BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73496)
(Xem: 62249)
(Xem: 39440)
(Xem: 31184)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Xuân Giáp Ngọ, Quý Ngọ chết đúng quy trình

24 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 891)
Xuân Giáp Ngọ, Quý Ngọ chết đúng quy trình
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
Nông dân Việt Nam quen dung ngày tháng theo Âm lịch, nên thường nói “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Hôm nay chưa hết tháng giêng Âm lịch, nên không khí Tết Giáp Ngọ 2014 vẫn còn.

Mùa Xuân Giáp Ngọ nầy, người quốc nội với trái tim yêu gia đình, yêu tôn giáo và đất nước đã can đảm vượt thung lũng sợ hãi, ra hải ngoại để kịp dự Ngày Việt Nam 4/2/14 ở Geneva, và nghe Thứ trưởng Ngoại giao XHCN Hà Kim Ngọc trình bày trước phiên kiểm định Nhân Quyền phổ quát UPR ngày 5/2/14.

 

Phải ăn Tết xa quê hương, đoàn người nầy đã nghe, thấy và đề nghị những biện pháp rất hữu ích cho đất nước.

 

Tuần lễ của nhân quyền Việt Nam và những nghịch lý.

 

Bởi trước phiên UPR, Việt Nam đã công bố báo cáo 20 trang về chuyện tình hình nhân quyền ở Việt Nam được cải thiện với số lượng cơ quan báo chí tăng so với hồi năm 2009, các quyền con người được đảm bảo về luật pháp và trong thực tiễn.

 

Một trong những bằng chứng về chuyện người dân được tham gia đóng góp ý kiến đối với mọi vấn đề hệ trọng của đất nước là chuyện có tới 26 triệu lượt đóng góp ý kiến cho quá trình sửa đổi Hiến Pháp 1992 thành Hiến Pháp sửa đổi 2013.

 

Việt Nam nói họ luôn coi trọng quyền con người của người dân nhưng luôn bị những người “có dụng ý xấu” tuyên truyền không đúng về Việt Nam.

 

Vậy chúng ta sẽ nghe trong thực tiễn, các quyền con người Việt Nam được nhà nước XHCN luôn coi trọng như thế nào? Điển hình là “quyền tự do đi lại”

 

Con đường từ Việt Nam tới Geneva là “đường trường xa”

 

Có đại diện của sáu tổ chức và nhóm xã hội dân sự không được thừa nhận ở Việt Nam cũng đã tổ chức và mời đại diện của các nước tới để báo cáo về tình hình nhân quyền Việt Nam.

 

Để kịp tham dự ngày 4/2/14, (nhằm ngày 30 tháng Giêng AL tức là ngày 30 Tết, tức Giao thừa năm Giáp Ngọ, tổ chức thiện nguyện VOICE trụ sở chính ở Philippines (luật sư Trịnh Hội) nhóm Phật giáo Hòa hảo Truyền thống, nhóm Dân làm báo, Mạng lưới Bloggers Việt Nam, Con đường Việt Nam và No-U Việt Nam.

 

Cùng tham gia còn có một phái đoàn vừa hoàn tất chuyến đi vận động tại Hoa Kỳ, với nhà báo và blogger Phạm Đoan Trang; ông Trịnh Hữu Long, từng là luật sư và nhà báo ở Việt Nam nhưng hiện đang làm việc cho một tổ chức phi chính phủ ở Philippines; bà Nguyễn Thị Trâm, thân mẫu của Luật sư Lê Quốc Quân, người đang chịu án tù ở Việt Nam và ông Trần Văn Huỳnh, thân sinh của ông Trần Huỳnh Duy Thức, người đang chịu án tù 16 năm.

 

Bên cạnh đó còn có anh Nguyễn Anh Tuấn, thành viên Mạng lưới Bloggers Việt Nam và anh Đặng Văn Ngoãn, đại diện nhóm Phật giáo Hòa Hảo Truyền thống.

 

Những người này đã có hành trình vận động qua nước MỸ và một số nước châu Âu từ giữa tháng 1.

 

Anh Bùi Tuấn Lâm đại diện cho No-U Việt Nam từ thành phố Hồ Chí Minh cho biết các thành viên của nhóm đã phải 'rất khôn khéo' mới có thể tới được Geneva.

 

“Để đến được đây chúng tôi đã trải qua rất nhiều khó khăn và rất nhiều cách để đến được đây chứ không phải tự do đi lại.

 

“Nếu không có sự ngăn cản của chính quyền Việt Nam thì đã có rất nhiều đại diện đã đi đến được đây.

 

“Trước khi phiên họp này diễn ra thì đã có sáu người đại diện cho những tổ chức khác nhau ở Việt Nam xuất cảnh nhưng đã bị cấm xuất cảnh.

 

“Bản thân Lâm trước đây gần hai tháng Lâm đã đi qua Philippines trước với lý do đi làm thiện nguyện sau cơn bão Haiyan vừa rồi và đợi tới thời điểm này để được đi đến đây.

 

“Nếu như Lâm quay về Việt Nam và đợi đến sự kiện này sang đây thì chắc chắn Lâm sẽ không đi được bởi vì bị cấm xuất cảnh.”

 

Anh Bùi Tuấn Lâm nói các nhóm đã trình bày về “những vi phạm về nhân quyền” của chính quyền Hà Nội. (Hết)

 

Rõ rang là cho đến năm 2014, Việt Nam vẫn còn kiểm soát quyền tự do đi lại của công dân. Thế giới bây giờ thấy rõ, nhưng họ không hề biết nửa thế kỷ trước, chế độ XHCN kiểm soát quyền đi lại của toàn dân trong nước chặc chẽ bằng Sổ Hộ Khẩu, quận nầy sang quận kia cùng tỉnh cũng phải khai trình, nếu không sẽ không mua được lương thực!

 

Người Việt Nam tự do phải làm gì?

 

Ông Trịnh Hữu Long, từng là luật sư và nhà báo ở Việt Nam nhưng hiện đang làm việc cho một tổ chức phi chính phủ ở Philippines, có ý kiến:

 

Người Việt Nam vẫn đóng vai trò chính trong quá trình nhằm mang lại thay đổi nhân quyền ở Việt Nam.

 

Ông Long nói: “Hiệu quả của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc không được như mong đợi của những người sáng lập ra nó. Cái điểm yếu của luật quốc tế, các cơ chế quốc tế là nó không có tính thực thi cao, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.

 

“Càng ngày chúng ta càng nhận thức rõ nhân quyền là vấn đề chúng ta tự quyết định, do chúng ta tự vận động … chứ không phải trông chờ vào sự hỗ trợ của quốc tế cả.

 

“Chúng tôi đi ra nước ngoài có 3 mục đích chính là …

 

--thứ nhất là chúng ta nói cho người dân trong nước biết rằng có những cơ chế quốc tế để chúng ta có thể bảo vệ cho nhân quyền của chúng ta.

 

“Thứ hai nữa [chúng tôi] mong muốn rằng người dân của chúng ta, ở trong nước cũng như ở nước ngoài, quan tâm nhiều hơn tới thực trạng nhân quyền của đất nước.

 

--Thứ ba là cùng nhau cố gắng làm nhiều hơn nữa để có thể cải thiện tình hình nhân quyền còn đang khá bê bết ở đất nước chúng ta ngày hôm nay. ”

 

Ông Long cũng nói tình hình nhân quyền ở Việt nam đã bị vi phạm “ngày càng nghiêm trọng hơn” từ năm 2009, năm ông nói nhiều nước đã đưa ra khuyến nghị với Hà Nội.

 

“Tại phiên điều trần UPR 2009 có nhiều nước đưa ra những kiến nghị khá gay gắt với Việt Nam bao gồm việc yêu cầu Việt Nam cho phép báo chí tư nhân, thả các tù nhân lương tâm, điều chỉnh lại bộ Luật hình sự, điều chỉnh các tội về an ninh quốc gia, và đảm bảo tự do tôn giáo cho các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam. … Các kiến nghị đã bị phía Việt Nam từ chối và phía Việt Nam chỉ đồng ý với các kiến nghị mang tính chất chung chung ví dụ như là Việt Nam phải từng bước tuân thủ theo Công ước Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc hay Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hiệp Quốc…

 

“Các cam kết của Việt Nam không có gì cụ thể cả cho nên chúng ta không thể đánh giá về tình hình nhân quyền của Việt Nam dựa trên những cam kết quốc tế của họ.”

 

Bình luận về tuyên bố của Hà Nội rằng Hiến pháp mới sửa đổi đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người dân Việt Nam, ông Long nói:

 

“Chỉ có sự thay đổi duy nhất về nhân quyền là chương về quyền con người được đưa từ chương giữa Hiến pháp lên chương gần đầu tiên. Nhưng việc làm đấy là vô nghĩa và Việt Nam thậm chí còn không tuân thủ Hiến pháp của chính họ.”

 

 Nguyễn Anh Tuấn, thành viên Mạng lưới Bloggers Việt Nam ý kiến cũng nhấn mạnh đến hành động của chính người Việt: anh cho rằng tình hình nhân quyền ở Việt Nam có được cải thiện trong nhiệm kỳ ba năm Việt Nam có chân trong Hội đồng Nhân quyền phụ thuộc vào những gì người Việt sẽ làm. (Việt Nam mới được làm thành viên từ 1/1/2014)

 

Anh Tuấn nói: “Nếu chúng ta ngồi yên không làm gì nó sẽ là khó khăn. Nếu chúng ta biết cách làm, chúng ta làm nhiều hơn, chúng ta thu thập tài liệu đưa ra ngoài cho cộng đồng quốc tế để người ta hiểu thêm, quan tâm thêm nữa về tình hình Việt Nam thì đó sẽ là thuận lợi.”

 

Anh khẳng định các đại diện của chính quyền Việt Nam “sẽ nói ngược lại” với những gì mà nhóm vận động đã trình bày với các đại diện quốc tế. (Hết)

 

‘Tự do, ấm no, hạnh phúc’

 

Bản thân ông Trần Văn Huỳnh, người có con trai đang bị tù 16 năm, vừa xác quyết: Việt Nam đang “thiếu nhân quyền, thiếu dân chủ, xã hội dân sự bị ngăn trở.”

 

Rồi vừa dí dởm ý nhị với lời chúc năm mới của ông tới độc giả của BBC và tới những người thân mà ông không được gặp trong dịp Tết là: “Chúc một năm Giáp Ngọ tự do, ấm no và hạnh phúc”.

 

Còn các quan chức Việt Nam sẽ nói tất cả những điều ông chúc đã đang hiện hữu ở Việt Nam! (Hết)

 

Trên đây là chuyện Hiến Pháp 2013 tôn trọng nhân quyền “Xuân Giáp Ngọ” ở quốc tế. . Còn “Quý Ngọ Chết đúng ‘Qui trình’ ” là chuyện quốc nội cần lập lại cho người ở trong lẫn ngoài nước đều biết “Thực trạng nhân quyền và luật pháp của đất nước” như lời khuyên của các vị tham dự UPR trên.

 

Thực trạng nhân quyền pháp trị trong tháng Giêng Giáp Ngọ

 

Tại Quốc nội, có 2 sự kiện lịch sử mọi người cần biết 

 

I. Lễ kỷ niệm ngày Biên Giới Việt Nam 17 tháng 2  diễn ra trên sân khấu Thăng Long tại thủ đô Hà Nội. Nhờ Video của Dân Làm Báota thấy rõ kịch trường phim ảnh nhảy múa và tên những ngôi đền lịch sử hào hùng của dân tộc xưa:

 

Diễn viên gồm những người mang tên như kịch bản thời đạo diễn xuất sắc Hồ Chí Minh còn sống: Nhân dân tự phát, Công An nhân dân, đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh.

 

Chủ nhật ngày 16/2/2014, tại Hà Nội diễn ra buổi lễ kỷ niệm ngày Biên Giới Việt Nam 17 tháng 2. Đây là hoạt động nhằm tưởng niệm 35 năm chiến tranh biên giới phía Bắc (17/2/1979 - 17/2/2014), tưởng nhớ và tôn vinh những người con đã ngã xuống để bảo vệ mảnh đất quê hương trước quân Trung Quốc xâm lược.


Buổi lễ sẽ diễn ra tại khu vực công viên tượng đài Lý Thái Tổ và Hồ Gươm. Đây là sự kiện đã được thông báo công khai từ trước, vì vậy mà nhà cầm quyền Hà Nội đã có một số động thái đáng ngờ nhằm ngăn cản và phá hoại buổi lễ.

Bắt đầu từ hôm thứ bảy, 15/2/2014, trước khu vực tượng đài Lý Thái Tổ đột nhiên xuất hiện một sân khấu được dựng lên, đồ đạc xây dựng và máy móc thì bày ra bừa bộn, gây choáng chỗ. Đằng sau tượng đài Lý Thái Tổ được dựng sẵn một tấm bảng hoành tráng, lòe loẹt mang giòng chữ "Mừng đảng mừng xuân".

Các 'quái chiêu' quấy rối đang được chính quyền Hà Nội ráo riết mang ra áp dụng với sự tham gia đông đảo của các lực lượng ô hợp gồm có: công an sắc phục lẫn thường phục, cảnh sát giao thông, dân phòng, quần chúng tự phát... kéo đến nhảy nhót. 


Trong khi đó, tại phía đối diện, khu vực tượng đài Cảm Tử cũng bị chiếm trọn bởi lực lượng đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đang quay cuồng nhảy múa một cách vô cảm.

 

35 năm kể từ ngày hơn 60.000 chiến sĩ và người dân Việt Nam đã hy sinh bảo vệ tổ quốc, một buổi lễ tưởng niệm đã được tổ chức thành công ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội. 

 

Lịch sử không thể bị đục xoá. Xương máu không thể bị lãng quên. Tổ quốc không thể bị bán đứng. Danh dự không thể bị chôn vùi. Lịch sử, Xương máu, Tổ quốc và Danh dự đã tụ hợp lại ở Thăng Long ngàn năm văn hiến vào ngày 17 tháng 2, nối kết những anh hùng vị quốc vong thân từ 35 năm trước và những người còn sống ngày hôm nay bằng một sợi dây thiêng liêng: Lòng yêu nước.

 

Bằng lòng yêu nước này, chúng ta tin tưởng rằng một ngày không xa, 17 tháng 2 sẽ được tổ chức một cách trọng thể khắp nơi trên đất nước Việt Nam tự do. Ngày đó sẽ không còn những điệu nhảy múa nhố nhăng quanh tượng đài Lý Thái Tổ theo sự điều khiển của các nhạc công ở dinh thái thú Ba Đình. (Hết trích)

 

 Hồ Chí Minh lập đảng Cộng Sản dựa vào “Lòng yêu nước” bảo vệ đất nước của nhân dân. Khi thành công lên ngôi vua, chính Hồ Chí Minh vâng lệnh Nga-Hoa, tiêu diệt đảng viên và nhân dân yêu nước trước hết!

 

II. Chuyện Thượng Tướng Công An Phạm Quý Ngọ từ trần năm Giáp Ngọ” cũng tràn ngập những tin tức ly kỳ trong nước. Trích vài tin nhiều đóng góp có lợi ích cho đất nước.

 

II. A . Báo Đất Việt:

“Chuyện khó tin! Tướng Ngọ chưa chết, sao Đại tá Như Phong đã vội loan tin “từ trần”?


 Thật khó có thể tưởng tượng ở chế độ cộng sản Việt Nam, một vị Thượng tướng, Thứ trưởng, Ủy viên trung ương đảng, mà khi chưa chết, đã có báo loan tin ngay là đã chết. Đó là tình cảnh hết sức thương tâm của tướng Ngọ, tờ báo nhanh nhảu loan tin là báo PetroTimes “của” đại tá công an Nguyễn Như Phong.

 

 Chuyện khó tin đó càng khó tin hơn khi chính TBT-Đại tá Nguyễn Như Phong lại là người, cùng với tờ báo “của mình”, đã tỏ ra tích cực nhất bảo vệ danh dự cho tướng Ngọ, cùng với những biểu hiện tình thân hữu quen biết, có nghĩa một khi nghe tin ông hấp hối, hay qua đời, với tình cảm của mình ắt phải bị sốc, khó tin vào điều đó, phải chờ kiểm chứng, chứ không phải là vội vàng tin ngay và đưa ngay tin như … “reo lên vui mừng”, như “trút được gánh nặng” nào đó. Đến lạ!

 

Hiện tượng “nhanh nhảu” chưa từng có này trong lịch sử báo chí VN cộng sản còn có thể gây những hệ lụy, khi mà “các thế lực thù địch”, kể cả những “thế lực … kình địch” đang soi mói rất ghê, rất dễ đặt điều trước cái chết của tướng Ngọ. Họ có thể đặt dấu hỏi rằng: phải chăng Nguyễn Như Phong, được ai đó trong “nhóm lợi ích” và có liên quan tội trạng vội mật báo “tin mừng” là đã “xử lý” xong tướng Ngọ, giữa lúc lực lượng này đang rất cần giành lại thế thượng phong, từ ngay cả việc tận dụng công vụ tuyên truyền?” (Hết trích)

II. B. Blog Huỳnh Ngọc Chênh “Đôi lời tâm sự lúc buồn vui”


Thứ Ba, ngày 18 tháng 2 năm 2014


THẾ LÀ HẾT, PHẠM QUÝ NGỌ CHẾT VÌ UNG THƯ?


Trao đổi với Báo điện tử Một Thế Giới, Thiếu tướng Đàm Văn Tâm, Phó chánh văn phòng bộ Công an xác nhận Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng bộ Công an đã qua đời vào chiều 18.2 tại Hà Nội.(…) vì căn bệnh ung thư gan.

Thượng tướng Phạm Quý Ngọ sinh ngày 24.12.1954. Quê quán tại xã Đông Cường, huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình. Ông tốt nghiệp Đại học Cảnh sát nhân dân, được kết nạp vào Đảng ngày 19.4.1980.(….)

Ngày 28.1.2008, ông Ngọ giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát nhân dân, bộ Công An. Trên cương vị này, ông Ngọ giữ vai trò Chủ tịch Hội nghị cảnh sát các nước ASEAN lần thứ 29 diễn ra tại Hà Nội vào tháng 5.2009.

Ngày 12.8.2010, ông được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng bộ Công an. Ngày 18.1.2011, ông Ngọ được bầu làm Ủy viên chính thức Ban chấp hành trung ương Đảng khóa 11.

Ngày 22.7.2013, ông Ngọ được chủ tịch nước Trương Tấn Sang phong hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng.

Trước đó, trong vụ án xét xử nguyên Đại tá công an Dương Tự Trọng về tội tổ chức cho anh trai mình trốn ra nước ngoài, Dương Chí Dũng đã khai tại tòa rằng ông Ngọ chính là người mật báo cho mình trước khi có quyết định khởi tố mình vì những sai phạm trong vụ án tại Vinalines. Ông Dũng còn tố cáo ông Ngọ đã nhận của mình tổng cộng 510 ngàn USD để giúp "chạy án". Từ những lời khai trên, ngày 8.1, TAND TP Hà Nội đã khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật nhà nước.

Ngày 17.2, trả lời báo chí, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó ban nội chính Trung ương cho biết có một số ý kiến đề xuất tạm đình chỉ công tác với ông Ngọ để làm rõ những tình tiết liên quan đến những tố cáo của Dương Chí Dũng. Ông Tuấn cũng cho biết ông Ngọ đang bệnh này nên việc này "nhạy cảm".

Blog Huỳnh Ngọc Chênh còn thêm ý kiến từ blog Quê Choa, xin trích: Blog Quê Choa:

Cho chìm xuồng vụ Phạm Quý Ngọ tức cho chìm xuồng chế độ và...
Nguyễn Mộng Hoài

 Mấy hôm nay, tưởng ra xuân "Con ngựa" sẽ khỏe lên, tiếp tục sông những năm tháng cuối đời mạnh khỏe và chứng kiến sự vần xoay thời cuộc. Nhưng thông tin của mạng lưới truyền thông rất phong phú hiện nay buộc tôi ngồi bật dạy, và sau một hồi suy nghĩ, tôi ngồi vào máy viết những dòng này, từ trong tâm khảm của mình.

 


Từ thông điệp đầu năm của Thủ tướng Chính phủ, trong thâm tâm tôi đã có tia hi vọng và khấp khởi mừng thầm. Tuy nhiên, với cái tuổi "bát thập" mọi sự đời qua mặt, tôi không công háo hức và cả tin như những năm còn trẻ. Tất cả để còn "xem xem đã"....

 

Nghe người ta nói là một việc, còn thấy người ta làm và hiệu quả của việc làm mới là quyết định đến vận mệnh quốc gia và sự tiến lên của 90 triệu dân Việt Nam trong thời đại "toan cầu hóa" này. Trong những dòng thông tin, có thông tin về vụ Phạm Quý Ngọ, có người viết rằng "đại án không chừng trở thành bại án" Ôi, cái ngôn ngữ nhiều ẩn dụ của Việt Nam sao mà dễ hiểu và sâu sắc đến thê? (….)

 

Trở lại vụ Phạm Quý Ngọ với lời tố cáo ăn hối lộ nhiều tỷ đông VN của Dương Chí Dũng, đã bị chính Dương chí Dũng tố cáo tại phiên tòa xử Dương Tự Trọng vừa qua. Đụng đến cấp này, chắc Ban Nội chính, BCHTW, Ban chỉ đạo và ngay cả 16 vị ủy viên Bộ Chính trị cũng rất đau đầu. Xử hay không xử, xử thế nào cho đúng với Luật hiện hành, và nếu cho chìm xuồng thì không phải chỉ là cứu một "cán bộ cao cấp" trong ngành đầy quyền lực, mà còn có thể "vô hiệu hóa rất nhiều vụ sẽ mang ra xử nay mai.

 

Vì thế, hơn lúc nào hết, chính do Đảng cầm quyền cho soạn các điều khoản, duyệt đến từng dấu phảy trong các Bộ luật nhất là Bộ Luât hình sự, nghĩa là xử tội bất kỳ ai, bất kỳ tổ chức nào phạm tội, không có cửa mở cho phạm nhân thoát tội. Nếu làm công tâm, không bao che, không nể nang, không sợ mất uy tín, thì phải làm như vậy, còn ngược lại chỉ còn có cách xuyên tạc sự thật, bao che, và cho chìm xuồng. 

 

Nếu làm theo cách thứ hai, hậu quả sẽ không lường, trong tình hình đất nước có nhiều bê bối như hiện nay. Vậy cho chìm xuồng vụ Phạm Qúy Ngọ và những vụ khác có tầm như hoặc trên Phạm Quý Ngọ, tức là ta đã tự nguyện "cho chìm xuồng" cả chế độ, cả "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân" làm chủ nữa.

 

 "Làm cuộc cách mạng tắt này" có khi lại được lòng dân, được dân tin vảo chế độ mới nhiều hơn cũng nên. Cái đất nước mình nó như vậy. Tất cả phải đi đúng quỹ đạo quy luật của nó.

 

Tác giả gửi Quê Choa


(Hết trích)

 

Chuyện cho Thượng tướng Công An Phạm Quý Ngọ chết “Đúng qui luật, qui trình” như thế cần ghi thành sử liệu để chàng kỵ mã nào từ Việt Nam tới Geneva lần sau vừa phi ngựa vừa nghe tiếng hí vang trời, vừa hát Ngựa phi, ngựa phi đường xa” của nhạc sĩ Lê Yên để giúp khán, thính giả dễ nhớ chuyện Xuân Giáp Ngọ, Quý Ngọ Chết đúng “Qui trình” pháp luật Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. 

 

Ngựa Phi Đường Xa

Ngựa phi, ngựa phi đường xa
Tiến trên đường cát trắng trắng xóa
Tiến trên đường nắng chói chói lóa
Trên đồng lúa theo cánh chim trời bay trên cao
Cánh đồng lúa in sắc chân trời mây lan xa. 
 Ngựa phi ngoài xa thật mau
Lúc nguy nàn ta yêu thương nhau
Lúc bên đời quyết sức phấn đấu
Giống Tiên Rồng hết sức phấn đấu.
Cùng mây nước ta hát vang lừng trong nắng vàng
Nhìn mây nước ta hát vang lừng trong nắng đào 
 Ghìm từ từ ngọn đồi dốc, trèo từ từ
Suối chân đèo nước chảy lừ đừ
Sát bên dòng suối chảy lừ đừ
Cờ tung gió bay ngựa bay phất phới
Bờm tung gió bay đùa bay phất phơi
Ghìm từ từ dừng trong gió ngàn vù vù
Bước qua dồn cát bụi dạt dào
Đường xa tắp bao bày chim đón chờ
Ngựa phi trên con đường
Ngựa phi trên lưng ngựa
Phi mau trong một chiều phi nhanh
Hung hăng trên cánh đồng mênh mông
Cất tiếng ca, ôi đời đẹp quá !
Cất tiếng lên chúng ta cười vang
Ngựa phi trên con đường
Ngựa phi trên lưng ngựa
Phi mau trong sương mờ đêm thâu
Lao mình trong nắng mưa dãi dầu . 
 Ngựa phi, ngựa phi đường xa
Ngựa phi, ngựa phi đường xa
Ngựa phi, ngựa phi đường xa
Ngựa phi đường xa ...

Lê Yên

 

Đồng thời tiếng ngựa hí với tiếng vó câu dồn dập còn là nguồn hi vọng của người trong nước chuyển ra hải ngoại rằng “Cho chìm xuồng vụ Phạm Quý Ngọ tức cho chìm xuồng chế độ..”  

 

(Ngày 23/ 2 / 2014 Giáp Ngọ)

Nguyễn Việt Nữ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn