BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73471)
(Xem: 62247)
(Xem: 39438)
(Xem: 31182)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nhân Dân Việt Nam kiện Liên Hiệp Quốc

14 Tháng Bảy 200812:00 SA(Xem: 1138)
Nhân Dân Việt Nam kiện Liên Hiệp Quốc
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Vì tội: Dung túng Nhà Nước Việt Nam hiện nay đã đi phản bội lại Hiến chương Liên Hợp Quốc, Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc năm 1948; Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị được Liên Hiệp Quốc biểu quyết năm 1966!

 

I. Căn cứ vào :

1. Hiến chương Liên Hợp Quốc ở lời mở đầu có ghi: Chúng tôi, nhân dân các nước liên hiệp lại Quyết tâm: ...Tuyên bố một lần nữa sự tin tưởng vào những quyền cơ bản, nhân phẩm và giá trị của con người...Tạo mọi điều kiện cần thiết để giữ gìn công lý và tôn trọng những nghĩa vụ do những điều ước và các nguồn khác do luật quốc tế đặt ra.Khuyến khích sự tiến bộ xã hội và nâng cao điều kiện sống trong một nền tự do rộng rãi hơn...(Vietnamnet, 13/03/2003)

2.Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyềncủa Liên Hiệp Quốc năm 1948:

Điều 19 : “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý quan điểm; kể cả tự do bảo lưu ý kiến không phụ thuộc vào bất cứ sự can thiệp nào, cũng như tự do tìm kiếm, thu nhận, truyền bá thông tin và ý kiến bằng bất cứ phương tiện thông tin đại chúng nào và không giới hạn về biên giới.”.

Điều 30: Không được phép diễn giải bất kỳ điều khoản nào trong Bản tuyên ngôn này theo hướng ngầm ý cho phép bất kỳ quốc gia, nhóm người hay cá nhân nào được quyền tham gia vào bất kỳ hành vi nào nhằm phá hoạibất kỳ quyền và tự do nào nêu trong Bản tuyên ngôn này.

3.Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự Và Chính Trịđược Liên Hiệp Quốc biểu quyết năm 1966, mà Việt Nam đã xin được tham gia năm 1982 :

Điều 19: 1) Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp.

2) Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm ; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia...

Điều 5:

1) Không một quốc gia, một phe nhóm hay một cá nhân nào có quyền giải thích các điều khoản trong Công Ước này để cho phéphọ hoạt động hay làm những hành vi nhằm tiêu diệt những quyền tự do đã được Công Ước thừa nhận, hoặc để giới hạn những quyền tự do này quá mức ấn định trong Công Ước...

II. Những việc đã làm được của nhân dân Việt Nam:

1. "Yêu sách của nhân dân An Nam" do Hồ Chí Minh đọc tại Hội nghị Hòa bình Versailes ngày 19 tháng 6 năm 1919:

Điều 1: Yêu cầu ân xá đối với tất cả chính trị phạm.

Điều 2: Đòi cải cách nền công lý ở Đông Dương nhằm đảm bảo cho người bản xứ được hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người châu Âu.

Điều 3: Tự do báo chí.

Điều 4: Tự do hội họp.

Điều 5: Tự do đi lại (xuất nhập cảnh), tự do cư trú.

Điều 6: Tự do giáo dục, và được lập trường kỹ thuật, trường chuyên nghiệp tại các tỉnh cho dân bản xứ.

Điều 7: Đòi thay thế chế độ ra sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.

Điều 8: Đòi có đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ cử ra tại Nghị viện Pháp.

2. Trải qua chiến tranh gian khổ, với bao mất mát hy sinh nhân dân Việt Nam đã giành lại được độc lập dân tộc có bản Hiến pháp đầu tiên, HIẾN PHÁP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ (QUỐC HỘI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ THÔNG QUA NGÀY 9-11-1946), LỜI NÓI ĐẦU có viêt:

...Sau tám mươi năm tranh đấu, dân tộc Việt Nam đã thoát khỏi vòng áp bức của chính sách thực dân, đồng thời đã gạt bỏ chế độ vua quan. Nước nhà đã bước sang một quãng đường mới.

...và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ.

...Quốc hội nhận thấy rằng Hiến pháp Việt Nam phải ghi lấy những thành tích vẻ vang của Cách mạng và phải xây dựng trên những nguyên tắc dưới đây:

...Đảm bảo các quyền tự do dân chủ.

Điều thứ 1

Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà.

Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.

...Điều thứ 10

Công dân Việt Nam có quyền:

- Tự do ngôn luận

- Tự do xuất bản

- Tự do tổ chức và hội họp

- Tự do tín ngưỡng

- Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài.

Điều thứ 21

Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp.

Điều thứ 70

Sửa đổi Hiến pháp phải theo cách thức sau đây:

a) Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu.

b) Nghị viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi.

c) Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết./.

III.Phản bôi lại Dân chủ, Nhân quyền:

1. HIẾN PHÁP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ NĂM 1959 (Đã được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thông qua ngày 31-12-1959) Tại Điều 112 có ghi: "Chỉ có Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành."

Như vậy là Nhà nước Việt Nam đã tước bỏ quyền sửa đổi hiến pháp phải do toàn dân phúc quyết!đã được quy định tại điều 70 hiến pháp 1946.

2. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 1992

Điều 68

Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật.

Điều 69

Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.

Điều 147

Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

Như vậy là Nhà nước Việt Nam đã giải thích các điều khoản tự do (Thêm đuôi theo quy định của pháp luật) trong khi Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc năm 1948; Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị được Liên Hiệp Quốc biểu quyết năm 1966! Đã cấm!

3. Hà Khắc hơn cả Thực Dân Pháp

Kể từ đầu những năm 50, nhà nước Việt Nam đã đàn áp báo chí tư nhân, chà đạp nhân quyền thể hiện bắt đầu tại vụ án: "Nhân văn giai phẩm". Thực tế suốt 60 năm qua báo chí tư nhân không hề được phép hoạt động đã chứng minh điều đó và rõ ràng Chỉ thị số: 37/2006/CT-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Thủ Tướng Chính Phủ Việt Nam là một minh chứng hùng hồn chứng minh điều đó! Và thực tế đó đã chứng minh nền văn minh Việt Nam hôm nay, ngay tại thế kỷ 21 này mà không bằng thế kỷ 17, 18 của các nước khác! Rõ ràng quyền tự do thông tin ngôn luận của toàn Dân Việt Nam trong thời đại dân chủ toàn cầu này không bằng thời Thực dân Pháp. Vì cách đây hơn 150 năm, ông Karl Max đã sáng tác “Tuyên ngôn đảng cộng sản” và được xuất bản tự do, cách đây gần 100 năm, vào năm 1925, Nguyễn Ái Quốc…… đã xuất bản “Bản án chế độ Thực dân Pháp” ngay tại Paris Thủ đô Nước Pháp.

Vậy mà hôm nay tôi đã viết bản “ Bản án chế độ Cộng Sản Việt Nam”, mà không có nhà xuất bản nào dám cho xuất bản cả.

Việt Nam hiện nay, quyền tự do thông tin ngôn luận của toàn Dân còn thua kém và tệ hại hơn dưới thời Pháp thuộc nhiều, vì thời đó đã có tạp chí Tiếng Dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng, Tiếng Chuông Rè của Nguyễn An Ninh, Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục thường xuyên vẫn được quyền công khai diễn thuyết trực tiếp chống lại Thực dân Pháp cách ôn hoà không bạo lực…

Đây là không khí báo trí thời thực dân Pháp đô hộ do chính Báo chí của đảng cộng sản đăng tải:

"Báo “Tiếng Chuông Rè” số ra mắt ngày 10 Tháng Mười Hai, 1923, đã thẳng tay tấn công chế độ thuộc địa: “Kẻ chiến thắng chỉ có sức mạnh vật chất, kẻ chiến bại bị bó tay có thể dùng sức mạnh tinh thần mà chống lại... Con người sanh ra tự do, mặc dầu đặt trong hoàn cảnh nô lệ, vẫn còn quyền tự do...” (Theo Lịch Sử Báo Chí Việt Nam, Huỳnh Văn Tòng)

 

"Vào những năm 1925-1927, có nhiều sách báo tiến bộ lưu hành như Tiếng dân, Tân thế kỷ, Tiếng chuông rè... Đặc biệt là báo Người cùng khổ, Việt Nam hồn do Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã được các thanh niên yêu nước truyền tay nhau đọc ở Quảng Nam." (Nguồn: Lịch sử Đảng bộ Quảng Nam - Đà Nẵng (1930-1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006)

.

Báo chí của đảng cộng sản việt nam đã khẳng định: "Quyền được phản biện là quyền sơ đẳng và căn bản nhất của bất kỳ thiết chế dân chủ nào. Chính yếu tố quan trọng này là viên đá lót đường đầu tiên hình thành quá trình đồng nhất quyền lợi giữa những người cầm quyền và người dân.

Dân chủ, theo cách hiểu nôm na của Bác Hồ, là để người dân được nói!..." (Vietnamnet, 09/06/2007)

Vậy mà dân đâu đã được nói, đâu đã được phản biện:

Bằng chứng:Ước mơ của ông Nguyễn Đức Bình (Nguyên uỷ viên Bộ Chính Trị, chủ tịch hội đồng lý luận Trung ương) về một "tạp chí tranh luận":

"Cần thống nhất khẳng định: Sự thiếu nhất trí trong Đảng ta hiện nay chủ yếu là trên mặt nhận thức. Là vấn đề nhận thức, phải giải quyết bằng nhận thức, bằng trao đổi, thảo luận, tranh luận thẳng thắn trên tinh thần đồng chí. Muốn vậy, phải đặt thẳng những vấn đề có ý kiến khác nhau lên bàn tranh luận.

 

...Ngoài việc sau này vẫn phải hướng dẫn thảo luận, tranh luận trong các tổ chức Đảng để quán triệt nghị quyết, tôi đề nghị trung ương cho ra một tờ nội san, lưu hành có hạn chế trong Đảng, có thể đặt tên là Tranh Luận để đăng những bài có quan điểm khác nhau mà không thể đăng công khai.

 

Để bảo đảm chặt chẽ, có thể qui định trong tôn chỉ mục đích nội san là tất cả bài vở đều không được chống lại chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh chính trị và đường lối cơ bản của Đảng..." (GS NGUYỄN ĐỨC BÌNH Vietnamnet, 27/02/2006)

 

Hà khắc tới tận cùng như vậy vẫn chưa đủ, gần đây đảng cộng sản còn cho ra chỉ thị số: 37/2006/CT-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2006 Về việc thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CHỈ THỊ công khai khẳng định: "...Kiên quyết không để tư nhân hóa báo chídưới mọi hình thức..."

4. Bên cạnh đó còn thẳng tay đàn áp dã man những người tranh đấu cho tự do ngôn luận và nhân quyền: Vụ án " Nhân văn giai phẩm" năm 1956, vụ án " Xét lại chống đảng" năm 1967 đó là những nhà hoạt động dân chủ ôn hoà như: Hoàng Minh Chính..., Các vụ án xét xử các nhà hoạt động dân chủ gần đây: Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Tiến Trung...

IV. Thực tế đó đã Chứng Minh nhà nước Việt Nam đã:

Vi Phạm và phản bội lại: Hiến chương Liên Hợp Quốc, Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc năm 1948; Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị được Liên Hiệp Quốc biểu quyết năm 1966!

Phản bội lại nhân dân, phản bội hiến pháp dân chủ, nhân quyền!

Cụ thể:

1. Đã tự ý sửa bản hiến pháp 1946 mà không xin ý kiến nhân dân!

2. Đã quy định trong hiến pháp sửa đổi thêm điều kiện: theo quy định của pháp luật. Những điều mà Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc năm 1948 đã cấm, Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị được Liên Hiệp Quốc biểu quyết năm 1966 đã cấm...

3. Ra chỉ thị số: 37/2006/CT-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2006 công khai khẳng định: "...Kiên quyết không để tư nhân hóa báo chídưới mọi hình thức..."

4. Đàn áp dã man những người tranh đấu cho tự do ngôn luận và nhân quyền...

V. Nhân Dân Việt Nam kiện Liên Hiệp Quốc:

Chúng tôi được biết: "Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên của Liên Hiệp Quốc, chịu trách nhiệm chính về việc duy trì hoà bìnhan ninh quốc tế. Việc theo đuổi mục tiêu nhân quyềnlà một lý do chính của việc thành lập Liên Hiệp Quốc."

Nhà nước Việt Nam đồi bại như trên tại sao lại bầu vào làm Thành viên hội đồng bảo an liên hiệp quốc? Và gần đây còn được giữ chức Chủ tịch hội đồng bảo an liên hiệp quốc?

Liên hiệp Quốc còn như vậy thì chúng tôi biết tin vào cơ quan nào nữa?

Đề nghị Liên Hiệp Quốc trả lời nhân dân Việt Nam chúng tôi.

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 14/07/2008.
Thay mặt Nhân Dân Việt Nam.
Nguyễn Tâm Tâm.

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn