Sau khi Binh chủng BĐQ từ các đại đội biệt lập được tổ chức thành các tiểu đoàn để thích ứng với tình hình chiến sĩ ngày càng gia tăng cường độ giao tranh và do quân số của cộng sản xâm nhập từ miền Bắc vào miền Nam VN mỗi ngày một nhiều. Lực lượng BĐQ/ VNCH đã thành lập được 20 tiểu đoàn và Bộ TTM/ QLVNCH đã phân chia các đơn vị này, đặt thuộc quyền xử dụng cuả các Quân Đoàn- Quân Khu. Tiểu đoàn 44 Biệt động quân là một trong những đơn vị được đặt dưới quyền điều động và xử dụng cuả QĐVI-QKVI cùng với các TĐ32, 41, 42, và TĐ43 BĐQ. Kể từ khi được phân bổ về vùng VI chiến thuật, TĐ44 BĐQ đã tham dự hầu hết những cuộc hành quân truy diệt cộng sản, giữ gìn an ninh, bảo vệ tổ quốc. Tiểu Đoàn Cọp Đen (danh hiệu cuả TĐ44) đã có mặt trên khắp lãnh thổ của Quân khu 4. Góp phần hy sinh xương máu, gian khổ cuả chiến sĩ mũ nâu trong chiến đấu cũng không nhỏ. Tuy nhiên ở đây trong khuôn khổ bài viết này, húng tôi chỉ muốn nhắc lại một trong những chiến công điển hình cuả TĐ 44 BĐQ đã cùng các đơn vị bạn tạo nên chiến thắng bẻ gãy hoàn toàn mưu đồ, lợi dụng lệnh hưu chiến nhân dịp tết Nguyên Đán truyền thống của dân tộc, tấn công vào các thành phố, thị trấn trên toàn lãnh thổ VNCH mà trong đó quan trọng nhất là Thủ đô Sàigon, và Cần Thơ -Thủ đô miền Tây.
Tiểu đoàn 44 BĐQ đang trú đóng tại vòng đai bảo vệ sân bay Sóc Trăng thì đuơc lệnh trực thăng vận về quận Long Mỹ lúc 14.00 giờ ngày 29 tết âm lịch (năm Mùi). Qua sáng hôm sau, tôi quyết định tổ chức một cuộc hành quân nhỏ nhằm mục đích thám sát địa thế của vùng đóng quân, phạm vi hành quân khoảng 4 tới 5 km, để tìm hiểu sinh hoạt của địch. Ngoài ra cũng xác định tin tức chúng tôi đã được thông báo, tình hình an ninh cuả quận không được tốt. Vì thế tôi đã lưu ý toàn thể đơn vị phải luôn luôn đề cao cảnh giác, đề phòng địch tấn công, đột kích bất cứ lúc nào nhất là khoảng thời gian đêm tối hay lúc rạng đông v.v.
Trưa ngày 30 tháng chạp năm Mùi (ba mươi tết), tôi nhận đuợc lệnh từ Chuẩn tướng Nguyễn văn Minh, Tư Lệnh SĐ21 BB: TĐ44 BĐQ chuẩn bị để sẵn sàng hành quân. Tuy nhiên, tình hình vẫn an ninh và chưa có dấu hiệu gì bất tường trong vùng trách nhiệm cuả chúng tôi. Các vị sĩ quan Đại Đội trưởng đã đề nghị với tôi là gần chỗ đóng quân của đơn vị có một ngôi chùa, có cái đầu lân rất lớn. Trong khi chờ đợi, chúng ta nên làm công tác dân vận, tổ chức vui xuân cùng với dân điạ phương bằng cách mượn đầu lân về để anh em binh sĩ muá lân cho mọi người cùng vui ngày đầu năm và cũng sẽ cho đốt pháo theo truyền thống dân tộc nếu không có lệnh cấm. Tôi cũng dự định nếu tình hình vẫn tiếp tục yên lành theo đúng tinh thần hưu chiến ba ngày tết, tôi sẽ chấp thuận đề nghị, nhưng:
Đến đêm 30 tết, khoảng gần giao thừa (gần 12giờ.00), Trung tá Lê văn Hưng, Trung đoàn trưởng TRĐ31 SĐ21 BB, từ Bộ chỉ huy cuả ông tại tỉnh Chương Thiện gọi báo cho biết: Việt cộng bắt đầu tấn công vào các thành phố ở Miền Trung (Vùng II CT và Vùng I CT). Bộ TTM/ QLVNCH đã ra lệnh đặt quân đội trong tình trạng báo động. Tuy nhiên, qua sáng ngày hôm sau (mồng một tết), dân chúng vẫn chưa hay biết gì nên vẫn cứ tiếp tục vui Xuân, nổ pháo nổ vang trời để đón mừng năm mới. Xuân Mậu Thân,đã bắt đầu về với quê hương. Tôi cũng cho phép anh em binh sĩ trong đơn vị từng toán nhỏ thay phiên nhau ra vui Xuân cùng với đồng bào từ 9giờ 30. Không khí thắm tình quân dân. Nhưng đến đúng 12giờ 30 thì TĐ44 BĐQ được lệnh trực thăng vận về Cần Thơ để đánh đuổi quân Việt cộng đã xâm nhập thành phố và đang uy hiếp nặng nề Tây đô cuả chúng ta.
Đúng 1giờ00 chiều, Tiểu đoàn 44 BĐQ được đổ bộ xuống sân bay 31 (phi trường L19). Tôi liên lạc với Đại tá Nguyễn Ngọc Điệp, Tư lệnh phó SĐ21BB, chỉ huy Bộ Tư lệnh nhẹ sư đoàn đặt tại Cơ sở Thiếu Nhi, kế cận BTL/ QĐVI- QKVI.
Tôi nhận lệnh đưa quân vào trung tâm thành phố Cần-Thơ để từ đây chuẩn bị tung các đại đội thi hành nhiệm vụ truy quét, lùng diệt các mục tiêu đã bị đặc công Cộng sản xâm nhập: Xóm cầu Tham Tướng, ấp Cả Đài, rạch Ngỗng và hai bên bờ kinh Cây khế. BCH/TĐ tạm thời qua đêm tại dinh tỉnh trưởng Cần-thơ. Bên trong khuôn viên toà tỉnh thì rất nhộn nhịp, tấp nập đủ các binh chủng, Bộ binh, Thiết Giáp, Biệt Động Quân và các đơn vị Điạ phương quân, đang chuẩn bị ráo riết kế hoạch, phối hợp đánh đuổi Việt cộng ra khỏi Cần-thơ.
Nguợc lại bên ngoài thành phố lạnh vắng chỉ có tiếng súng lớn nhỏ đang vang rền khắp nơi, khói súng hoà trộn với khói nhà cháy bay vào không trung vần vũ, mờ mịt. Tối mồng một tết, tôi ra lệnh cho các đại đội âm thầm di chuyển, giữ im lặng vô tuyến, chỉ liên lạc khi cần, tíến chiếm các mục tiêu đã chỉ định. Cũng trong lúc này, tôi đã gặp Trung tá Sơn Thương, Liên đoàn trưởng LĐ4 BĐQ nhưng cũng chẳng nói đuợc gì với nhau nhiều. Tình hình chiến sự cấp bách ai cũng đang phải cố gắng bằng mọi cách để hoàn thành nhiệm vụ cuả mình. Đơn vị nào cũng phải lo chu toàn trách nhiệm sao cho nhanh chóng giải quyết tình hình đang như dầu sôi trong khu vực đuợc giao, đặc biệt ai cũng gần như tư lo toan gánh vác, chẳng ai nương dựa vào người nào được, ngoài ra còn phải luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng để nơi nào có nhu cầu mà mình đuợc giao là phải đối phó ngay. Tóm lại là đơn vị tham dự Hành quân 24/24, không còn một khoảng thời gian trống.
Các đơn vị thuộc TĐ 44 BĐQ (đại đội) trên đường truy quét không đụng độ lớn với địch, chỉ ở mức độ lẻ tẻ không đáng kể. Nhưng qua ngày mồng 2 tết, Tiểu đoàn nhận lệnh phối hợp với Thiết giáp, bộ binh để hành quân tái chiếm đài phát thanh Cần-Thơ hiện đang do Tiểu đoàn Tây Đô Việt cộng được tăng cường khoảng chừng hơn một đại đội đặc công của cộng sản chiếm giữ. Ngoài ra chúng còn bố trí đào hầm, cố thủ ở ngoài phạm vi đài phát thanh chu vi khá rộng ngay từ lúc chúng xâm nhập vào Tây đô của chúng ta.
Tiểu đoàn 44 BĐQ xuất phát từ cầu Tham Tướng, chia làm hai cánh. Cánh thứ nhất gồm các đại đội 2+4 đánh thẳng vào đài phát thanh, chuà Cao Đài do Đại uý Tiểu đoàn phó Hoàng Đình Mẫn chỉ huy. Cánh thứ 2 gồm các đại đội 1+3 được sự điều động, chỉ huy cuả Thiếu tá Tiểu đoàn Trưởng, tấn công từ hướng đông tức sau lưng đài phát thanh. Từ hướng Tây nam TĐ 2/31/ SĐ 21 BB tấn công vào bên hông của đài phát thanh. Trên đường tiến quân, TĐ2/31 BB đã chạm súng với tiểu đoàn Tây đô của địch rất mạnh. Trên hệ thống truyền tin, tôi đuợc biết, đơn vị bạn đã có một số anh em bị thương vong.
Trong khi đó hướng tấn công của tiểu đoàn 44 BĐQ cũng đang gặp sự kháng cự mãnh liệt. Việt cộng chống trả bằng đủ mọi thứ súng AK.47, trung liên RPD, và B.40. Chúng bắn xối xả về phía ta với ý định cố tử thủ để giữ vững những nơi chúng tạm chiếm. Các đại đội đã phải chia thành từng toán nhỏ, đánh lấn dần lấy lại từng bờ mương, từng thửa đất, góc chùa, với sự yểm trợ hữu hiệu, chính xác của không quân, pháo binh và với những đợt xung phong dũng mãnh của mũ nâu. Việt cộng chiụ không nổi, chúng đành phải rút chạy về hướng Tây bắc, ẩn nấp dọc theo bờ kinh Rau Răm, rạch Ngỗng với âm mưu tái xâm nhập, chiếm đài phát thanh lần thứ hai. Trên đường rút chạy địch bỏ lại một số xác chết, đếm đuợc 32 tử thi, vũ khí ta tịch thu của địch gồm có 9 AK 47, 2 súng B40 và một trung liên RPD cùng rất nhiều đạn dược, lựu đạn v.v. Biệt động quân thiệt hại so với địch không đáng kể, chỉ có 6 chiến sĩ hy sinh trong đó có một thượng sĩ và 11 người bị thương nặng nhẹ. Xẩm tối cùng ngày, quân lực VNCH đã hoàn toàn kiểm soát đài phát thanh và vùng phụ cận.
Sáng mồng 3 và mồng 4 tết Tiểu đoàn 44 BĐQ với BCH/ TĐ đóng tại trường trung học Phan thanh Giản để điều động các đại đội tiếp tục lục soát các mục tiêu đã nói trên và tảo thanh truy diệt những ổ đặc công Cộng sản còn rải rác trong thành phố. Thời gian từ mồng 1, 2, 3, tất cả mọi sinh hoạt của dân chúng gần như hoàn toàn ngưng đọng vì chiến sự. Các hàng quán buôn bán lớn nhỏ đều đóng cửa để tránh tên bay đạn lạc. Mọi hoạt đông trên đường phố tấp nập tới lui đều của các phương tiện quân sự di chuyển tải thương, tiếp tế bổ sung cho tiền tuyến v.v. Và, mãi đến trưa ngày mồng 4 tết, giặc đã bị đẩy ra xa, dân chúng phần nào hoàn hồn. Một vài người mở cửa rụt rè thò đầu ra ngoài quan sát tình hình, thấy êm, họ thông báo cho nhau. Lần lượt các tư gia, các tiệm buôn lớn nhỏ đều mở rộng cửa. Thay vì bán hàng, đồng bào hè nhau tiếp đón, hoan hô uỷ lạo các chiến sĩ VCNH đã giải toả đánh đuổi giặc cộng ra khỏi Thủ Đô miền tây.
Tưởng cũng nên nhắc lại một kỷ niệm khó quên của quân nhân các cấp thuộc tiểu đoàn 44 biệt động quân khi chúng tôi di chuyển trên các đường phố ấp, xã thuộc tỉnh Cần-thơ. Tới đâu, dân chúng hai bên lộ đã đem rất nhiều thực phẩm từ các loại bánh đến hoa quả trao tặng và vui mừng chào đón chúng tôi. Mặc dù sau nhiều ngày đêm đụng độ với quân cộng sản hầu hết là phải thức trắng đêm từ cuộc hành quân này tiếp qua cuộc hành quân khác. Không nghỉ ngơi dù chỉ là vài giờ -vậy mà trước những ân tình nồng nhiệt của bà con, thay vì nhọc mệt, các chiến sĩ cọp đen (có dịp thuận tiện chúng tôi sẽ viết về nguyên do đơn vị chúng tôi có danh hiệu cọp đen) khi nhìn thấy dân chúng vui mừng, hớn hở nỗi hân hoan trên từng khuôn mặt đã khiến cho chúng tôi cảm thấy hãnh diện và cùng chung niềm vui. Điều đáng nói là trước đây dân chúng tại địa phương này dành nhiều hảo cảm cho những tên giặc cộng và không mấy thân thiện với Quân đội VNCH, nhưng qua hiện tương hôm nay họ đã nhận ra được thực tế là ai đã xả thân, hy sinh cả những riêng tư cuả chính mình để bảo vệ đời sống, gìn giữ sản nghiệp cho họ -Chính nghiã và tà ma đã đứng hẳn thành hai lằn ranh rõ rệt.
Những ngày sau đó, Tiểu đoàn 44 Biệt Động quân thi hành nhiệm vụ bảo vệ nội thành Cần-Thơ, truy quét những tên đặc công, du kích xâm nhập hoặc ngoan cố nằm lỳ, hoặc do đơn vị chúng tan tác không ai chỉ huy nên không biết đường nào để rút chạy về bưng biền. Trong nhiệm vụ truy diệt này chỉ xẩy ra một vài đụng độ nhỏ. Đáng kể là trong lúc TĐ44 BĐQ tiến vào khu vục Cả Đài đã bị địch dùng đại liên bắn xối xả ngay khi toán khinh binh vừa tiến đến gần cổng chính của ấp. Ấp này kế cận ngay BTL/ QĐVI, cách trường trung học Phan Thanh Giản khoảng hơn hai trăm mét. Tôi cho lệnh tất cả đơn vị dừng lại, bố trí quan sát và chờ. Đồng thời toán thám báo cuả Tiểu đoàn được điều động lên, cử ba chiến sĩ gan dạ, phản ứng nhanh nhẹn, bò lên gần nơi chúng vừa bắn đại liên. Thám báo đã phát giác ổ đại liên địch được đặt trên căn gác hai ngôi nhà lầu cuả Trung tá Nguyễn Văn Khương- Tham mưu trưởng SĐ 21 BB. Liền ngay đó toán súng nặng đại bác không giật 57 ly được đưa lên cho Thám báo xử dụng. Chỉ cần có một phát đại bác 57 ly bắn chính xác vì cách địch không quá 40 mét, ổ đại liên địch bị phá huỷ hoàn toàn. Toán thám báo xung phong bắn hạ thêm hai tên, cũng là lúc toàn đơn vị xung phong quét nốt những tên chạy không kịp. Lục xoát ngôi nhà và xung quanh, đếm thêm 5 xác VC chêt ngoài vườn và đồng thời cũng bắt sống được 5 tên vừa khỏe mạnh vừa bị thương trốn trong vườn nhà dân chúng. Tiểu đoàn đã đã giải giao số VC bị bắt sống tại trận cho Tiểu Khu Phong Dinh để tiếp tục nhiệm vụ tiến sâu vào trong ấp Cả Đài, tiến sâu vào trung tâm ấp Cả Đài. Đây là khu vực có đời sống sung túc, nhà cửa khang trang, cây xanh tươi tốt với một cái hồ khá rộng. Trên đường tiến chiếm, lục soát đơn vị chúng tôi không gặp sự kháng cự nào của địch. Chúng đã bỏ chạy từ trước, nhưng anh em binh sĩ vẫn tìm thấy rải rác tại những mảnh vườn, đó đây vài xác chết của VC bỏ lại. Tổng cộng đếm được 7 tử thi.
Tình hình tại đây đã trở lại an ninh, vào các ngày 5 và 6 tết. Tiểu đoàn 44 BĐQ có nhiệm vụ bảo vệ các yếu điểm trong tỉnh lỵ và bố trí quân tại Rạch Ngỗng, cách trường Đại học Cần-Thơ khoảng một ngàn mét. Qua hai ngày nói trên, tình hình tại đây đã hoàn toàn yên tĩnh. Xế trưa ngày mồng 6 tết, đơn vị chúng tôi được lệnh di chuyển về vị trí đóng quân mới ở gần đài phát thanh Cần-Thơ, dọc theo quốc lộ 4 hướng về phía Cái-Răng. Như vậy là sau một tuần TĐ44 BĐQ hành quân không ngơi nghỉ đã hoàn thành nhiệm vụ truy quét, đánh đuổi những đơn vị Cộng Sản lớn nhỏ, đặc công xâm nhập ẩn trốn, nay đã mang lại cho Cần-Thơ tình trạng an ninh. Suốt thời gian tham dự công việc tiễu trừ cộng sản, mặc dù có nguy hiểm, mệt nhọc vất vả nhưng không nhất thiết đã hoàn toàn chỉ có thế, đơn vị chúng tôi cũng đã được đền bù bằng sự chào đón nồng nhiệt của đồng bào địa phương. Ngoài ra anh em binh sĩ cũng đã có được vài giây phút vui nhỏ, như trong lúc hành quân lục soát, bắt được mấy tên tù binh, khi khai thác sơ khởi trước khi giải giao. Chúng khai bằng những lời lẽ thật ngô nghê: "Chúng em đâu có nhận lệnh chiến đấu, chỉ được trên nói cho biết là Cần-thơ đã giải phóng, anh em (cán binh CS) vào tiếp quản thành phố và ăn têt vui xuân thắng lợi với nhân dân. Giờ đây tết không có mà nhân dân cũng đâu có thấy chỉ có bị các anh (BĐQ) đánh chạy không kịp, xém chết. Bị các anh bắt đâu biết gì mà khai, các anh thương thì chúng em nhờ". Tôi quan sát những binh sĩ VC bị bắt sống, đang ngồi bệt dưới đất trước mặt ông sĩ quan ban 2, và nhận ra mấy ông lính "nhóc" này quả thật còn quá "sữa" chỉ chừng 15- 16 là cùng. Đáng thương cho thân phận những đứa trẻ, dại khờ để cho bọn Việt cộng xúi dục, lăn vào chỗ chết.
12 giờ trưa ngày mồng 6 tết, Tiểu đoàn đưọc lệnh ứng chiến tại chỗ, làm lực lượng trừ bị sẵn sàng hành quân tiếp ứng khi có lệnh. Lúc này toàn thể trung đoàn 31/SĐ21 BB do Trung tá Trung đoàn trưởng Lê Văn Hưng chỉ huy đang hành quân tảo thanh lực lượng Việt Cộng tại vòng đai ngoài của tỉnh Cần-thơ. Đồng thời Bộ TTM/ QLVNCH quyết định tăng cườnglực lượng cho Vùng 4 chiến thuật. Lữ Đoàn B TQLC, do Lữ đoàn trưởng Trung tá Tôn Thất Soạn chỉ huy, cũng đã có mặt để phối hợp truy quét những đơn vị cộng sản vẫn còn vẫn còn ẩn náu quanh quẩn vòng ngoài của thành phố Cần-thơ. Tôi đã ghé Bộ chỉ huy cuả Trung tá Soạn để thăm và nhân dịp ông có yêu cầu tôi thuyết trình cho ông nghe về tình hình hoạt động của địch để ông có thể so sánh với những tin tức đã được thông báo đặng có thể tìm ra phương cách đánh địch hữu hiệu hơn. Vừa về tới đơn vị, tôi được báo cáo tình hình từ sĩ quan truyền tin là TĐ2/ 31/ BB bị phục kích dọc theo hai bờ kinh Rau Răm. Đơn vị bạn bị thiệt hại khá nặng. Một số chiến sĩ bị thương vong trong đó có Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng vào lúc 5 giờ 30 ngày mồng 6 tết. Ngay lúc đó TĐ44 BĐQ cũng nhận được lệnh từ BCH nhẹ của SĐ21 BB là cho đơn vị tiến thẳng về hướng tây bắc. Khi nhận lệnh, tôi cảm thấy rất ái ngại vì thời gian lúc này đã xẩm tối và mục tiêu sắp đến là vùng đất rậm rạp, một khoảng vườn cây ăn trái, một khoảng là ruộng xình. Hướng tiến quân trước mặt chỗ cao chỗ thấp, chỗ tối chỗ sáng, nhấp nhô như những làn sóng; hơn nữa sắp vào muà gặt, ruộng lúa thân cây đã cao, chưa kể nhựng rặng cây Châm Bầu giăng ngang như bức tường thành chặn lối. Cặp hai bên hướng tiến của TĐ44BĐQ chằng chịt những con rạch lớn nhỏ, tàng lá bao phủ kín cả một khoảnh trời. Tóm lại địa thế hoàn toàn không có một chút lợi thế nào cho ta nếu chạm địch, tuy nhiên lệnh thì vẫn phải thi hành.
Cả hai yếu tố thời gian và địa thế như đã mô tả. Tôi bắt buộc phải cho áp dụng đội hình hành quân chữ U lộn ngược (dường như hầu hết các vị chỉ huy cấp TĐ thường hay xử dụng đội hình này trong nhiều cuộc hành quân với địa thế miền tây). Tôi ra lệnh cho sĩ quan tiền sát (PB) lập ngay các hoả tập tiên liệu trên đường tiến quân đặng xử dụng khi cần. Trong lúc tiến quân, lệnh im lặng vô tuyến được thi hành tuyệt đối, chỉ lên máy khi nào đơn vị chạm địch. Mặc dù đã cẩn trọng đến mức tối đa nhưng khi Cọp đen 44 rời khỏi tuyến xuất phát được chừng 700-800 mét thì địch quân dùng B40, B41, đại liên 50mm hạ càng cùng tất cả các loại vũ khí cá nhân của chúng bắn xối xả vào đội hình của Tiểu đoàn. Tuy nhiên cũng chính nhờ những bờ ruộng che chắn trước mặt nên Tiểu đoàn 44 BĐQ đã kịp thời bố trí, đánh trả quyết liệt. Từ tuyến ẩn nấp địch hô xung phong vang dội, anh em chờ để đốn ngã những tên ló đầu lên, nhưng chờ mà vẫn chẳng thấy tên nào rời khỏi chỗ ẩn nấp. Cường độ giao tranh tuy có mạnh nhưng chúng tôi cũng chưa bị thiệt hại gì đáng kể ngoài 2 chiến sĩ bị thương ngay sau khi chúng khai hỏa.
Tư lệnh phó sư đoàn 21 BB trên trực thăng chỉ huy (C&C) nhìn xuống thấy hỏa lực địch bắn về phía Biệt động Quân rất mãnh liệt, đạn lửa như những làn sóng từng luồng nối tiếp, tưởng như cả một màn lửa đang phủ trên lưng những người lính mũ nâu. Ông đã nghĩ TĐ44 BĐQ chắc chắn là bị thiệt hại nặng. Ngay cả tôi, phút ban đầu tôi cũng đã nghĩ đến điều này bởi vì trận chiến, địa thế do chúng đã chọn sẵn chỉ nằm chờ chúng tôi đến là dùng tối đa hỏa lực để diệt gọn như ý định chúng "hạ quyết tâm" là giết thật nhanh thật gọn cho đến người lính cuối cùng của đơn vị Cọp đen. Điều này cũng dễ hiểu, vì chúng tôi vốn là khắc tinh của Tiểu đoàn Tây đô (đơn vị chủ lực miền tây nói chung và cuả tỉnh Cần-thơ nói riêng) vì lần đụng độ nào chúng cũng bị thua nặng. Gần đây nhất là vào khoảng giữa tháng 11 năm 1967, Tây đô VC đã đột kích đêm vào vị trí đóng quân đêm của ĐĐ4/44 BĐQ tại rạch Kiết, phía bắc Ô-Môn. Tưởng đã ăn chắc, chẳng dè ĐĐ4/44 BĐQ đã có nghiên cứu trước địa thế vị trí trú quân đêm. Khi tiếng bộc phá đầu tiên phát nổ thì anh em chiến sĩ đã phản ứng thật nhanh chóng. Từ các hầm hố phòng thử vững chắc, ta đã khoá cứng những đuợc đợt tấn công, để rồi chúng phải chém vè để lại 12 xác chết đồng bọn, đặc biệt trong đó có xác tên Tiểu đoàn trưởng của chúng và 9 súng cá nhân (AK47 bá xếp cuả đặc công).
Trở lại với trận đánh, tối ngày mồng 6 tết Mậu Thân. Lần này cũng vậy, toàn thể đơn vị đã bám sát lấy những vị trí bảo vệ thiên nhiên là các bờ ruộng cao và dày, đồng thời tôi đã yêu cầu Bộ Chỉ Huy Hành Quân cho tôi xử dụng tối đa hoả lực pháo binh bắn liên tục trên vị trí hầm hố của chúng, và chỉ cách tuyến bố trí cuả chúng tôi không quá 100 mét (chính xác là 70). Dưới hỏa lực của pháo binh ta, Việt cộng hô xung phong vang dậy nhiều lần nhưng đợi mãi không thấy thằng nào nhô đầu lên. Tôi đã quyết định pháo binh bắn sâu sau lưng địch cũng là lúc cho lệnh đơn vị xung phong. Tiếng hô Biệt động Sát, sát. Tiếng tu huýt cá nhân thổi dường như át hẳn tiếng súng. Địch bung khỏi hầm và chạy thục mạng, lẩn vào đêm tối. Chúng rút về hướng tây bắc, thời gian giao chiến uớc chừng 40 phút. Tiếng súng cá nhân đã im, nhường lại cho đại pháo 105mm, bắn đuổi theo truy diệt.
Kiểm điểm sơ khởi, Địch bỏ xác tại chỗ 39 tên, vũ khí ta tịch thu đuợc 1 đại liên 50mm gồm cả chân ba càng âm sâu xuống mặt đất, 2 súng B40 và12 súng cá nhân. Về phiá chúng tôi -Tiểu đòan 44 Cọp Đen- tổn thất 6 binh sĩ tử thương và Trung uý Đoàn văn Chớ (k20 VBQGVN), Đại đội trưởng ĐĐ2/44. Đồng thời qua khai thác một tù binh bắt sống, được biết lực lượng của chúng ém tại đây gồm TĐ Tây đô và TĐ307. Nếu không đụng độ với BĐQ, trong đêm đó chúng sẽ mò vào đánh chiếm đài phát thanh một lần nữa. Nhưng mưu định này đã bị chúng tôi đập tan. Ngay lúc đó lệnh cuả BCH/HQ: cho một đứa con về giữ Đài phát thanh. Tôi đã cử Trung Uý Nguyễn Văn Măng (cùng khóa với Cố Trung uý Chớ), Đại Đội Trưởng ĐĐ 4/44 BĐQ, rời tiểu đoàn, đem đơn vị quay về ngay để thi hành nhiệm vụ này, đồng thời Tiểu đoàn (-) đóng quân đêm tại chỗ.
Sáng ngày mồng 7 tết Mậu Thân, chúng tôi lại tiếp tục nhiệm vụ hành quân lục soát về hướng Tây, Tây bắc dọc theo hai bên bờ kinh Rau Răm, kinh Lò rèn. Địa thế cũng chẳng khá hơn các mục tiêu đi hôm qua, cũng rậm rạp; kinh rạch như màng nhện giăng, nhà cửa dân chúng san sát, cây trái xum xuê, đủ mọi loại hoa quả như saboche, cam, buởi mận v.v. Đời sống kinh tế có vẻ khá giả. Cũng vì vậy mà một đìều bực mình đã xẩy ra khiến tôi nổi giận. Mặc dù tôi đã ra lệnh tuyệt đối không được đụng đến bất cứ thứ gì của dân nhưng vẫn có một binh sĩ ham trái cây ngon, đã leo lên hái để VC bắn xẻ rớt xuống như trái chín rụng. Buổi chiều cùng ngày, tiểu đoàn đã lục xoát đến Miễu Ông. Trong lúc đang lục xoát mục tiêu, được báo, đơn vị bạn (cũng là đơn vị cũ của tôi) là tiểu đoàn cọp Ba đầu Rằn 42 BĐQ cũng thi hành nhiệm vụ như chúng tôi, đã đến. Dừng lại chốc lát để gặp nhau mừng vui, gặpThiếu tá Chung Thanh Tòng TĐT/TĐ42 BĐQ, chúng tôi xiết chặt tay mừng chiến thắng. Một số anh em chiến sĩ gần đó thấy tôi cũng quên cả kỷ luật, họ reo to và chạy nhanh đến với tôi. Quả thật tôi nhận ra không có tình thân nào khắng khít và thương yêu như tình chiến hữu gặp nhau trong lúc lửa đạn vừa dứt, vui vì chiến thắng và cũng mừng nhìn thấy nhau vẫn còn. Tiểu đoàn 44 Biệt động Quân bố trí phòng thủ taị Miễu Ông.
Suốt thời gian hai đơn vị đóng quân, tình hình yên tĩnh, duy nhất có một lần TĐ42 BĐQ bố phòng cách xa Miễu Ông về hướng tây nam một cây số bị địch pháo kích gây rối nhưng vô sự. Sáng ngày 11 tết (tháng giêng năm Mậu Thân) Tiểu đoàn 44 Biệt động quân tiếp tục thực hiện nhiệm vụ hành quân lục soát Miễu Ông, hai bờ kinh Lò Rèn. Điều gây khó khăn, chậm chạp cho việc tiến quân do địa thế gây ra. Trên bờ thì cây cối, giây leo rậm và chằng chịt, dưới nuớc thì rạch sâu, chiều ngang không thể nhảy qua. Muốn lục soát cả hai bên binh lính phải lội qua, lội lại. Những yếu tố này đã trở ngại không ít cho ta mỗi khi phát hiện ra bọn du kích địa phương. Đa số chúng lủi thoát.
11.00 giờ ngày 11 tết, Tiểu đoàn đuợc lệnh dừng lại, an ninh bãi đáp để Tư Lệnh QĐVI+ QKVI, Thiếu Tướng Nguyễn Đức Thắng xuống thăm đơn vị. Đến đây thiết tưởng tôi cũng nên viết một vài điều đặc biệt về vị Tư Lệnh Quân Đoàn. Ông đã ra lệnh và đã từng khiển trách nặng những vị sĩ quan đơn vị trưởng ra đón lúc ông đến thăm lý do các vị này không trang bị đầy đủ nón sắt, áo giáp, bi đông nước -Tóm lại ngoài súng đạn, phải mang theo tất cả những gì cần cho việc tác chiến, xẻng, cuốc). Ông khiển trách vì cho rằng họ đã không tuân lệnh và thiếu gương mẫu với cấp dưới. Từ kinh nghiệm này, tôi cùng những sĩ quan của tiểu đoàn ra đón ông đã trang bị đầy đủ tất cả những trang cụ mà ông đã chỉ thị.
11giờ 30, trực thăng đến, tôi ra đón ông tại bãi đáp. Sau thủ tục trình diện thượng cấp, Tướng Tư lệnh bắt tay tôi. Ông quan sát tôi, các sĩ quan đứng sau lưng tôi, ông nói: "Các chú phải trang bị như vậy mới được, cần nêu gương cho các anh em binh sĩ trong đơn vị noi theo và có thể tự lo cho mình được khi cần. Tôi thành thật khen ngợi các anh em đã lập được chiến công góp phần nhanh chóng bẻ gẫy kế hoạch của đối phương, bảo vệ được an ninh cho đồng bào. Chú lo bảo vệ vòng ngoài, còn vòng trong tôi đã ra lệnh cho nhân viên các cấp thuộc mọi cơ quan phải lo an ninh nội thành." Nói xong, ông quay lưng ra trực thăng bay đi nơi khác. Nhìn theo ông Tư lệnh Vùng dáng cao to, trong bộ quân phục rộng thùng thình, không sửa, không cả ủi thẳng nếp, bước lên máy bay, tôi chợt thấy niềm vui và hãnh diện vì đơn vị của mình đã góp công nhỏ tiêu diệt giặc cộng và thay vì bị rầy la thì cả đơn vị đã được ngợi khen.
Ngày 12 tết, lúc 9giờ00 sáng, tiểu đoàn nhận được lệnh: Chuẩn bị rời vị trí đóng quân rạch Ngỗng, tỉnh Cần-thơ để chuyển về hành quân tại Rạch-Giá. Tiểu đoàn 44 BĐQ đã hoàn thành nhiệm vụ giải tỏa áp lực và quét địch ra khỏi nội thành tỉnh Cần-Thơ.
Vậy là sau cái gọi là Chiến dịch Tổng công kích tổng nổi dậy tết Mậu Thân của Cộng sản VN, với 12 ngày quần thảo chúng đã bị QLVCH trong đó có TĐ44 BĐQ bẻ gẫy và tiêu diệt phần lớn lực lượng, nhất là thành phần chủ lực của cái "Mặt trận giải phóng miền nam", gần như bị xoá tên. Riêng đơn vị BĐQ mà cộng sản miền tây đặt cho, cái tên "Cọp đen" đã góp phần đáng kể trong chiến công đánh đuổi, truy diệt những ổ cộng sản tạm chiếm, đóng chốt trong thị xã Cần-Thơ, và đáng kể hơn là cũng trong dịp này Biệt Động Quân trong dịp này cũng đã gây đuợc niềm tin và lòng ưu aí của đồng bào Tây Đô.
***
Thời gian lặng lẽ trôi qua mới đó mà đã 41 năm vào dĩ vãng. Giờ đây, tôi ngồi ghi lại những kỷ niệm với nỗi lòng hoài niệm, biết bao vật đổi sao dời! Nhớ đến những bạn bè, chiến hữu đã vĩnh biệt, đã nằm xuống cho quê hương truờng tồn và ngay cả những đồng bào, mà chúng tôi-người lính chiến- đã xả thân bảo vệ, có còn cuộc sống bình yên? Nơi này, chốn tha hương, chúng tôi những người còn sống sót sau những oán thù đoạ đầy vẫn một lòng thương tiếc và sẽ chẳng thể nguôi quên. Vĩnh viễn chẳng bao giờ quên bạn bè chiến hữu..!!!.
BĐQ HỒ VIẾT LƯỢNG
TIỂU ĐOÀN 44 BIỆT ĐỘNG QUÂN
***
Phụ chú:
II/- Tiểu đoàn 44 BĐQ đã được các vị sĩ quan sau đây chỉ huy (Tiểu Đoàn Trưởng):
1- Đại uý Nguyễn Văn Dần (đã hy sinh với cấp bậc Thiếu Tá)
2- Đại uý Nguyễn Văn Huy (cấp bậc sau cùng Đại tá)
3- Đại uý Hồ Viết Lượng (Chỉ huy đánh trận Mậu Thân tại Cần-Thơ - Trung tá)
4- Đại uý Hoàng Đình Mẫn (?)
5- Đại uý Nguyễn Ngành (Hy sinh - Thiếu tá)
6- Đại uý Nguyễn Nghênh (Hy sinh).
7- Và, còn một số các vị Tiểu đoàn trưởng sau này tôi không nhớ hoặc không đuợc biết.Viết lại những kỷ niệm cuả thời gian máu lửa chiến tranh để đốt nén hương tưởng niệm cho, bằng hữu, cho những chiến sĩ đã hy sinh, nếu có điều gì sơ xuất, thiếu xót cũng mong các niên trưởng rộng lòng tha thứ.
Quận Cam, những ngày nhớ bạn.
Tiểu đoàn 44 BĐQ đang trú đóng tại vòng đai bảo vệ sân bay Sóc Trăng thì đuơc lệnh trực thăng vận về quận Long Mỹ lúc 14.00 giờ ngày 29 tết âm lịch (năm Mùi). Qua sáng hôm sau, tôi quyết định tổ chức một cuộc hành quân nhỏ nhằm mục đích thám sát địa thế của vùng đóng quân, phạm vi hành quân khoảng 4 tới 5 km, để tìm hiểu sinh hoạt của địch. Ngoài ra cũng xác định tin tức chúng tôi đã được thông báo, tình hình an ninh cuả quận không được tốt. Vì thế tôi đã lưu ý toàn thể đơn vị phải luôn luôn đề cao cảnh giác, đề phòng địch tấn công, đột kích bất cứ lúc nào nhất là khoảng thời gian đêm tối hay lúc rạng đông v.v.
Trưa ngày 30 tháng chạp năm Mùi (ba mươi tết), tôi nhận đuợc lệnh từ Chuẩn tướng Nguyễn văn Minh, Tư Lệnh SĐ21 BB: TĐ44 BĐQ chuẩn bị để sẵn sàng hành quân. Tuy nhiên, tình hình vẫn an ninh và chưa có dấu hiệu gì bất tường trong vùng trách nhiệm cuả chúng tôi. Các vị sĩ quan Đại Đội trưởng đã đề nghị với tôi là gần chỗ đóng quân của đơn vị có một ngôi chùa, có cái đầu lân rất lớn. Trong khi chờ đợi, chúng ta nên làm công tác dân vận, tổ chức vui xuân cùng với dân điạ phương bằng cách mượn đầu lân về để anh em binh sĩ muá lân cho mọi người cùng vui ngày đầu năm và cũng sẽ cho đốt pháo theo truyền thống dân tộc nếu không có lệnh cấm. Tôi cũng dự định nếu tình hình vẫn tiếp tục yên lành theo đúng tinh thần hưu chiến ba ngày tết, tôi sẽ chấp thuận đề nghị, nhưng:
Đến đêm 30 tết, khoảng gần giao thừa (gần 12giờ.00), Trung tá Lê văn Hưng, Trung đoàn trưởng TRĐ31 SĐ21 BB, từ Bộ chỉ huy cuả ông tại tỉnh Chương Thiện gọi báo cho biết: Việt cộng bắt đầu tấn công vào các thành phố ở Miền Trung (Vùng II CT và Vùng I CT). Bộ TTM/ QLVNCH đã ra lệnh đặt quân đội trong tình trạng báo động. Tuy nhiên, qua sáng ngày hôm sau (mồng một tết), dân chúng vẫn chưa hay biết gì nên vẫn cứ tiếp tục vui Xuân, nổ pháo nổ vang trời để đón mừng năm mới. Xuân Mậu Thân,đã bắt đầu về với quê hương. Tôi cũng cho phép anh em binh sĩ trong đơn vị từng toán nhỏ thay phiên nhau ra vui Xuân cùng với đồng bào từ 9giờ 30. Không khí thắm tình quân dân. Nhưng đến đúng 12giờ 30 thì TĐ44 BĐQ được lệnh trực thăng vận về Cần Thơ để đánh đuổi quân Việt cộng đã xâm nhập thành phố và đang uy hiếp nặng nề Tây đô cuả chúng ta.
Đúng 1giờ00 chiều, Tiểu đoàn 44 BĐQ được đổ bộ xuống sân bay 31 (phi trường L19). Tôi liên lạc với Đại tá Nguyễn Ngọc Điệp, Tư lệnh phó SĐ21BB, chỉ huy Bộ Tư lệnh nhẹ sư đoàn đặt tại Cơ sở Thiếu Nhi, kế cận BTL/ QĐVI- QKVI.
Tôi nhận lệnh đưa quân vào trung tâm thành phố Cần-Thơ để từ đây chuẩn bị tung các đại đội thi hành nhiệm vụ truy quét, lùng diệt các mục tiêu đã bị đặc công Cộng sản xâm nhập: Xóm cầu Tham Tướng, ấp Cả Đài, rạch Ngỗng và hai bên bờ kinh Cây khế. BCH/TĐ tạm thời qua đêm tại dinh tỉnh trưởng Cần-thơ. Bên trong khuôn viên toà tỉnh thì rất nhộn nhịp, tấp nập đủ các binh chủng, Bộ binh, Thiết Giáp, Biệt Động Quân và các đơn vị Điạ phương quân, đang chuẩn bị ráo riết kế hoạch, phối hợp đánh đuổi Việt cộng ra khỏi Cần-thơ.
Nguợc lại bên ngoài thành phố lạnh vắng chỉ có tiếng súng lớn nhỏ đang vang rền khắp nơi, khói súng hoà trộn với khói nhà cháy bay vào không trung vần vũ, mờ mịt. Tối mồng một tết, tôi ra lệnh cho các đại đội âm thầm di chuyển, giữ im lặng vô tuyến, chỉ liên lạc khi cần, tíến chiếm các mục tiêu đã chỉ định. Cũng trong lúc này, tôi đã gặp Trung tá Sơn Thương, Liên đoàn trưởng LĐ4 BĐQ nhưng cũng chẳng nói đuợc gì với nhau nhiều. Tình hình chiến sự cấp bách ai cũng đang phải cố gắng bằng mọi cách để hoàn thành nhiệm vụ cuả mình. Đơn vị nào cũng phải lo chu toàn trách nhiệm sao cho nhanh chóng giải quyết tình hình đang như dầu sôi trong khu vực đuợc giao, đặc biệt ai cũng gần như tư lo toan gánh vác, chẳng ai nương dựa vào người nào được, ngoài ra còn phải luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng để nơi nào có nhu cầu mà mình đuợc giao là phải đối phó ngay. Tóm lại là đơn vị tham dự Hành quân 24/24, không còn một khoảng thời gian trống.
Các đơn vị thuộc TĐ 44 BĐQ (đại đội) trên đường truy quét không đụng độ lớn với địch, chỉ ở mức độ lẻ tẻ không đáng kể. Nhưng qua ngày mồng 2 tết, Tiểu đoàn nhận lệnh phối hợp với Thiết giáp, bộ binh để hành quân tái chiếm đài phát thanh Cần-Thơ hiện đang do Tiểu đoàn Tây Đô Việt cộng được tăng cường khoảng chừng hơn một đại đội đặc công của cộng sản chiếm giữ. Ngoài ra chúng còn bố trí đào hầm, cố thủ ở ngoài phạm vi đài phát thanh chu vi khá rộng ngay từ lúc chúng xâm nhập vào Tây đô của chúng ta.
Tiểu đoàn 44 BĐQ xuất phát từ cầu Tham Tướng, chia làm hai cánh. Cánh thứ nhất gồm các đại đội 2+4 đánh thẳng vào đài phát thanh, chuà Cao Đài do Đại uý Tiểu đoàn phó Hoàng Đình Mẫn chỉ huy. Cánh thứ 2 gồm các đại đội 1+3 được sự điều động, chỉ huy cuả Thiếu tá Tiểu đoàn Trưởng, tấn công từ hướng đông tức sau lưng đài phát thanh. Từ hướng Tây nam TĐ 2/31/ SĐ 21 BB tấn công vào bên hông của đài phát thanh. Trên đường tiến quân, TĐ2/31 BB đã chạm súng với tiểu đoàn Tây đô của địch rất mạnh. Trên hệ thống truyền tin, tôi đuợc biết, đơn vị bạn đã có một số anh em bị thương vong.
Trong khi đó hướng tấn công của tiểu đoàn 44 BĐQ cũng đang gặp sự kháng cự mãnh liệt. Việt cộng chống trả bằng đủ mọi thứ súng AK.47, trung liên RPD, và B.40. Chúng bắn xối xả về phía ta với ý định cố tử thủ để giữ vững những nơi chúng tạm chiếm. Các đại đội đã phải chia thành từng toán nhỏ, đánh lấn dần lấy lại từng bờ mương, từng thửa đất, góc chùa, với sự yểm trợ hữu hiệu, chính xác của không quân, pháo binh và với những đợt xung phong dũng mãnh của mũ nâu. Việt cộng chiụ không nổi, chúng đành phải rút chạy về hướng Tây bắc, ẩn nấp dọc theo bờ kinh Rau Răm, rạch Ngỗng với âm mưu tái xâm nhập, chiếm đài phát thanh lần thứ hai. Trên đường rút chạy địch bỏ lại một số xác chết, đếm đuợc 32 tử thi, vũ khí ta tịch thu của địch gồm có 9 AK 47, 2 súng B40 và một trung liên RPD cùng rất nhiều đạn dược, lựu đạn v.v. Biệt động quân thiệt hại so với địch không đáng kể, chỉ có 6 chiến sĩ hy sinh trong đó có một thượng sĩ và 11 người bị thương nặng nhẹ. Xẩm tối cùng ngày, quân lực VNCH đã hoàn toàn kiểm soát đài phát thanh và vùng phụ cận.
Sáng mồng 3 và mồng 4 tết Tiểu đoàn 44 BĐQ với BCH/ TĐ đóng tại trường trung học Phan thanh Giản để điều động các đại đội tiếp tục lục soát các mục tiêu đã nói trên và tảo thanh truy diệt những ổ đặc công Cộng sản còn rải rác trong thành phố. Thời gian từ mồng 1, 2, 3, tất cả mọi sinh hoạt của dân chúng gần như hoàn toàn ngưng đọng vì chiến sự. Các hàng quán buôn bán lớn nhỏ đều đóng cửa để tránh tên bay đạn lạc. Mọi hoạt đông trên đường phố tấp nập tới lui đều của các phương tiện quân sự di chuyển tải thương, tiếp tế bổ sung cho tiền tuyến v.v. Và, mãi đến trưa ngày mồng 4 tết, giặc đã bị đẩy ra xa, dân chúng phần nào hoàn hồn. Một vài người mở cửa rụt rè thò đầu ra ngoài quan sát tình hình, thấy êm, họ thông báo cho nhau. Lần lượt các tư gia, các tiệm buôn lớn nhỏ đều mở rộng cửa. Thay vì bán hàng, đồng bào hè nhau tiếp đón, hoan hô uỷ lạo các chiến sĩ VCNH đã giải toả đánh đuổi giặc cộng ra khỏi Thủ Đô miền tây.
Tưởng cũng nên nhắc lại một kỷ niệm khó quên của quân nhân các cấp thuộc tiểu đoàn 44 biệt động quân khi chúng tôi di chuyển trên các đường phố ấp, xã thuộc tỉnh Cần-thơ. Tới đâu, dân chúng hai bên lộ đã đem rất nhiều thực phẩm từ các loại bánh đến hoa quả trao tặng và vui mừng chào đón chúng tôi. Mặc dù sau nhiều ngày đêm đụng độ với quân cộng sản hầu hết là phải thức trắng đêm từ cuộc hành quân này tiếp qua cuộc hành quân khác. Không nghỉ ngơi dù chỉ là vài giờ -vậy mà trước những ân tình nồng nhiệt của bà con, thay vì nhọc mệt, các chiến sĩ cọp đen (có dịp thuận tiện chúng tôi sẽ viết về nguyên do đơn vị chúng tôi có danh hiệu cọp đen) khi nhìn thấy dân chúng vui mừng, hớn hở nỗi hân hoan trên từng khuôn mặt đã khiến cho chúng tôi cảm thấy hãnh diện và cùng chung niềm vui. Điều đáng nói là trước đây dân chúng tại địa phương này dành nhiều hảo cảm cho những tên giặc cộng và không mấy thân thiện với Quân đội VNCH, nhưng qua hiện tương hôm nay họ đã nhận ra được thực tế là ai đã xả thân, hy sinh cả những riêng tư cuả chính mình để bảo vệ đời sống, gìn giữ sản nghiệp cho họ -Chính nghiã và tà ma đã đứng hẳn thành hai lằn ranh rõ rệt.
Những ngày sau đó, Tiểu đoàn 44 Biệt Động quân thi hành nhiệm vụ bảo vệ nội thành Cần-Thơ, truy quét những tên đặc công, du kích xâm nhập hoặc ngoan cố nằm lỳ, hoặc do đơn vị chúng tan tác không ai chỉ huy nên không biết đường nào để rút chạy về bưng biền. Trong nhiệm vụ truy diệt này chỉ xẩy ra một vài đụng độ nhỏ. Đáng kể là trong lúc TĐ44 BĐQ tiến vào khu vục Cả Đài đã bị địch dùng đại liên bắn xối xả ngay khi toán khinh binh vừa tiến đến gần cổng chính của ấp. Ấp này kế cận ngay BTL/ QĐVI, cách trường trung học Phan Thanh Giản khoảng hơn hai trăm mét. Tôi cho lệnh tất cả đơn vị dừng lại, bố trí quan sát và chờ. Đồng thời toán thám báo cuả Tiểu đoàn được điều động lên, cử ba chiến sĩ gan dạ, phản ứng nhanh nhẹn, bò lên gần nơi chúng vừa bắn đại liên. Thám báo đã phát giác ổ đại liên địch được đặt trên căn gác hai ngôi nhà lầu cuả Trung tá Nguyễn Văn Khương- Tham mưu trưởng SĐ 21 BB. Liền ngay đó toán súng nặng đại bác không giật 57 ly được đưa lên cho Thám báo xử dụng. Chỉ cần có một phát đại bác 57 ly bắn chính xác vì cách địch không quá 40 mét, ổ đại liên địch bị phá huỷ hoàn toàn. Toán thám báo xung phong bắn hạ thêm hai tên, cũng là lúc toàn đơn vị xung phong quét nốt những tên chạy không kịp. Lục xoát ngôi nhà và xung quanh, đếm thêm 5 xác VC chêt ngoài vườn và đồng thời cũng bắt sống được 5 tên vừa khỏe mạnh vừa bị thương trốn trong vườn nhà dân chúng. Tiểu đoàn đã đã giải giao số VC bị bắt sống tại trận cho Tiểu Khu Phong Dinh để tiếp tục nhiệm vụ tiến sâu vào trong ấp Cả Đài, tiến sâu vào trung tâm ấp Cả Đài. Đây là khu vực có đời sống sung túc, nhà cửa khang trang, cây xanh tươi tốt với một cái hồ khá rộng. Trên đường tiến chiếm, lục soát đơn vị chúng tôi không gặp sự kháng cự nào của địch. Chúng đã bỏ chạy từ trước, nhưng anh em binh sĩ vẫn tìm thấy rải rác tại những mảnh vườn, đó đây vài xác chết của VC bỏ lại. Tổng cộng đếm được 7 tử thi.
Tình hình tại đây đã trở lại an ninh, vào các ngày 5 và 6 tết. Tiểu đoàn 44 BĐQ có nhiệm vụ bảo vệ các yếu điểm trong tỉnh lỵ và bố trí quân tại Rạch Ngỗng, cách trường Đại học Cần-Thơ khoảng một ngàn mét. Qua hai ngày nói trên, tình hình tại đây đã hoàn toàn yên tĩnh. Xế trưa ngày mồng 6 tết, đơn vị chúng tôi được lệnh di chuyển về vị trí đóng quân mới ở gần đài phát thanh Cần-Thơ, dọc theo quốc lộ 4 hướng về phía Cái-Răng. Như vậy là sau một tuần TĐ44 BĐQ hành quân không ngơi nghỉ đã hoàn thành nhiệm vụ truy quét, đánh đuổi những đơn vị Cộng Sản lớn nhỏ, đặc công xâm nhập ẩn trốn, nay đã mang lại cho Cần-Thơ tình trạng an ninh. Suốt thời gian tham dự công việc tiễu trừ cộng sản, mặc dù có nguy hiểm, mệt nhọc vất vả nhưng không nhất thiết đã hoàn toàn chỉ có thế, đơn vị chúng tôi cũng đã được đền bù bằng sự chào đón nồng nhiệt của đồng bào địa phương. Ngoài ra anh em binh sĩ cũng đã có được vài giây phút vui nhỏ, như trong lúc hành quân lục soát, bắt được mấy tên tù binh, khi khai thác sơ khởi trước khi giải giao. Chúng khai bằng những lời lẽ thật ngô nghê: "Chúng em đâu có nhận lệnh chiến đấu, chỉ được trên nói cho biết là Cần-thơ đã giải phóng, anh em (cán binh CS) vào tiếp quản thành phố và ăn têt vui xuân thắng lợi với nhân dân. Giờ đây tết không có mà nhân dân cũng đâu có thấy chỉ có bị các anh (BĐQ) đánh chạy không kịp, xém chết. Bị các anh bắt đâu biết gì mà khai, các anh thương thì chúng em nhờ". Tôi quan sát những binh sĩ VC bị bắt sống, đang ngồi bệt dưới đất trước mặt ông sĩ quan ban 2, và nhận ra mấy ông lính "nhóc" này quả thật còn quá "sữa" chỉ chừng 15- 16 là cùng. Đáng thương cho thân phận những đứa trẻ, dại khờ để cho bọn Việt cộng xúi dục, lăn vào chỗ chết.
12 giờ trưa ngày mồng 6 tết, Tiểu đoàn đưọc lệnh ứng chiến tại chỗ, làm lực lượng trừ bị sẵn sàng hành quân tiếp ứng khi có lệnh. Lúc này toàn thể trung đoàn 31/SĐ21 BB do Trung tá Trung đoàn trưởng Lê Văn Hưng chỉ huy đang hành quân tảo thanh lực lượng Việt Cộng tại vòng đai ngoài của tỉnh Cần-thơ. Đồng thời Bộ TTM/ QLVNCH quyết định tăng cườnglực lượng cho Vùng 4 chiến thuật. Lữ Đoàn B TQLC, do Lữ đoàn trưởng Trung tá Tôn Thất Soạn chỉ huy, cũng đã có mặt để phối hợp truy quét những đơn vị cộng sản vẫn còn vẫn còn ẩn náu quanh quẩn vòng ngoài của thành phố Cần-thơ. Tôi đã ghé Bộ chỉ huy cuả Trung tá Soạn để thăm và nhân dịp ông có yêu cầu tôi thuyết trình cho ông nghe về tình hình hoạt động của địch để ông có thể so sánh với những tin tức đã được thông báo đặng có thể tìm ra phương cách đánh địch hữu hiệu hơn. Vừa về tới đơn vị, tôi được báo cáo tình hình từ sĩ quan truyền tin là TĐ2/ 31/ BB bị phục kích dọc theo hai bờ kinh Rau Răm. Đơn vị bạn bị thiệt hại khá nặng. Một số chiến sĩ bị thương vong trong đó có Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng vào lúc 5 giờ 30 ngày mồng 6 tết. Ngay lúc đó TĐ44 BĐQ cũng nhận được lệnh từ BCH nhẹ của SĐ21 BB là cho đơn vị tiến thẳng về hướng tây bắc. Khi nhận lệnh, tôi cảm thấy rất ái ngại vì thời gian lúc này đã xẩm tối và mục tiêu sắp đến là vùng đất rậm rạp, một khoảng vườn cây ăn trái, một khoảng là ruộng xình. Hướng tiến quân trước mặt chỗ cao chỗ thấp, chỗ tối chỗ sáng, nhấp nhô như những làn sóng; hơn nữa sắp vào muà gặt, ruộng lúa thân cây đã cao, chưa kể nhựng rặng cây Châm Bầu giăng ngang như bức tường thành chặn lối. Cặp hai bên hướng tiến của TĐ44BĐQ chằng chịt những con rạch lớn nhỏ, tàng lá bao phủ kín cả một khoảnh trời. Tóm lại địa thế hoàn toàn không có một chút lợi thế nào cho ta nếu chạm địch, tuy nhiên lệnh thì vẫn phải thi hành.
Cả hai yếu tố thời gian và địa thế như đã mô tả. Tôi bắt buộc phải cho áp dụng đội hình hành quân chữ U lộn ngược (dường như hầu hết các vị chỉ huy cấp TĐ thường hay xử dụng đội hình này trong nhiều cuộc hành quân với địa thế miền tây). Tôi ra lệnh cho sĩ quan tiền sát (PB) lập ngay các hoả tập tiên liệu trên đường tiến quân đặng xử dụng khi cần. Trong lúc tiến quân, lệnh im lặng vô tuyến được thi hành tuyệt đối, chỉ lên máy khi nào đơn vị chạm địch. Mặc dù đã cẩn trọng đến mức tối đa nhưng khi Cọp đen 44 rời khỏi tuyến xuất phát được chừng 700-800 mét thì địch quân dùng B40, B41, đại liên 50mm hạ càng cùng tất cả các loại vũ khí cá nhân của chúng bắn xối xả vào đội hình của Tiểu đoàn. Tuy nhiên cũng chính nhờ những bờ ruộng che chắn trước mặt nên Tiểu đoàn 44 BĐQ đã kịp thời bố trí, đánh trả quyết liệt. Từ tuyến ẩn nấp địch hô xung phong vang dội, anh em chờ để đốn ngã những tên ló đầu lên, nhưng chờ mà vẫn chẳng thấy tên nào rời khỏi chỗ ẩn nấp. Cường độ giao tranh tuy có mạnh nhưng chúng tôi cũng chưa bị thiệt hại gì đáng kể ngoài 2 chiến sĩ bị thương ngay sau khi chúng khai hỏa.
Tư lệnh phó sư đoàn 21 BB trên trực thăng chỉ huy (C&C) nhìn xuống thấy hỏa lực địch bắn về phía Biệt động Quân rất mãnh liệt, đạn lửa như những làn sóng từng luồng nối tiếp, tưởng như cả một màn lửa đang phủ trên lưng những người lính mũ nâu. Ông đã nghĩ TĐ44 BĐQ chắc chắn là bị thiệt hại nặng. Ngay cả tôi, phút ban đầu tôi cũng đã nghĩ đến điều này bởi vì trận chiến, địa thế do chúng đã chọn sẵn chỉ nằm chờ chúng tôi đến là dùng tối đa hỏa lực để diệt gọn như ý định chúng "hạ quyết tâm" là giết thật nhanh thật gọn cho đến người lính cuối cùng của đơn vị Cọp đen. Điều này cũng dễ hiểu, vì chúng tôi vốn là khắc tinh của Tiểu đoàn Tây đô (đơn vị chủ lực miền tây nói chung và cuả tỉnh Cần-thơ nói riêng) vì lần đụng độ nào chúng cũng bị thua nặng. Gần đây nhất là vào khoảng giữa tháng 11 năm 1967, Tây đô VC đã đột kích đêm vào vị trí đóng quân đêm của ĐĐ4/44 BĐQ tại rạch Kiết, phía bắc Ô-Môn. Tưởng đã ăn chắc, chẳng dè ĐĐ4/44 BĐQ đã có nghiên cứu trước địa thế vị trí trú quân đêm. Khi tiếng bộc phá đầu tiên phát nổ thì anh em chiến sĩ đã phản ứng thật nhanh chóng. Từ các hầm hố phòng thử vững chắc, ta đã khoá cứng những đuợc đợt tấn công, để rồi chúng phải chém vè để lại 12 xác chết đồng bọn, đặc biệt trong đó có xác tên Tiểu đoàn trưởng của chúng và 9 súng cá nhân (AK47 bá xếp cuả đặc công).
Trở lại với trận đánh, tối ngày mồng 6 tết Mậu Thân. Lần này cũng vậy, toàn thể đơn vị đã bám sát lấy những vị trí bảo vệ thiên nhiên là các bờ ruộng cao và dày, đồng thời tôi đã yêu cầu Bộ Chỉ Huy Hành Quân cho tôi xử dụng tối đa hoả lực pháo binh bắn liên tục trên vị trí hầm hố của chúng, và chỉ cách tuyến bố trí cuả chúng tôi không quá 100 mét (chính xác là 70). Dưới hỏa lực của pháo binh ta, Việt cộng hô xung phong vang dậy nhiều lần nhưng đợi mãi không thấy thằng nào nhô đầu lên. Tôi đã quyết định pháo binh bắn sâu sau lưng địch cũng là lúc cho lệnh đơn vị xung phong. Tiếng hô Biệt động Sát, sát. Tiếng tu huýt cá nhân thổi dường như át hẳn tiếng súng. Địch bung khỏi hầm và chạy thục mạng, lẩn vào đêm tối. Chúng rút về hướng tây bắc, thời gian giao chiến uớc chừng 40 phút. Tiếng súng cá nhân đã im, nhường lại cho đại pháo 105mm, bắn đuổi theo truy diệt.
Kiểm điểm sơ khởi, Địch bỏ xác tại chỗ 39 tên, vũ khí ta tịch thu đuợc 1 đại liên 50mm gồm cả chân ba càng âm sâu xuống mặt đất, 2 súng B40 và12 súng cá nhân. Về phiá chúng tôi -Tiểu đòan 44 Cọp Đen- tổn thất 6 binh sĩ tử thương và Trung uý Đoàn văn Chớ (k20 VBQGVN), Đại đội trưởng ĐĐ2/44. Đồng thời qua khai thác một tù binh bắt sống, được biết lực lượng của chúng ém tại đây gồm TĐ Tây đô và TĐ307. Nếu không đụng độ với BĐQ, trong đêm đó chúng sẽ mò vào đánh chiếm đài phát thanh một lần nữa. Nhưng mưu định này đã bị chúng tôi đập tan. Ngay lúc đó lệnh cuả BCH/HQ: cho một đứa con về giữ Đài phát thanh. Tôi đã cử Trung Uý Nguyễn Văn Măng (cùng khóa với Cố Trung uý Chớ), Đại Đội Trưởng ĐĐ 4/44 BĐQ, rời tiểu đoàn, đem đơn vị quay về ngay để thi hành nhiệm vụ này, đồng thời Tiểu đoàn (-) đóng quân đêm tại chỗ.
Sáng ngày mồng 7 tết Mậu Thân, chúng tôi lại tiếp tục nhiệm vụ hành quân lục soát về hướng Tây, Tây bắc dọc theo hai bên bờ kinh Rau Răm, kinh Lò rèn. Địa thế cũng chẳng khá hơn các mục tiêu đi hôm qua, cũng rậm rạp; kinh rạch như màng nhện giăng, nhà cửa dân chúng san sát, cây trái xum xuê, đủ mọi loại hoa quả như saboche, cam, buởi mận v.v. Đời sống kinh tế có vẻ khá giả. Cũng vì vậy mà một đìều bực mình đã xẩy ra khiến tôi nổi giận. Mặc dù tôi đã ra lệnh tuyệt đối không được đụng đến bất cứ thứ gì của dân nhưng vẫn có một binh sĩ ham trái cây ngon, đã leo lên hái để VC bắn xẻ rớt xuống như trái chín rụng. Buổi chiều cùng ngày, tiểu đoàn đã lục xoát đến Miễu Ông. Trong lúc đang lục xoát mục tiêu, được báo, đơn vị bạn (cũng là đơn vị cũ của tôi) là tiểu đoàn cọp Ba đầu Rằn 42 BĐQ cũng thi hành nhiệm vụ như chúng tôi, đã đến. Dừng lại chốc lát để gặp nhau mừng vui, gặpThiếu tá Chung Thanh Tòng TĐT/TĐ42 BĐQ, chúng tôi xiết chặt tay mừng chiến thắng. Một số anh em chiến sĩ gần đó thấy tôi cũng quên cả kỷ luật, họ reo to và chạy nhanh đến với tôi. Quả thật tôi nhận ra không có tình thân nào khắng khít và thương yêu như tình chiến hữu gặp nhau trong lúc lửa đạn vừa dứt, vui vì chiến thắng và cũng mừng nhìn thấy nhau vẫn còn. Tiểu đoàn 44 Biệt động Quân bố trí phòng thủ taị Miễu Ông.
Suốt thời gian hai đơn vị đóng quân, tình hình yên tĩnh, duy nhất có một lần TĐ42 BĐQ bố phòng cách xa Miễu Ông về hướng tây nam một cây số bị địch pháo kích gây rối nhưng vô sự. Sáng ngày 11 tết (tháng giêng năm Mậu Thân) Tiểu đoàn 44 Biệt động quân tiếp tục thực hiện nhiệm vụ hành quân lục soát Miễu Ông, hai bờ kinh Lò Rèn. Điều gây khó khăn, chậm chạp cho việc tiến quân do địa thế gây ra. Trên bờ thì cây cối, giây leo rậm và chằng chịt, dưới nuớc thì rạch sâu, chiều ngang không thể nhảy qua. Muốn lục soát cả hai bên binh lính phải lội qua, lội lại. Những yếu tố này đã trở ngại không ít cho ta mỗi khi phát hiện ra bọn du kích địa phương. Đa số chúng lủi thoát.
11.00 giờ ngày 11 tết, Tiểu đoàn đuợc lệnh dừng lại, an ninh bãi đáp để Tư Lệnh QĐVI+ QKVI, Thiếu Tướng Nguyễn Đức Thắng xuống thăm đơn vị. Đến đây thiết tưởng tôi cũng nên viết một vài điều đặc biệt về vị Tư Lệnh Quân Đoàn. Ông đã ra lệnh và đã từng khiển trách nặng những vị sĩ quan đơn vị trưởng ra đón lúc ông đến thăm lý do các vị này không trang bị đầy đủ nón sắt, áo giáp, bi đông nước -Tóm lại ngoài súng đạn, phải mang theo tất cả những gì cần cho việc tác chiến, xẻng, cuốc). Ông khiển trách vì cho rằng họ đã không tuân lệnh và thiếu gương mẫu với cấp dưới. Từ kinh nghiệm này, tôi cùng những sĩ quan của tiểu đoàn ra đón ông đã trang bị đầy đủ tất cả những trang cụ mà ông đã chỉ thị.
11giờ 30, trực thăng đến, tôi ra đón ông tại bãi đáp. Sau thủ tục trình diện thượng cấp, Tướng Tư lệnh bắt tay tôi. Ông quan sát tôi, các sĩ quan đứng sau lưng tôi, ông nói: "Các chú phải trang bị như vậy mới được, cần nêu gương cho các anh em binh sĩ trong đơn vị noi theo và có thể tự lo cho mình được khi cần. Tôi thành thật khen ngợi các anh em đã lập được chiến công góp phần nhanh chóng bẻ gẫy kế hoạch của đối phương, bảo vệ được an ninh cho đồng bào. Chú lo bảo vệ vòng ngoài, còn vòng trong tôi đã ra lệnh cho nhân viên các cấp thuộc mọi cơ quan phải lo an ninh nội thành." Nói xong, ông quay lưng ra trực thăng bay đi nơi khác. Nhìn theo ông Tư lệnh Vùng dáng cao to, trong bộ quân phục rộng thùng thình, không sửa, không cả ủi thẳng nếp, bước lên máy bay, tôi chợt thấy niềm vui và hãnh diện vì đơn vị của mình đã góp công nhỏ tiêu diệt giặc cộng và thay vì bị rầy la thì cả đơn vị đã được ngợi khen.
Ngày 12 tết, lúc 9giờ00 sáng, tiểu đoàn nhận được lệnh: Chuẩn bị rời vị trí đóng quân rạch Ngỗng, tỉnh Cần-thơ để chuyển về hành quân tại Rạch-Giá. Tiểu đoàn 44 BĐQ đã hoàn thành nhiệm vụ giải tỏa áp lực và quét địch ra khỏi nội thành tỉnh Cần-Thơ.
Vậy là sau cái gọi là Chiến dịch Tổng công kích tổng nổi dậy tết Mậu Thân của Cộng sản VN, với 12 ngày quần thảo chúng đã bị QLVCH trong đó có TĐ44 BĐQ bẻ gẫy và tiêu diệt phần lớn lực lượng, nhất là thành phần chủ lực của cái "Mặt trận giải phóng miền nam", gần như bị xoá tên. Riêng đơn vị BĐQ mà cộng sản miền tây đặt cho, cái tên "Cọp đen" đã góp phần đáng kể trong chiến công đánh đuổi, truy diệt những ổ cộng sản tạm chiếm, đóng chốt trong thị xã Cần-Thơ, và đáng kể hơn là cũng trong dịp này Biệt Động Quân trong dịp này cũng đã gây đuợc niềm tin và lòng ưu aí của đồng bào Tây Đô.
***
Thời gian lặng lẽ trôi qua mới đó mà đã 41 năm vào dĩ vãng. Giờ đây, tôi ngồi ghi lại những kỷ niệm với nỗi lòng hoài niệm, biết bao vật đổi sao dời! Nhớ đến những bạn bè, chiến hữu đã vĩnh biệt, đã nằm xuống cho quê hương truờng tồn và ngay cả những đồng bào, mà chúng tôi-người lính chiến- đã xả thân bảo vệ, có còn cuộc sống bình yên? Nơi này, chốn tha hương, chúng tôi những người còn sống sót sau những oán thù đoạ đầy vẫn một lòng thương tiếc và sẽ chẳng thể nguôi quên. Vĩnh viễn chẳng bao giờ quên bạn bè chiến hữu..!!!.
BĐQ HỒ VIẾT LƯỢNG
TIỂU ĐOÀN 44 BIỆT ĐỘNG QUÂN
***
Phụ chú:
I/- Tiểu Đoàn 44 BĐQ là đơn vị thứ hai cuả QLVNCH đuợc trao tặng huy chương cao quý của Tổng Thống Hoa Kỳ: PRESIDENT UNIT CITATION.
- Tất cả Quân nhân của Đơn vị đuợc tặng và đeo Giây Biểu Chương mầu Tam Hợp (Bảo quốc Huân Chương)
- Quân kỳ của đơn vị đuợc 5 lần Tuyên dương công trạng trước quân đội.
- Tất cả Quân nhân của Đơn vị đuợc tặng và đeo Giây Biểu Chương mầu Tam Hợp (Bảo quốc Huân Chương)
- Quân kỳ của đơn vị đuợc 5 lần Tuyên dương công trạng trước quân đội.
II/- Tiểu đoàn 44 BĐQ đã được các vị sĩ quan sau đây chỉ huy (Tiểu Đoàn Trưởng):
1- Đại uý Nguyễn Văn Dần (đã hy sinh với cấp bậc Thiếu Tá)
2- Đại uý Nguyễn Văn Huy (cấp bậc sau cùng Đại tá)
3- Đại uý Hồ Viết Lượng (Chỉ huy đánh trận Mậu Thân tại Cần-Thơ - Trung tá)
4- Đại uý Hoàng Đình Mẫn (?)
5- Đại uý Nguyễn Ngành (Hy sinh - Thiếu tá)
6- Đại uý Nguyễn Nghênh (Hy sinh).
7- Và, còn một số các vị Tiểu đoàn trưởng sau này tôi không nhớ hoặc không đuợc biết.Viết lại những kỷ niệm cuả thời gian máu lửa chiến tranh để đốt nén hương tưởng niệm cho, bằng hữu, cho những chiến sĩ đã hy sinh, nếu có điều gì sơ xuất, thiếu xót cũng mong các niên trưởng rộng lòng tha thứ.
Quận Cam, những ngày nhớ bạn.
Gửi ý kiến của bạn