BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73432)
(Xem: 62247)
(Xem: 39435)
(Xem: 31180)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đảng ký các hiệp định dưới mắt triết gia Trần Đức Thảo

22 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 1369)
Đảng ký các hiệp định dưới mắt triết gia Trần Đức Thảo
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Nhân kỷ niệm 60 năm Hiệp định Geneve được ký kết, Biên tập viên ĐCV chép lại một đoạn trong cuốn “Trần Đức Thảo Những Lời Trăng Trối” để bạn đọc thấy được một phần quan điểm của triết gia Trần Đức Thảo về viêc Đảng Cộng sản Việt Nam ký hiệp định Genève và sau này là hiệp định Paris.

Nhân vật “tôi” là Trần Đức Thảo và “họ” là những cán bộ cao cấp của Đảng.

Trần Đức Thảo


“Sau khi ký kết Hiệp định Genève hay Paris, họ hỏi tôi nghĩ sao về việc ký kết ấy? Tôi hỏi lại họ: Ký như vậy là có thật sự mong muốn hòa bình hay không? Hay chỉ để câu thời gian, để tổ chức chuẩn bị chiến tranh cho ác liệt hơn. Ký như vậy là đã đạt được mục đích cuối cùng của cách mạng hay chưa? Liên Xô Trung Quốc có thật sự muốn ta ký kết để chấm dứt chiến tranh cách mạng hay không mà sao cứ tuồn vũ khí cho ta?”

“Tôi thường xuyên nhắc nhở Đảng không nên dối trá trong việc ký kết. Ký kết dối trá về lâu về dài dân sẽ hiểu ra rằng dối trá là chính sách cai trị của Đảng, thì rồi sẽ sinh ra loạn trong xã hội. Từ đó sinh ra tâm thức muốn sống thì phải thường xuyên gian trá. Thế là sẽ loạn, loạn từ nếp suy nghĩ trong đầu, từ thói quen gian trá trong hành động ở mỗi người rồi lan ra toàn xã hội. Những ký kết, những chính sách, những công trình có cái gốc dối trá như thế sẽ là mần mống gieo hậu họa. Sự thực khi Đảng mở lại chiến tranh, là đã cơ bản chủ động xé hai hiệp định hòa bình đã ký. Tôi cảnh báo hậu qủa tai hại khi Đảng muốn tiếp tục chiến tranh trong những hoàn cảnh nước ta chưa đủ sức, nhưng không ai lắng nghe.

Tuyên truyền thì đổ mọi tội lỗi cho địch. Trong khi Đảng dùng thủ đoạn gian lận mai phục, khai triển lực lượng ở lại miền Nam, để rồi xé bỏ hiệp định. Thế nên chính sách dùng thủ đoạn, dùng dối trá đã thành nếp ăn sâu vào việc quản lý và điều hành xã hội.” (Trang 146, 147)

Khi Đảng ký hiệp định Genève, là biết sẽ chẳng thể tôn trọng nó. Vì thế Đảng chỉ rút một phần lực lượng, phần còn lại mai phục sẵn ở miền Nam, chờ cơ hội ra tay, mở lại chiến tranh. Lúc ký hiệp định Paris cũng vậy, Đảng ra tay trước, bằng cách lén lút ngầm tuôn vũ khí và bộ đội vào Nam bằng mọi cách. Cả hai hiệp định Geneve và Paris theo định nghĩa là để chấm dứt chiến tranh, duy trì hòa bình, nhưng Đảng đã ký để dùng chúng chuẩn bị mở lại chiến tranh cho rộng hơn, ác liệt hơn. Tôi đã nhìn thấy những bước mưu trí quá trớn ấy rất là độc hại. Vì quá tham lam nguy hiểm, nên tôi đã cố bám theo Bác và Đảng để chỉ ra những hậu quả vô cùng tiêu cực của việc tái phát động chiến tranh như thế…

…Chiến tranh bao giờ cũng là giải pháp tồi tệ nhất để giải quyết vấn đề. Giải pháp chiến tranh chỉ là cơ hội để thi thố những mưu mẹo lừa gạt. Giải pháp hòa bình mới là cơ hội để triển khai trí tuệ, xây dững những cái tốt đẹp vững bền. Hậu quả của hai giải pháp chiến tranh và hòa bình rất khác nhau. Thấy Đảng và Bác quá kiêu căng tin vào chiến tranh, tin vào bạo lực tôi đã tìm cách nói thẳng ra rằng trong nhiều lĩnh vực, do chiến tranh, chúng ta đã không thật sự làm chủ tình thế, mà chỉ là những con rối, những thằng hề đáng thương hại trên bàn cờ quốc tế…

…Mưu tính mở lại chiến tranh trong điều kiện phải nhờ vả hoàn toàn vào Trung Quốc là một phiêu lưu vô củng nguy hại…. mà lại là thứ chiến tranh nhằm mục đích bành trướng cách mạng mà tôi sau này nhận ra là chính con đường đó đã đưa tới thảm họa…. Càng về lâu dài càng thấy rõ có ba lựa chọn của cụ Hồ mang tính sinh tử đối với đất nước và dân tộc, bởi nó đã để lại di sản vô cùng trầm trọng, lợi bất cập hại. Đó là lựa chọn chủ nghĩa xã hội của Marx để xây dựng chế độ. Chọn chiến tranh xóa hiệp định hòa bình để bành trướng xã hội chủ nghĩa và thống nhất đất nước. Chọn Mao và đảng Cộng sản Trung Quốc làm đồng minh, đồng chí.
(Trang 359, 360, 361)

(Trần Đức Thảo Những Lời Trăng Trối; Tri Vũ-Phan Ngọc Khuê, Tổ hợp xuất bản miền Đông Hoa Kỳ 2014)

Biên tập viên ĐCV
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn