BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73503)
(Xem: 62250)
(Xem: 39444)
(Xem: 31185)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Họ đã lấy đi tất cả...

01 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 1326)
Họ đã lấy đi tất cả...
53Vote
40Vote
31Vote
20Vote
10Vote
4.54
Tiziano Terzani

 Phan Ba 

 


Sài Gòn kỷ niệm mười năm chiến thắng của tháng Tư 1975: công sở được quét vôi mới, người bất đồng chính kiến bị bắt giam, ăn mày trên các con đường chính của trung tâm bị đày vào một trại ở ngoại ô thành phố, để họ đừng làm dơ bẩn hình ảnh chiến đấu của Sài Gòn trước đây, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Nhưng không gì có thể che đậy được sự chán ngán trên các gương mặt của đại đa số 3,5 triệu dân cư của nó.

 


“Đó là chiến thắng của họ, không phải của chúng tôi”, một người Sài Gòn thì thào nói với con người xa lạ. “Đối với chúng tôi thì lễ kỷ niệm này chỉ có nghĩa là bắt bớ và cúp điện...”

 

“Họ” và “chúng tôi” – mười năm sau cuộc chiến, sự chia rẽ giữa người chiến thắng và người thua trận cũng vẫn còn không thể vượt qua được.

 

Trước đây mười năm, khi những chiếc xe tăng đầy bụi bặm với lá cờ Việt Cộng chạy ngang qua tòa Đại sứ quán Mỹ tiến tới dinh thự của tổng tống Thiệu bại trận, khi những người lính du kích đầu tiên, gầy gò, rụt rè, trẻ tuổi, kéo xuống đường Tự Do, con số ít ỏi của những người ngoại quốc có mặt trong lúc đó đã khóc vì mừng rỡ: một cuộc chiến tranh tàn bạo đã chấm dứt, Việt Nam dường như đã giành lại được độc lập, một dân tộc tái thống nhất bây giờ sẽ có hòa bình và công lý – thời đó chúng tôi tin là như vậy.

 

Hòa bình đã không trở lại với Đông Dương. Hàng trăm người Việt trẻ tuổi đã hy sinh trên các chiến trường Campuchia. Không có công lý, nếu như công lý khác với việc lật đổ một xã hội và thay thế một chế độ độc tài bằng một chế độ độc tài khác. Người Sài Gòn, rõ ràng là như vậy, ngày nay sống tồi tệ hơn, phải chịu đựng tình trạng thiếu năng lực và tham nhũng nhiều hơn, sợ cảnh sát nhiều hơn là trước kia.

 

“Cách mạng đã không thực hiện bất cứ lời hứa nào của họ”, một người bạn nói. “Ngay cả người chết cũng bị lừa.” Trên nghĩa trang cũ ở Biên Hòa, nơi nhiều người lính Việt Nam hy sinh trong cuộc chiến chống cộng sản được chôn cất ở đó, phần lớn các ngôi mộ đã bị xe ủi đất san phẳng...”

 



Phần lớn những ngôi mộ của chiến sỹ VNCH tại nghĩa trang Quân đội Biên Hoà (nay đổi tên thành Nghĩa trang Nhân dân Bình An) đều bị bắn nát hình, khi Việt cộng tràn vào Sài Gòn. Hình: VP



 


Đối với người sống, lời hứa hòa giải dân tộc còn được thực hiện ít hơn như thế nữa.

 

Trên một triệu người Việt đã rời bỏ đất nước của họ từ 1975, nhiều người đã liều tính mạng của họ trên biển như là “boat people”. Cả cho tới ngày nay, hàng tháng trung bình có khoảng 2000 người Việt cố gắng bỏ trốn.

 



Sài Gòn 1985 – Ngã tư Nguyễn Huệ-Ngô Đức Kế. Hình: Philip Jones Griffiths



 

Một cảnh sát trên một trăm gia đình và một mạng lưới chỉ điểm khó nhận biết giữ người dân trong vòng kiểm soát, những người trước sau gì thì cũng phải cần giấy phép để đi lại hay qua đêm ở nhà bạn bè. “Công an” (an ninh công cộng) là tổ chức đáng sợ nhất đối với tất cả các người Việt.

...

 

“May là có thể mua được họ”, một người buôn bán nói mỉa mai về các cảnh sát. Tất cả đều có giá của nó, từ thị thực xuất cảnh cho tới việc phân cho một chỗ làm.

 

Với một vài tờ tiền, người ta có thể tránh được nhiều hình phạt: một người đi xe đạp bị chận lại vì không chú ý tới đèn đỏ nhét 20 đồng vào tay người cảnh sát. “Không, không”, người này nói, “tôi phải nhìn thẳng vào mắt Bác Hồ.” Người đi xe đạp hiểu và thay vì tờ 20 đồng, mà trên đó chỉ nhìn thấy ảnh chụp nghiêng của Hồ Chí Minh, đã đưa ra tờ 50 đồng, cái thể hiện hết gương mặt của ông ấy. Người cảnh sát cầm lấy.

 

Tham nhũng là lệ thường, không phải là trường hợp ngoại lệ. “Lênin nói rằng chủ nghĩa xã hội là quyền lực Xô viết cộng với điện khí hóa”, một người bạn nói đùa. “Trong chế độ này thì nó là quyền lực công an cộng chợ đen.”

 

...

 

“Năm 1975, tôi cho rằng chế độ mới hoặc là hồng hoặc là đỏ”, một luật sư trước đây nói, người lúc đó đã từ chối không rời bỏ đất nước. “Tôi không bao giờ nghĩ rằng nó có thể là xám. Chế độ này đã lấy đi tất cả mọi niềm vui thích trong trái tim của chúng tôi. Đó là bi kịch của chúng tôi.”

 

Danh tiếng của ưu thế về đạo đức, cái mà người cộng sản đã hưởng được ngay sau khi giải phóng, đã lu mờ khi người dân nhận ra được rằng “hành vi của họ được quyết định bởi lợi ích cá nhân, đạo đức của họ là đạo đức giả, và họ không bao giờ làm điều họ nói”, theo một nữ sinh viên, người 18 tuổi vào ngày giải phóng.

 


Tiziano Terzani

 Phan Ba dịch


 


 

 

LTS: Trích đăng phần dịch từ bài viết “Mười năm sau chiến tranh-Cả người chết cũng bị lừa’ trên báo Der Spiegel, số 18/1985. Tựa do Người Việt Online đặt. Tiziano Terzani (1938 – 2004) là một nhà báo, nhà văn người Ý. Ông đã có 30 năm làm việc tuần báo Der Spiegel, là một trong những phóng viên nổi tiếng ở Đông và Đông Nam Á. Tháng 4 năm 1975, ông là một trong số ít nhà báo đã ở lại Sài Gòn, nhân chứng của thời điểm lịch sử đó. 

 



 

Ý kiến bạn đọc
02 Tháng Năm 20147:00 SA
Khách
"Thành phố mười mùa hoa" là tựa bài hát để "ca tụng" Sài Gòn (đã đổi tên thành hồ chí minh" sau mười năm sụp đổ. Từ một danh xưng " Hòn ngọc viễn đông" của Sài Gòn xưa sau mười năm trở thành "hòn gạch vụn" mang tên hồ chí minh. Thế mà bài hát cố tình tụng ca nhất trời, vẽ ra một thành phố tươi vui, hòa bình, thân ái, giàu có, phồn thịnh...trên giấy và trên miệng, còn thực tế thì ngược lại hoàn toàn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn