BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73340)
(Xem: 62241)
(Xem: 39426)
(Xem: 31173)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Cần một cái nhìn công tâm, công bằng về tình hình nhân quyền Việt Nam! Cần nhìn kiểu gì?

18 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 1350)
Cần một cái nhìn công tâm, công bằng về tình hình nhân quyền Việt Nam! Cần nhìn kiểu gì?
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Báo Quân đội Nhân dân (qdnd) vừa qua lại tung ra một bài chính luận nói rằng“Cần có một cái nhìn công tâm về tình hình nhân quyền Việt Nam”nội dung bài báo đó cuối cùng không ngoài việc cố tình bao biện, che đậy một sự thật là nhà cầm quyền Việt Nam đã sử dụng các điều khoản của Bộ luật hình sự ví dụ Điều 88; 79; 91 vv.., như là một công cụ đàn áp những người dân vô tội.

 

Ngày 11/4/2013 tại cuộc điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam, ở Quốc hội Mỹ do Dân biểu Chris Smith khởi xướng, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam đã yêu cầu Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC (quốc gia cần quan tâm đặc biệt) và không tác động để Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ tới.

 

Tiếp theo, vào ngày 4/6/2013 vừa qua tại Hạ viện Hoa Kỳ lại diễn ra cuộc điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam do dân biểu Chris Smith, nghị sĩ Đảng Cộng hòa tiểu bang New Jersey chủ trì. Trong lời đầu, dân biểu Chris Smith không chỉ lên án nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền mà còn chỉ trích Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ “đã để cho những toan tính chính trị lấn át thực tế và sự bạo tàn trong vấn đề đàn áp tôn giáo của Chính phủ Việt Nam”.

 



Dùng cảnh sát và côn đồ trấn áp quyền tự do biểu tình là "nhìn công tâm, công bằng"?



 

 Để phản biện lại quan điểm của dân biểu Chris Smith, báo qdnd viết: “Họ bị xử không phải vì theo tôn giáo này hay tôn giáo khác, mà vì phạm tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (Theo Điều 79, Bộ luật Hình sự, 1999). Các bị cáo đã thừa nhận được tổ chức phản động “Việt Nam Canh tân cách mạng đảng” (Việt Tân) móc nối ra nước ngoài để huấn luyện và lên kế hoạch hành động nhằm lật đổ chính quyền. Việt Tân đã kết nạp, đặt bí danh, giao nhiệm vụ, tiền bạc và phương tiện cho họ để về nước hoạt động. Trước tòa, các bị cáo đã thừa nhận những hoạt động chống phá nhà nước của họ bằng phương thức “bất bạo động”.

 

Nút thắt của vấn đề nằm ở hai chữ “lật đổ”. Nếu như “nhìn” theo cách gọi là “cần cái nhìn công tâm” của Báo qdnd thì lật đổ nghĩa là hoạt động đấu tranh ôn hòa (bất bạo động) và trường hợp mà họ viện dẫn chính là việc 14 thanh niên Công Giáo tham gia và hoạt động dưới chỉ đạo của Đảng Việt Tân. Nhưng ngay trong cách viện dẫn mà họ gọi là “nhìn” đó thì họ cho rằng các bị cáo đã “hoạt động chống phá nhà nước” tuy chỉ bằng phương thức bất bạo động.

 

Vậy theo pháp luật, người dân có quyền đấu tranh, cụ thể là hoạt động ôn hòa để chống một cái gì đó (trường hợp này là đối với nhà cầm quyền) hay không? Điều này hoàn toàn là quyền tự do căn bản của con người nằm trong quyền tự do chính trị của họ. Tự do chính trị là gì thì theo nghĩa phổ quát nhất, đó chính là tất cả các hoạt động nhằm thiết lập, xây dựng, củng cố, hay thay đổi một thể chế chính trị hoặc một nhà nước cụ thể. Như vậy người ta không thể ngồi một chỗ để mà “tự do chính trị” và người ta phải có những hành động (việc làm) để thực hiện quyền tự do chính trị ấy.

 

Tiếp theo, Báo qdnd viện dẫn quyền con người ở Việt Nam hiện nay đã được “thực hiện” dù chỉ là trên giấy và “sắp sửa” được chấp nhận bằng việc sửa đổi Hiến pháp 1992 như sau: “Trong văn bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (Quốc hội đã thông qua, công bố lấy ý kiến nhân dân) đã dành cả Chương II, quy định về: “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân”. Trong chương này, các quyền con người về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa đã được quy định đầy đủ, phù hợp với các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia”.

 

Họ dùng cụm từ “quy định đầy đủ” như là một bằng chứng về việc luật hóa nhân quyền. Nhưng kỳ thực thì ngay Chương II Hiến pháp 1992 dự thảo sửa đổi cũng rất mập mờ về quyền con người, mang tính tuyên ngôn, không có các điều khoản ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ các quyền, đặc biệt không hề có cơ chế cụ thể để thực hiện các quyền. Rốt cuộc, bản thân Hiến pháp phải chờ các văn bản luật (ví dụ Bộ luật hình sự), luật lại chờ nghị định, nghị định chờ thông tư, thông tư chờ thực hiện. Thực tế, qua 21 năm kể từ năm 1992 Hiến pháp 1992 được ban hành nhưng vẫn chưa có các văn bản luật hóa các quyền như quyền được thu thập và phổ biến thông tin, quyền lập hội, biểu tình, trưng cầu ý dân mà hiến pháp đã quy định.

 

Vậy thì cái gọi là “quy định đầy đủ” nó nằm ở chỗ nào thưa Báo qdnd? Phải chăng “nhìn” theo kiểu của Báo qdnd là nhìn theo kiểu của đảng cầm quyền là Đảng Cộng Sản Việt Nam, tức là chỉ nhìn một nửa, hay nhìn theo một lăng kính độc tài toàn trị? Vì đã là độc tài toàn trị thì làm gì có tự do dân chủ và nhân quyền! Có thể thấy, dù cố tình hướng dẫn và yêu cầu dân biểu Chris Smith “nhìn một cách công bằng” theo thang mức và định lượng của cái gọi là luật pháp Việt Nam thời Cộng Sản ngày nay thì ông Chris Smith cũng chẳng nhìn thấy gì vì nhân quyền ỏ Việt Nam vẫn chỉ là một cái bánh vẽ…

 

Thậm chí cái bánh vẽ nói trên nó vẫn đang trong tình trạng “vẽ” vẫn chưa xong vì hiến pháp thì có quy định quyền này quyền nọ, nhưng nó không có luật và các văn bản dưới luật, luật hóa việc hướng dẫn và thi hành. Như vậy chẳng khác nào một người sinh ra có đầy đủ đầu mình chân tay nhưng lại không có miệng và gan ruột thì chắc chắn người đó sẽ chết.

 

Vậy nếu nhìn đúng thì Việt Nam hiện nay chẳng có cái gì gọi là nhân quyền cả. Có chăng cái gọi là “nhân quyền” đó chỉ là thứ quyền một chiều của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đó là quyền cai trị nhân dân, đàn áp nhân dân bất chấp lề lối và luật lệ mà thôi…

 

Có thể nói, Báo qdnd đang cố tình lèo lái dư luận và tự sỉ nhục mình khi đưa ra một yêu cầu là “cần một cái nhìn công tâm, công bằng” về một sự việc vốn không tồn tại (không có luật nhân quyền). Như vậy người ta sẽ nhìn kiểu gì? Có lẽ nào khi người dân xuống đường biểu tình chống quân xâm lược, bị bắt bị kết tội oan ức (tất nhiên là bằng những tội ví dụ như gây rối trật tự công cộng) thì đó là nhân quyền?

 

Có lẽ nào người dân không có quyền phản kháng đấu tranh bằng phương cách ôn hòa bất bạo động với một nhà nước tự cho mình là “có dân chủ”? Vậy nhân quyền của người dân ở đâu hay “quyền lực nhân dân” thực chất chỉ là quyền bị cai trị đến từ Đảng Cộng Sản Việt Nam? Những vụ án năng nề giáng xuống đầu 14 thanh niên Công Giáo hay gần đây là vụ Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha có phải là việc nhà cầm quyền đã sử dụng Điều 88 và 79 để hợp pháp hóa việc vi phạm nhân quyền? Nói một cách hơi nặng nề thì cách “nhìn công tâm, công bằng” của Báo qdnd là cách nhìn mà dân gian thường gọi là “nhìn đểu”!!!

 

Tấn Hà

 

 16-04-2013

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn