BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76798)
(Xem: 63141)
(Xem: 40543)
(Xem: 32170)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Chống tham nhũng - Triều đình Cộng Sản Việt Nam nên học tập Triều Nguyễn Phong kiến

14 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 1323)
Chống tham nhũng - Triều đình Cộng Sản Việt Nam nên học tập Triều Nguyễn Phong kiến
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
 Tệ nạn tham nhũng, hối lộ của Vua chúa, Quan lại từ cổ đại đến nay vốn là nỗi uất hận của nhân dân mọi thời đại .

 Triều đại cộng sản Việt Nam cũng tham nhũng ghê gớm gây nên sự khinh ghét của nhân dân đối với họ . Họ cũng đã biết nên đã gọi là nạn “nội xâm” và kêu gọi nhân dân chống tham nhũng .

 Nhưng người dân ai mà chẳng biết “họ nói dzậy,nhưng không phải dzậy”, và người ta ai mà chẳng biết ai là kẻ tham nhũng và ai chống ai?!.

 Nếu thật lòng Triều đình Cộng sản muốn chống tham nhũng thì hãy nên học tập thật lòng một nhân vật nổi tiếng chống tham nhũng từ thời vua Tự Đức, triều Nguyễn

  Đó là ông Đặng Huy Trứ tự Hoàng Trung, hiệu Vọng Tân Tĩnh Trai người thôn Thanh Lương xã Hương Xuân , huyện Hương Trà , tỉnh Thừa Thiên Huế . Ông sinh năm 1825, mất năm 1894 .

 Ông đỗ Tiến sĩ năm 1847 , sau 8 năm dạy học ,ông ra làm quan từ chức thông phán Ty Bố Chánh tỉnh Thanh Hóa ; rồi Tri huyện Quảng Xương , Tri Phủ Thiên Trường ,tỉnh Nam Định ; sau được gọi về Kinh làm Hàn lâm Viện Trước Tác rồi Ngự Sử .

 Năm 1884 được bổ làm Bố Chánh Quảng Nam , hai năm sau làm Biện lý Bộ Hộ , ra Hà Nội phụ trách Ty Bình chuẩn lo việc kinh tế cho Triều đình .

 Sau những chuyến đi Hương Cảng , Ma Cao , Quảng Châu (Trung Quốc) để học hỏi , nghiên cứu, ông trở về giữ chức Bang Biện Quân Vụ Lạng-Bằng-Ninh-Thái.

 Cuối năm 1873, giặc Pháp đánh ra Bắc Kỳ, ông rút về căn cứ Đốc Vàng-Hoàng Hóa cùng ông Hoàng Kế Viêm tính chuyện kháng chiến lâu dài với quân giặc . Vua Tự Đức ký Hiệp ước đầu hàng giặc Pháp, tháng 3/1874. Trong hoàn cảnh ấy ,ông lâm bệnh và qua đời ở chợ Bến , Đồn Vàng ngày 7/8/1874 tức ngày 25 tháng 6 năm Canh Tuất, thọ 49 tuổi. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí viết về ông :

 “ Đặng Huy Trứ khảng khái, có chí lớn , đương trù tính nhiều việc , chưa làm xong đã mất , ai cũng tiếc.”. Cụ Phan Bội Châu viết về ông như một trong những người “ trồng mầm khai hóa đầu tiên ở Việt Nam.” .

 Với cụ, làm quan trước hết làm nô bộc cho Dân , cho Nước, tự coi mình là “con của thứ Dân.” (Thứ Dân Chi Tử) . Ông đã nguyện suốt đời làm “khuyển mã của Dân.” ( khuyển mã ngô sinh tử thập niên) và đưa ra một quan niệm xử thế “ không chăm sóc Dân thì chớ ra làm quan.” . Quan niệm sống ấy đã được ông viết trong một vần thơ :

 “ Thế gian nhân phẩm có cao thấp

 Thấp cao chỉ bởi siêng hay lười

 Chức phận không tròn kém loài vật

 Vẹn tròn chức phận mới là Người.”

 Cụ luôn lấy sự tu thân làm đầu, suốt đời giữ trọn đức thanh liêm. Gia đình ông sống một cuộc đời rất thanh đạm. Trước những sự cám dỗ của tiền tài , của những mưu toan hối lộ , ông vẫn quyết giữ “một tấm lòng băng chẳng bụi vương.” .

 Không chỉ tu thân , tề gia mà là bổn phận của một người làm quan , ông rất quyết tâm chống lại hành vi tham nhũng dù là cấp trên hay người thân thiết.

 Với nỗi bức xúc của đời sống xã hội, vận mệnh của đất nước , tình cảnh của nhân dân , với lương tâm của người làm quan chân chính, ông đã nung nấu tâm can viết nên tác phẩm “Từ Thụ Yếu Quy” ( Bàn về nạn hối lộ và đức thanh liêm của người làm quan). Với ba tập đầu hơn 600 trang, ông đã khái quát những thủ đoạn tinh vi về tham nhũng hối lộ thành 104 dạng điển hình trong mọi lĩnh vực chính trị kinh tế , giáo dục ,văn hóa, xã hội .Ông đưa ra những dẫn chứng sinh động về người thật , việc thật rút ra từ đời sống và trong sách cũ để răn dạy đối với những gương xấu hoặc biểu dương những gương tốt.

 Nhưng ông cũng nhận rõ trong quan hệ xã hội có những sự Cho và Nhận những mối ân nghĩa tốt đẹp , không mưu cầu tư lợi , nên quyển 4 của ông để bàn về 5 trường hợp có thể nhận được . Đó là thể hiện trong mối quan hệ trong sáng giữa Trò với Thầy , Con đối với Cha Mẹ ...vvv…

 Tuy nhiên ông cũng khuyến khích sự làm giàu , nhưng là làm giàu ngay thẳng, chân chính gắn chặt với thuật Trị gia , điều hành một gia đình , cái xã hội thu nhỏ gần gũi nhất với mỗi con người . Do đó phần cuối của sách Cụ dành để bàn về thuật Trị gia .

 Dù sách của cụ rất dày khoảng 2000 trang với 2017 dẫn chứng hiện lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm , ký hiệu VHv.252 . Do khả năng xuất bản có hạn nên người dịch là Nguyễn Văn Huyên và Phạm Tuấn Khanh , người viết lời nói đầu là Dương Trung Quốc chỉ trích dẫn quyển sách với 206 trang cho Nhà Xuất Bản Pháp Lý và Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam xuất bản năm 1992 .

 Nay Đảng Cộng Sản Việt Nam tham nhũng khủng khiếp , tự bôi nhọ mình từ đầu đến chân . Do vậy , dân dã bây giờ gọi là “Đảng ăn cắp”, “Đảng ăn cướp”. Nếu thật lòng muốn chống được tham nhũng, Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày nay nên học tập việc chống tham nhũng của triều đại phong kiến mà điển hình là cụ Đặng Huy Trứ .

 25/1/2013

 Phạm Quế Dương

37 Lý Nam Đế - Hà Nội

 ĐT: 04. 62700002

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn