BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73486)
(Xem: 62248)
(Xem: 39439)
(Xem: 31183)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tuần báo NGHỆ THUẬT (1965-1966) - một RỰC RỠ khác của VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM...

28 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 1261)
Tuần báo NGHỆ THUẬT (1965-1966) - một RỰC RỠ khác của VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM...
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Nếu như nhìn được tận mắt những tờ NGHỆ THUẬT, cái “còn là tinh anh” ….còn lại này của một nền văn học bị hư vô hóa thì có lẽ bất cứ ai cũng sẽ cảm nhận được không khí rực rỡ của một thời văn chương – tư tưởng phóng khoáng & tự do, phơi phới như gió trời và ấm nồng như những con nắng phương Nam…

 


Nghệ Thuật xuất hiện rất tưng bừng (theo nghĩa đen và cả nghĩa bóng) trong thập niên 60, đó là tờ tạp chí văn học nghệ thuật duy nhất của miền Nam ra hàng tuần, bìa in offset nhiều màu. Cho tới lúc đó miền Nam chỉ có các bán nguyệt san, hai tuần mới ra một lần: Bách Khoa, Văn, Tân Văn, Văn Học.

 


Nhà văn VIÊN LINH trong một bài phỏng vấn đã nói:

 

“Năm làm thư ký tòa soạn Nghệ Thuật (1966) tôi chưa đến ba mươi, chưa lập gia đình, và còn làm bên tờ Kịch Ảnh, cũng ra hàng tuần, nhưng như cái tên, chuyên về nghệ thuật trình diễn, mạnh nhất về tân nhạc, và xi-nê, cũng có kịch nói và cải lương. Tờ Kịch Ảnh chỉ có ba người làm biên tập thường trực, ông chủ nhiệm kiêm chủ bút Quốc Phong, ông tổng thư ký Mai Thảo, và tôi. Ngoài việc viết bài, kể chuyện phim, phỏng vấn ca sĩ, tôi còn kiêm trình bày offset tờ báo, vì đã có vài năm kinh nghiệm qua tờ Kịch Ảnh. Trình bày bằng phim, bài vở hình ảnh chụp ra phim, trình bày bằng negatives trên bàn kính (light table), kể cả bài viết cũng chụp ra phim, sau đó thợ in đốt ra bản kẽm. Như thế là tân kỳ nhất Việt Nam thời đó. Khi Mai Thảo và nhóm các anh Vũ Khắc Khoan, Thanh Nam, Pham Đình Chương, Anh Ngọc được ông thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ tài trợ cho khoảng một triệu bạc thì tôi được mời làm thư ký tòa soạn Nghệ Thuật, vì các anh muốn có một tờ báo vừa văn học nghệ thuật, lại vừa in offset nhiều màu.”

 


 

NGHỆ THUẬT nổi bật nhờ những series bài của tuần báo này, ngay từ những trang đầu - GHI NHẬN CỦA MAI THẢO, hang tuần, với phong cách khó lẫn của ông tường thuật lại các hoạt động văn nghệ trong tuần của thủ đô Saigon, bằng những nhịp chân theo bước các mặc khách Saigon ấy mà chúng ta được dịp thở lại một lần nữa, nhìn lại một lần nữa..cái không khí “tưng bừng phố xá” mà cũng rất đằm thắm của Saigon…

 

Loạt bài MƯỜI TÁC GIẢ VIẾT VỀ MƯỜI TÁC GIẢ / THẢO LUẬN VỀ THỰC TRẠNG VĂN NGHỆ VIỆT NAM / NGƯỜI ĐỌC VIẾT VỀ CÁC NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT..


Và trong suốt 57 số báo, tiêu chí của tòa soạn luôn là như lời “tuyên ngôn” của những người làm nên tờ báo này như trong thư tòa soạn từ số đầu


“… những người nhận trách nhiệm xây dựng và hình thành diễn đàn này đều cùng một dự tưởng, chung một nhận thức: Nghệ Thuật phải là một nơi chốn họp mặt thân ái và đông vui chưa từng thấy giữa tất cả những tác giả, nhà văn nhà thơ hiện đang làm nên linh hồn, tiếng nói, đời sống và sức mạnh của văn học nghệ thuật miền Nam. Họp mặt trước đã. Bởi chúng tôi nghĩ rằng đã đến lúc những khả năng sáng tạo chói lọi nhất, những cá nhân ý thức tiến bộ nhất, những đại diện cho từng thế hệ tiêu biểu nhất của đất nước này phải liên kết lại, trước đòi hỏi của xã hội và lịch sử ta về vai trò văn học nghệ thuật chúng ta.” 

 


 
Tuần báo NGHỆ THUẬT, đứng riêng ra, cũng có thể là một biểu trưng cho 20 năm văn học miền Nam với đầy đủ những khai phóng, rộng tay và đón nhận những trào lưu …Nơi đó, văn học đã gắn liền với vận mạng dân tộc, hay cũng có thể nói…những gương mặt ấy, những tiếng nói ấy…cũng chính là một mảnh hồn của dân tộc– một dân tộc thơ, một dân tộc yêu cái đẹp, một dân tộc coi trọng chữ nghĩa…nhưng… nhiều hệ lụy …

 

Nguyễn Trường Trung Huy

Mar 23, 2014

huyvespa@gmail.com
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn