Linh Mục Nguyễn Văn Lý đang chữa bệnh ở Huế được một tổ chức ở Quốc Hội Âu Châu đề cử giải thưởng nhân quyền Sakharov năm 2010.
Đây là giải thưởng nhân quyền hàng năm của Quốc Hội Âu Châu đặt tên vinh danh nhà khoa học Nga Andrei Sakharov, có từ năm 1988 đến nay. Tiến Sĩ Sakharov là người đấu tranh chống độc tài cộng sản Liên Xô.
LM Nguyễn Văn Lý, 64 tuổi, là một trong 9 người hay tổ chức vận động nhân quyền được đề cử cho giải thưởng nói trên.
Ngoài cha Lý, luật sư nhân quyền người Syria là Haytham Al-Maleh, bác sĩ người Cuba là Guillermo Farinas, bà Aminatou Haidar, người vận động nhân quyền cho nên độc lập của một quốc gia “Tây Sahara,” bà Birtukan Mideksa, chính trị gia nước Ethiopia và một số tổ chức vận động nhân quyền, cũng được đề cử.
Tất cả những người được đề cử đều có thành tích đấu tranh bất chấp tù tội, mạng sống, cho quyền làm người ở các quốc gia của họ.
Vào ngày 5 tháng 10, 2010 tới đây, những đơn đề cử sẽ được đệ trình ở ủy ban hỗn hợp của Ủy Ban Đối Ngoại và Phát Triển và Tiểu Ban Nhân Quyền. Sau đó, một cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra vào ngày 18 tháng 10 để quyết định chọn 3 người vào vòng chung kết. Người cuối cùng được lựa chọn trúng giải Sakharov 2010 sẽ được Hội Đồng Chủ Tịch Quốc Hội Liên Âu quyết định vào ngày 21 tháng 10, 2010 trong phiên họp ở Strasbourg. Người trúng giải sẽ được mời đến dự lễ trao giảo sẽ được tổ chức ở Strasbourg vào ngày 15 tháng 12, 2010.
Giải thưởng nhân quyền Sakharov năm 2009 trao cho tổ chức Memorial ở Nga. Đây là một hội được thành lập sau khi đế quốc đỏ Xô Viết sụp đổ, phơi bày các tội ác của chế độ cộng sản ở đế quốc này và theo dõi tình trạng nhân quyền cho đến ngày nay.
Giải Sakharov năm 2008 đã trao cho ông Hồ Giai, 37 tuổi, một người đấu tranh nhân quyền ở Trung Quốc. Cuối năm 2007, ông đã bị bắt giam và ngày 3 tháng 4, 2008 đã bị kết án 3 năm rưỡi tù vì đã tham gia với giới nông dân chống lại chính sách cướp đoạt đất đai đền bù bất công. Dù ông bịnh nặng trong tù, lời kêu gọi của Âu Châu và các tổ chức nhân quyền quốc tế kêu gọi trả tự do cho ông đều bị Bắc Kinh lờ đi.
Linh Mục Nguyễn Văn Lý đã bị chế độ Hà Nội kết án 8 năm tù trong một phiên xử kín ở Huế ngày 30 tháng 3, 2007 lấy cớ “tuyên truyền chống nhà nước...” Thật ra, lý do chính là ngài đã tham gia thành lập “Khối 8406” (ra đời ngày 8 tháng 4, 2006), một tổ chức quần chúng đòi hỏi đa nguyên đa đảng, bầu cử tự do, tức đòi đảng Cộng Sản trả lại quyền làm người, quyền làm chủ đất nước lại cho nhân dân. Tổ chức này ban đầu chỉ có 118 người ký tên gia nhập, nhưng sau khi phổ biến trên Internet, hàng ngàn người trong và ngoài Việt Nam đã ký tên gia nhập. Trước sự lớn mạnh nhanh chóng của Khối 8406 đe dọa sự tồn vong của một chế độ độc tài đảng trị và tham nhũng thối nát, chế độ Hà Nội không những bỏ tù ngài, mà còn bắt bỏ tù Luật Sư Lê Thị Công Nhân, Luật Sư Nguyễn Văn Đài và các thành viên cầm đầu Đảng Thăng Tiến Việt Nam.
Năm ngoái, ngài bị tai biến mạch máu não ít nhất 3 lần ở nhà tù Nam Hà, bán thân bất toại. Trước nhiều áp lực của Liên Âu và Hoa Kỳ, ngày 15 tháng 3, 2010, chế độ Hà Nội đã tạm thả ngài một năm, cho về Huế để chữa bệnh.
Ở Huế, ngài đã từ chối đi ngoại quốc chữa bệnh vì sợ sẽ không được trở lại Việt Nam. Ngài đã phổ biến một số tài liệu tố cáo chính sách độc ác, phản nhân quyền của nhà cầm quyền Hà Nội.
LM Nguyễn Văn Lý là một người vận động nhân quyền, tự do tôn giáo không ngừng nghỉ từ khi cộng sản nhuộm đỏ cả nước năm 1975. Ngài đã ở tù và bị quản chế gần hết thời gian kể từ đó đến nay. Riêng 3 lần ở tù đã hơn 17 năm.
Năm 2000 khi còn làm quản nhiệm giáo xứ Nguyệt Biều, 7 km gần Huế, ngài đã cùng với giáo dân căng biểu ngữ “tự do tôn giáo hay là chết.”
24-09-2010
Theo Người Việt
STRASBOURG (NV) - LM Nguyễn Văn Lý được nâng đỡ xuống xe khi được chở từ nhà tù Nam Hà về chữa bệnh ở Nhà Hưu Dưỡng của Tòa Giám Mục Huế hôm 15 tháng 3, 2010. (Hình: ThanhCaVN) |
Đây là giải thưởng nhân quyền hàng năm của Quốc Hội Âu Châu đặt tên vinh danh nhà khoa học Nga Andrei Sakharov, có từ năm 1988 đến nay. Tiến Sĩ Sakharov là người đấu tranh chống độc tài cộng sản Liên Xô.
LM Nguyễn Văn Lý, 64 tuổi, là một trong 9 người hay tổ chức vận động nhân quyền được đề cử cho giải thưởng nói trên.
Ngoài cha Lý, luật sư nhân quyền người Syria là Haytham Al-Maleh, bác sĩ người Cuba là Guillermo Farinas, bà Aminatou Haidar, người vận động nhân quyền cho nên độc lập của một quốc gia “Tây Sahara,” bà Birtukan Mideksa, chính trị gia nước Ethiopia và một số tổ chức vận động nhân quyền, cũng được đề cử.
Tất cả những người được đề cử đều có thành tích đấu tranh bất chấp tù tội, mạng sống, cho quyền làm người ở các quốc gia của họ.
Vào ngày 5 tháng 10, 2010 tới đây, những đơn đề cử sẽ được đệ trình ở ủy ban hỗn hợp của Ủy Ban Đối Ngoại và Phát Triển và Tiểu Ban Nhân Quyền. Sau đó, một cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra vào ngày 18 tháng 10 để quyết định chọn 3 người vào vòng chung kết. Người cuối cùng được lựa chọn trúng giải Sakharov 2010 sẽ được Hội Đồng Chủ Tịch Quốc Hội Liên Âu quyết định vào ngày 21 tháng 10, 2010 trong phiên họp ở Strasbourg. Người trúng giải sẽ được mời đến dự lễ trao giảo sẽ được tổ chức ở Strasbourg vào ngày 15 tháng 12, 2010.
Giải thưởng nhân quyền Sakharov năm 2009 trao cho tổ chức Memorial ở Nga. Đây là một hội được thành lập sau khi đế quốc đỏ Xô Viết sụp đổ, phơi bày các tội ác của chế độ cộng sản ở đế quốc này và theo dõi tình trạng nhân quyền cho đến ngày nay.
Giải Sakharov năm 2008 đã trao cho ông Hồ Giai, 37 tuổi, một người đấu tranh nhân quyền ở Trung Quốc. Cuối năm 2007, ông đã bị bắt giam và ngày 3 tháng 4, 2008 đã bị kết án 3 năm rưỡi tù vì đã tham gia với giới nông dân chống lại chính sách cướp đoạt đất đai đền bù bất công. Dù ông bịnh nặng trong tù, lời kêu gọi của Âu Châu và các tổ chức nhân quyền quốc tế kêu gọi trả tự do cho ông đều bị Bắc Kinh lờ đi.
Linh Mục Nguyễn Văn Lý đã bị chế độ Hà Nội kết án 8 năm tù trong một phiên xử kín ở Huế ngày 30 tháng 3, 2007 lấy cớ “tuyên truyền chống nhà nước...” Thật ra, lý do chính là ngài đã tham gia thành lập “Khối 8406” (ra đời ngày 8 tháng 4, 2006), một tổ chức quần chúng đòi hỏi đa nguyên đa đảng, bầu cử tự do, tức đòi đảng Cộng Sản trả lại quyền làm người, quyền làm chủ đất nước lại cho nhân dân. Tổ chức này ban đầu chỉ có 118 người ký tên gia nhập, nhưng sau khi phổ biến trên Internet, hàng ngàn người trong và ngoài Việt Nam đã ký tên gia nhập. Trước sự lớn mạnh nhanh chóng của Khối 8406 đe dọa sự tồn vong của một chế độ độc tài đảng trị và tham nhũng thối nát, chế độ Hà Nội không những bỏ tù ngài, mà còn bắt bỏ tù Luật Sư Lê Thị Công Nhân, Luật Sư Nguyễn Văn Đài và các thành viên cầm đầu Đảng Thăng Tiến Việt Nam.
Năm ngoái, ngài bị tai biến mạch máu não ít nhất 3 lần ở nhà tù Nam Hà, bán thân bất toại. Trước nhiều áp lực của Liên Âu và Hoa Kỳ, ngày 15 tháng 3, 2010, chế độ Hà Nội đã tạm thả ngài một năm, cho về Huế để chữa bệnh.
Ở Huế, ngài đã từ chối đi ngoại quốc chữa bệnh vì sợ sẽ không được trở lại Việt Nam. Ngài đã phổ biến một số tài liệu tố cáo chính sách độc ác, phản nhân quyền của nhà cầm quyền Hà Nội.
LM Nguyễn Văn Lý là một người vận động nhân quyền, tự do tôn giáo không ngừng nghỉ từ khi cộng sản nhuộm đỏ cả nước năm 1975. Ngài đã ở tù và bị quản chế gần hết thời gian kể từ đó đến nay. Riêng 3 lần ở tù đã hơn 17 năm.
Năm 2000 khi còn làm quản nhiệm giáo xứ Nguyệt Biều, 7 km gần Huế, ngài đã cùng với giáo dân căng biểu ngữ “tự do tôn giáo hay là chết.”
24-09-2010
Theo Người Việt
Gửi ý kiến của bạn