BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76180)
(Xem: 62953)
(Xem: 40364)
(Xem: 31960)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đổ lỗi khách quan

25 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 1213)
Đổ lỗi khách quan
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
11Vote
3.73

Đổ lỗi khách quan” là cách nói hoa mỹ của trí giả, “đổ thừa” là cách nói mộc mạc của dân giả. Hai cách nói nghe thì khác nhau nhưng nội dung, ý nghĩa như nhau. Lỗi là sai, là cái không tốt. Ngắn gọn: đổ lỗi khách quan là đẩy cái xấu cho khách thể, giữ cái tốt lại cho chủ thể. Đổ thừa là đẩy cái hư cái xấu cho người khác, giữ cái tốt lại cho mình. Cũng vậy cả.


Trước khi vào nội dung chủ đề, tôi nhiều chuyện một chút về những vấn đề có liên quan: Ban Tổ chức và Ban Tuyên huấn là 2 ban do Đảng CSVN (Đảng) lập ra để xây dựng và bảo vệ Đảng. Ban Tổ chức chăm lo “phần xác”, lo sắp xếp tổ chức, cơ cấu nhân sự cho cả hệ thống chính trị gồm Đảng, chính quyền và đoàn thể. Ban Tuyên huấn chăm lo “phần hồn” cho cả cộng đồng dân tộc - bao gồm cả hệ thống chính trị.


Ban Tuyên huấn là từ ghép của 2 bộ phận Tuyên truyền và Huấn học. Đối tượng của tuyên truyền là quần chúng, phương tiện của nó là cả hệ thống thông tin đại chúng; còn đối tượng của huấn học là Đảng viên, phương tiện của nó là trường lớp, huấn luyện về chủ thuyết, đường lối… của Đảng.


Thông tin thông thường mang 2 tính: “tính chân thật” và “tính quần chúng”. Tính chân thật là đảm bảo chính xác, trung thực… Tính quần chúng là rõ ràng, thích hợp, dễ hiểu đối với quảng đại quần chúng. Về tính quần chúng, chủ tịch Hồ Chí Minh nói rất hay: “Nói cho ai nghe, viết cho ai xem”. Có nghĩa: người nói hay viết phải biết mình nói/viết cho ai nghe/xem. Nói/viết mà người ta không hiểu khác nào “đờn khải tai trâu” – người nói/viết mà người ta không hiểu là trâu chớ không phải người nghe”. Thử hỏi, với dân mà dùng những từ vĩ mô, khái quát, GDP… thì họ nghe đâu vào?


Thông tin lạ thường dường như chỉ diễn ra dưới chuyên chính vô sản. Lạ thường là thông tin bị biến tướng thành tuyên truyền - thường gọi là thông tin tuyên truyền, kỳ thực chỉ là tuyên truyền.


Cũng là từ ghép, cần phân biệt sự khác nhau giữa 2 tên “tuyên huấn” và “tuyên giáo”. Tuyên huấn là tuyên truyền + huấn học, còn tuyên giáo là tuyên huấn + giáo dục. Vì vậy, vùng “phủ sóng” của tuyên giáo rộng hơn tuyên huấn.


Trở lại chủ đề. Khi thông tin bị biến thành tuyên truyền thì tất cả chỉ còn một tính, đó là “tính Đảng”. Việc gì có lợi cho Đảng thì tha hồ nói và viết, ngược lại, thì phải dừng. Trận địa chính trị, tư tưởng do Ban Tuyên giáo của Đảng canh gác, họ có trách nhiệm “cấp giấy và xét giấy”. Vì Ban Tuyên giáo gò vào “Đảng tính” nên việc thông tin, truyên truyền rơi vào một chiều, tránh né sự thật, bóp méo sự thật bằng những ngôn từ sặc mùi xảo biện, tính thuyết phục kém. Trên nói sao dưới nói vậy – nghe cái dàn đồng ca này chán chết!



Những gì thuộc “phần hồn” được truyền bá rộng rãi từ trên xuống bằng miệng hay phương tiện thì dứt khoát đó là ý chỉ của Trung ương Đảng, được Ban Tuyên giáo trung ương định hướng. Trong sơ kết hay tổng kết định kỳ, thường người ta đều đề cập 3 phần: làm tốt, chưa tốt và nguyên nhân. Nguyên nhân làm tốt là “nhờ Đảng sáng suốt trong chủ trương”…, nhờ “chính quyền quyết tâm trong tổ chức thực hiện”. Nguyên nhân làm chưa tốt “do, bởi, tại, bị ,…” - hất hết về phía khách quan. Tôi xin nhắc lại nhằm gợi nhớ:


1/ Sau 30/04/1975, những tệ nạn như trộm cắp, trẻ em móc túi thỉnh thoảng xảy ra. Bảng hiệu, quảng cáo hơi lùm xùm. Một số nam nữ thanh cũng chưng diện “tí mẽ tí riềng” chẳng hạn như: mặc quần ống túm, nam để tóc dài, nữ mặc bảy vải ba da, làm giả ngực, mông, mi… khiến mấy người “âm lịch” kêu rêu, phàn nàn. Nhà bình luận và cũng là báo Trần Bạch Đằng đăng đàn trong một cuộc họp thanh niên, nói: “Do chủ nghĩa thực dân mới để lại nhiều thứ giả, đừng rớ đến nó rã vì tất cả là giả”. Lãnh đạo đổ cho “tàn dư chế độ cũ” là nguyên nhân của các hiện tượng trên.


2/ Những năm 1976-1978, cao trào cải tạo XHCN gây bất ổn nhiều mặt trong đời sống xã hội, cuộc sống của người dân khó khăn về mọi mặt… Lãnh đạo đổ: “do hậu quả chiến tranh”.

3/ Những năm tháng từ 1979 – 1983, cuộc sống càng khó khăn, xã hội bất an... Lãnh đạo đổ: “Do chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc”.


4/ Những năm 1984-1985, lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng khan hiếm... Lãnh đạo đổ: “Do thời kỳ quá độ lên CNXH”.


5/ Những năm 1986 – 1993, người dân than phiền về tệ nạn xã hội, bất bình về nạn tham nhũng trong đội ngũ cán bộ đảng viên… Lãnh đạo đổ: “Do biến cố châu Âu” (thời Đảng cộng sản Liên Xô sụp đổ).


6/ Giữa những năn 90, kinh tế tạm thời ổn định, nhưng tiêu cực xã hội nói chung, tham nhũng nói riêng cố chặn mà nó không chịu đứng… Lãnh đạo đổ: “Do chiến tranh vùng Vịnh” (thời Iraq và Iran đánh nhau).


7/ Những năm cuối thế kỷ 20, nạn trộm cướp, tham nhũng tiếp tục hoành hành, giá cả tăng vọt… Lãnh đạo đổ: “Do chiến tranh ở Iraq”.


8/ Những năm đầu của thế kỷ 21, nạn tiêu cực, tham nhũng chẳng những đẩy không lùi mà nó còn rấn tới… Lãnh đạo đổ: “Do mặt trái của kinh tế thị trường”.


9/ Những năm gần đây, tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội ngày càng bi đát: thất nghiệp lan tràn; hối lộ, tham nhũng hết thuốc chữa, thật sự trở thành quốc nạn, thâm nhập vào “lục phủ ngũ tạng” xã hội; nội bộ xào xáo chia bè chia cánh, hình thành những nhóm lợi ích chia nhau thao túng gần như toàn bộ nền kinh tế; giá cả tăng vọt; khoảng cách giàu nghèo giữa “cai trị” và “bị trị” ngày một xa… khiến cho các tầng lớp nhân dân nổi giận, phản ứng bằng nhiều kiểu cách... Lãnh đạo đổ: “Do khủng hoảng kinh tế thế giới”.


Nếu tình hình mọi mặt không được cải thiện, biết đâu rồi đây lãnh đạo sẽ đổ: “Do biến cố ở Ukraine” không chừng?


Người đổ lỗi khách quan, dầu có muốn hay không, cũng phải chấp nhận cho dư luận xã hội quy kết là giấu dốt, tạo cớ để đỡ đòn, che bớt lỗi lầm… nhằm tiếp tục giữ địa vị, thủ lợi cho bản thân và phe cánh.


Đổ lỗi khách quan là chưa nói đúng bản chất của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, dù có xua bao tướng tài xuất trận, có lẻo mép tới đâu cũng không thể biến cái không thật thành thật được; càng “vung râu đá giáp” càng rõ bộ mặt ngụy biện, phản khoa học, chỉ làm trò cười cho thiên hạ.


Nếu độc tôn, độc tài, độc đoán… và tham nhũng tiếp tục leo thang, khiến cho dân chúng bất bình, “nổi giận”, khi ấy liệu nhà cầm quyền có buộc phải dùng đến hai chữ “độc ác” để gỡ rối hay không? Và liệu kịch bản Ukraine có diễn ra ở VN không?


Những cái độc vừa kể là mẹ đẻ của bịnh bảo thủ, chủ quan. Bảo thủ, chủ quan khi gặp khó khăn hay thất bại thì lập tức đổ lỗi khách quan để vớt vát uy thế cho cá nhân hay băng nhóm.


Có thể nói vần lân cho vui về mối quan hệ tộc thuộc của chúng:


Độc tài… sinh ra Bảo thủ…


Bảo thủ là thân chủ của Đổ lỗi khách quan.


Đổ lỗi khách quan là con ngoan của Bảo thủ.


Bảo thủ có thân chủ là Độc tài


Độc tài có ngày trở thành độc ác…


 

Đất nước ta đang trong tổng khủng hoảng, nếu lãnh đạo chưa chấp nhận dùng thuốc đặc trị đắt tiền: “Dân chủ Pháp quyền” để trị căn, thì ít ra cũng phải dùng thuốc rẻ tiền hơn: “Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật” để trị cơn. Chớ chẳng lẽ cứ vũ như cẩn (vẫn như cũ) để rồi cùng chịu chết hay sao?!


23/03/2014


Thiện Tùng


Theo BVN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn