BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76368)
(Xem: 63031)
(Xem: 40421)
(Xem: 32017)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Việt Nam Cộng Hoà trong mắt tôi

11 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 1904)
Việt Nam Cộng Hoà trong mắt tôi
55Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
55
Trong cách tôi nhìn, 21 năm từ 1954 đến 1975 là khoảng thời gian phần nửa nước ở miền Nam cầm cự để mua thời gian cho dân tộc tìm lối thoát — phải thoát khi mà giặc Tàu đã chiếm nửa miền Bắc và quyết tâm nuốt trọn nước ta.

Trong cách nhìn đó thì Việt Nam Cộng Hoà thể hiện truyền thống bảo vệ tổ quốc đã trải dài hơn 2 nghìn năm trước hoạ bắc thuộc; và những người lính Việt Nam Cộng Hoà đã nối tiếp tinh thần của hai Bà Trưng, của Bà Triệu, của Trần Hưng Đạo, của Lê Lợi, của Quang Trung…

Kháng chiến chống xâm lăng

Thuở nhỏ ở miền Nam tôi nghe người lớn tranh luận về ý nghĩa của cuộc chiến. Có người gọi đó là cuộc nội chiến tương tàn của anh em một nhà, nồi da xáo thịt. Có người xem đó là chiến tranh ý thức hệ giữa những người theo lý tưởng quốc gia ở trong Nam và những người ôm chủ thuyết cộng sản ở ngoài Bắc. Lại có người cho rằng đó là chiến tranh uỷ nhiệm do các quốc gia đại cường bày ra để tranh giành ảnh hưởng. Chế độ ở miền Bắc thì gọi đó là cuộc chiến đánh đuổi đế quốc Mỹ để giải phóng miền Nam. Tôi nghĩ rằng tất cả những quan điểm này đều phiến diện hoặc nguỵ tạo.

Thực chất đó là cuộc chiến của giặc Tàu xâm lăng nước ta và của ta chống lại giặc Tàu để gìn giữ quê hương. Miền Nam là thành trì kháng chiến cuối cùng của dân tộc Việt.

Sau đệ nhị thế chiến, Nga và Tàu đã dùng chủ thuyết quốc tế vô sản để thực hiện và biện minh cho chính sách bá quyền. Nga xâm chiếm 19 quốc gia Châu Á, Đông Âu và Bắc Âu. Tàu thì sáp nhập Tây Tạng và xâm chiếm lãnh thổ của 19 quốc gia khác, chưa kể dự tính chiếm cả bán đảo Triều Tiên nhưng thất bại. Họ quỷ quyệt dùng tập đoàn cộng sản đàn em ở bản địa để xâm chiếm lãnh thổ và khống chế các dân tộc bị trị. Bản chất đế quốc của họ càng lộ rõ khi gần đây Nga sáp nhập bán đảo Crimea và xâm chiếm Đông Ukraine, và Tàu vẽ đường lưỡi bò để lấn chiếm gần hết Biển Đông.

Luận điệu giải phóng miền Nam là luận điệu hoàn toàn nguỵ tạo. Miền Nam là vùng đất tự do. Hoa Kỳ không hề có ý định xâm lăng để phải giải phóng. Sau Đệ Nhị Thế Chiến, dù nắm cơ hội trong tay Hoa Kỳ không hề vi phạm chủ quyền lãnh thổ và nền độc lập của các quốc gia chiến bại là Đức, Ý, và Nhật. Ngược lại, Hoa Kỳ giúp tái thiết và phát triển các quốc gia này để trở thành các cường quốc dân chủ. Năm 1946 Hoa Kỳ tự nguyện trả độc lập cho Phi Luật Tân.

Hoa Kỳ đồng minh với Việt Nam Cộng Hoà vì muốn chặn không để làn sóng đỏ lan xuống toàn vùng Đông Nam Á. Khi các quốc gia Đông Nam Á đã vững mạnh, nhu cầu ngăn chặn không còn nữa; Hoa Kỳ rút lui. Việt Nam Cộng Hoà tiếp tục chiến đấu đến giây phút cuối cùng, để bảo vệ tổ quốc.

“Chống Mỹ cứu nước” là luận điệu nguỵ tạo nhằm che đậy cho cuộc chiến xâm lăng Việt Nam. Mỹ từ “thống nhất đất nước” thực chất mang ý nghĩa toàn bộ đất nước bị thôn tính bởi giặc Tàu.

Tân Bách Việt

Cuộc kháng chiến cầm cự 21 năm là tuyệt đối cần thiết. Thời gian 21 năm ấy hun đúc cho một đại khối người dân miền Nam tinh thần quật cường, tình tự dân tộc, và lòng yêu chuộng tự do, dân chủ. Khi những người lính cuối cùng buông súng thì ngõ thoát cho dân tộc vừa kịp mở ra: triệu cánh chim Lạc tung đi khắp bốn phương trời.

Ngày 17-03-1973 : VNCH thả tù binh cộng sản ở bờ Nam sông Thạch Hãn theo hiệp định Paris. Ảnh Ngy Thanh


Thuở xưa, khi giặc tràn xuống, đánh tan và đồng hoá Bách Việt, một bộ tộc trong trăm bộ tộc Việt đã vượt núi xuống phương Nam để sinh tồn và xây dựng nên giải gấm vóc lấy tên là Việt Nam — Việt nghĩa là vượt, vượt xuống phương Nam.

Bốn mươi năm trước, khi giặc chiếm toàn nước Việt Nam, triệu người Việt đã vượt đại dương để tìm tự do cho bản thân, và gìn giữ giòng sinh mệnh và niềm hy vọng cho cả dân tộc. Trong chớp mắt của lịch sử, giòng giống Việt đã vượt xa khỏi mảnh đất cong hình chữ S và lan ra khắp địa cầu, bám rễ và nẩy chồi ở các quốc gia văn minh nhất, tự do và phú cường nhất hành tinh.



Đất lành chim đậu. Hơn bốn triệu con dân Việt nay đã là công dân của thế giới tự do, với sức mạnh và thế đứng ngày càng vững chãi. Đó là căn bản để từ mỗi quốc gia tự do chúng ta xây dựng lại thế và sức mạnh liên đới của trăm tộc Việt như thuở nào. Một tân Bách Việt ngày nay, trải rộng khắp năm châu, sẽ mạnh bằng nghìn Bách Việt thời cổ đại. Đó sẽ là hậu cứ để yểm trợ cho đại khối dân tộc ở trong nước khôi phục giang sơn, phát triển đất nước và vĩnh viễn đẩy lùi hoạ bắc xâm.

Trả lại sự thật cho lịch sử

Trong cách nhìn từ bối cảnh giòng sử Việt gần 5 nghìn năm, 21 năm Việt Nam Cộng Hoà là cuộc kháng chiến mở đường máu cho cuộc di dân vượt thoát vĩ đại của dân tộc Việt trước hiểm hoạ diệt vong, vĩ đại đến nỗi tổ tiên của chúng ta dù có mơ chắc cũng không thể nghĩ đến.

Đó là lý do, từ lâu rồi, tôi luôn tri ân những người lính và tất cả những người đã góp mồ hôi, xương máu của mình cho Việt Nam Cộng Hoà. Trong sự thiếu thốn và cô đơn, họ sẵn sàng hy sinh thân mạng, sẵn sàng chấp nhận khổ nhục, miễn sao cho dân tộc được trường tồn và giòng sử Việt mãi luân lưu.

Đã đến lúc tất cả chúng ta phải cùng nhau vinh danh và tri ân những người con ưu tú nhất, xứng đáng nhất và hào hùng nhất của Mẹ Việt Nam. Những anh hùng áo vải của dân tộc Việt.

Nguyễn Đình Thắng

Nguồn: BPSOS
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn