BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76674)
(Xem: 63113)
(Xem: 40505)
(Xem: 32129)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Thư gửi giám đốc nhà xuất bản Hà Nội

09 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 956)
Thư gửi giám đốc nhà xuất bản Hà Nội
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
11Vote
32
Gửi ông Oánh!

Thú thật, ông làm tôi thất vọng quá, những tưởng ông ngồi ở chức vụ ấy, lại là người quen biết cũ, ông phải có một cách nhìn nhận và hành xử khác, xứng với cương vị của mình. Nào ngờ, ông chỉ là một kẻ dốt nát và cố chấp, ông chẳng hiểu quái gì về văn chương cả. Hình ảnh mà Nguyễn Trãi đã từng vẽ trong thơ khi tố cáo tội ác của giặc Minh cường bạo và ngu dốt: “Chấp nhất kỷ chi kiến” Nghĩa là đã không hiểu biết gì còn khăng khăng bảo vệ ý mình, bỏ qua lý lẽ của người khác, cho dù đã sai lè lè.

Bây giờ tôi đã có dịp nhìn nhận và suy xét đúng đắn về con người ông, càng ngẫm tôi càng thấy đúng. Đến những kẻ được đào tạo căn bản về văn học, có tác phẩm, từng được kinh qua trong chiến đấu gian khổ và ác liệt hay thực tế dồi dào, khi ngồi vào cái ghế ấy còn bị quyền lợi lú lấp: “cái ghế quan trường giết mất thơ”(*) nữa là ông- một kẻ về căn bản chả có tí thơ văn nào trong đầu, tâm hồn là một dãy dài những con số khô khan, vô cảm, lạnh lùng, được ngồi vào ghế ấy là do cơ cấu, chạy chọt hay cơ chế đui mù mà thôi. Cho nên mới có cảnh: “Ghế trên ngồi tót xỗ sàng”(**), thằng dốt trị thằng giỏi như vậy.

Chả lẽ đã mất hơn một năm chờ giấy phép, hai lần trả tiền bản can và nộp tiền quản lý phí (gần 2 triệu ) tôi lại bỏ không in, chứ thực ra cuốn sách của tôi đã bị ông và lũ đao phủ dốt nát của ông giết chết tươi rồi. Ngồi đọc lại bản thảo của mình, so sánh với bản anh Vũ Đức Nguyên bỏ công sửa chữa, biên tập và bản can bị chặt vụn của gã Trương Đức Hùng mà tôi cay đắng, chết câm, chết lặng. Chả lẽ trong cùng một nhà xuất bản lại có cảnh sáng -tôí vô lý đến vậy sao? Bản biên tập của anh Nguyên dù chi chít các dòng bằng mực đỏ chữa lỗi chính tả, song không hề bỏ đi một dòng nào, chỉ bỏ đi một bài và xoá đi 4 chữ trong truyện “Hiện đại, đại tiền”. Từ ” Bước chân vào cổng toà soạn báo Phụ Nữ Thủ Đô” thành: Bước chân vào cổng toà soạn…cho khỏi bị hiểu nhầm, vì thế độ dày của sách mớí là 274 trang, bao gồm 28 chuyện, còn bản do gã đồ tể họ Trương, vừa thiếu đức, lại thiếu cả bản lĩnh làm người thì bị cắt xén vô tội vạ. Không những gã không biết trân trọng công sức lao động của nhà văn mà cả điều đơn giản tối thiểu nhất của một biên tập viên cũng không có nốt. Theo đúng thông lệ, đã là truyện phải có dẫn dắt, có gợi mở, có nhân vật hình hài, tính cách… Giữa các câu văn trong bài cũng như kết thúc câu chuyện luôn có sự hài hoà gắn kết với nhau. Đằng này cứ tiện công cụ giết người trong tay là cắt, xoá cả một đoạn dài, không thèm xem lại kết cục có bị hụt hẫng, méo mó, vô lý hay không? Chuyện có sống được nếu sách được in ra hay không? Ngay cả việc phân biệt giữa truyện ngắn thông thường với truyện ngắn có phong cách hài, hắn cũng không biết nốt, vì thế bao nhiêu ngôn ngữ gây cười, phóng dụ, khôi hài đều bị thiến sạch. Đơn cử một ví -dụ hết sức nhỏ- chuyện “Làm ra trẻ con thật dễ”, nói đến bản chất người Việt Nam, đặc biệt là nông dân, với lối viết trong sáng, dí dỏm, xen chút khôi hài, ẩn dụ toát lên ngay từ tên bài, cũng bị sửa lại thành thật thà như đếm: “Tin đồn”, không cần biết ý tưởng tác giả gửi gắm trong chuyện tròn méo ra sao? Bản chất sự việc như thế nào …Thủ pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng khi xây dựng cốt chuyện là gì? Chứng tỏ một đầu óc tầm thường, ngô ngọng của hắn (tất nhiên là của cả ông nữa).

Đành rằng một kẻ đơn giản như vậy chả viết nổi chuyện vui, chuyện cười nào, nhưng hắn cũng chưa viết báo, in sách bao giờ ư? Sao lại có thể ngồi nhầm chỗ như vậy? Nhầm đến mức tôi phải ngao ngán thốt lên: “Ôi biên tập sao mà …ngu kỳ diệu(!)”.

Vẫn biết bản chất của văn chương không phải là sự gây gổ, rằng sự gây gổ không thể làm nên hiện tượng văn học, nhưng tôi biết rõ ông và gã đồ tể họ Trương không thể là người của văn học được. (Cho dù có nói chuyện văn chương chữ nghiã ra với ông cũng chỉ là thứ “nước đổ lá khoai”, thôi. Bản thân ông cũng như gã đồ tể họ Trương chưa hề được trang bị để nâng mình lên trình độ hiểu biết của loài vịt, ù ù cạc cạc được) nhưng dù sao tôi cũng phải nói rõ một lần với ông để ông biết rõ toàn bộ sự việc lần này.

Ngay sau khi nhận cú điện thoại của cậu Thọ đề nghị đến nhà xuất bản để bàn bạc thống nhất ý kiến về bản thảo, tôi đến ngay, khi thấy nhiều đoạn trong bài bị cắt vô cớ, tôi đã rất chân tình bảo Thọ (vì cứ tưởng Thọ là người biên tập cuốn này) rằng :

- “Người biên tập phải là thầy của nhà văn, chứ đừng làm con khỉ của họ, nếu đã không nâng bản thảo của họ lên mức hay hơn được thì cũng đừng cắt xén vô tội vạ. Bản thân tôi trước khi là nhà văn từng là học trò Đác Uyn, nên tôi hiểu :”Khỉ muốn tiến hoá thành người thì phải rụng bớt lông, bớt đuôi đi”. Vấn đề là phải cắt gọt đúng lông và đuôi, còn tuyệt đối không được động chạm vào tim, óc để đảm bảo tính nhất quán của nhân vật. Điều này khi là phóng viên, biên tập viên ở một vài toà soạn (Cựu chiến binh, Người cao tuổi, Văn hoá văn nghệ công an, Lao động thủ đô…) tôi từng tâm niệm và không hề phạm phải một sai lầm nhỏ. Chính vì vậy, tôi không thể chấp nhận một sự cắt xén vô cớ nào. 28 bài trong tập hầu hết đã được in ở các báo Khuyến học, Nhà báo và công luận, Thế giới đàn ông, Văn hoá văn nghệ công an, Kiến thức gia đình, Phụ nữ Việt Nam hay báo địa phương như Bắc Ninh, Hà Tây, v.v … Bởi là đề tài hôn nhân và gia đình nên chẳng động chạm đến ai, và cũng không hề bị cắt sửa gì. Vì vậy tôi yêu cầu khôi phục lại nguyên vẹn như bản thảo mà anh Nguyên đã biên tập”.

Mất cả buổi sáng làm việc, bản thân tôi đã chỉ tỉ mỉ từng đoạn nhỏ rằng đây mới là câu văn, mạch văn, hơi văn của tôi, nó chứng tỏ phong cách sáng tác của tôi mà không hề lẫn với bất cứ một đồng nghiệp nào, đề nghị không nên bỏ đi như vậy. Cả các đoạn thơ tôi đưa vào trong bài cũng vậy, nếu trùng câu nào thì chỉ được quyền bỏ đi câu ấy, còn phải giữ lại hết, sao chỗ nào cũng bị gạch? Bản thảo của tôi có phải đứa con vô thừa nhận đâu, sao lại đối xử với nó một cách vừa tuỳ tiện vừa thô bạo như vậy?…Thấy Thọ gật gù, tôi đã tưởng Thọ là một biên tập viên tuổi nghề còn trẻ, nhưng cũng biết phục thiện, và bản thảo của mình sẽ được khắc phục đúng yêu cầu.

Chính vì thế khi đến gặp ông để nhận bản can và nộp tiền quản lý phí, tôi đã rất phấn khởi, còn nhận xét ông là “một giám đốc có lương tâm văn học, cho dù bị công an đề nghị, can thiệp thô bạo, mà vẫn quyết định in” tác phẩm của tôi. Không ngờ khi xem lại tập bản can, thấy bỏ đi 6 chuyện, tôi đã thất vọng, vì 6 chuyện ấy hầu hết đã in ở báo chí trung ương hoặc đọc trong “câu lạc bộ các nhà báo vui tính”, nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của cả hai phía người nghe và người biên tập…Càng thất vọng hơn khi đọc lại từng bài đã ra can, thấy câu què, ý cụt, từ cấu tứ đến nội dung đều bị gạch, sửa, nên kết thúc không những không có hậu còn không thể gây cười nổi. Nụ cười gượng cũng giống như đồng tiền giả vậy, nếu tiền giả sẽ không thể lưu hành được, còn nụ cười gượng sẽ chết ngay khi cuốn sách được in ra, không những làm mất tiêu toàn bộ số tiền đầu tư mà còn giết chết hình ảnh tác giả trong lòng bạn đọc, điều mà tôi đã cố sức gây dựng ngay từ khi cầm bút viết và in cuốn sách đầu tiên(1989).

Nhìn tập bản thảo mỏng tèo tôi tiếc đứt ruột (trước đó nghe anh Tuấn – phó giám đốc nói 172 trang tôi cứ tưởng là khổ A4, khi in sẽ thành 344 trang. Ai ngờ … quả là trong lịch sử phát hành, tôi chưa từng in cuốn nào mỏng quẹt như thế này (Như thể một sự thiếu vốn sống, nên mới trình làng một đứa con gày gò, mỏng mảnh, èo uột, tạm bợ như vậy).

Rất tiếc tôi chỉ khôi phục được vài đoạn căn bản trong số gần 100 trang bị mất một cách oan uổng, những đoạn mà nếu không cứu lại, chuyện sẽ không thành chuyện, không thể đứng vững được, đặc biệt là chuyện “song hỉ lâm môn” – vì đó vừa là tên truyện, còn là ý tưởng, tiêu chí, xương sống của sách, nếu không sách sẽ bán cho ai mua? Cho những độc giả trình độ ù ù cạc cạc không hiểu biết gì về nguyên tắc cơ bản của truyện ngắn hoặc truyện cười như ông và tên biên tập viên ngu dốt tên Hùng à? Số đó ít lắm. Vì vậy người vi phạm nguyên tắc cơ bản là ông chứ không phải là tôi, đích thân tôi sẽ kiện ông vì sự vi phạm quyền tác giả vô cùng trắng trợn này :

- Thứ nhất ngâm bản thảo quá lâu so với quy định của luật xuất bản (từ tháng 3-2004- đến 7- 2005) trong khi giấy chấp nhận kế hoạch đề tài số 32VH/1045 CXB cấp ngày 27/7/2004. Thời hạn phải in và nộp lưu chiểu trong 10-2004.

- Thứ 2 can thiệp thô bạo vào công việc in ấn của tác giả, làm sai với quy định của ngành. Lẽ ra Nhà xuất bản chỉ chịu trách nhiệm biên tập về nội dung, còn việc ra can là thuộc phạm vi của nhà in và tác giả. Vì độc quyền, lạm quyền, ông bắt tôi phải đổ can lại, trên cơ sở đó đã sửa chữa, cắt cúp, xoá bỏ mất của tôi gần 100 trang bản thảo, làm sai lệch ý đồ ban đầu cũng như kế hoạch xuất bản của tác giả (từ 250 đến 300 trang như nhiều cuốn khác đã in) đồng thời còn làm tốn thêm một khoản đầu tư cho việc ra can lần hai (500.000 đồng) nữa.

- Thứ ba là sự tuỳ tiện, vô nguyên tắc, từ đó dẫn tới kết quả nhỡn tiền là sự “tiền hậu bất nhất”. Cụ thể sau khi đã giao giấy phép cho tôi, đích thân trưởng phòng biên tập yêu cầu tôi đổ can để nhà xuất bản xem lại lần cuối, khi tôi đem bản can đến (đúng với kế hoạch đã bàn) lại tự tiện dừng lại cả một năm trời, không có lý do, sau đó tự tiện cấp giấy khác (số 118 VH/290 CXB cấp ngày 15-7-2005), hoàn toàn sai lệch với giấy phép ban đầu (32VH/1045 CXB cấp ngày 27/7/2004).

Thứ 4: Có thái độ đe doạ, xúc phạm tác giả khi sách đã in ra, nào yêu cầu tác giả không được phát hành, nào quyết định thu hồi, làm đơn gửi cơ quan chức năng, trả lại tiền quản lý phí v.v… và v.v (Thực tế là không trả)…

Thật là một con chó cũng dũng cảm hơn ông về mặt bản lĩnh, nhân cách, xã hội. Chỉ vì vẫn còn những kẻ ngu dốt, hợm mình như ông làm giám đốc và biên tập viên dốt nát như tên đồ tể họ Trương, làm gì văn chương thời đại chẳng trắng tay. Làm gì còn nhân tài, nhân phẩm? Chỉ còn lại một lũ nô lệ, bất tài, xu thời, xiểm nịnh mà thôi.

Việc duy nhất tôi có lỗi trong khi bảo vệ tác phẩm của mình là đã không bỏ thời gian chạy theo các ông vì đã quá chán ngán và mệt mỏi trong khi thời hạn phát hành chỉ vẻn vẹn 3 tháng, song quan trọng là tôi không còn tin vào tư cách hèn hạ, bất nhất của ông cùng tất cả lũ nhân viên dưới quyền ông nữa. Rõ là tướng nào thì quân vậy. Chỉ một điều đơn giản là đầu tháng 8- 2004 đích thân ông đã trao giấy phép cho tôi , còn anh Nguyên sau khi nhận xét bản thảo của tôi với thái độ vui vẻ, nhã nhặn, bảo tôi đi đổ can để nhà xuất bản xem lại lần cuối, bây giờ cũng không dám nhận, còn “giả vờ” đổ lỗi : Sao chưa có chữ ký của nhà xuất bản chị đã tự ý đi đổ can? Rồi “việc bỏ đi 6 chuyện so với biên tập của anh Nguyên là do không đồng bộ???. Thật là không còn lời nào để nói nữa ngoài sự vui vẻ thốt lên: “Ôi những con người do …gian dối sinh ra” .

Dù sao tôi cũng cám ơn ông vì nhờ sự việc này mà đánh động dư luận, bản thân tôi sẽ được bạn đọc chú ý, và sách của tôi sẽ bán hết trong năm nay, rồi tiếp tục tái bản “chui” vài nghìn cuốn nữa. Bằng chứng là mấy cửa hàng sách lớn tôi đem giao hôm trước không chịu nhận vì đang ngừng nhập sách, để chuẩn bị bán lịch, vừa nghe tôi thông báo lại những điều này, đã gọi điện thoại lấy liền một lúc cả trăm cuốn. Người Việt Nam mình mà, những gì được phép thì nhạt thếch, chẳng ai buồn chú ý, chỉ khi đã trở thành sách có vấn đề, bị cấm đoán rồi thì người nọ rỉ tai người kia, sách không cần tuyên truyền mà vẫn nâng giá gấp 4, 5 lần, còn tác giả thì được “thần thánh” hoá, có khi được lên cả mạng internet, hội nhập toàn cầu ấy chứ. Nói dại – nếu là vài năm về trước, tôi lỗ cả chục triệu bỏ ra, khiến cả nhà lâm vào cảnh cháo loãng cầm hơi, chắc ông hả dạ lắm nhỉ. Tôi là tác giả, chỉ sống bằng ngòi bút, đâu có ăn bẩn, ăn chặn vào túi tiền của ai. Cho dù có là chủ tịch nước chăng nữa, đồng lương ở ViệtNam cũng chỉ hơn 3 triệu. Thứ giám đốc quèn như ông không ăn tham, ăn bẩn, dối trên, lừa dưới thì lấy đâu ra nhà cưả, xe cộ, vài trăm triệu gửi tiết kiệm tại ngân hàng Đống Đa như vậy?

Rất hy vọng nhờ “tai tiếng” của cuốn này, tôi có thể giải quyết nốt một số đầu sách đang tồn đọng vì dại dột in quá nhiều (3000 cuốn) trong hai năm 2003, 2004 vừa qua.

Cũng rất cám ơn vì ông đã góp thêm vào bộ truyện vui của tôi hai truyện vô cùng đặc sắc với nhan đề: “Ghế trên ngồi tót xỗ sàng” … mà ông là nhân vật chính và “Ôi biên tập sao mà ngu …kỳ diệu” cho gã đồ tể họ Trương. Dốt như thế thì về nhà quê chăn lợn, đừng làm kẻ sát nhân, giết tác phẩm của nhà văn để suốt đời phải nghe chửi …

Hình như ông hiểu quá ít về tôi thì phải, ngay từ khi mới ra trường, đi xin việc, tôi đã nhận liền hai giải thưởng về đề tài truyện vui tại báo Văn nghệ và Tiền Phong rồi, còn bây giờ sau 20 năm có lẻ, chắc chắn tôi phải phát huy thế mạnh, trở thành nhà văn, nhà báo có cá tính, phong cách, bút lực chứ. Đâu phải là thứ bồi bút vô danh? Nhà văn Phong Thu nhận định : “Cho dù Trần Khải Thanh Thuỷ có là nhà Hồ Xuân Hương học, được nhiều người biết đi chăng nữa, nhưng điều làm nên Trần Khải Thanh Thuỷ sau này vẫn là truyện ngắn mang phong cách hài”. Tiếc là ông và lũ nhân viên bất tài của ông lại hành xử như một kẻ mù loà về nhận thức, một lũ vịt không điếc nên luôn sợ sấm.



Vụ việc này còn nhiều trường đoạn hấp dẫn và vui vẻ lắm. Cờ bạc ăn nhau về sáng, rồi ông xem, dù sách tôi có bị thu hồi vài chục, vài trăm cuốn, nhưng uy tín nghề nghiệp trách nhiệm công dân của tôi có thảm hại như ông hiện tại không? Chắc chắn một kẻ vô lương tâm, thui chột về nhân cách, sợ hãi đến mức són cả ra quần như ông phải hối tiếc vì cố tình bán đứng tôi cho cơ quan hành pháp để giữ ghế.

Bức thư này sẽ được phôtôcopy thành 700 bản để gửi tới 700 hội viên hội nhà văn Việt Nam, gửi tới tất cả các nhà xuất bản trong thành phố để nhận chân con người thực của ông và lũ quân vô phèng bợ đỡ của ông . Đồng thời nó cũng được gửi kèm tới các cơ quan chức năng để họ hiểu rõ bản chất của vấn đề, gửi tới khu tập thể công ty tư vấn Thủy Lợi nơi ông ở nhờ trên đất vợ để mọi người cùng hiểu. Quả là vui hơn bất cứ một chuyện vui nào phải không ông? Đời làm giám đốc của ông xem ra cũng được việc đấy chứ, chí ít ra là lần này. Trở thành một nhân vật quê mùa, thô kệch, dốt nát (quê từ cái tên trở đi) và vô cùng bẩn thỉu về mặt nhân cách, để tôi chĩa ngòi bút của mình vào (chắc chắn không chỉ một lần). Dù có ngửa cổ lên trời hay cúi đầu sát đất, trong bữa ăn, giấc ngủ thì ông cũng phải nghe tiếng cười, giọng nói của tôi thôi. Nụ cười là thuốc bổ của tâm hồn, nhưng nụ cười của tôi sẽ làm ông giảm thọ lắm đấy. Tự ông muốn làm khắc tinh với tôi, muốn oánh chết quyền tác giả của tôi, oánh chết những đứa con tinh thần của tôi thì tôi sẽ không tha ông đâu. Tôi sẽ khắc sâu mối hận này vào lòng, và oánh chết tươi quãng đời còn lại của ông. Ngoài quyền tác giả trong lĩnh vực văn học tôi còn quyền làm một người có lương tâm, biết phán xét hành động bẩn thỉu của một kẻ táng tận lương tâm như ông nữa. Thật đáng thương cho bà mẹ nào đã sinh ra một kẻ vô cảm, không tim, trì độn, ngớ ngẩn, không có tí chút tình người nào như ông. Đúng là quái thai của chủ nghĩa xã hội. Cha mẹ sinh con, còn quyền lực sinh tính. Vì cái ghế ông sẵn sàng bán rẻ nhân phẩm của mình như vậy sao? Đời cha ăn mặn, đời con khát nước, nhân nào thì quả ấy. Hai đứa con ông sẽ có kết cục không ra gì đâu. Người ViệtNam ta sống bằng tình người, đạo lý, chứ không ai dẫm chân lên nhân cách mình để ghế trên ngồi tót sỗ sàng, ngồi lên cả tình người, đạo lý của tổ tiên như ông đâu. Bức thư này đã vạch trần một phần bộ mặt đểu giả xấu xa của ông rồi đấy. Thằng dại cởi truồng, thằng khôn xấu mặt, ông đúng là một kẻ cởi truồng về nhân cách. Tất cả những truyện vui và truyện ngắn của tôi viết về ông sẽ là những truyện ngắn hay và đặc sắc nhất trong toàn bộ các truyện ngắn của tôi. Chỉ cần nghĩ về việc làm đồi bại, bẩn thỉu của ông thôi là tôi đã viết ngay được rồi, không cần phải hư cấu, nhào nặn gì hết, cứ bê nguyên si nguyên mẫu của ông vào. Xuất thân là một thằng nhà quê, đói dài đói rạc, trông như ma vêu, quỷ đói, lấy vợ xấu như thị nở, làm kế toán trưởng, rồi phó giám đốc ở Nhà Xuất Bản Hà Nội thì ăn cắp như ranh. Ngồi tót lên được cái ghế quyền lực rồi thì sỗ sàng bán đứng nhân cách mình chỉ vì một việc làm cỏn con không đáng làm như vậy. Nếu bố mẹ ông có đội mồ sống dạy chắc sẽ đau lòng vì thằng con khốn nạn này lắm đấy. Bề ngoài tưởng là vô hại nhưng bên trong đặc sịt sự đểu giả. Bao nhiêu thứ lương tâm đạo lý ở đời, ông bà, tổ tiên, cha mẹ ông dạy, bị ông nhét xuống dưới đít, đánh rắm vào rồi. Cứ nghĩ đến cái mặt ông mà tôi phát tởm, đúng là bộ mặt mà nhà văn nữ An-na-đê-gơc đã tả: Một bộ mặt nhờn như cái mông đít, không có tí suy tư đau khổ, cảm thông nào với đồng loại cả. Nào tôi có lỗi gì kia chứ, ngoài quyền bảo vệ đến cùng sản phẩm tinh thần của mình? Nếu ông giữ nguyên bản thảo như anh Nguyên đã biên tập thì làm sao có chuyện gì? Sợ công an như con nít sợ ông ba bị vậy. Thật là nực cười hết chỗ nói. Nếu ông đủ can đảm đối mặt với lương tâm, mặc lại quần cho nhân cách mình (dù chỉ là quần đùi thôi) rồi ngồi lại bàn mà đọc lại cuốn sách của tôi, so với cái bản biên tập ngớ ngẩn của gã họ Trương, ông sẽ thấy khác nhau một trời một vực đấy. Cả về mặt nhân cách cũng như văn chương tôi đáng mặt là cha chú, bậc thầy của ông. Tôi không bao giờ viết ra những chữ thừa, để cho những kẻ ngu dốt thò bút vào chọc ngoáy, cắt xén. Sao cái ngu nó đã lòi ra rồi mà ông còn cố chấp, để tôi trùm váy lên đầu, lên bàn thờ tổ tiên mới mở mắt ra được chăng? Cái bộ mặt nhờn như cái mông đít của ông, mặc váy đàn bà cũng không xứng đáng đâu, nó sẽ làm bẩn váy của họ đấy, ông hiểu quá rõ còn gì, chức năng của cái mông đít chỉ là ngồi tọng cho đẫy rồi bậy ra bản thảo của người khác mà thôi, tôi không tắm rửa, sửa sang lại nhân cách cho ông thì còn ai chịu nổi, thối lắm.

Hẹn gặp ông tại nhà xuất bản cùng cái gọi là “lãnh đạo của cơ quan an ninh”, những kẻ mà tôi đã có dịp quen biết khi làm ở toà soạn báo Văn hoá văn nghệ công an, và cũng đã kịp có lời nói lại tất cả sự việc xảy ra lần này, để xem con tạo xoay vần ra sao? Biết đâu, thay vì được đề cao khen ngợi, ông sẽ bị trách cứ vì sự trung thành mẫn cán một cách mù quáng, máy móc ?! Dù sao, theo đúng luật pháp đã ban hành, tác giả phải có quyền bảo vệ chính những đứa con tinh thần của mình khỏi bàn tay đao phủ chứ. Sinh thời nhà văn Nguyễn Tuân đã từng nói: “Đáng thương thay cho chữ nghĩa của cha ông, vốn mềm mại, mảnh mai và yếu ớt như một cô gái đồng trinh, thế mà lại bị chính những gã lực điền, vô học, cậy khoẻ, cậy quyền đè ngửa ra mà hãm hiếp, chặt đứt tay chân, sầy ra chảy máu không thương tiếc”… Trích dẫn ra điều này tôi chỉ hy vọng vào trình độ số đông- những người đọc nó để thấy rõ tầm quan trọng của câu chữ, chứ với ông và gã đồ tể họ Trương quả là phí lời, có oánh đến chết thì ông cũng chẳng khắc sâu những điều này vào tâm cảm được.

Rồi lịch sử sẽ phán xét phẩm giá, tư cách nhà văn của tôi và thói hèn hạ tiểu nhân, xu thời, vụ lợi của một kẻ ngồi tót sỗ sàng, nhầm ghế giám đốc như ông. Cho dù tôi có thua ông về mặt tài chính lần này nhưng luôn thắng ông về mặt nhân cách cơ mà. Cả họ hàng hang hốc nhà ông cộng lại cũng không bằng nhân cách của tôi đâu. Kẻ tôi đòi, tiểu nhân, nô lệ mạt hạng như ông – đầu toàn nhồi những ý tưởng gian dối, mưu ma chước quỷ, giũ ghế, hạ bệ nhau làm gì có nhân cách cơ chứ. Ông sống chẳng qua cũng như một súc thịt thừa, dẫu bụng có biến thành mồ chôn sơn hào hải vị thì cũng chỉ hơn đời ở cái bụng to mà thôi. Chết đi cho rồi. À, mà để tôi vịnh chân dung ông cho cả bàn dân thiên hạ, trong đó có mấy chục nhân viên dưới quyền ông nghe đã chứ

Oánh ta tham chức, tham quyền,

Tham vàng, tham đất, cả tiền cũng tham

Di** đã bảo Oánh rằng đừng,

Oánh hừ, oánh hứ, oánh lăn lưng vào

Bây giờ ngực thấp, bụng cao

Như phật di lặc, trông sao cho đành

Bây giờ oánh đã ô danh

Oánh ơi là oánh…chết nhanh cho rồi.

Bài thơ cũng là lời cáo phó, dành cho một kẻ tuy hữu phận mà vô tài, vô đạo là ông đấy. Dù chưa chết về mặt sinh học, cũng chết đứ đừ về danh dự, nhân cách, nhân phẩm rồi. Âu cũng là một bài học gan ruột cho những kẻ “ghế trên ngồi tót xỗ sàng”, “ngu kỳ diệu” như ông và gã đồ tể họ Trương. Đã bị Oánh đau mà vẫn cứ phải khắc cốt ghi xương, sống để dạ chết mang theo …

Trần Khải Thanh Thủy

Theo Đàn Chim Việt

______________________________

 

*Thơ Xuân Sách, trong “100 chân dung các nhà thơ Việt Nam”

**Truyện Kiều- Nguyễn Du

***Lá thư này tác giả viết sau khi cuốn truyện cười: “Song hỉ lâm môn” bị sở văn hoá thông tin Hà Nội ra lệnh thu hồi , sau đó lại bị bọn cướp thế kỷ (trụ sở ở 87 Trần Hưng Đạo, thành phố Hà Nội) tràn vào nhà cướp trắng cả máy vi tính và bản thảo cùng ổ USB. Sau khi ra tù, được một người bạn cùng hội giữ lại dưới dạng photocopy và chuyển lại cho tác giả. Xin gửi để độc giả Hải Ngoại biết thêm về một việc làm đê tiện của cái gọi là cơ quan văn hoá cùng P.A25 (phụ trách văn hoá phản động của ngành an ninh Việt Nam ). Tác giả sẽ viết rõ hơn về cuộc lục soát, cưỡng chế tại nhà in 46 Ngô Quyền và thu giấy phép hành nghề của gần 70 con người cùng 20 triệu tiền phạt…của lũ công an cộng sản.

** Tên vợ gã dám dog Nguyễn khắc oánh (không phải giám đốc)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn