Chuyến đi thăm chính thức nước Nga của Tập Cận Bình sau khi nhậm chức quốc gia chủ tịch Trung Quốc đã làm dấy lên phong trào xưng tụng "Đệ Nhất Phu Nhân" cho người phối ngẫu của lãnh tụ tối cao của người đứng đầu nhà nước Trung Quốc.
Với vị trí là ca sĩ nổi tiếng của nền dân ca Trung Quốc, Bành Lệ Viện có thể là một trong những đệ nhất phu nhân đáng mặt và thành công nhất trên thế giới hiện nay.
Ở Trung Quốc, sau biến cố "đồng chí Giang Thanh", tức là nữ diễn viên Lam Bình khi được làm người phối ngẫu cho Mao Trạch Đông đã trở thành nhân vật tác yêu tác quái khuynh đảo chính trường. Thế là, thể chế cộng sản Trung Quốc sau này thường không cho phu nhân của lãnh tụ tối cao tỏa sáng nữa.
Một phần do vợ của các vị tiền nhiệm của Tập Cận Bình thường có lý lịch đại cán, có nét quê mùa cho nên rất khó ứng xử cho ra vẻ nhân ái hiền hòa với quan hệ công chúng quốc tế. Nhưng trường hợp của Bành Lệ Viện thì rất khác.
Trước đây ca sĩ Bành Lệ Viện đã từng vượt trội hơn chồng về mặt tên tuổi. Giọng ca của Bành Lệ Viện đã phát tán khắp trên các đài phát thanh truyền hình trung ương ở Trung Quốc. Ưu thế ngoại hình của Bành Lệ Viện chuyên thuộc vào hàng mỹ nhân Trung Quốc lại có tài hát hay múa đẹp theo đúng định nghĩa. Thật sự đây là một nhân vật ca nương lên địa vị cao ngất chưa từng có trong lịch sử người đẹp của Trung Quốc.
Bành Lệ Viên đã theo đoàn văn công giải phóng quân từ lúc 18 tuổi và chuyên trị về các làn điệu dân ca - vừa có chất truyền thống nhưng vừa cách tân rất đặc thù của văn hóa cách mạng Trung Quốc. Trong lĩnh vực chính trị thì mang hàm thiếu tướng của giải phóng quân.
Bành Lệ Viện đã khiến hình ảnh lãnh tụ Tập Cận Bình hiện nay bớt xơ cứng và có vẻ nhân tính hơn kiểu mặt sáp mặt gỗ của Giang - Hồ trước đây.
Trong chuyến viếng thăm Mạc Tư Khoa, Bành Lệ Viên của Trung Quốc đã hợp xướng và biểu diễn những ca khúc truyền thống của Nga bằng cả hai thứ tiếng Nga và Trung Quốc, bắt đầu cho một trang sử mới quan hệ Trung - Nga (Tin tức từ Hoàn Cầu Thời Báo). Điều này chưa từng xảy ra trong trong quan hệ hữu nghị giữa hai nước do một "đệ nhất phu nhân" đến từ Trung Quốc tạo thành nhân tố.
Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc giựt tít "Bành Lệ Viên tỏa sáng hàng nội, nâng cao quyền lực mềm". Các mạng xã hội Trung Quốc đều bàn tán không dứt về cách ăn mặc như giày, dép, khăn, áo, xách tay do ai thiết kế. Đây cũng đánh dấu lần đầu "đệ nhất phu nhân" được chú ý về mặt văn hóa thời trang, khác với những hình ảnh thô vụng ngày xưa.
Bành Lệ Viện cũng từng là nhà hoạt động về bệnh AIDS, do đó kho đến các nước chắc phải có chương trình hoạt động riêng chứ không chỉ đứng khuất bóng sau lưng chồng.
Các đài báo bắt đầu chú ý tới Bành Lệ Viện nhiều hơn. Nhiều cơ quan truyền thông như BBC đã định danh Bành Lệ Viện chính là quyền lực mềm của Trung Quốc.
Trần Đông Đức
24-03-2013
Theo Blog Trần Đông Đức
Với vị trí là ca sĩ nổi tiếng của nền dân ca Trung Quốc, Bành Lệ Viện có thể là một trong những đệ nhất phu nhân đáng mặt và thành công nhất trên thế giới hiện nay.
Ở Trung Quốc, sau biến cố "đồng chí Giang Thanh", tức là nữ diễn viên Lam Bình khi được làm người phối ngẫu cho Mao Trạch Đông đã trở thành nhân vật tác yêu tác quái khuynh đảo chính trường. Thế là, thể chế cộng sản Trung Quốc sau này thường không cho phu nhân của lãnh tụ tối cao tỏa sáng nữa.
Một phần do vợ của các vị tiền nhiệm của Tập Cận Bình thường có lý lịch đại cán, có nét quê mùa cho nên rất khó ứng xử cho ra vẻ nhân ái hiền hòa với quan hệ công chúng quốc tế. Nhưng trường hợp của Bành Lệ Viện thì rất khác.
Trước đây ca sĩ Bành Lệ Viện đã từng vượt trội hơn chồng về mặt tên tuổi. Giọng ca của Bành Lệ Viện đã phát tán khắp trên các đài phát thanh truyền hình trung ương ở Trung Quốc. Ưu thế ngoại hình của Bành Lệ Viện chuyên thuộc vào hàng mỹ nhân Trung Quốc lại có tài hát hay múa đẹp theo đúng định nghĩa. Thật sự đây là một nhân vật ca nương lên địa vị cao ngất chưa từng có trong lịch sử người đẹp của Trung Quốc.
Bành Lệ Viên đã theo đoàn văn công giải phóng quân từ lúc 18 tuổi và chuyên trị về các làn điệu dân ca - vừa có chất truyền thống nhưng vừa cách tân rất đặc thù của văn hóa cách mạng Trung Quốc. Trong lĩnh vực chính trị thì mang hàm thiếu tướng của giải phóng quân.
Bành Lệ Viện đã khiến hình ảnh lãnh tụ Tập Cận Bình hiện nay bớt xơ cứng và có vẻ nhân tính hơn kiểu mặt sáp mặt gỗ của Giang - Hồ trước đây.
Trong chuyến viếng thăm Mạc Tư Khoa, Bành Lệ Viên của Trung Quốc đã hợp xướng và biểu diễn những ca khúc truyền thống của Nga bằng cả hai thứ tiếng Nga và Trung Quốc, bắt đầu cho một trang sử mới quan hệ Trung - Nga (Tin tức từ Hoàn Cầu Thời Báo). Điều này chưa từng xảy ra trong trong quan hệ hữu nghị giữa hai nước do một "đệ nhất phu nhân" đến từ Trung Quốc tạo thành nhân tố.
Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc giựt tít "Bành Lệ Viên tỏa sáng hàng nội, nâng cao quyền lực mềm". Các mạng xã hội Trung Quốc đều bàn tán không dứt về cách ăn mặc như giày, dép, khăn, áo, xách tay do ai thiết kế. Đây cũng đánh dấu lần đầu "đệ nhất phu nhân" được chú ý về mặt văn hóa thời trang, khác với những hình ảnh thô vụng ngày xưa.
Bành Lệ Viện cũng từng là nhà hoạt động về bệnh AIDS, do đó kho đến các nước chắc phải có chương trình hoạt động riêng chứ không chỉ đứng khuất bóng sau lưng chồng.
Các đài báo bắt đầu chú ý tới Bành Lệ Viện nhiều hơn. Nhiều cơ quan truyền thông như BBC đã định danh Bành Lệ Viện chính là quyền lực mềm của Trung Quốc.
Trần Đông Đức
24-03-2013
Theo Blog Trần Đông Đức
Gửi ý kiến của bạn