BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73502)
(Xem: 62250)
(Xem: 39443)
(Xem: 31185)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tôi đi "cải tạo" tại Huế

28 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 1955)
Tôi đi "cải tạo" tại Huế
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Sau hơn 3 năm ngậm đắng nuốt cay trong lao tù Cộng sản, tôi đã vượt ngục tại Cồn Tiên (Vùng DMZ, ngay ranh giới vĩ tuyến 17) và đã vượt biển đến được mảnh đất tự do. Nỗi bàng hoàng trước cảnh lạ quê người rồi dần dà cũng quen đi trong nếp sống. Duy có một điều là khi tôi gặp một số bà con ở nhà thờ hay nơi hội họp trong các ngày lễ, khi biết tôi là một sĩ quan đã vượt ngục thì hỏi thăm những điều làm tôi ngạc nhiên hết sức: "Ở tù ăn uống sao anh? Có khổ lắm không? Có bị đánh đập không? Họ cho về sum họp gia đình nhiều không, hay báo chí ở đây phóng đại, v.v...

Tôi thầm nghĩ -- Tại sao còn có một số bà con đã ngậm ngùi bỏ tổ quốc thân yêu ra đi mà lại mù mờ chưa hiểu rõ tận gốc bản chất của Cộng sản?

Với những sự kiện trên, tôi cố gắng viết lên đây, viết lên như một bổn phận nói cho bà con rõ về đường lối dã man của bọn Cộng sản VN, về sự bắt bớ, giam cầm, trả thù hàng vạn người dân miền Nam sau năm 1975.

Nói đến Cộng sản ít ai tin nổi, phải nếm, phải thấy, phải ngửi cái mùi thối của nó thì mới thấm thía, thì mới thấy đường lối tuyên truyền trước kia của chính quyền VNCH không bằng 1% sự thật bây giờ.

Kể từ khi miền Nam mất vào tay Cộng sản, ai cũng oán giận ông Thiệu, nhưng có một điều mà mọi người cho ông Thiệu nói đúng là "Đừng bao giờ nghe Cộng sản nói, mà hãy nhìn kỷ những gì Cộng sản làm". Đám tù binh chúng tôi cũng thường mỉa mai như vậy nên thỉnh thoảng một vài đứa bị bọn cán bộ Cộng sản đánh nhừ tử.

Trước hết, tôi xin ghi lại từng vấn đề để chúng ta thấy rõ bản chất thâm độc của Cộng sản.

- Chúng có đánh đập tù binh không?

Tôi xin trả lời là: Hoàn toàn có. Nhưng lại là không.

- Có, vì là bản thân anh em tù binh chúng tôi bị đánh đập liên miên, đã nhiều người chết vì bị đánh đập, tra tấn,...

- Không, vì miệng mồm họ, hay chính sách họ tuyên bố là khoan hồng, là nhân đạo, là đi học cải tạo chớ không hành hạ gì hết. Nhưng sau lưng nhân dân, họ đã trả thù thẳng taỵ Họ luôn luôn tổ chức làm 2 loại thủ trưởng:

Thủ trưởng chính trị: kẻ tuyên truyền, tổ chức học tập chính trị, soạn thảo đường lối, dụ dổ,...

Thủ trưởng quân sự: kẻ thừa hành, kẻ hoạch định dùng bạo lực, thủ tiêu, đánh đập, v.v...

Ngày ra đi học tập, chúng tôi được giấy gởi tới tận nhà, giấy mời do những tên chính trị ký. Trong giấy mời, họ cho biết đi học tập khảng 3 tháng, mục đích để biết đường lối chính sách của Bác và Đảng, rồi ai về nhà nấy sum họp gia đìh, xây dựng cuộc đời mớị Phía dưới giấy mời còn ghi chú: Nếu ai có dụng cụ văn nghệ hay đồ tập thể thao đem theo càng tốt.

Ngày đi học tập có xe đón tại Phú Văn Lâu (Huế), có bà con thân nhân ra tiễn đưa trong lòng đầy tin tưởng vì ai cũng nghĩ rằng đã thống nhất hòa bình rồi, còn gì nữa đâu mà sợ.

Đoàn xe 6 chiếc, mỗi chiếc chở khoảng 50 người, khởi hành lúc 8 giờ. Nhưng khi xe ra khỏi An Hòa (cách Phú Vân Lâu khoảng 5 km) tự nhiên có một xe bị hư máy, và một tên các bộ sửa khoảng 10 phút không xong, tên thủ trưởng tuyên bố vì xe hư không thể đi xe tất cả được, xã hội ta rất công bằng không thể có kẻ đi xe mà có kẻ đi bô.. Vì lý do đó, tất cả gần 300 người đều xuống đi bộ hết. Cán bộ cũng cho biết đi đến tối mới đến chỗ học tập. Mới đầu anh em tù binh thắc mắc hư một xe thì đưa nhữg người đó qua 5 xe còn lại có sao đâụ Sau này mới hiểu rõ âm mưu của Cộng sản là bước đầu họ tuyên truyền cho có xe đón đưa làm yên lòng cha mẹ, vợ con. Tù binh ra khỏi nơi đưa tiễn họ bắt tù binh đi bộ, không có ai sẽ nghĩ rằng mình sẽ đi bộ, vì vậy có người mang dép Nhật, có người mang dép cao su (Bình Trị Thiên) hay gọi là "dép râu". Phần đông mang dép râu chưa quen, vì vậy chỉ cần đi bộ khoảng 10 km là đôi chân đã bị sưng lên và trầy da, mồ hôi thấm vào cơn đau nhức hành hạ đôi chân trên khoảng đường gần 60 km. Dầu sao cũng phải đi, rồi nó cũng phải đến. Gần 12 giờ khuya đoàn người lết đến căn cứ Ái Tử (Quảng Trị), mọi người gần như muốn ngất xỉu hết, đôi chân đau tê buốc như không thể đưa lên nổị Lệnh cán bộ cho giải lao 15 phút, nhưng chưa đầy 15 phút thì từ trong đường xe lửa đã có ánh đèn pin chiếu ra và có người đi rạ Cán bộ cho biết phải tập họp gấp để cán bộ đoàn 76 ra "tiếp thu các anh".

Tên cán bộ đoàn 76 ra, tay cầm đèn pin, tay kia cầm cây gậy và dỏng dạc hỏi:"Ai cấp bậc lớn nhất trong đám này, bước ra đây". Sau gần 1' chờ đợi, có một bóng đen bước ra, và nói: "Không biết có ai cấp bậc lớn hơn không? Còn tôi là Trung tá Hiền thuộc Sư đoàn 1 Bộ Binh". Sau câu nói đó, tên cán bộ đánh 2 cây vào đầu và đạp Trung tá Hiền té nhào xuống đường nhựa. Vì cả ngày đi quá mệt, vừa đói vừa khát nước. Ông Hiền xỉu ngay tại chỗ. Tên cán bộ quát lên: "Tại sao nó không chào? Bọn bây là tù binh chớ không phải là cải tạo con khỉ gì hết!".

Bóng tối bao phủ hiện tại cũng như tương lai. Mọi anh em tù binh chúng tôi như vừa bị gội lên đầu một gáo nước lạnh, mọi người bàng hoàng trước cơn thịnh nộ của tên cán bộ và thức tỉnh, hiểu ngay thân phận mình.

Còn đâu những ý nghĩ bình thường như khi sáng có cha mẹ, vợ con bên cạnh an ủi ở bên Phú Văn Lâu? Cố gắng học tập vài tháng rồi về sum họp, đừng buồn lo gì hết, hòa bình rồi, dầu sao cũng không phải chết chóc vì bom đạn nữa. Nhưng chỉ trong một ngày sự việc thay đổi quá mau.

Kể từ đó chúng tôi bị đánh đập liên miên. Ngày lao động trong nắng cháy mưa dầm. Chiều vê họp phần công tác, họp kiểm diểm, phê bình và kiểm thảo, ai làm không đúng chỉ tiêu giao trong ngày bị đem ra phê bình -- mà họ gọi là giúp đỡ, xây dựng lẫn nhau. Trong lúc họp kiểm thảo nếu ai không nghe cán bộ nói, hay cười nói chuyện, v.v... đều bị vệ binh theo dõi và gọi lên sau buổi họp, đến tối mới thấy những người ấy trở lại "lán" (những dãy nhà tù) mặt mày bầm tím, sưng húp. Bọn cán bộ vệ binh đã kéo những người tù mà chúng gọi lên ra sau gốc cây mít và đánh bề hội đồng từng ngườị Phần đông trước khi bị đánh, đều bị tên vệ binh hỏi:"Mày đi lính gì?". Nếu xui gặp những tên vệ binh đã có bị thương vì đạn pháo binh trong những trận đánh hay bị không quân VNCH thả bom bị thương, v.v... mà người tù là binh chủng pháo binh hay không quân thì bị đánh trả thù mềm xương. Trường hợp này xảy ra rất nhiều vì đa số những tên cán bộ được về quản lý tù binh là loại bị thương ở chiến trường nên cho về canh gác tù, do đó họ tha hồ đua nhau đánh trả thù.

Hai tên thủ trưởng trại đều biết rõ việc vệ binh đem tù ra cây mít hằng đêm để đánh đập (cách lán tù khoảng 200 m có một cây mít thật lớn) nhưng họ làm ngơ.

Có những đêm chúng đánh quá, những người tù chịu đau đớn không nổi la thất thanh, rên xiết. Trong đêm tối tiếng rên là nghe nó ai oán làm sao, tưởng chừng như ở chốn âm ty nào vậy. Đêm đêm sau cơn hành hạ, người tù quay về lăn nằm dài ra như một xác chết trên giường, anh em đua nhau săn sóc, kẻ có chút dầu đem ra xức các vết bầm tím trên mặt, kẻ lấy khăn thấm nước lau những vết máu chảy.

Những đêm quá đáng như vậy, tên cán bộ Thủ trưởng chính trị xuống mở giọng đạo dức, dịu ngọt như mẹ hiền săn sóc con khi bị người cha nóng giận đánh đập.

Tên cán bộ đi bỏ mùng cho tù binh bị đánh, rờ trán và biểu anh em lấy dầu xoa, hay biểu nấu cháo cho ăn, v.v... Tên cán bộ chính trị ngồi bên giường khuyên nhủ, mục đích cho anh em xung quanh nghe:"Lần sau nhớ cố gắng giữ đúng nội quy của trại nhé ! Anh em bên quân sự nóng tính lắm, đừng bao giờ làm trái ý các ảnh. Họ nóng tánh như vậy mới đánh thắng được đế quốc Mỹ đó"!

Nếu chúng ta không nhìn sâu vào sự tuyên truyền của tên cán bộ Thủ trưởng chính trị thì khó hiểu nổi bản chất của họ.

Rất nhiều anh em đã cho cán bộ đó nhân đạo, tử tế hơn Thủ trưởng quân sự. Nhưng rồi dần dần đa số anh em hiểu rằng đó là đường lối, là bổn phận của một tên mang danh là Chính trị viên. Bác và Đảng đã dạy họ như vậy, có thế họ mới lừa bịp được những người dân quê chất phác.

Khoảng hơn 2000 tù binh ở quanh vùng Ái Tử, Quảng Trị chia vào 6 trại và trực thuộc vào doàn 76.

- 1 trại nhốt từ Đại úy đến Trung tá.

- Trại 2 nhốt Chuẩn úy.

- Trại 3 nhốt Trung úy.

- Trại 4 nhốt Thiếu úy.

- Trại 5 nhốt Trung đội trưởng Nghĩa quân và những người hồi chánh.

- Trại 6 là Trại mìn dành cho những người chuyên đi gỡ mìn, đây là một hành động dã man nhất của Cộng sản trong trại này.

Mỗi trại được chia cách khoảng 2 ngọn đồi cách nhau khảng 8 km. Dần dần có dịp đi vào núi đốn củi, lấy cây làm nhà, v.v..., mặc dầu có lệnh tuyệt đối cấm tù binh trại này liên lạc nói chuyện với trại khác, nhưng chúng tôi vẫn lén lút gặp nhau cho biết tin tức, hay sinh hoạt trong mỗi trại; do đó, tôi biết được trại nào cũng có một địa danh đặc biệt -- nơi vệ binh hành hạ tù binh. Đặc biệt giữa năm 1977, Trại 1 có Trung tá Thức -- Không quân, vượt ngục cùng 3 vị Thiếu tá khác không may bị bắt lạị Lần đó chính tên Thủ trưởng chính trị đánh 4 vị trên gãy chân hết. Sau khi đánh gãy chân, tên Thủ trưởng tuyên bố:"Tao đánh chúng mày gãy giò cho chúng mày khỏi trốn theo đế quốc Mỹ".

Việc khốn khổ nhất của anh em tù binh là vấn đề thực phẩm và thuốc men, mọi thứ ấy quá thiếu thốn. Đã có quá nhiều người tù nằm đó chịu chết dần vì không có thuốc chữa. Nếu có được ít thuốc gia đình gởi lên thì đã bị cán bộ trại tịch thu bảo là để vào tập thể dùng chung, nhưng khi tù binh bị bịnh hoạn thì không thấy thuốc đâu, nhưng cán bộ có bịnh thì đầy đủ thuốc men. Chữa trị, bọn họ đã tịch thu thuốc của tù binh dùng làm của riêng.

Mỗi tuần nếu có thân nhân lên thăm thì tên Chính trị Thủ trưởng ra tận ngoài khu nhà thăm viếng, đi từng gia đình để tuyên truyền và giải thích:"Cách mạng khoan hồng nhân đạo cho gia đình bà con lên thăm viếng, đó là món ăn tinh thần, còn vật chất thì trên này cách mạng nuôi các anh học tập quá đầy đủ, không thiếu gì hết. Bà con đưa gạo, nếp hay thuốc men lên là vô tình bà con bôi bác chế độ mới sao?".

Thế rồi, nếu tên Thủ trưởng đang đứng gần ai thì chỉ ngay người tù đó và hỏi:"Anh học tập trên này ăn uống có thiếu thốn không? Khi bịnh hoạn có đầy đũ thuốc men chữa trị không? Anh trả lời thành thật để bà con yên lòng".

Đương nhiên, chẳng người tù nào lại trả lời không đầy đủ. Nếu trả lời sai đường lối đã học tập, thì còn gì thân xác ngươi tù đó sau khi thân nhân ra về: sẽ bị đấu tố, bị tra tấn, nhốt nhà ri, hay giam đói và không cho thân nhân lên viếng nữa.

Một chế độ mà bắt mọi người phải nói láo, láo tuyệt đối, hằng ngày, hằng giờ, phải nói tâng bốc chế độ là ưu việt, dần dần như quen đi, nói như một cái máy và rồi ai nghe tưởng như thật là vậy, nói không còn ngượng miệng vì không còn nghĩ là che đậy hay dối trá gì nữạ Có ai mà nghĩ là dối trá vì chính mình cũng phải nói mà. Phải suy tôn, phải phục tùng chế độ Nếu chê bai, than oán thì gia đình sẽ bị cúp hộ khẩu, sẽ bị đi học tập cải tạo sửa saị Chính quyền Cộng sản đã dùng miếng ăn để trị nhân dân, một thủ đoạn quá man rợ và thâm độc, xem con người tệ hơn con vật.

Trước kia miền Nam chưa có ai nuôi một con chó trong nhà mà phải giam đói nó để sai khiến hay dạy bảo nó điều gì. Với chế độ Cộng sản, họ đã làm điều đó.

Vấn đề thực phẩm: trung bình mỗi tù binh được 4 lạng mỗi ngày (400 gram). Trong 4 lạng này chỉ có một lạng gạo, còn lại là 3 lạng ăn độn khi thì sắn, khi thì khoai hay bo bo, v.v... Vì vậy anh em tù binh không cách nào khác hơn là phải hái thêm rau má, rau tàu bay hay đọt sắn luột chấm muối ăn thêm cho qua cơn đói.

Đã nhiều anh em khi đi rừng đốn củi, hay vác cây đã chết ngay trong rừng sâu vì lý do bụng đang đói quá mà hái trái cây ăn sống còn quá nhiều chất mủ, nên mủ đắng bám vào ruột, người tù bất hạnh ôm bụng đau quằn quại và chết vài giờ sau đó. Những người còn lại chỉ biết ôm bạn khóc và vác bạn về trại trình cán bô..

Chưa yên đâu, với những cái chết đau đớn, thương tâm như vậy tưởng dâu là bọn cán bộ sẽ động lòng cứu xét mà tăng thực phẩm cho tù binh, trái lại họ gọi tất cả lên hội trường, chửi mắng, lên án, gán tất cả sự việc trên cho tội ác đế quốc Mỹ gây rạ Cứ mỗi lần có tù binh chết là phải nghe chửi bới, đổ tội lên đầu đế quốc và cuối cùng họ kết luận:"Các anh phải biến những cái chết ấy trở thành hận thù bọn đế quốc, chớ đừng buồn hay thương tiếc gì hết". Chúng tôi như muốn nôn vào mặt họ khi nghe họ tuyên truyền trên những xác chết của bạn bè chúng tôi. Còn gì ghê tởm hơn bọn Cộng sản này.

Đường lối cho về sum họp với gia đình: Bất cứ trại nào bọn cán bộ Chính trị chỉ nói một câu: "Các anh học tập tốt, cải tạo tốt là được về. Do đó có về hay không hay không là do các anh". Chẳng ai hiểu nổi sự đo lường "tốt" là ngang đâu mới gọi là "tốt". Không có cái móc thời gian nhất định để biết ngày về sum họp gia đình, cho nên cứ ngong ngóng chờ đợi, hy vọng từng ngày lễ trong năm hay mỗi lần Tết đến, v.v...

Mỗi lần đến ngày lễ, bọn cán bộ lại đi rỉ tai cho tù binh biết sẽ có một số được về -- Nào là những người được học tập tốt, được bầu xuất sắc nhiều lần, nào là những ai đã khai báo lý lịch thật thà thì sẽ có trong danh sách được về. Những ngày đó trong trại ai cũng xôn xao trông chờ không ai tài nào mà ngủ được, khắc khoải, thao thức từng đêm chờ đến ngày đó. Thường thì nếu ngày mai cho về thì tối nay cán bộ gọi tất cả lên hội trường nghe cán bộ thao thao tuyên truyền đường lối chính sách của Nhà nước hơn 3 tiếng đồng hồ rồi mới gọi danh sách những người được về. Thực tế, mỗi trại gần 300 người nhưng mỗi lần về chỉ từ 5-8 người là nhiều nhất, phần đông là những người bị tật, đau yếu không còn lao động được nữa; họ khen tặng những người đó đã lao động hăng say trong những ngày tháng qua, đã đạt quá chỉ tiêu giao phó.

Thật ra những người ấy họ cho về để chỉ chờ chết thôi. Kẻ được về phần đông mỗi người ở mỗi tỉnh, mục đích là để tiếng vang tâm lý lan đi các tỉnh biết trại cải tạo Ái Tử, Cồn Tiên, hay Khe Sanh có cho về sum họp gia đình. Tiếng đồn khi nào cũng vậy, cứ 1 đồn thành 10, chớ không ai nắm được con số chính xác là được về bao nhiêu hết. Cũng có nhiều người về còn khoẻ mạnh có lẽ ở nhà chạy đúng cửa sau. Đặc biệt nữa là có người về vì đã khai báo lý lịch thật thà. Ví dụ: Trại 3 của tôi có anh Trung úy Đại đội trưởng Thủy quân Lục chiến tên Kien Peck, người Kampuchea (người Việt gốc miên), cán bộ đọc hồ sơ lý lịch của anh nghe mà lạnh người. Năm 1972, anh Kien Peck đóng quân ở Mỹ Chánh, anh đã hạ 9 xe tăng T-54 bằng súng M-72. Hạ 83 "quân cách mạng". Có hơn 10 huy chương, gia đình hiện ở Trà Vinh.

Anh Kien Peck sẽ được trở trở về gia đình vì anh học tập tốt, và đã can đảm khai báo thành thật quá khứ của anh. Anh được cấp giấy về ngay tại hội trường cho mọi người thấy và ngày mai anh sẽ qua đoàn 76 có xe đưa anh về Huế, và từ đó anh có thể tự túc về Trà Vinh.

Cứ mỗi lần như vậy, ngày hôm sau cán bộ lại phát giấy cho anh em khai báo lại rất nhiều, không chừng có người lại khai thêm những điều mà trước đây không bao giờ làm.

Có ai biết được đâu ngày mai anh Kien Peck cùng một số anh em khác trại lên đoàn có xe chở ra tận miền Bắc ở tù một trại khắc nghiệt, đày đọa hơn nữa.

Không có người tù nào được ở mãi một trại hết, chỉ một thời gian là Cộng sản di chuyển tù nhân từ trại này qua trại khác. Riêng cá nhân tôi trong hơn 3 năm dời trại tới 6 lần. Cũng chính sự dời trại này mà 8 tháng sau tôi biết được anh Kien Peck và một số anh em được cấp giấy về đó hiện dang ở tân trại tù Đồ Lương cách Vinh 80 km. Trong những trại tôi đi qua là: Ái Tử, Khe Sanh, Hương Hóa, Cồn Tiên, Đồ Lương. Cồn Tiên là trại cuối cùng, nơi tôi vượt ngục.

Bọn Cộng sản đã làm những trò lừa đảo tù binh rất thâm độc, khi mọi người biết những trò đê tiện đó thì cũng đã muộn rồi vì hồ sơ đã khai báo lại hết, chỉ có nước cắn răng chịu mà thôi.

Những điều trình bày trên là những điều thực do chính bản thân tôi chịu đựng trong gông cùm Cộng sản hơn 3 năm. Xin bà con hãy dè dặt và thức tỉnh đừng bao giờ nghe Cộng sản nói một điều gì hay hứa hẹn một việc mà họ sẽ làm cho tại quê hương yêu dấu của chúng ta.

Duy Hải
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn