BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73540)
(Xem: 62254)
(Xem: 39451)
(Xem: 31187)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Duyên Anh và nước Việt Nam

10 Tháng Hai 199712:00 SA(Xem: 1908)
Duyên Anh và nước Việt Nam
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
 

Nhà văn Duyên Anh đi rồi. Người con trai lớn của ông đã trao cho chủ nhiệm nguyệt báo thế giới Ngày Nay một bài thơ ngắn ký tên Độc Ngữ - bút hiệu đắc ý nhất của Duyên Anh mỗi khi ông làm thơ - đó là bài thơ thay cho di chúc - chỉ có vài câu nhưng bài thơ nói lên trọn vẹn khát vọng, mơ ước và khí phách của Duyên Anh: ông hãnh diện được sinh ra là người Việt Nam và ông mong ước khi nằm xuống, ông vẫn được là người Việt Nam.

Cho đến giờ ông ra đi, ông vẫn còn đeo nặng sự uất hận của khá nhiều người chỉ vì họ đã làm hại quê hương và dân tộc VN. Thiết tưởng không cần viết nhiều hơn nữa mới đủ để chứng tỏ lòng yêu nước của Duyên Anh. Lòng yêu nước bao la ấy mang đến cho tôi sự quyết định đặt cho bài này cái tựa là "Duyên Anh và nước Việt Nam". Trong số gần hai triệu người Việt lưu vong rải rác từ trên 40 quốc gia sau năm 1975, chỉ có Duyên Anh (D.A.) xứng đáng với cái tựa này qua những thành tích chồng chất của ông sau khi nhiều nỗ lực quốc tế phối hợp với nhau đã cứu được ông ra khỏi nhà tù khổng lồ VN năm 1983.

Bài thơ di chúc của Duyên Anh cũng giúp tôi thoát được sự chọn lựa lúng túng trong lãnh vực văn học, D.A. là một thiên tài tung hoành ở nhiều địa hạt (văn xuôi, thơ, tùy bút sừ, truyện ngắn, truyện dài, phiếm luận, trào phúng). Người ta sẽ mắc tội bất lương nếu tưởng rằng có thể viết đầy đủ về sự nghiệp văn chương của Duyên Anh trong ít trang giấy.

Nhờ bài thơ chót của Duyên Anh, tôi đã chọn viết về nỗ lực phi thường Duyên Anh đã thực hiện để làm vẻ vang cho hai chữ Việt Nam.

DUYÊN ANH RA KHƠI

Năm 1985, Nhóm Tao Đàn Sông Hàn, một nhóm người cầm bút quyết liệt chống cộng tại Việt Nam sau năm 1975, đã cố gắng gửi được ra thế giới bên ngoài một lời nhắn thống thiết của họ đến những người Việt đã sớm được tự do tại xứ người, đặc biệt là nhắn giới văn nghệ sĩ Việt lưu vong. Trong lá thư ngỏ gửi "các chiến sĩ văn hóa ở hải ngoại", nhóm ấy viết: "Văn nghệ sĩ, nếu khác với người thường chăng, họa là ở chỗ: tâm hồn hắn không phải tảng đá, hoặc nếu là tảng đá thì là tảng đá sững nơi triền biển để làm dội vang lên tiếng sóng vỗ, để làm cho biển không còn câm nín, hết là một sự có-mặt-vô-hình... Biển của chúng ta hôm nay là biển mất-nước. Vượt biển ra đi, sang bên kia bờ tự do, các anh chị chỉ mở rộng thêm ra thành mênh mông cái biển-mất-nước kia mà thôi. Nhưng các anh chị em đã làm gì cho biển thành hình ra những âm vang của sóng?...Văn nghệ sĩ là nhân chứng. Từ xưa, ai cũng nói thế. Các anh chị em đã làm gì và làm đến đâu cái vai trò một nhân chứng của mình? Các anh chị em là những người may mắn. Gần 60 triệu người dân cùng khổ trong nước ao ước được ra đi, chỉ có các anh chị em là lọt thoát. Trong trái tim các anh chị em, nặng trĩu tâm sự của 60 triệu người, các anh chị em nỡ làm thinh hay chỉ hát những bài ca ru ngủ?..."

Tìm giải đáp cho câu hỏi này, người ta không thể tránh được cái nhìn hướng về trách nhiệm của những người cầm bút, trách nhiệm của giới người gọi là trí thức của xã hội Việt Nam? Hai giới ấy đã đóng góp được những gì cho quê hương đau khổ? Hai giới ấy đã dùng tự do chính trị và tự do tư tưởng của họ như thế nào : Hiện có gần hai triệu người Việt tị nạn trên thế giới, trong số đó, có hàng ngàn nhà đại trí thức, hàng ngàn lý thuyết gia, chính trị gia, quân sự gia. Hàng ngàn nhà văn, nhà báo, nhà làm văn hóa...,tại sao khối người có tiềm năng lớn như thế lại chịu để cho mặt trận quốc tế vận èo uột ròng rã hơn mười một năm cho đến khi Duyên Anh một người một ngựa tiến sâu vào mặt trận này ngay sau khi ông tìm được tự do năm 1983?

Là một kẻ lưu vong hèn mọn từ năm 1975 cho tới nay, tôi luôn luôn đi tìm những thành tích cao cả hiếm có của người Việt quốc gia để tôn thờ. vinh. Trong hành trình bạc bẽo ấy, tình cờ tôi đọc đượcc những mẫu tin từ Âu Châu cho biết sự thành công của nhà văn Duyên Anh trên mặt trận quốc tế vận, khu vực Âu Châu. Rồi tôi lại được đọc một số tác phẩm mới của Duyên Anh xuất bản tại Pháp.

Theo sát nỗ lực này, tôi thấy một sự chuyển hướng rõ rệt nơi khả năng sáng tạo của DA, ông đã dùng ngòi bút để trực tiếp tham gia nỗ lực chống cộng sản trên chiến trường quốc tế vận, chỉ mới từ năm 1984 là năm D.A. định cư tại Pháp, ông đã mau lẹ làm cho Âu Châu biết đến sự thật về VN dưới ách cộng sản nhiều hơn bất cứ một ngời Việt lưu vong nào khác đã làm được từ 1975 cho đến nay.

Tháng Giêng năm 1987, tôi được đọc nguyệt báo Ngày Nay, xuất bản tại Wichita, tiểu bang Kansas, số tháng 1-87, bài "Đi Lại Từ Đầu" của Duyên Anh. Cũng nên ghi rằng nguyệt báo này là tờ báo đầu tiên của người Việt hải ngoại đã biết tôn vinh nỗ lực quốc tế vận của Duyên Anh. Bài báo ấy có đoạn viết:

"Ripault, chẳng hề có Ripault trong đồng nghiệp của tôi lưu vong bên Mỹ. Người ta đã cố tình không nói tới những tác phẩm mới xuất bản của tôi, cố tình dìm tôi xuống. Tệ hại hơn, người ta còn toa rập với âm mửu đê tiện để bêu nhục tôi. Người ta định cô lập tôi. Ngời ta sợ hãi tôi. Rốt cuộc, người ta đã chỉ làm mất phẩm cách của chính mình. Vẫn còn độc giả yêu tôi. Vẫn còn Nam á Paris trả tác quyền thật cao cho sách của tôi. Vẫn còn nhiều nhà xuất bản bên Mỹ muốn in sách của tôi. Hôm nay, tôi lại kiếm thêm con đường mới. Lúc nào và ở đâu, tôi cũng lừng lững đi. Ít nhất, tôi đã thoát kinh rạch, tôi ra khơi trước những kẻ muốn chọc thủng thuyền của tôi. Ít nhất, tôi đã có Jean Mais, có Ghislain Ripault, và đã đưa tác phẩm của tôi vào Belfond, một nhà xuất bản lừng danh ở Paris, ở Pháp, ở Âu Châu, ở thế giới. Trước đây, tôi không có tham vọng văn chương. Bây giờ, tôi thèm nổi tiếng, mong mỏi nổi tiếng, càng nổi tiếng sớm càng tốt. Để tôi có tiếng nói đẹp đẽ tranh đấu cho sự giải thoát dân tộc và tổ quốc tôi. Tôi tin tưởng nhiều nhà văn tài năng khác sẽ ra khơi luận văn chơng với quốc tế, và giúp ích thiết thực cho quê hương Việt Nam. Giai đoạn múa bơi chèo, tranh con tôm, con tép trong kinh rạch cần chấm dứt. Phải ra khơi biết mặt trùng dương. Ra khơi xong, hoàn tất sứ mạng văn nghệ sĩ Việt Nam hải ngoại xong, tôi lại về kinh rạch quê hương tôi".

Và trong cuốn "Quán Trọ Trước Cổng Thiên Đường" của Duyên Anh, xuất bản cuối năm 1986, ông ta đã nêu ra một lời chính khí, có thể tạm coi như là một thứ Kinh Lưu Vong cho người Việt tị nạn trên thế giới: "Sợ mưa nắng quê người phai nhòa lời son sắt nên ta phải dùng gang thép giải tỏ hoài bảo phục quốc của ta: Ta đi chiến đấu cho dân tộc, không đi xin bố thí tự do".

Bên câu Kinh Lưu Vong thật thấm thía này, Duyên Anh còn gửi tới những người cầm bút Việt lưu vong lời nhắn thẳng thắn: "Những bước đi mới của tôi, dẫu kém cỏi và vụng dại, nhưng đủ xác định bổn phận của nhà văn với dân tộc y, với thời đại y. Đi không chẳng lẽ lại về không, giấy Mỹ tốt, mực Mỹ tốt, máy in Mỹ tốt, không viết nổi nữa thì đi tìm tự do làm cái gì? Văn hữu anh bị nhốt kỹ trong tù ngục quê nhà, bị cấm viết ngoài đời, vẫn âm thầm viết đấy. Còn anh, anh nhởn nhơ ở thế giới tự do, anh không viết, nay mai anh về giải phóng dân tộc, anh về tay không à? Hay anh về với những câu chuyện múa gậy vửờn hoang? Hay về với những mẩu bài tán tụng ca sĩ kiếm rửợu? Tôi nghĩ rất thô thiển: Nhà văn có tự do tuyệt đối mà không viết tác phẩm thì hoặc là bất tài, hoặc là lười biếng. Cả hai trường hợp, anh đáng kể như đồ bỏ. Và anh đừng nhận anh là nhà văn nữa. Và sự liêm sỉ tối thiểu độc giả đòi hỏi là anh nên lặng lẽ rút vào bóng tối một cách khiêm tốn."

Sự thật từ năm 1984 cho tới nay chứng tỏ rằng "những bước đi mới" của Duyên Anh không kém cỏi, không vụng dại. Những bước đi ấy đã làm đẹp mặt cho người tị nạn VN trước mắt cộng đồng quốc tế, và làm đẹp hai chữ Việt Nam. Những thành tích lẫy lừng đâ được giới chính trị và văn hóa quốc tế tại âu Châu tôn vinh, và nhiều người trong hai giới ấy đã dành cho Duyên Anh sự ngưỡng mộ và giúp đỡ tận tình.

Ripault là một nhà văn, nhà báo lớn của Pháp. Ông ta chưa hề biết Duyên Anh trước khi Duyên Anh tị nạn tại Pháp. Nhưng sau khi được nghe trình bầy về đóng góp tư tưởng của Duyên Anh cho khối người Việt hải ngoại, Ripault đã mau lẹ tự nguyện trở thành một trong những người bạn ngoại quốc chí thiết của Duyên Anh.

Trước khi một mình xông xáo vào mặt trận quốc tế, Duyên Anh đã nêu khẩu hiệu chiến đấu của ông ta: "...Bây giờ, tôi thèm nổi tiếng, mong mỏi nổi tiếng, càng nổi tiếng sớm càng tốt. Để tôi có tiếng nói đẹp đẽ tranh đấu cho sự giải thoát dân tộc và tổ quốc tôi... Giai đoạn múa bơi chèo, tranh con tôm, con tép trong kinh rạch cần chấm dứt. Phải ra khơi biết mặt trùng dương. Ra khơi xong, hoàn tất sứ mạng vãn nghệ sĩ Việt Nam hải ngoại xong, tôi lại về kinh rạch quê hương tôi". Giữ lời hứa tâm nguyện. Giữ lời tự nguyện làm tròn sứ mạng ngời cầm bút lưu vong, Duyên Anh quả thật đã mang được tiếng nói đẹp đẽ vào mặt trận tư tưởng để tranh đấu giải phóng quê hương và dân tộc Việt Nam. Nhiều tờ báo Pháp nồng nhiệt giới thiệu Duyên Anh với độc giả của họ, và theo lời lẽ trong những bản tin hoặc bình luận, các tờ báo ấy đều gọi Duyên Anh là nhân chứng quan trọng về vấn đề Việt Nam dưới ách Cộng sản. Những bản tin và tường thuật về hoạt động tranh đấu sơ khởi bằng tư tưởng này của Duyên Anh đã làm cho dân chúng Pháp càng ngày càng biết thêm về Duyên Anh.

Từ đây trở đi, con đường càng ngày càng mở rộng để đưa Duyên Anh vào đời sống tư tưởng các dân tộc Âu Châu. Vì trong chiến tranh Việt Nam, nhiều quốc gia âu Châu đã phạm tội thờ ơ, phạm tội che đậy tội ác của cộng sản Hà nội trong cuộc chiến tranh thôn tính miền Nam VN, nay đã biết giác ngộ, hay là vì tư tưởng của Duyên Anh có chiều sâu và sức mạnh thuyết phục được các dân tộc Âu Châu? Có thể cả hai điều ấy đã xẩy ra nên các dân tộc ấy dành cho Duyên Anh một sự đãi ngộ thật đặc biệt mà chưa một người Việt Nam nào có được từ trước tới nay.

Vì con đường đã mở rộng nên Duyên Anh được mời diễn thuyết, nói chuyện hoặc đọc thơ nhiều lần. Ông ta không có thói quen giữ lại các bài báo ngoại quốc viết về hoạt động tranh đấu bằng tư tưởng của ông ta. Tôi đã phải viết thư khẩn khoản yêu cầu ông ta nhiều lần, ông ta mới nhờ bạn hữu thâu thập được một số bài báo hoặc bản tin viết về hoạt động quốc tế vận của ông tại âu Châu cùng với nhiều tài liệu ngoại ngữ khác để viết xong cuốn "Duyên Anh và Mặt Trận Quốc Tê Vận", Xuân Thu xuất bản năm 1987.

Ngày 25-5-1986, bỉnh bút Philippe Riboton của nhật báo Le Duuphine Libéré tường thuật buổi đọc "Thơ Tuứ của Duyên Anh tại Thé tre Action tối 23-5-1986. Trước một cử tọa chọn lọc và chăm chú, Duyên Anh đọc nhiều bài thơ mà ông ghi trong trí nhớ trong những năm tháng còn bị cộng sản giam tại Việt Nam, rồi sau này, khi sang Pháp, ông mới ghi lại được trên giấy và chuyển sang Pháp ngữ. Những bài thơ này có sức mạnh làm cho bỉnh bút Riboton kết luận sau khi nghe Duyên Anh là "những bài thơ này đã vang dội như là tiếng nói của nước Việt Nam lưu vong."

Tháng 5 năm 1986, Duyên Anh được mời đọc Thơ Tù tại thành phố Grenoble. Tiếng vang tốt đẹp cho uy tín và danh dự của người Việt lưu vong nhờ Duyên Anh còn chửa dứt thì đã đến thời điểm Duyên Anh phát hành cuốn Un russe à Sai gon. Sách ấy vừa được phát hành thì ông ta được mời đại diện cho Việt Nam để tham dự "Festival de la Littérature francophone" cùng với 250 nhà văn lỗi lạc của các quốc gia nói và viết tiếng Pháp tại thành phố Le Mans. Thế giới biết đến Le Mans như là một nơi chuyên tổ chức những cuộc đua xe hơi chạy nhanh nhất thế giới, nhưng Le Mans còn là một khu vực mà cộng sản Pháp hoạt động rất mạnh. Chính ở điểm thứ hai này mà Duyên Anh nhằm để lên tiếng mạnh mẽ. Được mời lên tiếng, Duyên Anh đã đọc một diễn văn nẩy lửa để kết án chính quyền Hà Nội. Ban tổ chức đã ân cần dành cho Duyên Anh một cái bàn tại địa điểm đại hội để ông ta ký sách cho độc giả mua cuốn Un russe à Saigon.

Sau ngày tham dự đại hội nói trên, Duyên Anh được truyền thanh và truyền hình của Pháp phỏng vấn về thân thế và sự nghiệp văn chương của ông ta trước và sau năm 1975, và đặc biệt là họ phỏng vấn ông ta về cuốn Un russe à Saigon.

Ngày 19-1-1987, Duyên Anh lại được mời đọc Thơ Tù tại địa điểm Salle des Fêtes, Quận 6 của thủ đô Paris cho một cử tọa gần 400 người Pháp ưu tú nghe. Đây là một trong những quyền Anh.

Sử gia Pierre Chaunu của Pháp nồng nhiệt giới thiệu Duyên Anh với cử tọa trước khi ông ta đọc thơ. Kịch sĩ Michel Etcheverry của Đoàn Ca Kịch Quốc Gia Pháp diễn tả bằng Pháp ngữ. Nhiều người trong cử tọa ấy khóc sướt mướt trong buổi đọc thơ. Xong phần đọc thơ, sử gia Chaunu phát biểu tới mười phút về thơ và về con ngừời Duyên Anh. Trong những lời phát biểu của Chaunu, có câu "Duyên Anh đến đây dạy chúng ta một bài học về lòng nhân ái. " Trên hàng ghế tham dự, còn có tác giả Michel Tauriac, một nhà văn Pháp kịch liệt chống bạo quyền Hà nội, và Olivier Todd, một cây viết trứ danh của Pháp trước kia hung hãn bào chữa cho Hà nội và Việt Cộng, nay giác ngộ và trở thành ngừời hết sức ủng hộ cuộc chiến đấu của người Việt quốc gia. Đêm 19-1-1987, tuyết lạnh ngập trời, nhưng độc giả vẫn kiên nhẫn đứng chờ để mua sách của Duyên Anh. Số sách bán được trong buổi đọc thơ này được Duyên Anh tặng cho ủy Ban ủng Hộ Một Nước Việt Nam Tự Do.

Cơ hội thật sự để Duyên Anh RA KHƠI đã đến, và cũng là cơ hội để cho mọi người Việt biết tài năng cũng như bản lãnh của ông ta khi ông ta được mời đại diện cho người Việt Nam để tham dự Đại Hội Các Nhà Văn Quốc Tế có mặt tại Pháp, do cơ quan văn hóa Pháp tổ chức tại Montreuil trong hai ngày 10 và 11 tháng 4 năm 1987. Với đề tài "Sự Dấn Thân của văn chương", Duyên Anh đã thay mặt cho nước Việt Nam, thay mặt cho dân lộc Việt Nam để cho thế giới thấy trình độ tư tưởng của người Việt đã đạt đến mức độ nào. Trên mười một năm lưu vong đã qua, chưa thấy có người tị nạn VN nào phát biểu được những tư tưởng như tư tưởng của Duyên Anh trong đề tài Sự Dấn Thân Của Văn Chương" đọc tại Đại Hội Các Nhà Văn Quốc Tế tháng 4 năm 1987. Duyên Anh xứng đáng được coi là người cầm bút lỗi lạc nhất của dân tộc Việt Nam trong lúc này, vì chỉ mới thấy có ông la øđã làm vẻ vang được cho hai chữ Việt Nam. Bài phát biểu ấy có một giá trị lớn vượt ra khỏi biên giới của nước Việt Nam để mang một giá trị quốc tế. Đó là một thông điệp rất hàm xúc, đáng được gửi tới toàn thể nhân loại ở những năm chót của thế kỷ này.

Bài phát biểu ấy còn là phương châm để hướng dẫn nhà văn Duyên Anh hành động bây giờ, và trong suốt thời gian còn RA KHƠI của ông ta, cho đến khi xứ sở và đồng bào của ông ta được giải thoát khỏi ách cộng sản. Yù kiến then chốt của bài này là đoạn Duyên Anh suy diễn về sự dấn thân của người cầm bút: ở bất cứ một cảnh huống nào, con người bị hạ giá, con người bị bạo lực chế ngự, chữ nghĩa phải dấy động, tư tưởng phải lên đường. Người cầm bút cần có thái độ đối với bạo lực, bất kể bạo lực đến từ phía nào. Khi bạo lực còn đe dọa con người hàng ngày, thi ca và văn chương không thể là thứ trang trí cho hạnh phúc giả tạo, khiêu vũ trên thống khổ của đồng loại...Đi về phía trước, đó là tín hiệu dấn thân quyết liệt của chữ nghĩa. Trong mọi hoàn cảnh, khi bạo lực diễn hành khiu khích, khi chủ nghĩa quất xuống thân phận con người những ngọn roi nghiệt ngã, khi lưỡi lê độc tài đâm chảy máu dân chủ, tự do, khi hứa hẹn biến thành phản phúc, những khi ấy sẵn sàng nổi giận" Là người, chúng ta ngẩng mặt chiến đấu".

Với những thành tích trên đây, đạt được chưa đầy ba năm sau khi ông ta tới Pháp, với những thành tích đang đạt được và những thành tích lẫy lừng khác chắc chắn sẽ đạt tới, người ta không thể coi những lời dưới đây của Duyên Anh là quá đáng nữa mà phải coi những lời ấy là chính đáng và cần thiết:

" Một chút tự hào bốc dậy. Đã ngồi trên mặt đại dương bằng thuyền gỗ, sẽ ra khơi bằng văn chương. Đừng nghiêm khắc với sự kiêu ngạo của nghệ sĩ sáng tạo. Thiếu kiêu ngạo, nghệ sĩ sẽ khó lòng vươn lên..."

Xác định sứ mạng cao cả của người cầm bút Việt khi quê hương thân yêu bị cộng sản tàn phá, khi đồng bào ruột thịt bị cộng sản đầy đọa, Duyên Anh nhắc những người cầm bút Việt lưu vong: "Tôi đã im lặng từ lâu, không trả đũa những ai bêu nhục tôi. Tôi không thích làm nạn nhân trò chơi bẩn Thầy Tăng Sâm giết người do cộng sản đạo diễn. Tôi lên tiếng để xác định thái độ chống cộng của tôi là tôi không chống cộng với tướng bẩn đào ngũ và tá cớm chạy làng. Tôi chống cộng với những người quốc gia chân chính. Bọn quốc gia giả hình cứ việc bêu nhục tôi. Với những ai gọi là nhà văn, tôi xin phép được nhắc câu nói của Gabriel Garcia Marquez: nghĩa vụ và bổn phận của nhà văn là viết cho hay. Anh hãy viết cho hay, thật hay và tự nhiên anh sẽ nổi tiếng. Tỏ thái độ với người này người kia là mất thời giờ, vô ích. Tỏ thái độ với cộng sản bằng tác phẩm và làm cho tác phẩm có kích thước quốc tế mới là nghĩa vụ của nhà văn VN... Tôi nói những điều tâm cảm. Và tôi sẵn sàng cái thế một mình một ngựa như tôi đã một mình một ngựa. (Tựa của sách Một Người Tên Là Trần Văn Bá).

Và Duyên Anh đã làm đúng câu Tri Hành Hợp Nhất. Ít ra cũng đã có 3 tác phẩm của ông được chuyển sang Pháp ngữ, trong số đó, cuốn La Colline de Fanta được hãng 3-B Production phỏng theo thành cuốn phim "Poussières de Vie", mang chiếu khắp thế giới. Tạm trú tại Pháp mới có vài năm, ông đã viết lại và cho xuất bản gần hai chục tác phẩm, chưa kể hơn năm chục tác phẩm xuất bản tại VN trước năm 1975.

Ý CHÍ VÀ NGHỊ LỰC SIÊU PHÀM CỦA DUYÊN ANH

Không kể vài chuyến đi ngắn giữa âu Châu và Mỹ trước đó, Duyên Anh tới california đầu năm 1988 với ý định ở lại một thời gian khá lâu. Phải chăng ông muốn chuyển điạ bàn hoạt động đến vùng Tây Bán Cầu?

Trong ngày 30- 4-1988, trong khi quan sát cuộc biểu tình của người Việt lưu vong tại khu thương mại của người Việt vào buổi trưa, ông đã bị một kẻ lạ mặt hành hung. Ông không chết nhưng những người thương mến ông đã lo ngại rằng ông sẽ không cầm bút được nữa. Vụ hành hung này được báo chí Mỹ tường thuật dựa vào tin tức không chính xác và có ác ý do một số người Việt mớm lời là một điều sỉ nhục cho mọi người Việt sống nhờ trên đất Mỹ. Người ta tiên đoán Duyên Anh sẽ câm, mất hết trí nhớ và nằm yên một xó bất động để chờ chết. Rõ ràng là có những kẻ sợ hãi ngòi bút của Duyên Anh, và không muốn ông ta tung hoành trên đất Mỹ. Chúng không chủ trương giết mà chỉ cần làm cho ông mất khả năng sáng tạo khi trở thành một phế nhân tinh thần. Chúng đã đánh giá lầm nghị lực sống của Duyên Anh. Quả thật là sau khi bị thương nặng ở đầu, Duyên Anh đã phải ngưng viết trong một thời gian khá dài (từ tháng 5-1988 đến tháng 10- 1990). Nếu là người khác thì việc cầm bút sau tai nạn này kể như chấm dứt. Với một người thừa nghị lực sống và mang trong người một ý chí sắt thép thì không có sự đầu hàng. Ngày 11-10-1990, Duyên Anh khởi sự viết lại, sau nhiều tháng khắc khổ tập viết tay trái vì tay phải đã bị liệt - ông kể lại: "Tôi đã học đọc, học viết, học suy nghĩ, học đi đứng nhiều ngày trong bệnh viện",( tại Pháp).

Bốn tháng sau, vào ngày 22-2-1991, ông đã hoàn thành một tác phẩm chữ nghĩa dầy 270 trang có tựa là 'Ngược Giòng Chữ Nghĩa, trong đó ông viết về nhiều đề tài khác nhau: Nông dân và con cò, truyện vui, thuốc lào, huyền sử, ca dao, chép sử, ăn bún, thi ca, âm nhạc... Tác phẩm này là cách trả lời hay nhất của ông cho những ai tưởng ông đã mất trí nhớ rồi.

Sau cuốn sách này, Duyên Anh còn cho độc giả thêm nhiều tác phẩm nữa, nhiều bài báo nữa với một nhịp độ khó tưởng tượng nổi. Trí nhớ của ông đã trở lại hoàn toàn, và sự bén nhạy của ông khi nhận định về chính trị VN, và chính trị thế giới không hề giảm sút. Đầu tháng 11 năm 1995, ông ra mắt một lúc 4 tác phẩm trong số đó có hai cuốn viết về ca dao VN, cuốn nào cũng chan chứa tình yêu quê hương và dân tộc VN. Một điều an ủi lớn làm cho Duyên Anh thêm tự tin và thêm hãnh diện: nhiều độc giả ngưỡng mộ và yêu mến ông đã tổ chức đưa ông đi nhiều nơi trên đất Mỹ để ông giới thiệu các tác phẩm mới của ông. Chiến dịch thâm độc của những kẻ đố kỵ ông và hận thù ông đã không cản được số đông độc giả và đồng bào mến mộ ông.

Trong những buổi ra mắt sách và tại nhiều nơi công cộng, người ta không thấy ông tỏ vẻ thù hận kẻ (hoặc những kẻ ) đã hạ ông. Nếu có nói tới thì chỉ là nói như kể lại một kỷ niệm buồn trong đời. Lá thư do ông viết bằng tay trái đề ngày 13-3-1989 khi gặp nạn) chứng tỏ tinh thần trên. (Xin xem bản chụp lá thư in cùng với bài này).

DUYÊN ANH TUNG HOÀNH VỚI KHÍ GIỚI TƯ TƯỞNG

Tuy giới hạn của bài báo không cho phép tôi dẫn chứng nhiều hơn nhưng tôi tin rằng bấy nhiêu đã đủ để chứng minh rằng trong hoàn cảnh và điều kiện hiện tại của người Việt lưu vong, khí giới tư tưởng là khí giới duy nhất mà người tị nạn VN trên thế giới còn có thể dùng để tung hoành trên mặt trận quốc tế vận để đạt được sự hậu thuẫn của thế giới bên ngoài. Trận chiến tư tưởng sẽ là trận chiến quyết liệt nhưng thầm lặng của những người tị nạn Việt Nam có khí phách, uy tín và tài năng. Nếu có được ba điều thiết yếu này, chỉ cần một người hay một vài người cũng có thể làm xoay chuyển dư luận nước ngoài, và còn có thể làm thay đổi cả lối suy tưởng của một hay nhiều dân tộc nữa.

Chỉ cần dùng một vài tài liệu cụ thể để dẫn chứng, bài này cho thấy rằng nhà văn Duyên Anh là người duy nhất trong khối người tị nạn Việt Nam trên thế giới đã đắc lực dùng khí giới tư tưởng để đạt được mục tiêu quốc tế vận.

Lựa chọn sự dấn thân tích cực, Duyên Anh đã biểu lộ khí phách và tinh thần bất khuất của ông ta để nhập cuộc chiến đầy chông gai, bạc bẽo nhưng rất cao cả này khi ông ta viết: "Tôi lựa chọn sự dấn thân tích cực và thái độ 'nổi giận' với bạo lực của các chủ nghĩa phi nhân. Dĩ nhiên, sự chọn lựa sẽ đẩy tôi vào cô đơn khôn cùng. Có sáng tạo nào ồn ào? Có chữ nghĩa nào viết đúng giờ kẻng khua dục dã? Người cầm bút không cần thế lực và hậu thuẫn." '

Khi lựa chọn Paris làm chiến trường, Duyên Anh đã cho người Việt hải ngoại một bài học quý giá về chiến lược quốc tế vận. Nước Pháp tiếp tục được nhân loại coi là quốc gia của văn hóa nhân bản quốc gia của nhân quyền. Bạo quyền Hà nội đã có sứ quán và những tên nầm vùng tại Pháp từ nhiều năm nay. Duyên Anh đã chọn vùng đất ấy để trực diện đánh cộng sản bằng văn hóa và tư tưởng.

Cứ một nhà báo Tây phương nổi tiếng được Duyên Anh thuyết phục sẽ là một người mang lại cho chính nghĩa người Việt quốc gia một sức mạnh không đo lường được. Duyên Anh đã thuyết phục được không phải một nhà báo Tây phương mà là hàng chục nhà báo Tây phương. Ta hãy ước lượng tầm mức ảnh hưởng bài báo do ông Pierre Bas khi viết về Duyên Anh và những lời kết án của ông ta giáng xuống chế độ Hà-nội, chưa kể những lời khuyến cáo mà ông ta trực tiếp gửi tới Bộ Ngoại Giao Pháp và dân tộc Pháp. Michel Tauriac, Olivier Todd, sử gia Pierre Chaunu (người làm cho nước Pháp hãnh diện) không giữ một chút dè dặt nào khi gửi cho Duyên Anh sự kính nể và ngưỡng mộ của họ. Danh sách những người khả kính và đầy ảnh hưởng cũng như uy tín của Tây phương ủng hộ Duyên Anh còn dài...

Tôi đã nhìn thấy mục tiêu của Duyên Anh đằng sau những nỗ lực đội đá vá trời của ông ta: làm cho thế giới bên ngoài kính nể và thương mến người Việt quốc gia qua con người và qua thành tích của Duyên Anh. Một khi thế giới ấy đã nhìn người tị nạn VN bằng thiện cảm và yêu thương như thế thì những người lãnh đạo xứng đáng cho cuộc chiến của người Việt lưu vong sẽ thấy con đường tranh đấu trước mặt họ thênh thang và hứa hẹn nhờ công lao khai phá của Duyên Anh.

Đọc Duyên Anh và nghe Duyên Anh, người ta nghĩ tới Việt Nam. Nói tới Việt Nam, người ta nghĩ tới Duyên Anh. Ông rất xứng đáng với niềm vinh dự số một đó của dân tộc Việt Nam.

NƠI AN NGHỈ XỨNG ĐÁNG VỚI TẦM VÓC DUYÊN ANH

Duyên Anh đã chọn nước Pháp để định cư. Ông cũng chọn nước Pháp làm nơi an nghỉ cuối cùng. Đó là sự lựa chọn khôn ngoan và soi sáng cho người đời. Khôn ngoan vì chỉ có nước Pháp mới xứng đáng với một thiên tài văn chương tầm vóc quốc tế lẫy lừng như Duyên Anh. Soi sáng vì sự lựa chọn ấy mở mắt nhiều người để họ nhận ra đâu là đất thật sự kính trọng Tình Người và Những Người có khả năng siêu việt, không quan tâm đến mậu da, quốc tịch và biên giới quốc gia. Trong khi Duyên Anh được đưa vào điều trị khẩn cấp tại nhà thương Humana, vùng Orange County, nam California, sau tai nạn ngày 30-4- 1988, chính phủ Pháp mau lẹ gởi một máy bay đặc biệt tới Califomia chở Duyên Anh về Pháp. Ôâng được cung cấp những sự săn sóc và điều trị y tế tối tân nhất của nước Pháp. Bên sự săn sóc kỹ thuật ấy, nước Pháp không quên sự săn sóc thực tế: Duyên Anh được trợ cấp tài chánh đủ để ông khỏi phải lo sinh kế cho đến lúc ông nằm xuống.

So với những cường quốc kinh tế nước Pháp thua về mặt sản xuất và mậu dịch. Nhìn từ phương diện nhân bản và văn hóa, nước Pháp hãnh diện đứng đầu thế giới - không quốc gia nào có uy tín và thành tích văn hóa đủ mạnh để tranh địa vị của nước Pháp khi Liên Hiệp Quốc lựa Pháp là nơi đặt trụ sở cơ quan văn hóa của thế giới (UNESCO).

Pháp cũng là vùng đất hứa đối với nhiều khối dân lưu vong. HoÏ tìm đến đất Pháp không phải vì khẩu hiệu sáo mép "cơ hội đồng điệu" cũng không phải vì "Giấc mơ Pháp" mà vì chính sách "đãi ngộ theo khả năng mỗi người". Duyên Anh có giác quan vô cùng bén nhậy nên sớm nhận ra điều ấy. Nước Pháp đã không làm ông thất vọng.

Đầu tháng 9-1996, chính phủ Pháp mời Duyên Anh về Paris để lãnh nhận văn bằng công dân Pháp. Ông đã bình thản đón nhận vinh dự đặc biệt ấy. Trong cuộc điện đàm ngắn trước khi lên đường về Pháp, Duyên Anh tán thành đề nghị của tôi là vì ông có một trí nhớ phi thường, một sự phân tách thật sắc bén về những biến chuyển trong lịch sử cận đại của Việt Nam, ông nên viết một cuốn sử đầy đủ để hướng dẫn thế hệ trẻ - tán thành điều ấy xong, Duyên Anh còn cho biết khi ông trở lại đất Mỹ, ông sẽ được một số Mạnh Thường Quân việt tài trợ để ra một tờ báo chống cộng sấm sét.

Thời gian trở bệnh của ông đến rất mau, và bệnh tàn phá những ngày chót của ông cũng rất tàn nhẫn. Thấy trước viễn ảnh tử biệt, ba người thương mến Duyên Anh vô cùng, và cũng là ba người đóng góp rất nhiều trong việc yểm trợ nỗ lực quốc tế vận của Duyên Anh đã luôn luôn ở bên giường ông: linh mục Jean Mais Sư Huynh Piene Trần Văn Nghiêm và văn hào Ghislain Ripault. Những người bạn cao quý này đã giúp Duyên Anh ra đi trong sự bình tĩnh của tâm hồn, dù rằng nỗi niềm u uất vẫn còn day dứt ông, u-uất vì thấy quê hương vẫn còn chìm đắm trong nghèo khổ và lạc hậu.

 Tôi muốn mượn hình ảnh mà Duyên Anh đã vẽ ra khi ông đặt tựa "Quán Trọ Trước Cổng Thiên Đường" viết về cuộc sống tạm bợ lay lắt và tủi nhục của người tị nạn Việt Nam tại Bidong (Mã Lai Á) làm lời kết cho bài tưởng niệm này. Cả cuộc đời của Duyên Anh - từ quê hương Việt Nam đến cuộc định cư tại Mỹ đều chỉ là có khoảng thời gian chờ đợi trước Cổng Thiên Đường. Ông đã về tới Thiên 'Đường ngày 5 tháng 2 năm 1997 trong sự vô cùng thương tiếc của những độc giả và đồng bào ngưỡng mộ và kính trọng ông. Tôi tin rằng ngay cả những kẻ giờ này vẫn còn thù hận ông - thù hận ông vì lý do nào không cần bàn ở đây - sẽ có những lúc những kẻ ấy tiếc rằng Duyên Anh không còn nữa để mà tiếp tục làm cho họ căm hờn nhưng phải nể sợ Duyên Anh vì sau Duyên Anh, đời sẽ không tìm được khí phách và thiên tài viết để cấy vào một Duyên Anh thứ hai. Ở Thiên Đường ấy tôi chân thành cầu mong Duyên Anh sẽ tìm được cái xã hội trong đó, những kẻ cai trị sẽ lương thiện và tài đức - Tôi đã tưởng tượng được nhìn thấy cái cười nửa miệng tuy ngạo nghễ nhưng dễ thương của Duyên Anh Vũ Mộng Long.

26-2-1997

Đất Tạm Trú Califomia

Phạm Kim Vinh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn