BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73519)
(Xem: 62251)
(Xem: 39445)
(Xem: 31186)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Lượng Giá Những Giải Pháp Cần Thiết Cho Việt Nam Trong Năm 2014

10 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 897)
Lượng Giá Những Giải Pháp Cần Thiết Cho Việt Nam Trong Năm 2014
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51

Ao tù cộng sản Việt Nam vẫn tràn ngập máu và nước mắt, từ những vết thương tích lũy hơn bảy mươi năm khổ cực, đày đoạ, kinh hoàng. Những giọt nước mắt tủi nhục, bất kham, đầy thất vọng đang dâng lên vượt khỏi sự sợ hãi và vô cảm tập thể, để trở thành những hiện tượng phản kháng tích cực. Những hiện tượng đó có sắc thái gì? Có thực sự nối kéo hy vọng tới toàn dân kiệt quệ ngoài lề chế độ? Và có triển vọng dẫn tới một trào lực lan rộng giải thể chế độ cộng sản tại Việt Nam? 





I. Phong Trào Thoái Đảng Cộng Sản tại Việt Nam

Lưu Nguyễn Đạt

Gần đây hiện tượng táo bạo, háo hứng nhất có lẽ là phong trào thoái Đảng cộng sản tại Trung Quốc. Đã có hơn 151 triệu người dân Trung Hoa tuyên bố từ bỏ tư cách thành viên Đảng cộng sản và các tổ chức liên đới. Hằng tháng khỏang gần 2 triệu người tiếp tục thoái đảng. 




Song song, tại Việt Nam, việc bỏ Đảng cộng sản cũng bộc phát từ cảnh huống nhục nhã sống dở, chết dở, mà người dân dưới chế độ toàn trị đã lâu năm bị ngược đãi, bóc lột, tù đầy, ắt phải tìm cách thoát khỏi.

Người trí thức, giới trẻ, dù bị mắc bẫy cộng sản, hay bị lôi cuốn bởi ảo ảnh ý thức hệ, vẫn chỉ là những con bệnh bị nhiễm trùng cộng sản, từ cuồng tín tới hội chứng nhồi sọ liệt kháng. Nhưng trong trường hợp khẩn trương hay tới đường cùng, họ vẫn là phần tử có khả năng và thông minh biên tế[1] triệt hạ căn bệnh hiểm nghèo, căn cứ vào ngạn ngữ căn bản: “Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống”.

Trong năm 2013 vừa qua, nhiều biến cố tai ngược đã xẩy ra để gây thêm áp lực và thất vọng đối với đa số dân chúng, kể cả khối đảng viên cộng sản sáng suốt chuẩn bị bỏ đảng:

  • sau hai năm tiêu phí nhiều tiền bạc, Hiến pháp 2013, với tỷ số “ấn nút” gần 100%, lộ hình nguyên vẹn là “Cương Lĩnh” của đảng Cộng Sản Việt Nam, nhằm giúp Đảng tiếm quyền tiếp tục cai trị nô dân;



  • hiện tượng Việt Nam, ngày 12 tháng 11 năm 2013, được “thắng cử” vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc giữa lúc những vi phạm nhân quyền, sách nhiễu dân oan của Hà Nội vẫn tiếp tục leo thang;



  • Tham nhũng tại Việt Nam, nâng lên tầm Quốc Nạn, đã được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng coi như là lưỡng lợi, thích nghi khi ông ta so sánh “Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ”… để lấp liếm cho hành động “tham nhũng chính thống” của cả chế độ;



  • Nợ xấu dồn dập trở thành một vấn nạn rất nghiêm trọng, làm nền kinh tế yếu thêm. Trên bình diện xã hội, nợ xấu ở Việt Nam còn là một bất công dây chuyền.


Nhờ vào truyền thông trên mạng mỗi lúc mỗi tân tiến, mở rộng, người dân và đảng viên, giới trí thức và giới trẻ Việt Nam mỗi lúc thêm sáng suốt, thấu hiểu rõ thân phận mình và thực trạng trong nước. Họ ý thức rõ rệt chế độ cộng sản là nguyên nhân của mọi tệ đoan, bất công, sa đoạ, nên sẽ phải cáo chung. Do đó, họ vững vàng đứng lên phản kháng chính quyền, và gần đây, dứt khoát tuyên bố từ bỏ đảng cộng sản mà họ từng lệ thuộc.

Những Vấn Đề Bên Lề Phong Trào Thoái Đảng CSVN

Đến giờ phút này, việc bỏ đảng CSVN vẫn còn lệ thuộc vào ý thức và hoàn cảnh cá nhân của từng thế hệ đảng viên:

1. Tiêu biểu nhất vẫn là quyết định bỏ đảng của các đảng viên kỳ cựu như trường hợp của Bùi Tín, Nguyễn Minh Cần, Dương Thu Hương, và gần đây của luật gia Lê Hiếu Đằng. Họ có vài chục năm kinh nghiệm đảng, rồi quyết định thoái đảng vì thời cuộc đổi thay, vì đảng CSVN suy thoái. Đôi khi họ theo chủ nghĩa xét lại[2] như trường hợp Nguyễn Minh Cần, hoặc Dương Thu Hương khi lánh nạn tại Paris, sẵn sàng tuyên bố một cách trắng trợn, tục tĩu: “Tôi trở lại Việt Nam là để ỉa vào mặt kẻ cầm quyền” [“Mon seul but, c’est déféquer sur les visages du pouvoir”],[3] nhưng vẫn một lòng dạ thủy chung, ca tụng “chủ tịch Hồ Chí Minh”, qua cuốn tiểu thuyết Đỉnh cao chói lọi.[4]

Đa số thành phần này nhập đảng cộng sản vì cảm tình, vì tính “lãng mạn”, rồi bỏ đảng vì “thất tình”, thất vọng. Lê Hiếu Đằng, với 45 năm tuổi Đảng đã từng phát biểu: “Chủ nghĩa xã hội chỉ là ảo tưởng”.[5] 

2. Xúc động bỏ đảng vì thất tình/thất vọng là những cảm giác chân thực, dễ lây biến tới các “đồng chí-đồng cảnh”, nhất là tới thế hệ đảng viên trẻ. Đó là trường hợp của các đảng viên tân tòng, ít tuổi đảng, nhưng sáng suốt và cởi mở hơn, như kỹ sư Nguyễn Lân Thắng, Tiến sỹ blogger Phạm Chí Dũng, hay nữ sinh Nguyễn Phương Uyên (cựu đoàn viên của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản) và gần đây, BS Nha khoa Nguyễn Đắc Diên.

3. Một số đảng viên kỳ cựu, nhiều tuổi đảng cũng “không còn quan tâm nhiều đến việc sinh hoạt ĐCSVN nữa.” Tuy nhiên họ chưa bỏ đảng CSVN vì còn kẹt trong chế độ hưu trí. Khi nền kinh tế thêm xáo trộn, yếu kém, khi lạm phát gây thêm bất công cho giới tiêu thụ với số lương hưu trí cố định bất chuẩn, thì số đảng viên già nua thiệt thòi đó sẵn sàng xé nốt thẻ đảng. Hiện tượng này đang ló dạng.

4. “Bỏ Đảng là một cú sốc rất lớn.”

Theo blogger kỹ sư Nguyễn Lân Thắng,[6] ngoài cảm giác thất vọng, đối với đảng viên bỏ ĐCSVN “việc ra khỏi Đảng là một cú sốc rất lớn và thực sự là họ cũng rất là xấu hổ. Bởi vì họ phải thừa nhận những sai lầm của mình.”

Blogger Nguyễn Lân Thắng cho rằng luật gia Lê Hiếu Đằng và TS Phạm Chí Dũng bỏ Đảng CSVN là một “tổn thất rất lớn” về mặt chính danh của Đảng và tiên đoán một phong trào ly khai sắp “ồ ạt diễn ra”.

Cả nhà báo Phạm Chí Dũng trước đó cũng tiên đoán ”sẽ có làn sóng thoái đảng trong thời gian tới”.[7]

5. Bỏ Đảng Cần Phát Xuất Từ Tiếng Gọi Của Lương Tâm và Tình Dân Tộc

Đảng viên bỏ đảng CSVN sẽ vượt qua cảm giác thất vọng và mặc cảm xấu hổ khi họ vững tâm thay thế “tình yêu Đảng” bằng “tình yêu Dân Tộc”. Khi họ thấy rõ yêu nước không có nghĩa là phải yêu đảng — một đảng phiệt sai quấy, lỗi thời như ĐCSVN — thì lương tâm họ cho phép họ có quyền và bổn phận bảo vệ, yêu chuộng người dân hơn là trung thành, “đắm đuối” với Đảng.

Thay vì “Có Đảng Có Ta” họ cần ý thức rõ “Có Dân Có Ta”.

Như vậy, khi lý tưởng và hành động chân chính cứu dân phục quốc trở thành ưu tiên lựa chọn và cứu cánh của sứ mạng công dân thì mọi sợ hãi, mặc cảm, thất vọng, do dự cá nhân sẽ chấm dứt. Từ đó, thành phần thoái đảng sẽ được tự trọng và tôn trọng trong lịch trình tiến hoá dân tộc.

Người Việt hải ngoại nên tin cậy thành phần thoái đảng Đảng CSVN, nếu thực sự họ hành động chân chính cứu dân phục quốc, nếu họ thực sự muốn khai trừ tận gốc căn bệnh cộng sản.

Dầu sao trong giai đoạn chuyển tiếp tới nếp sống dân chủ chân chính tự tại, vàng thau còn lẫn lộn trong nước và tại hải ngoại, nên kinh nghiệm và tâm trí sáng suốt vẫn là những lan can tựa vịn vững vàng, cần thiết cho việc lượng giá và lựa chọn thi đua, diễn đấu một cách công bằng, hợp tình, hợp lý. Dân chủ phải là một cho chơi quy mô, tinh vi, tân tiến, toàn diện và công bằng, mà người dân có quyền và bổn phận tham dự, đóng góp, kiểm soát, hưởng thụ, thu lợi. Chính quyền, đảng chỉ là những trọng tài ứng dụng và tôn trọng luật lệ trò chơi dân chủ, ở mức độ chính đáng, ngay thẳng, không gian lận [Fair play].

II. “Hoà Hợp Hoà Giải Dân Tộc” lúc này vẫn chỉ là hoang đường hay bịp bợm 

Riêng về hiện tượng “Hoà Hợp Hoà Giải Dân Tộc” lúc này vẫn chỉ là một giấc mơ hoang đường hay một trò bịp bợm rẻ tiền. Hơn 70 năm qua, từ lúc thành lập bán khai, rồi lộ diện, đảng phiệt và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không bao giờ tôn trọng nguyên tắc thực thi “Hoà Hợp Hoà Giải Dân Tộc”.

  • Lý Thuỵ [sau này chập chùng nhân cách với Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh] đã từng lập mưu bắt Phan Bội Châu nộp cho thực dân Pháp để lấy được một số tiền thưởng hầu có đủ phương tiện hoạt động. Do đó, cái gọi là “Tư Tưởng Hồ Chí Minh” luôn luôn “được” xây dựng trên căn bản đổi trác bí ẩn, xảo trá, phản trắc, dùng người như vật dụng nhất thời [“vắt chanh bỏ vỏ”] để tiêu hủy [“thủ tiêu”], trao đổi khi hết cần tới, hay khi có lợi lộc khác. Đối với Hồ Chí Minh và các đồng chí cộng sản, cứu cánh biện minh cho phương tiện, kể cả những thủ đoạn đê hèn nhất [la fin justifie les moyens].



  • Ứng dụng tư tưởng căn bản trên, Đảng Cộng sản đã từng kết tụ các “đồng minh giai đoạn”, rồi sẵn sàng loại trừ các hệ phái Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt, Duy Dân v.v., và luôn cả Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam [tức Lực lượng Việt Cộng miền Nam trá hình] sau 1975. Đồng chí hôm trước, kẻ thù hôm sau.



  • Đương nhiên, đối với kẻ bên kia chiến tuyến, khi là thành phần thua trận, kẻ thắng chỉ cần gọi họ là “ngụy”, là tội phạm lý tưởng, họ sẽ bị vơ vét của cải, cướp đoạt nhà cửa, đánh tư sản, rồi từng đợt, từng đợt đi “cải tạo”, “được” cải huấn tù đày, “được” tra tấn, hành hạ cả chục năm này sang chục năm khác, liên tiếp, theo khuôn khổ chính thống Gulag tù đầy vinh quang. “Hoà Hợp Hoà Giải Dân Tộc” ở đâu? Có chỗ nào gọi là “phục hồi công lý”, là ân xá, là đoàn kết dân tộc? 



  • Người cộng sản Việt Nam tước đoạt nhân phẩm, tài sản và sức sống của người dân thất thế một cách tàn nhẫn, dã man. Họ độc ác, khốn nạn hơn lũ mật thám thực dân Pháp đối với dân bản xứ, thời thuộc địa. Kẻ thù đồng tộc, đồng chủng tệ hại như vậy, mặt mũi nào còn gọi nhau là ruột thịt [xa-gần] được nữa? “Hoà Giải Hoà Hợp Dân Tộc” hầu như vô nghĩa đối với người cộng sản, khi họ chỉ biết một chiều tư duy, một hướng nhìn, một hướng cai trị, một hướng sinh tồn: độc đảng, độc tôn, độc nhất, vô nhị, ngoài họ ra không còn ai nữa, dù sau họ là lụt lội, là phá sản.



  • Kể cả “đồng bào” của người cộng sản, dù được tuyên truyền tung hô là “dân làm chủ”, bất cứ lúc nào cũng sống trên đe, dưới búa, và dưới lưỡi liềm sát cổ. Làm sao có “Hoà Giải Hoà Hợp Dân tộc” đối với hơn 90 triệu người dân hôm nay, cũng như đối với ông cha họ trước kia đa số nông dân, khi đội ngũ chủ soái mác-xít trá hình “công bộc” chỉ biết nuôi dưỡng căm thù, tranh đấu giai cấp, đấu tố tư sản, đấu tố phú nông, sát hại địa chủ? Đó là những đợt “cải cách ruộng đất”, cố sát tập thể từ năm 1953 tại vùng Thanh Hoá, Liên Khu IV tới năm 1956, trên khắp miền Bắc, dưới sách động trực tiếp của Trường Trinh, Tổng bí thư Đảng và đương nhiên dưới quyền chỉ đạo của thủ lãnh Hồ Chí Minh, và rập khuôn theo mưu sách Trung cộng.



  • Kể cả giới trí thức cộng sản, hay không cộng sản, cũng bị bôi bác, xếp hạng không hơn “cục phân”[8] [sic] của các lãnh tụ cộng sản Việt Nam — lũ lượt ăn phải đũa Mao. Họ khinh rẻ nhau, khinh rẻ thuộc hạ. Do đó, các nhà trí thức mất giá đến độ phi thường. Trong những năm vừa qua, trước khi bỏ tù các các nhà dân chủ, trước khi bịt miệng, rẫy đuổi nhà tu hành, chính quyền Hà Nội thường đem công an và xã hội đen thẳng tay đổ phân người vào nhà các nạn nhân. Họ đã “xử lý” một cách vô văn hoá, thiếu vệ sinh như vậy đối với các thành phần ly khai như Hoàng Minh Chính, Nguyễn Khoa Điềm, và gần đây, đối với gia đình các nhà văn bất đồng chính kiến Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy, Huỳnh Trọng Hiếu.


Cần nhấn mạnh: mọi hình thức “cầu hoà” không thể giao hàng “suông”, mời mọc đãi môi, một cách trống rỗng, kiểu rẻ tiền “quên đi, xoá bài làm lại”. “Hoà Giải Hoà Hợp Dân Tộc” không thể thực hiện một cách dễ dàng như một cảnh ảo thuật, hú hoạ bất chiến tự nhiên thành, khi hai bên đối tác hay “kẻ-thù” truyền kiếp vẫn còn màu cờ sắc áo rõ rệt, vẫn còn hăng say chào đón nhau bằng những khẩu hiệu chống đối kịch liệt, hạ cấp.

Ngày nào người dân còn phải sống trong cảnh huống hiềm khích, hận thù; vẫn bị cướp giật của cải, lẽ sống; bị kiểm toả, giam hãm; bị thường xuyên gian lận thì ngày đó không thể có “Hoà Giải Hoà Hợp Dân Tộc”. Ngày nào Nhà nước CSVN chưa bác bỏ Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; ngày nào Nhà Nước đó chưa biết tới sức mạnh đa nguyên đa đảng trong hệ thống kinh bang tế thế, trị quốc bình thiên hạ, nhằm bảo trọng sinh tồn dân tộc; ngày nào Nhà nước đó chưa thật tâm cứu nước, hưng dân, chưa thực sự cải tiến toàn diện, ứng dụng luật pháp công bình; ngày nào Nhà nước đó vẫn còn ý đồ vôi ve đỏ cả mảnh đất di sản Việt Nam, và hăm he định nhuộm đỏ nốt 3 triệu dân cư hải ngoại; và nhất là ngày nào Nhà nước đó vẫn còn là một ngụy thể cộng sản toàn trị, không đội trời chung với bất cứ ai, thì ngày đó “hoà hợp hoà giải dân tộc” vẫn là một âm mưu xảo trá, bất kham.

Gần đây, nhân vật đa mang Lê Thăng Long —có lẽ bị lọan tưởng ”đa-nhân-cách”?—[9] ["Tôi là Lê Thăng Long, tên bí danh là Lincoln Lê [Abraham Lincoln?] thường tự nhận là doanh nhân cấp tiến, cách mạng hụt, sáng lập phong trào, “Lý Quang Diêu Việt Nam”, Nelson Mandela v.v. rồi khúm núm nộp đơn xin nhập đảng CSVN, ao ước đảm nhiệm chức vụ tổng bí thư ĐCSVN và chủ trì Hội nghị Diên Hồng để “hoà giải dân tộc”? Chắc dự án của Lincoln Lê có tính cách tuồng, nhiều khôi hài tính hồ đồ hơn là dự tính nghiêm túc, nền sẽ không thể diễn xuất nổi, từ nhân vật tới kịch bản.

III. Phong Trào Xã Hội Dân Sự 

Song với phong trào thoái ĐCSVN, hiện tượng khởi phát Xã Hội Dân Sự (XHDS)[10] là một kỳ vọng lâu bền. Thật vậy, XHDS là tổng thể các tổ chức hay định chế dân sự, nhằm đáp ứng, tương trợ và bảo trọng quyền lợi, mục tiêu và phẩm giá tập thể của công dân, của dân chúng trong nước và trong cộng đồng thế giới, theo định hướng nhân bản tự quyết, tự duy. Như vậy, về mặt tổ chức cộng đồng, XHDS là “khu vực thứ ba”,[11] làm trái độn căn bản và độc lập giữ chính quyền và doanh nghiệp.

Muốn hữu hiệu, XHDS cần tự nguyện đoàn ngũ hoá thành “Tổ chức XHDS”, dưới hình thức tổ chức bất vụ lợi,[12] độc lập, hoặc tổ chức phi chính phủ,[13] để hoạt động trong các lĩnh vực xã hội, kinh tế, từ thiện, giáo dục, tôn giáo, nghề nghiệp, điều nghiên, văn học, nghệ thuật, các phong trào dân vận bảo trọng nhân quyền, nhân phẩm v.v. 

Khi tự nguyện thành lập đúng theo khuôn khổ “tập thể mở rộng”, căn cứ vào thủ tục pháp định liên hệ, tổ chức XHDS có dịp công khai, minh bạch hoá mục tiêu và sứ mạng theo đuổi, với kết quả đóng góp thế lực và ảnh hưởng nghĩa vụ công dân trong lĩnh vực sinh hoạt cộng đồng. 

Sinh hoạt tự duy của tổ chức XHDS cũng cho phép lượng giá chính thể hiện hữu là [a] dân chủ cởi mở nếu tôn trọng hoạt động chính thống của XHDS; [b] còn không sẽ phải coi là chuyên chế, phản dân chủ, khi cấm đoán, kìm kẹp, kiểm soát các tổ chức tập thể này. 

XHDS phải được minh thị tôn trọng như một nhu cầu chính đáng của dân, do dân, vì dân. Mọi hình thức tổ chức XHDS khác đều có tính cách giả mạo, trá hình, lươn lẹo, vừa phản động ngược chiều, vừa vô hiệu, phí phạm nhân lực, tài lực. 

Nếu thiếu minh bạch, thiếu sinh lực tổ chức, thiếu sở trường và mục tiêu đúng đắn, mọi sinh hoạt tạm bợ, giả mạo, nhất là loại dàn dựng cơ sở man trá theo nhu cầu nguỵ tạo “Xã Hội Chủ nghĩa”, sẽ tức khắc phản tác dụng, không thực sự giúp được bất cứ ai. 

Riêng tại các quốc gia mà mực độ tự do công dân còn quá thấp, với cơ cấu công quyền chuyên chế còn lấn át quá mạnh, như tại Việt Nam ngày nay, thì khía cạnh chính trị khó có thể tách ra khỏi mục tiêu sinh hoạt của các tổ chức XHDS: vừa giúp đỡ xây dựng xã hội thiếu thốn về mặt vật chất, kinh tế, giáo dục, vừa bênh vực xã hội lâm nạn, bị ngược đãi tinh thần, mất tự do, mất phẩm giá con người, bị truất quyền công dân, mất quyền sở hữu.

Vốn liếng của XHDS là “vốn xã hội” [Social Capital], vốn nhân bản, với sự đóng góp liên tục, trường kỳ về mặt nhân lực và kiến thức của người dân. Trong vị trí của XHDS, công dân vừa là “đối tác” trợ lực đầu tư sáng kiến và tâm thức, vừa là cứu cánh tập thể hưởng thụ phúc lợi, an sinh, quyền lợi và phẩm giá của mọi công dân, của con người nói chung trong cộng đồng toàn cầu. 

Nguồn tài lực do các chương trình gây quỹ và đóng góp của giới hảo tâm vẫn là yếu tố hỗ trợ quan trọng cho các sinh hoạt thuộc phạm vi XHDS. Có ngân quỹ mới có dịch vụ cộng đồng, mới có các dự án bảo vệ nhân phẩm, nhân quyền trong mọi sinh hoạt xã hội, nghề nghiệp; giúp đỡ từ thiện; cải tiến môi sinh; bảo vệ môi trường. Có tài chính mới có dự án nghiên cứu y tế cộng cộng, mới thực hiện được những chương trình sáng tạo văn nghệ, phát huy giáo dục v.v. 

Như vậy, sinh hoạt bất vụ lợi cũng cần phương tiện cụ thể, tiền bạc, cơ sở sinh hoạt. Nhưng chỉ khác là những hạ tầng cơ sở tài lực và điều hành đó không làm lợi cho thành viên các tổ chức hiệp hội, mà phải được phân minh, để riêng thành các chương mục phục vụ công ích, theo tiêu chuẩn của nội quy [By-laws] và định nghĩa căn bản của XHDS. Mọi thủ tục tài chính, thu và chi phải được thực hiện theo đúng thủ tục, đúng tiêu chuẩn công bằng, minh bạch, không lạm quyền tư lợi, không a tòng tham nhũng.

Vai Trò Thực Thi Dân Chủ 

Ngày hôm nay, những ai có lương tri và lương tâm đều công nhận rằng XHDS, với “Vốn Xã Hội” [Social Capital] và đặc tính văn hoá nhân bản, đã một mặt tạo dựng sức mạnh liên đới phát huy và bảo trọng nền dân chủ chân chính, mặt khác tiếp tục tìm phương thức giảm thiểu xung đột, va chạm, mâu thuẫn, đối kháng trong xã hội. 

Cái ưu điểm của XHDS là tính cách năng động của các tổ chức dân sự tự nguyện trong việc ảnh hưởng, định hướng chính sách đối nội vá đối ngoại; thay dổi, phát huy đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá giáo dục; tăng cường mức độ an ninh trong nước và ngoài nước. 

Vai trò của XHDS nhấn mạnh vào việc phát huy và bảo trọng dân chủ bằng cách

  • thực thi giá trị của dân chủ đa nguyên, đa dạng;

  • nới rộng các vị thế tranh chấp, để cùng xây dựng một giải pháp ôn hoà khả chấp, khả thi chung; 

  • giảm bớt mức độ quá khích của hành động và dùng lương tri để chuẩn định theo nhu cầu, quyền lợi và vị thế của dân;

  • sử dụng tối đa các phương thức và kinh nghiệm sẵn có trong nước và trên toàn cầu về đường lối và kỹ thuật tranh đấu xây dựng dân chủ, kiến tạo hoà bình;

  • liên kết với những thế lực song hành, cùng sứ mạng, cùng mục tiêu, mà cứu cánh là dân, là nhân loại;

  • gây vốn xã hội bằng giải pháp hài hoà, công minh, công bằng. 


Những thập nguyên gần đây, theo gương thế giới tự do, một số quốc gia đã vươn lên từ truyền thống chuyên chế để kiến tạo một chế độ cởi mở, nhờ có tác động của các cơ sở XHDS, mỗi lúc mỗi phát khởi và liên kết chặt chẽ.

Ngay tại các quốc gia mà chế độ chuyên chế còn tồn tại như tại Việt Nam, XHDS chân chính vẫn là giải pháp cần thiết đưa tới công thức dân chủ hoá, đem lại thịnh vượng và an ninh cho xứ sở, cho toàn vùng lân cận. Vì dân chủ chỉ có thể thực hiện toàn vẹn khi mọc mầm từ tự do, từ sáng kiến và nghị lực toàn dân làm nền tảng, vốn liếng. 

Hãy sớm thực hiện chính nghĩa dân chủ trong không gian xã hội dân sự trên mảnh đất Việt Nam. Xin đừng để quá muộn.

TS & LS Lưu Nguyễn Đạt

www.vietthuc.org




CHÚ THÍCH:

[1] marginal intelligence: intelligence level which typically sits between normal and mentally deficient.

[2] chủ nghĩa xét lại là quan điểm lý luận chính trị đòi “xét lại” những luận điểm của K. Marx và F. Engels về cương lĩnh, chiến lược và sách lược cách mạng cộng sản… xem nó có còn phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn trên thế giới và trong các điều kiện hiện có trong nước hay không. 

[3] “Là để ỉa vào mặt kẻ cầm quyền”, Dương Thu Hương Trả lời Đinh Ngọc Ninh (Phần 2) 

[4] Đỉnh cao chói lọi là tên cuốn tiểu thuyết của nhà văn Dương Thu Hương với nhân vật chính là Chủ tịch, được dựa trên hình ảnh Hồ Chí Minh.

[5] www.ducme.tv – Cà Phê Tối: Ông Lê Hiếu Đằng: Chủ nghĩa Xã hội chỉ là ảo tưởng 05.12.2013.

[6] theo phân tích của blogger KS. Nguyễn Lân Thắng “Bỏ Đảng là một cú sốc rất lớn.”

[7]http://www.vietthuc.org/2013/12/10/nha-bao-pham-chi-dung-se-co-lan-song-thoai-dang-trong-thoi-gian-toi/.

[8] Thực ra chỉ Chủ tịch Mao Trạch Đông ở bên Tàu mới là người đầu tiện gọi trí thức là “cục cứt”. Còn Hồ Chí Minh và đồng bọn thì lây “tục” ngữ nhái theo.

[9]Lọan tưởng ”đa-nhân-cách”/Dissociative identity disorder (DID), previously known as multiple personality disorder (MPD), is an extremely rare mental disorder characterized by at least two distinct and relatively enduring identities or dissociated personality states that alternately control a person’s behavior.

[10] Xã Hội Dân Sự là một thuật ngữ dịch từ Pháp ngữ Société civile, Anh ngữ Civil Societydefined as (a) the aggregate of non-governmental organizations and institutions that manifest interests and will of citizens or (b) individuals and organizations in a society which are independent of the government…


[11] Civil Society is also (c) referred to as the “third sector” of society, distinct from government and business.


[12] NPO [Non-Profit-Organizations]/NFPO [Not-for-Profit Organization] registered at the State level.
[13] NGO [Non-governmental organizations] organizations which are independent of the government & registered internationally.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn