
Sống cuộc đời lưu vong sáng tác của ông có thể chia làm nhiều giai đoạn như buồn cho thân phận người đi, cũng như người ở lại dưới bạo quyền CS. Thời gian phôi phai ông sáng tác nhạc vui hơn và tiếp tục phổ thơ… Năm 2011 trung tâm Asia Entertaiment phát hành DVD kỷ niệm 36 năm viễn xứ chủ đề „ANH BẰNG Dòng Nhạc Lưu Vong“ gồm 24 ca khúc diễn tả tâm trạng nỗi lòng của người Việt yêu quê hương, dân tộc trước thảm hoạ xâm lăng của Trung Cộng chiếm các vùng biển đảo của Việt Nam là Hoàng Sa và Trường Sa. DVD nầy được đón nhận nồng nhiệt của mọi người trong và ngoài nước, theo lời giới thiệu của nhạc sĩ Nam Lộc về Anh Bằng tâm sự: „Đã là người cầm bút chúng ta có bổn phận phải viết sáng tác, để nói lên điều gì mà người khác không nói được. Dù sự đóng góp của tôi chỉ là hạt muối trên biển cả, nhưng một hạt muối cũng có thể làm cho biển mặn hơn …“ Anh Bằng là một trong những nhạc sĩ thành công về nghệ thuật phổ nhạc từ những bài thơ nổi tiếng trên văn đàn. Cả cuộc đời ông gắn bó với âm nhạc, hơn 500 nhạc phẩm đóng góp cho kho tàng văn học nghệ thuật.
Những nhạc phẩm làm người nghe cảm nhận nỗi ray rứt, rung động trái tim khơi dậy lòng yêu nước như: Hãy Đứng Lên, Phải Lên Tiếng, Cả Nước Đấu Tranh… các nhạc phẩm đó như tha thiết mời gọi những trái tim Việt Nam cùng đoàn kết hiệp thông, chia xẻ, và đồng hành với các nạn nhân và gia đình nói riêng, cùng Dân Tộc Việt Nam nói chung trong hoàn cảnh bất công tại quê nhà.

Nhạc sĩ Anh Bằng mong ước cùng chúng ta đấu tranh cho Việt Nam một ngày không xa sẽ có Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền được tôn trọng.., bỏ qua những tỵ hiềm bé nhỏ, cùng nắm tay nhau đốt lên ngọn đuốc Việt Nam soi sáng những tối tăm, mịt mù trên quê hương và sưởi ấm lòng người viễn xứ. Hơn 37 năm qua chúng ta sống đời lưu vong, trong nước những người yêu quê hương bị bắt bớ, giam cầm, dân oan khắp nơi mất nhà mất đất đã phải vất vưởng lang thang, đói nghèo, khiếu kiện ròng rã nhiều năm mà không hề thấy bóng dáng Công lý ở đâu?.. Chúng ta chỉ mong ước một ngày Việt Nam sẽ thật sự có tự do, no ấm, phú cường:
Đốt đuốc lên! Ta đốt đuốc lên!
Cho tình anh em Việt Nam đoàn kết
Thắp nến lên! Ta thắp nến lên
Xua ngàn tối tăm ra ngoài trái tim cùng một lời nguyền
Đốt đuốc lên! ta đốt đuốc lên!
Cho cờ vàng lên rực cao Tổ quốc
Thắp nến lên! ta thắp nến lên
Cho màu vàng sáng thơm da vàng Việt Nam
Tâm hồn nhạc sĩ Anh Bằng thật đa cảm, phong phú với những giai điệu đem đến cảm xúc cho mọi người, mọi lứa tuổi trong và ngoài nước. Nhạc của ông gắn liền với đời, với thân phận của người Việt Nam, hiện nay trước nạn xâm lăng của ngoại bang những cuộc biểu tình trong nước chống giặc Tàu bị Công an đàn áp bắt bớ, giam cầm khủng bố làm cho người dân phải sợ hãi, phải đối mặt với cuộc đời, phải đối mặt với những nghịch cảnh, họ sống trong cảm giác sợ hãi không dám hòa mình vào dòng đời nhiều tai ương để đập tan chế độ độc tài CS. Chế độ làm người dân hèn nhát, thụ động. Dân tộc muốn tự cứu mình, chỉ còn cách thoát ra khỏi sợ hãi mà thôi. Nếu dân chúng một khi đã vượt qua nỗi sợ hãi cùng đứng lên và phải lên tiếng, như ở Ba lan, Ả Rập (Ai Cập) hàng trăm ngàn người cùng nổi dậy chống lại áp bức, bất công. Nhà cầm quyền có thể đàn áp một vài trăm người nhưng không thể đàn áp cả vạn, cả trăm ngàn như ở các nước Đông Âu biểu tình để giải thể đảng CS độc tài. Tuổi trẻ là tiềm năng, là sức mạnh đủ sức đập tan xiềng xích gông cùm để canh tân đất nước, đưa VN lên ngày vinh quang, tươi sáng. Tuổi trẻ Việt Nam hãy mau tiến lên như nhạc phẩm "Tuổi Trẻ Việt Nam“ của NS Anh Bằng trong Hùng Ca Sử Việt.
Tuổi trẻ mau tiến lên
hào hùng bước theo lời nguyện
Tuổi trẻ dâng hiến cho
hạnh phúc toàn dân
Tuổi trẻ vươn cánh tay
dâng đời sống trên công bình
Bài trừ bao bất công hà hiếp dân mình.
Đừng Sợ Hãi! Hãy vươn lên
Tranh đấu cho quê hương Việt Nam
niềm tin bác ái!
Đừng Sợ Hãi!, Xiết tay nhau..
Mang trái tim yêu thương Việt Nam vào đời!
Tuổi trẻ như mủi tên
nhằm diệt xấu xa bạo quyền.
Tuổi trẻ như nắng mai
bừng sáng màn đêm
Tuổi trẻ như đuốc thiêng
cùng sưởi ấm tim người hiền
Tuổi trẻ như sóng xô
vùi lấp đê hèn………..
Mời độc giả thưởng thức: http://bit.ly/WjTnn0.

ĐỪNG IM TIẾNG MÀ PHẢI LÊN TIẾNG
Trường Sa là máu của ta.
Hoàng Sa là thịt của ta.
Đất nước ta là xương là máu ông cha để lại.
Quân bành trướng đừng mong xâm lấn.
Kia, còn bao mồ chôn quân Tống.
Hỏi quân thù?
Hỏi quân thù còn nhớ hay không?
VIỆT NAM nòi giống Lạc Long.
Cùng nhau thề nguyền ĐỒNG TÂM.
Quyết đứng lên dựng xây Tổ Quốc thân yêu TRƯỜNG TỒN.
Không để đất vào tay quân cướp.
Dân tộc ta vùng lên anh dũng.
Sống oai hùng. Sống kiên cường đòi lại Biển Đông.
ĐỪNG IM TIẾNG – MÀ PHẢI LÊN TIẾNG!
Khi quân thù vào cướp QUÊ HƯƠNG.
Đoàn kết lại!. Tiêu diệt bá quyền thâm độc vô biên.
ĐỪNG IM TIẾNG - MÀ PHẢI LÊN TIẾNG!
Khi quân thù giết hại dân ta.
Dòng máu VIỆT đã đổ chan hòa trên biển nước ta.
ĐỪNG IM TIẾNG – MÀ PHẢI LÊN TIẾNG!
ĐỪNG IM TIẾNG – MÀ PHẢI LÊN TIẾNG!
MÀ PHẢI LÊN TIẾNG!!!.
Nhìn lại kinh nghiệm lịch sử cuối thế kỷ 20, đảng CS Balan muốn giải thể Công Đoàn Đoàn Kết (Solidarnosc/ Solidarität). Ngày 13-12-1981 nhà cầm quyền cộng sản Ba Lan sử dụng đến biện pháp ban bố tình trạng chiến tranh. Họ để lộ rõ là một chế độ độc tài bạo ngược. Công đoàn bước vào một giai đọan vô cùng khó khăn. Bị đặt ra ngoài vòng pháp luât, bị khủng bố trắng. Hơn 10.000 cán bộ các cấp của Công Đoàn bị bắt, 56 người bị bắn chết hoặc tra tấn đến chết, 4.000 người bị đưa ra các tòa án xét xử với những bản án phi luật pháp. Huy động một lực lượng quân sự hùng hậu, với 70.000 lính, 30.000 công an và nhân viên an ninh, 1.750 xe tăng, 14.000 xe cơ giới, nhiều máy bay trực thăng và vận tải các loại. Nhưng họ không tiêu diệt được lòng yêu nước tiên phong trong cuộc đấu tranh đòi hỏi dân chủ và quyền con người tại các quốc gia cộng sản Đông Âu.
Cả Nước Đấu Tranh
Cả nước đứng lên oai hùng,
Cả nước tiến lên không ngừng,
Thề tòan dân thương nhau,
Lời thề ghi bằng máu,
Quật cường đi tranh đấu đuổi quân Tàu,
Đuổi lũ ác ôn điên rồ,
Cả nước nói lên căm thù,
Thù giặc kia vô lương,
Thù chủ trương bành trướng,
Thù cướp biển quê hương
Ai đã cấm dân hờn quân xâm lăng?
Ai đã bắt quân vội vàng đầu hàng?
Ai cướp bút anh trên trang nhật báo,
Cướp trái tim tôi khi Việt Nam thương đau.
Tổ quốc chúng ta anh hùng,
Cả nước đấu tranh kiên cường,
Vì tình yêu non sông vì tình thương nòi giống, vượt sóng đòi biển Đông...

Tình cảm của nhạc sĩ Anh Bằng trong bạn bè luôn được trân quý như nhiều người đã tâm sự. Dù tuổi gần 90 bị lãng tai[ii] nhưng tinh thần còn sáng suốt, minh mẫn… Tôi chưa có dịp gặp người nhạc sĩ tài hoa, vui tính nầy, nhưng cảm nhận được tấm lòng của ông trong năm 2011 đã gởi tặng tôi DVD “Anh Bằng Dòng Nhạc Lưu Vong”, “Anh Bằng Một Đời Cho Âm Nhạc”, và tác phẩm “Anh Bằng Dòng Nhạc Trong Lòng Dân Tộc”. Cầu xin Thiên Chúa ban phước lành cho thiên tài Anh Bằng nhiều sức khỏe sống đến 118 tuổi tiếp tục sáng tác cho đời và nhìn thấy VN một ngày mới tươi đẹp như ước mơ trong những ca khúc của ông.
Nguyễn Quý Đại
Theo http://phanchautrinhdanang.org/noilongab.html
Mời độc giả nghe lại những nhạc phẩm đã đi vào lịch sử của nền âm nhạc
http://bit.ly/ZGrasO 15 tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ cuả NS Nguyễn Đức Quang
http://bit.ly/WepgwK
- Triệu COM TIM của NS Trúc Hồ : http://bit.ly/SDcvRJ
- Việt Nam Việt Nam của NS Phạm Duy : http://bit.ly/TCwTk2.
- Việt Nam tôi đâu do chính tác giả Việt Khang trình bày.
http://bit.ly/QhCc90.
- Anh Là Ai của NS Việt Khang : http://bit.ly/VoB1TB.
- Nước mắt Quê Hương : http://bit.ly/XERisa.
*************
Anh Bằng, Phạm Duy, Vĩnh Điện, Châu Đình An, Từ Công Phụng, Lê Văn Khoa, Lê Dinh, Trần Quang Hải, Lê Mộng Nguyên, Võ Tá Hân, Ngô Thuỵ Miên, Nam Lộc, Nguyệt Ánh, Việt Dzũng, Trúc Hồ, Quách Vĩnh Thiện, Cao Minh Hưng, Cẩm Hoa, Vũ Thành An, Đức Huy, Diệu Hương, Phạm Anh Dũng... Các cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, Trần Thiện Thanh, Nhật Ngân, Duy Khánh, Tùng Giang, Nguyễn Đức Quang, Hoàng Thi Thơ, Phạm Đình Chương…(xin lỗi thiếu sót tên của những nhạc sĩ khác) và nhiều nhạc sĩ thuộc thế hệ trẻ trưởng thành ở hải ngoại sáng tác rất mạnh, nhạc hay nhưng lời còn thiếu tình tự quê hương.
Nhạc sĩ Anh Bằng lãng tai nhưng tiếp tục sáng tác. Ngày xưa nhà soạn nhạc Beethoven sinh năm 1770 đến năm 1818 bị điếc thời đó chưa có máy trợ thính phải dùng bút đàm, ông không thể điều khiển dàn nhạc giao hưởng nhưng ông tiếp tục sọan „Bản giao hưởng số 8 và số 9“. Bản số 9 của Beethoven là tác phẩm được nhiều người biết đến là một bản thánh ca về cuộc sống con người, với lối diễn đạt hết sức thoải mái, các tâm trạng khác nhau với thế giới nội tâm.. Lãng tai nặng hay điếc mà soạn nhạc là một thiên tài, Beethoven qua đời vì bạo bệnh hưởng thọ 56 tuổi, ông là người dọn đường từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạng, được khắp nơi công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sĩ về sau…
Gửi ý kiến của bạn