh hạt nhân toàn cầu?

Không chắc chắn. Một cuộc xung đột khu vực là đã đủ tệ.

Nga, các đồng minh NATO của Washington không trực tiếp liên quan. Tuy nhiên câu hỏi lớn là nếu có xung đột, Trung Quốc sẽ làm gì? Liệu Bắc Kinh có can thiệp như những năm 1950 để đảm bảo sự sống còn của chế độ Bắc Hàn hay chỉ đứng bên lề?

Bắc Kinh liên kết với Bình Nhưỡng bằng một hiệp định phòng thủ nhưng điều này không đảm bảo sự can thiệp của Trung Quốc.

Tại sao Hoa Kỳ không thể thừa nhận Bắc Hàn là một cường quốc hạt nhân?

Bắc Hàn đã là một cường quốc hạt nhân và đã có một kho vũ khí hạt nhân nhỏ trong một thời gian.

Điều làm cho cuộc khủng hoảng hiện tại trầm trọng hơn khi Bình Nhưỡng hiện đang có những bước tiến nhanh chóng hướng tới khả năng đe dọa lục địa Hoa Kỳ bằng một tên lửa hạt nhân.

Việc yêu cầu Bắc Hàn ngừng hay giảm nhẹ các chương trình tên lửa và hạt nhân không còn khả thi nữa. Trong tương lai, điều cần phải tập trung là ngăn chặn và kiểm soát.

Trên thực tế, cộng đồng quốc tế có thể không còn lựa chọn nào khác ngoài việc miễn cưỡng chấp nhận Bắc Hàn là một cường quốc hạt nhân. Nhưng các chuyên gia lo ngại rằng điều này có thể dẫn đến việc phổ biến vũ khí hạt nhân.

thể có một giải pháp ngoại giao không?

Mức độ tiến bộ kỹ thuật của Bắc Hàn rất khó xác định.

Nhiều cuộc thử nghiệm có thể là cần thiết và rất khó để biết liệu một tên lửa và đầu đạn của Bắc Hàn có thể chịu được áp lực khi bay trở lại bầu khí quyển của trái đất hay không.

Có thể họ chưa đạt đến trình độ đó nhưng họ đang tiến gần hơn.

Cho đến nay, mục tiêu chính là yêu cầu Bắc Hàn chậm lại các chương trình hạt nhân.

Về việc đối thoại để tìm kiếm một phương án ngoại giao - có nghĩa là đàm phán đa quốc gia với Bình Nhưỡng - thì không rõ mục đích của các cuộc đối thoại này là gì.

Có phải là để đóng băng tài sản của Bắc Hàn? Để ngăn chặn Bình Nhưỡng tiến hành thêm các cuộc thử hạt nhân và tên lửa? Và đổi lại Hoa Kỳ sẽ cho đi điều gì, về mặt ngoại giao và có thể là kinh tế?

Đã có những cuộc đàm phán với Bình Nhưỡng trong quá khứ. Giao dịch được thông qua và được thực hiện, ít nhất trong một trường hợp, dù chỉ trong một khoảng thời gian. Sẽ là sai lầm nếu cho rằng không bao giờ có thể đàm phán với Bình Nhưỡng hay không thể có một kết quả tích cực sau đàm phán.

Tuy nhiên, giới cầm quyền hiện tại của Bắc Hàn là một vấn đề khác.

Trung Quốc thì sao?

Trung Quốc là bên quan trọng nhưng lại mâu thuẫn. Một mặt, Bắc Kinh không muốn một Bắc Hàn với vũ khí hạt nhân và cũng đã nhiều lần nêu rõ quan điểm này với Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng không muốn thấy chế độ Bắc Hàn sụp đổ. Điều này sẽ dẫn đến việc hàng triệu người tị nạn tràn vào Trung Quốc và có lẽ sẽ dẫn đến một Triều Tiên thống nhất nằm trong quỹ đạo của Hoa Kỳ. Điều này còn tệ hơn cho Bắc Kinh hơn là một người hàng xóm khó bảo với vũ khí hạt nhân.

Nếu Trung Quốc nhận ra có sự trùng hợp ngẫu nhiên của sự phát triển nhanh chóng của chương trình hạt nhân của Bắc Hàn và sự thiếu ổn định về khả năng ngoại giao của chính phủ Trump có nghĩa là có một nguy cơ thực sự dẫn đến hiểu lầm và thảm hoạ thì có lẽ Bắc Kinh sẽ gây nhiều áp lực hơn lên Bình Nhưỡng.

Bắc Hàn là một đất nước rất cô lập và Trung Quốc là vừa đồng minh chính và là chỗ dựa nền kinh tế.

Có rất nhiều thứ mà Trung Quốc có thể làm. Cuộc thử nghiệm gần đây của Bắc Hàn hẳn đã khiến Trung Quốc xấu hổ vì nó đã làm Hoa Kỳ tức giận.

Nhưng Trung Quốc đang phải đối mặt với một bài toán ngoại giao khó khăn.

Trung Quốc và Nga đã cùng nhau lập một lộ trình ngoại giao nhằm đề xuất việc chấm dứt hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên và một thỏa thuận hòa bình để chấm dứt chiến tranh Triều Tiên.

Trong thời điểm hiện tại, họ nói rằng Bắc Hàn nên đình chỉ các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa và Hoa Kỳ và Hàn Quốc nên đình chỉ các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn.

Bắc Hàn tỏ ra không quan tâm đến đề xuất này, ít nhất là ở bề ngoài, và Hoa Kỳ thì bác bỏ nó - theo như lời của Đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ Nikki Haley - là mang tính "xúc phạm".

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn