Hôm nay tôi đi dự một đám cưới mà khách mời chia thành hai nhóm rõ rệt. Một nhóm ủng hộ công lý và hoà bình, còn nhóm kia là những người làm cho một tờ báo có tên Công giáo nhưng bị họ phù phép biến thành… công cụ, hay người miệng nói công lý nhưng bán “công lý” như bán một “ký lông” vịt.
Tôi ngồi trao đổi với hai bác sĩ, một luật sư và một cô giáo đại học về những vấn đề nóng bỏng của Giáo Hội và xã hội, nhưng vẫn cứ phải dè chừng vì có một phụ nữ thuộc nhóm công cụ cứ dỏng tai nghe ngóng. Một lúc sau có một ông già được giới thiệu là nhà thơ nhưng chưa bao giờ ai biết bài thơ nào của ông bước tới. Ông ta oang oang nói đủ thứ chuyện rồi lại nói xấu người cùng đi với ông rằng ông kia bán Chúa, bán tài liệu gì đó tôi nghe không rõ.
Những con người đang bàn về công lý thì chỉ im lặng không phản ứng trước những ồn ào của những kẻ cho rằng mình đang làm công việc của truyền thông, của câu lạc bộ này nọ nhưng thực ra là đang hạ mình xuống để nâng những người chống Hội Thánh lên.
Lần đầu tiên nhìn thấy những con người có hai khuynh hướng trái ngược nhau ngồi chung một phòng tiệc, tôi bỗng nhớ đến Leonardo Da Vinci, diễn tả trong bức danh hoạ về những người môn đệ Đức Giêsu trong bữa tiệc ly. Hội Thánh vẫn bao dung cũng như Chúa Giêsu đã bao dung để cho những con người chống Giêsu và chống Hội Thánh ngồi chung bàn với những người trung kiên tìm cách bênh đỡ Hội Thánh là Mẹ của mình.
Thời đại này có điều đặc biệt là số người bênh đỡ người nghèo, ủng hộ công lý, lên án cái xấu thì ít hơn những con người đứng về phía thế gian tàn độc. Trong giới giang hồ võ lâm của tiểu thuyết Kim Dung, cái ác cái xấu vẫn có, nhưng số người hành hiệp thì nhiều vô kể, cho nên cái xấu cuối cùng cũng bị đẩy lui. Còn trong xã hội bây giờ, cái ác lại được bọn người vô công rỗi nghề tự nguyện làm công cụ bảo kê. Ghê gớm thật.
Tôi tự hỏi tại sao vẫn có những người đứng về phía bóng tối? Tại sao có những người dùng ngòi bút của mình để bảo vệ kẻ gian và lên án Hội Thánh Chúa? Câu trả lời không đơn giản. Nhưng quả thật những hứa hẹn của thế gian thấy hấp dẫn hơn những hứa hẹn của Chúa Cứu Thế: “Ai theo Ta phải bỏ mình và vác lấy Thập giá”. Đó là điều mà Thánh Phaolô gọi là sự điên rồ của Thập giá.
Bênh vực người tốt thì được cái gì? Có lẽ chẳng được cái gì cả ngoài an bình nội tâm và phần thưởng mà Đức Giêsu hứa ban. Nhưng phần thưởng ấy ở xa, chứ lời hứa Thập giá thì thấy rõ. Còn những kẻ bênh vực cho thế gian điêu ngoa thì sướng thật. Có kẻ bênh đỡ, có dù che lọng rước, có những lời hứa ban cả thế gian cùng với vinh hoa của nó.
Những người sống với công lý, bây giờ làm gì được mở câu lạc bộ hay hội nào để nói tiếng nói của mình. May lắm là vào nhà thờ cùng thắp nến với anh chị em mình. Còn những người chống công lý, phổ biến cái gian tà ư? Có hẳn tờ báo, câu lạc bộ và bao la cơ ngơi, có chỗ ăn uống tán chuyện. Hấp dẫn quá đi chứ.
Tôi nhớ năm ngoái khi một vị tân Giám mục đến Sàigòn, ngài hỏi tôi: “Nghe nói Vinh viết nhiều cho báo Công giáo và dân tộc phải không?”. Tôi trả lời: “Sao Đức Cha nói vậy? Con đâu phải loại người đó”. Và tôi kể ngài nghe chuyện ngày tôi còn sinh viên, có một ông to con làm toà soạn báo ấy dằn mặt tôi: “Cậu đừng nghĩ báo này là của Công giáo mà muốn viết về giáo lý hay đức tin mà gửi đến nhé. Phải nhớ đây là báo đảng, động viên người Công giáo đi vào chủ nghĩa xã hội”. Chẳng biết ai kể cái gì mà vị tân Giám mục hỏi tôi câu hỏi giống như kết án ấy, một sự kết án rùng rợn nhất. May mà tôi vô tội trong chuyện ấy.
Rồi lại câu lạc bộ. Năm ngoái có anh bạn gửi tôi giấy mời đi dự câu lạc bộ ở đường Nguyễn Thông. Tôi biết rõ đó là câu lạc bộ gì nên quăng giấy mời luôn. Sau này nghe nói ông chủ câu lạc bộ ấy “bóp cổ” một linh mục cao niên khi vị này nói sự thật, tôi bàng hoàng…
Chúa Giêsu là Đấng truyền thông cao cả. Tiếng nói của Người là để bênh vực kẻ nghèo hèn, kẻ bị áp bức. Còn truyền thông của thế gian là rao lên kế hoạch chống đồi Đức Giêsu. Bênh vực kẻ nghèo là khó, nhưng chống Giêsu thì dễ, bởi vì có cả quân binh địa ngục ủng hộ.
Nhưng “dù địa ngục có dấy lên cũng không làm gì được” Hội Thánh mà Người đã lấy Máu Thánh Người để thiết lập.
Gioan Lê Quang Vinh, VRNs
Tôi ngồi trao đổi với hai bác sĩ, một luật sư và một cô giáo đại học về những vấn đề nóng bỏng của Giáo Hội và xã hội, nhưng vẫn cứ phải dè chừng vì có một phụ nữ thuộc nhóm công cụ cứ dỏng tai nghe ngóng. Một lúc sau có một ông già được giới thiệu là nhà thơ nhưng chưa bao giờ ai biết bài thơ nào của ông bước tới. Ông ta oang oang nói đủ thứ chuyện rồi lại nói xấu người cùng đi với ông rằng ông kia bán Chúa, bán tài liệu gì đó tôi nghe không rõ.
Những con người đang bàn về công lý thì chỉ im lặng không phản ứng trước những ồn ào của những kẻ cho rằng mình đang làm công việc của truyền thông, của câu lạc bộ này nọ nhưng thực ra là đang hạ mình xuống để nâng những người chống Hội Thánh lên.
Lần đầu tiên nhìn thấy những con người có hai khuynh hướng trái ngược nhau ngồi chung một phòng tiệc, tôi bỗng nhớ đến Leonardo Da Vinci, diễn tả trong bức danh hoạ về những người môn đệ Đức Giêsu trong bữa tiệc ly. Hội Thánh vẫn bao dung cũng như Chúa Giêsu đã bao dung để cho những con người chống Giêsu và chống Hội Thánh ngồi chung bàn với những người trung kiên tìm cách bênh đỡ Hội Thánh là Mẹ của mình.
Thời đại này có điều đặc biệt là số người bênh đỡ người nghèo, ủng hộ công lý, lên án cái xấu thì ít hơn những con người đứng về phía thế gian tàn độc. Trong giới giang hồ võ lâm của tiểu thuyết Kim Dung, cái ác cái xấu vẫn có, nhưng số người hành hiệp thì nhiều vô kể, cho nên cái xấu cuối cùng cũng bị đẩy lui. Còn trong xã hội bây giờ, cái ác lại được bọn người vô công rỗi nghề tự nguyện làm công cụ bảo kê. Ghê gớm thật.
Tôi tự hỏi tại sao vẫn có những người đứng về phía bóng tối? Tại sao có những người dùng ngòi bút của mình để bảo vệ kẻ gian và lên án Hội Thánh Chúa? Câu trả lời không đơn giản. Nhưng quả thật những hứa hẹn của thế gian thấy hấp dẫn hơn những hứa hẹn của Chúa Cứu Thế: “Ai theo Ta phải bỏ mình và vác lấy Thập giá”. Đó là điều mà Thánh Phaolô gọi là sự điên rồ của Thập giá.
Bênh vực người tốt thì được cái gì? Có lẽ chẳng được cái gì cả ngoài an bình nội tâm và phần thưởng mà Đức Giêsu hứa ban. Nhưng phần thưởng ấy ở xa, chứ lời hứa Thập giá thì thấy rõ. Còn những kẻ bênh vực cho thế gian điêu ngoa thì sướng thật. Có kẻ bênh đỡ, có dù che lọng rước, có những lời hứa ban cả thế gian cùng với vinh hoa của nó.
Những người sống với công lý, bây giờ làm gì được mở câu lạc bộ hay hội nào để nói tiếng nói của mình. May lắm là vào nhà thờ cùng thắp nến với anh chị em mình. Còn những người chống công lý, phổ biến cái gian tà ư? Có hẳn tờ báo, câu lạc bộ và bao la cơ ngơi, có chỗ ăn uống tán chuyện. Hấp dẫn quá đi chứ.
Tôi nhớ năm ngoái khi một vị tân Giám mục đến Sàigòn, ngài hỏi tôi: “Nghe nói Vinh viết nhiều cho báo Công giáo và dân tộc phải không?”. Tôi trả lời: “Sao Đức Cha nói vậy? Con đâu phải loại người đó”. Và tôi kể ngài nghe chuyện ngày tôi còn sinh viên, có một ông to con làm toà soạn báo ấy dằn mặt tôi: “Cậu đừng nghĩ báo này là của Công giáo mà muốn viết về giáo lý hay đức tin mà gửi đến nhé. Phải nhớ đây là báo đảng, động viên người Công giáo đi vào chủ nghĩa xã hội”. Chẳng biết ai kể cái gì mà vị tân Giám mục hỏi tôi câu hỏi giống như kết án ấy, một sự kết án rùng rợn nhất. May mà tôi vô tội trong chuyện ấy.
Rồi lại câu lạc bộ. Năm ngoái có anh bạn gửi tôi giấy mời đi dự câu lạc bộ ở đường Nguyễn Thông. Tôi biết rõ đó là câu lạc bộ gì nên quăng giấy mời luôn. Sau này nghe nói ông chủ câu lạc bộ ấy “bóp cổ” một linh mục cao niên khi vị này nói sự thật, tôi bàng hoàng…
Chúa Giêsu là Đấng truyền thông cao cả. Tiếng nói của Người là để bênh vực kẻ nghèo hèn, kẻ bị áp bức. Còn truyền thông của thế gian là rao lên kế hoạch chống đồi Đức Giêsu. Bênh vực kẻ nghèo là khó, nhưng chống Giêsu thì dễ, bởi vì có cả quân binh địa ngục ủng hộ.
Nhưng “dù địa ngục có dấy lên cũng không làm gì được” Hội Thánh mà Người đã lấy Máu Thánh Người để thiết lập.
Gioan Lê Quang Vinh, VRNs
Gửi ý kiến của bạn