BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73546)
(Xem: 62255)
(Xem: 39451)
(Xem: 31188)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Hãy trả lại nhân dân bản Hiến pháp Dân chủ-Đa nguyên 1946 của Cụ Hồ! (Góp ý với dự thảo sửa đổi Hiến pháp)

25 Tháng Tám 200112:00 SA(Xem: 2265)
Hãy trả lại nhân dân bản Hiến pháp Dân chủ-Đa nguyên 1946 của Cụ Hồ! (Góp ý với dự thảo sửa đổi Hiến pháp)
53Vote
40Vote
31Vote
20Vote
10Vote
4.54
Kính gửi : Ban dự thảo sửa đổi Hiến Pháp.
Kính gửi: Quốc Hội nước VN.

Kể từ khi tập đoàn phản động Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, leo lên nắm quyền tại VN, chúng tìm đủ mọi cách tiếm quyền, chúng định ám sát cả Bác Hồ. Chúng đổi tên nước, đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng CSVN. Chúng âm mưu cướp công lao của Bác, của đại tướng Võ Nguyên Giáp muốndựng một nước Việt Namdân chủ bằng một nước VN của chúng, “Nhà thơ làm kinh tế, Thống chế đi đặt vòng. Bác Hồ kính yêu ơi,Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều .Bọn “Lý Thông” Duẩn, Thọ, Hoàn, đặt ra bản hiến pháp 1980 để tôn chúng lên vị trí thống trị vĩnh viễn, chúng giải tán hai đảng là đảng Dân chủ và đảng Xã hội. Và sau này tập đoàn Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt nối ngôi, chúng cũng theo chân các bậc quan thầy chúng, soạn ra bản Hiến Pháp 1992 cốt là để khẳng định sự lãnh đạo tuyệt đối và độc tài vĩnh viễn của chúng. Xã hội mất dân chủ, chúng thừa cơ tung hoành khiến cho tham nhũng hủ hoá, ma tuý, mại dâm không thể triệt phá được. Đó là vì mất dân chủ. Hễ thấy ai có ý kiến trái ngược với chúng là chúng tìm đủ mọi cách hãm hại. Bởi mất dân chủ nên Đỗ Mười tham nhũng một triệu đô la của Hàn Quốc mà không ai dámlàmgì, không bị mất chức.

Kể từ khi ông Nông Đức Mạnh nên nắm quyền Tổng bí thư của Đảng, Ông đã đẩy mạnh công cuộc đổi mới, chống tham nhũng, và sửa đổi Hiến pháp. Tôi thấy đây là cơ hội để chúng ta có thể tìm thấy một xã hội dân chủ hơn trước. Sửa đổi Hiến pháp là một việc hết sức hợp lòng dân. Bác Hồ đã nói : “Phải nhớ rằng dân là chủ. Dân như nước, mình như cá, lực lượng bao nhiêu là nhờ dân hết. Phải làm sao cho dân mến... chớ vác mặt làm quan cách mạng cho dân gét, dân khinh, dân không ủng hộ. (bài nói chuyện với học viên khoá 5 trường huấn luyện cán bộ VN ngày 15/11/1945.) Vậy ta phải có dân chủ thì dân mới ủng hộ Đảng. mất dân chủ dân sẽ oán ghét Đảng. Nhà nước này là của dân do dân và vì dân , chớ đâu phải vì Đảng. Bác đã bảo rằng “chúng ta là đầy tớ của dân, còn bây giờ Đảng là ông chủ của dân. Thời còn Bác thì chúng ta đã có dân chủ rồi. Nhớ khi xưa, Bác đã để lại cho dân tộc chúng ta bản Hiến pháp đầu tiên của nước VNDCCH, mà Bác là trưởng ban dự thảo. Đây là tầm nhìn xa rộng của một lãnh tụ thiên tài. Bởi Hiến pháp là sự biểu hiện tập trung ý chí của toàn thể dân tộc, kỷ cương của một đất nước. Chỉ một tháng sau khi giành chính quyền, Bác đã ký sắc lệnh số 34, thành lập ban dự thảo Hiến pháp gồm có 7 người. Nội dung cơ bản của Hiến pháp:

1. Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái, trai, giai cấp tôn giáo

2. Đảm bảo các quyền tự do dân chủ.

3. Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.

Về chính thể của nước VN:Hiến pháp ghi ngay trong diều 1: “Nước VN là một nước dân chủcộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân VN, không phân biệt giống nòi, gái trai, giàu nghèo, giai cấp tôn giáo”

Về chế độ tuyển cử: Hiến pháp 1946 quy định: “Tất cả công dân VN từ 18 tuổi trở nên không phân biệt gái trai, đều có quyền bầu cử, trừ những người mất trí và những người mất công quyền. 21 tuổi trở lên thì có quyền ứng cử, nhưng phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ ” (điều 18).

Nhìn chung, Hiến pháp 1946 là bản Hiến pháp dân chủ và thực sự của dân, do dân và vì dân. Nó không quy định sự lãnh đạo độc tài vĩnh viễn của Đảng. và là công dân VN từ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử.

Nhưng đến bản Hiến pháp 1992 của tập đoàn Mười-Anh-Kiệt, là một bản Hiến pháp phản dân, phản bội tổ quốc. Điều 4 của HP 1992 ghi rõ: “Đảng CSVN, đội tiên phong của giai cấp công nhân VN, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng HCM, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ của HP và pháp luật.”

Về thực chất đây là bản Hiến pháp của Đảng, chứ không phải của dân, nếu là của dân thì không thể ghi Đảng là lực lượng lãnh đạo nhà nước lãnh đạo xã hội. Đảng không thể đại diện cho cả dân tộc, vì Đảng chỉ đại diện cho 2,5 triệu đảng viên. Còn về chủ nghĩa Mac-Lênin, Bác Hồ cũng không nói đến trong HP 1946 và trong Di chúc. Trong thực tế, chủ nghĩa Mác đã sụp đổ, những nước theo con đường của Mác đều đói nghèo và lạc hậu, chỉ còn ai thần kinh mới tin vào chủ nghĩa Mác. Nếu là HP của dân thì không nên đưa chủ nghĩa Mác vào đó, nếu cứ ngoan cố đưa vào HP thì người ta tưởng đây là HP của bệnh viên Châu Quỳ.

Tôi đề nghị ông Nông Đức Mạnh hãy thay điều 4 của Hiến pháp 1992 bằng điều 18 của Hiến pháp 1946. Và đề nghị phải truy tố tập đoàn Mười Anh Kiệt về tội phản bội tổ quốc và nhân dân.

Về quyền tự do của công dân điều 10 của HP 1946 có ghi “Công dân VN có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do lập hội, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”.

Vậy mà bây giờ ở ta cũng không có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Đến như cuốn hồi ký của tướng Trần Độ cũng bị công an tịch thu thì còn gọi gì là tự do ngôn luận. Tôi đề nghị phải truy tố kẻ đã tịch thu cuốn hồi ký của tướng Trần Độ. Và phải để nhân dân thực hiện quyền tự do báo chí.

Trên đây là ý kiến đóng góp của tôi vào dự thảo sửa đổi HP, và mong muốn sau đây chúng ta có một bản HP của dân, do dân, vì dân.

Hà Nội, ngày 25 tháng Tám năm 2001.

Trần Dũng Tiến
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn