bài viết mới trên mục Ý kiến của báo Mỹ New York Times (NYT), nhà báo Nguyễn Công Khế, cựu Tổng biên tập báo Thanh Niên, kêu gọi chính phủ Việt Nam cho phép báo chí được hoạt động tự do.
Bài viết với lời lẽ thẳng thắn hiếm thấy phân tích rằng tự do báo chí là "điều kiện tối cần thiết cho tiến trình mở cửa kinh tế và chính trị của Việt Nam, cũng như cho Đảng CSVN giành thêm ủng hộ của người dân vì sự tồn vong của chính mình".
Ông Nguyễn Công Khế, nhà báo kỳ cựu xuất thân từ phong trào thanh niên, cho rằng Đảng CSVN đã đánh mất khá nhiều sự kiểm soát đối với nền báo chí đã thay đổi mạnh mẽ trong 5 năm qua, và điều này gây ra các hậu quả nghiêm trọng.
Chính phủ Việt Nam ngày càng mở rộng thêm các chủ đề mà họ cho là nhạy cảm, như quan hệ với Trung Quốc, tranh chấp đất đai, sức khỏe các lãnh đạo... cấm báo chí đưa tin và do vậy nhiều tờ báo chỉ đăng chủ yếu là tin vô thưởng vô phạt. Điều này dẫn tới sự ra đi của độc giả, nhất là độc giả trẻ.
Theo ông Khế, thu nhập từ quảng cáo của hai tờ nhật báo lớn nhất Việt Nam là Tuổi Trẻ và Thanh Niên đã giảm gần 2/3 kể từ 2008.
Thay vào báo chí chính thống do nhà nước kiểm soát, người đọc quay sang các nguồn tin nước ngoài trên mạng internet.
Các mạng xã hội cũng phát triển nhanh chóng, cộng thêm các trang blog của giới trí thức, cựu đảng viên và người chỉ trích chế độ.
Việt Nam có tỷ lệ tiếp cậ́n internet thuộc loại cao nhất thế giới nếu tính tương quan với thu nhập đầu người.
Ông Nguyễn Công Khế cho rằng các nguồn tin thay thế cho báo chí chính thống cũng có điểm bất cập vì không phải luôn luôn đáng tin cậy.
Tâm lý nghi ngờ, bất tín hiện đang tràn lan, với nhiều sự kiện trong quá khứ nay được mang ra mổ xẻ, từ xuất xứ của Đảng Cộng sản tới trận Điện Biên Phủ tới thân thế Chủ tịch Hồ Chí Minh; và nhiều cáo buộc được đưa ra.
"Đảng và chính quyền dường như không bác bỏ các cáo buộc đó... Điều này cho thấy sự thiếu tự tin của họ, gây ảnh hưởng tới uy tín của Đảng, kể cả trong các lĩnh vực liên quan quyền lợi quốc gia như đấu tranh chống tham nhũng và kiềm chế tham vọng của Trung Quốc ở khu vực."
Ông Khế đưa ra nhiều thí dụ cho thấy sự cấm đoán trên báo chí chính thống đã tạo sân chơi cho các nguồn tin nhiều khi không có cơ sở và kết luận rằng "các nguồn thông tin thay thế không thể là giải pháp cho sự kiểm soát của nhà nước đối với báo chí".
"Chúng đáng hoan nghênh, nhưng không thể dựa hoàn toàn vào chúng."
"Đặc biệt là trong cuộc đấu tranh sống còn của Việt Nam chống lại tham nhũng và Trung Quốc, báo chí chính thống cần được đưa tin kịp thời và công bằng."
Bài viết trên NYT kết luận: "Hiến pháp Việt Nam đã bảo đảm tự do báo chí, điều này cần được thực hiện".
"Mở cửa cho báo chí sẽ giúp lãnh đạo Việt Nam giành lại niềm tin của người dân, điều mà họ cần có nếu muốn thúc đẩy các mục tiêu chính yếu của đất nước."
"Tự do báo chí là điều tốt đẹp cho đất nước và tốt đẹp cho cả chế độ".
20-11-2014
Nguồn BBC
Trong một Bài viết với lời lẽ thẳng thắn hiếm thấy phân tích rằng tự do báo chí là "điều kiện tối cần thiết cho tiến trình mở cửa kinh tế và chính trị của Việt Nam, cũng như cho Đảng CSVN giành thêm ủng hộ của người dân vì sự tồn vong của chính mình".
Ông Nguyễn Công Khế, nhà báo kỳ cựu xuất thân từ phong trào thanh niên, cho rằng Đảng CSVN đã đánh mất khá nhiều sự kiểm soát đối với nền báo chí đã thay đổi mạnh mẽ trong 5 năm qua, và điều này gây ra các hậu quả nghiêm trọng.
Chính phủ Việt Nam ngày càng mở rộng thêm các chủ đề mà họ cho là nhạy cảm, như quan hệ với Trung Quốc, tranh chấp đất đai, sức khỏe các lãnh đạo... cấm báo chí đưa tin và do vậy nhiều tờ báo chỉ đăng chủ yếu là tin vô thưởng vô phạt. Điều này dẫn tới sự ra đi của độc giả, nhất là độc giả trẻ.
Theo ông Khế, thu nhập từ quảng cáo của hai tờ nhật báo lớn nhất Việt Nam là Tuổi Trẻ và Thanh Niên đã giảm gần 2/3 kể từ 2008.
Thay vào báo chí chính thống do nhà nước kiểm soát, người đọc quay sang các nguồn tin nước ngoài trên mạng internet.
Các mạng xã hội cũng phát triển nhanh chóng, cộng thêm các trang blog của giới trí thức, cựu đảng viên và người chỉ trích chế độ.
Việt Nam có tỷ lệ tiếp cậ́n internet thuộc loại cao nhất thế giới nếu tính tương quan với thu nhập đầu người.
Bất cập của các nguồn tin thay thế
Ông Nguyễn Công Khế cho rằng các nguồn tin thay thế cho báo chí chính thống cũng có điểm bất cập vì không phải luôn luôn đáng tin cậy.
Tâm lý nghi ngờ, bất tín hiện đang tràn lan, với nhiều sự kiện trong quá khứ nay được mang ra mổ xẻ, từ xuất xứ của Đảng Cộng sản tới trận Điện Biên Phủ tới thân thế Chủ tịch Hồ Chí Minh; và nhiều cáo buộc được đưa ra.
"Đảng và chính quyền dường như không bác bỏ các cáo buộc đó... Điều này cho thấy sự thiếu tự tin của họ, gây ảnh hưởng tới uy tín của Đảng, kể cả trong các lĩnh vực liên quan quyền lợi quốc gia như đấu tranh chống tham nhũng và kiềm chế tham vọng của Trung Quốc ở khu vực."
Ông Khế đưa ra nhiều thí dụ cho thấy sự cấm đoán trên báo chí chính thống đã tạo sân chơi cho các nguồn tin nhiều khi không có cơ sở và kết luận rằng "các nguồn thông tin thay thế không thể là giải pháp cho sự kiểm soát của nhà nước đối với báo chí".
"Chúng đáng hoan nghênh, nhưng không thể dựa hoàn toàn vào chúng."
"Đặc biệt là trong cuộc đấu tranh sống còn của Việt Nam chống lại tham nhũng và Trung Quốc, báo chí chính thống cần được đưa tin kịp thời và công bằng."
Bài viết trên NYT kết luận: "Hiến pháp Việt Nam đã bảo đảm tự do báo chí, điều này cần được thực hiện".
"Mở cửa cho báo chí sẽ giúp lãnh đạo Việt Nam giành lại niềm tin của người dân, điều mà họ cần có nếu muốn thúc đẩy các mục tiêu chính yếu của đất nước."
"Tự do báo chí là điều tốt đẹp cho đất nước và tốt đẹp cho cả chế độ".
20-11-2014
Nguồn BBC
Gửi ý kiến của bạn