Người được mệnh danh là tù nhân lương tâm bị ngồi tù lâu nhất ở Việt Nam vừa được chính quyền trao trả tự do sau hàng chục năm bị giam cầm, theo xác nhận của thân nhân.
Hôm 22/3/2014, con trai của ông Nguyễn Hữu Cầu xác nhận với BBC người tù chính trị này đã về đến nhà và đang được người thân trong gia đình chăm sóc.
Ông Trần Ngọc Bích, giáo viên tiểu học, cho BBC hay cha của ông đang ở trong tình trạng sức khỏe rất đáng lo ngại và cần được chăm sóc khẩn cấp, sau khi được trại giam bàn giao cho gia đình vào 9 giờ tối hôm thứ Sáu.
Trong dịp Tết Nguyên đán vừa rồi, có tin ông Cầu, bị đi cải tạo sau 1975, có thể được chính quyền cứu xét thả về nhà từ khu giam riêng K2, trại giam Z30 Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
Tuy nhiên, mặc dù tuổi cao và bệnh nặng, ông Cầu đã không được thả ra tù, vẫn theo người nhà ông Cầu.
Con trai của tù nhân Nguyễn Hữu Cầu, người có hơn 1/3 thế kỷ ngồi tù, nói dù chết cha của ông vẫn không nhận tội.
Ông Cầu chính thức bị kết án hồi 1981 với tội danh "phản động", "phá hoại" với mức án tử hình, sau đó được giảm án sau khi gia đình kháng cáo và bị ngồi tù từ đó tới nay.
Ông Cầu đã luôn bác bỏ bản án, cũng như nhiều lần từ chối đề nghị cho hưởng khoan hồng của chính quyền nếu ông chịu nhận tội.
Ông từng sáng tác nhạc chống chính quyền và viết đơn tố cáo cán bộ cấp tỉnh của Kiên Giang về tội tham nhũng và hủ hóa.
Trước đó, ông Nguyễn Hữu Cầu, sinh năm 1945, quê quán Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, từng bị đi học tập sau 30/4/1975 đến năm 1980.
Hôm 31/12/2013, một người cháu nội của ông Cầu đang là học sinh lớp 9 ở huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang đã gửi thư ngỏ cho các Tổ chức Nhân quyền Thế giới đề nghị được giúp đỡ để ông Cầu được sớm thả ra khỏi tù và về nhà chữa bệnh.
Bức thư của nữ sinh Trần Phan Yến Nhi phản ánh tình trạng ở trong tù của ông Cầu, ông nội của cô, có đoạn:
"Là chính tai cháu nghe ông cháu kể khi cháu được đi thăm ông lần đầu tiên vào ngày 04/6/2013."
"Ông nói luôn bị giam riêng không được tiếp xúc với bất cứ ai, bệnh tình rất nhiều, răng còn một chiếc ăn uống rất khó khăn, đau dạ dày hành hạ suốt, thường là ăn cháo, mắt mù một bên, bên còn lại phải nhờ vào cái kính 20 độ mới thấy được mờ mờ, máu không lên được não thường xỉu lên xỉu xuống, nằm nhiều hơn ngồi."
"Ông mới gửi thư về cho gia đình cháu, giờ ông lại mang thêm bệnh gút đau đớn hành hạ ông suốt nhưng chẳng được đi khám và chữa bệnh. Còn ông nói nếu cho đi khám chỉ là khám giả và tất cả là khám giả cho có khám mà thôi v.v..."
"Cháu nói về việc vô nhân đạo: Cháu nghe ông cháu kể ông mang rất nhiều bệnh tật như thế nhưng họ không cho ông cháu được đi khám và chữa bệnh. Cô và cha cháu thấy xót nên làm đơn xin cho ông cháu ra chữa bệnh nhưng lần nào đơn cô và cha cháu gửi đi cũng đều vào sọt rác!!!"
Hôm thứ Bảy, ông Trần Ngọc Bích cho BBC hay ông đã đưa cha đẻ vào bệnh viện Huyện, nhưng do bệnh tình quá nặng, thể trạng quá yếu, ông cầu đã được đề nghị chuyển lên tuyến trên.
Tuy nhiên, ở bệnh viện tuyến tỉnh cách nhà hàng chục cây số, ông Cầu không có giường bệnh, phải ra hành lang nằm chờ, nên gia đình đã phải chuyển ông một lần nữa vào một bệnh viện tư nhân cùng ở tỉnh Kiên Giang, trong lúc kinh phí của gia đình rất eo hẹp và khó khăn.
22-03-2014
Theo BBC
Hôm 22/3/2014, con trai của ông Nguyễn Hữu Cầu xác nhận với BBC người tù chính trị này đã về đến nhà và đang được người thân trong gia đình chăm sóc.
Ông Trần Ngọc Bích, giáo viên tiểu học, cho BBC hay cha của ông đang ở trong tình trạng sức khỏe rất đáng lo ngại và cần được chăm sóc khẩn cấp, sau khi được trại giam bàn giao cho gia đình vào 9 giờ tối hôm thứ Sáu.
Trong dịp Tết Nguyên đán vừa rồi, có tin ông Cầu, bị đi cải tạo sau 1975, có thể được chính quyền cứu xét thả về nhà từ khu giam riêng K2, trại giam Z30 Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
Tuy nhiên, mặc dù tuổi cao và bệnh nặng, ông Cầu đã không được thả ra tù, vẫn theo người nhà ông Cầu.
Con trai của tù nhân Nguyễn Hữu Cầu, người có hơn 1/3 thế kỷ ngồi tù, nói dù chết cha của ông vẫn không nhận tội.
Ông Cầu chính thức bị kết án hồi 1981 với tội danh "phản động", "phá hoại" với mức án tử hình, sau đó được giảm án sau khi gia đình kháng cáo và bị ngồi tù từ đó tới nay.
Ông Cầu đã luôn bác bỏ bản án, cũng như nhiều lần từ chối đề nghị cho hưởng khoan hồng của chính quyền nếu ông chịu nhận tội.
Ông từng sáng tác nhạc chống chính quyền và viết đơn tố cáo cán bộ cấp tỉnh của Kiên Giang về tội tham nhũng và hủ hóa.
Trước đó, ông Nguyễn Hữu Cầu, sinh năm 1945, quê quán Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, từng bị đi học tập sau 30/4/1975 đến năm 1980.
Hôm 31/12/2013, một người cháu nội của ông Cầu đang là học sinh lớp 9 ở huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang đã gửi thư ngỏ cho các Tổ chức Nhân quyền Thế giới đề nghị được giúp đỡ để ông Cầu được sớm thả ra khỏi tù và về nhà chữa bệnh.
'Đau đớn hành hạ'
Bức thư của nữ sinh Trần Phan Yến Nhi phản ánh tình trạng ở trong tù của ông Cầu, ông nội của cô, có đoạn:
"Là chính tai cháu nghe ông cháu kể khi cháu được đi thăm ông lần đầu tiên vào ngày 04/6/2013."
"Ông nói luôn bị giam riêng không được tiếp xúc với bất cứ ai, bệnh tình rất nhiều, răng còn một chiếc ăn uống rất khó khăn, đau dạ dày hành hạ suốt, thường là ăn cháo, mắt mù một bên, bên còn lại phải nhờ vào cái kính 20 độ mới thấy được mờ mờ, máu không lên được não thường xỉu lên xỉu xuống, nằm nhiều hơn ngồi."
"Ông mới gửi thư về cho gia đình cháu, giờ ông lại mang thêm bệnh gút đau đớn hành hạ ông suốt nhưng chẳng được đi khám và chữa bệnh. Còn ông nói nếu cho đi khám chỉ là khám giả và tất cả là khám giả cho có khám mà thôi v.v..."
"Cháu nói về việc vô nhân đạo: Cháu nghe ông cháu kể ông mang rất nhiều bệnh tật như thế nhưng họ không cho ông cháu được đi khám và chữa bệnh. Cô và cha cháu thấy xót nên làm đơn xin cho ông cháu ra chữa bệnh nhưng lần nào đơn cô và cha cháu gửi đi cũng đều vào sọt rác!!!"
Hôm thứ Bảy, ông Trần Ngọc Bích cho BBC hay ông đã đưa cha đẻ vào bệnh viện Huyện, nhưng do bệnh tình quá nặng, thể trạng quá yếu, ông cầu đã được đề nghị chuyển lên tuyến trên.
Tuy nhiên, ở bệnh viện tuyến tỉnh cách nhà hàng chục cây số, ông Cầu không có giường bệnh, phải ra hành lang nằm chờ, nên gia đình đã phải chuyển ông một lần nữa vào một bệnh viện tư nhân cùng ở tỉnh Kiên Giang, trong lúc kinh phí của gia đình rất eo hẹp và khó khăn.
22-03-2014
Theo BBC
Gửi ý kiến của bạn