
Vào đầu thập niên Tám mươi, ông Ted Schweitzer là người Mỹ đầu tiên đã cập bến vào một đảo sào huyệt hải tặc và mục kích chuyện 238 thuyền nhân Việt Nam bị đắm ghe, dạt vào đấy. Có 80 người bị giết, tất cả các phụ nữ đều bị hảm hiếp và buộc khiêu vũ khỏa thân cho chúng xem. Ông Schweitzer can thiệp yêu cầu họ chấm dứt tấn tuồng vô nhân đạo này thì bị bọn cướp xúm lại đánh đập đến như gần chết. Thật may mắn mà ông còn sống sót để thuật lại. Khi lai tỉnh, ông thấy trước mắt những cánh tay, đùi chân còn rải rác đây đó. Đấy, bằng chứng có vụ ăn thịt người.
Cô Nguyễn Phan Thúy cùng với mẹ, dì và người em gái đã bỏ tiền ra mua chổ trên tàu để vượt trốn. Sau mười ngày lênh đênh trên biển cả, tàu bị mắt cạn, hết nước, hết cái ăn. Hải tặc đến bắn chết người dì. Một ông già có răng vàng bị chúng lấy kìm vặn khỏi miệng. Một người đàn bà đang có bầu bị chúng ném xuống biển. Các người sống sót bị chúng lột hết quần áo, xua cả lên bờ, và tầu bị nhận chìm. Chúng bắt các phụ nữ xếp hàng. Cô Thúy cùng một cô gái khác tên Liên bị chúng lựa ra rồi đưa sang chiếc thuyền đánh cá của chúng. Suốt ba tuần lễ sau đó, hai cô liên tiếp bị hảm hiếp. Cô Liên chịu không nổi, bị chúng chán rồi vứt cô xuống biển; còn cô Thúy thì chúng đem bán cho một động mải dâm trong làng mang tên là "Phòng đấm bóp nơi thiên đường". Ở đây cô mang thai và vị người ta lấy một que tre trục bào thai ra. Cuối cùng cô thoát được và được cơ quan Cứu Trợ Liên Hiệp Quốc tiếp nhận.
Năm 1989, một chiếc ghe chở 84

Vào tháng 4 năm 1989, có bảy tên hải tặc trang bị súng ống, đao búa đến tấn công một chiếc tầu nhỏ chở 129 thuyền nhân. Tất cả đàn bà đều bị hảm hiếp, đàn ông bị sát hại, trừ một thiếu niên tên là Phạm ngọc Nam Hung (hình chụp ảnh đang nhận diện các tên hải tặc). Anh này sống sót nhờ bám được vào một chiếc bè kết thành bởi ba xác chết.
Cuối cùng chính phủ Thái bị Cơ quan Cứu Trợ Quốc Tế cưởng bách tìm biện pháp đối phó. Các tầu đánh cá phải đăng ký và số đăng ký phải ghi rõ bằng chữ lớn ngay mủi tầu. Các tầu đều phải được chụp hình lúc ra khơi và lúc về cảng. Biện pháp này đã khiến nhiều hải tặc ngã lòng, lo sợ, nhưng những bọn còn lại bèn trở nên tàn nhẫn, hung dữ hơn trước! Chúng thủ tiêu hết mọi nhân chứng để không còn một ai nhận diện được chúng nữa.
Vào cuối thập niên tám mươi thì các vụ hải tặc dần dần chấm dứt do con số người tỵ nạn giảm đi. Ngày nay, nhiều sử gia cho rằng sự tàn bạo của những vụ hải tặc đã được thổi phồng lên và các hải tặc vốn đã là phạm nhân chuyên nghiệp. Những câu chuyện được kể lại gần đây chắc chắn không phải chuyện được thêu dệt quá đáng, và như thế các vụ hải tặc trước kia chắc phải đúng như vậy.
Biệt Hải chuyển ngữ từ bài:
The suffering of the Vietnamese Boat People
Gửi ý kiến của bạn