BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73476)
(Xem: 62247)
(Xem: 39438)
(Xem: 31182)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Ông Thăng bị giáng chức: Truyền thông nói gì?

11 Tháng Năm 20176:28 SA(Xem: 1795)
Ông Thăng bị giáng chức: Truyền thông nói gì?
55Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
55

Truyền thông trong nước và quốc tế đã có các bài bình luận trước và sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định kỷ luật, đưa ông Đinh La Thăng ra khỏi Bộ Chính trị và thuyên chuyển công tác.

Báo tài chính Anh Financial Times ngày 08/05 có bài nói việc ông Thăng bị kỷ luật và các câu hỏi xoay quanh quyết định này làm nổi bật thực trạng tù mù trong quá trình đưa ra quyết định chính thức của hệ thống một đảng ở Việt Nam.

dinhlathangbidangcongsancanhcaovaduarakhoibochinhtri
Ông Đinh La Thăng bị Đảng Cộng sản cảnh cáo và đưa ra khỏi Bộ Chính trị


Các nhà đầu tư quốc tế đã bắt đầu quay lại đất nước hơn 90 triệu dân do tăng trưởng kinh tế khởi sắc sau một thời kỳ chững lại, nhưng những mối quan ngại về cung cách chính phủ quản lý các ngành công nghiệp quốc doanh và khu vực tài chính vẫn còn đó.

Bài báo mô tả điều họ gọi là ông Thăng có quan hệ gần gũi với Morgan Stanley, ngân hàng đầu tư của Hoa Kỳ. Một công ty tài chính của PetroVietnam có quan hệ đối tác chiến lược với ngân hàng này trong giai đoạn ông Thăng bị cáo buộc để xảy ra các sai phạm.

Bài báo cũng nói rằng con gái của ông Thăng cũng được ngân hàng này tuyển dụng trong giai đoạn 2006-2013. Tờ báo nhấn mạnh không có cáo buộc sai phạm nào được đưa ra đối với ngân hàng này cũng như con gái ông.

Financial Times cho biết ông Thăng giám sát việc PFC bán 10% cổ phần cho Morgan Stanley vào năm 2007 và ngân hàng này cũng là một trong các bên tư vấn cho Vietnam Airlines phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO). Quá trình IPO được ông Thăng giám sát khi ông là Bộ trưởng Giao thông Vận tải trong giai đoạn 2011-2016.

Khi BBC tiếng Việt liên lạc với Morgan Stanley để lấy phản ứng về nội dung trong bài báo này của Financial Times, một người phát ngôn của ngân hàng này trả lời bằng email rằng họ từ chối bình luận.

'Thân ông Dũng'

Trong khi đó hãng tin AP vào ngày 08/05 dẫn lời Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS ở Singapore mô tả điều ông gọi là ông Thăng là người gần gũi với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

"Vì vậy việc cách chức ông Thăng có thể được xem như động thái để xử lý những người theo ông Dũng".

ongdinhlathanglabotruonggiaothongvantaiduoithoithutuongnguyentandung
Ông Thăng là Bộ trưởng Giao Thông Vận tải dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Ông Hiệp cho rằng đây là chỉ dấu cho thấy đảng tăng cường chống tham nhũng xảy ra trong các cơ quan thuộc đảng, vốn làm hoen ố uy tín của Đảng cũng như gây ra các vấn đề kinh tế nghiêm trọng cho đất nước.

Quyết định kỷ luật cảnh cáo và cách chức ủy viên Bộ Chính trị của ông Thăng cũng mở đường cho việc điều tra các sai phạm tại PetroVietnam cũng như các vấn đề có thể có tại Bộ Giao thông Vận tải.

Giáo sư Zachary Abuza, từ Học viện Quân sự Quốc gia (National War College), Hoa Kỳ, trong bài viết trên Asia Times ngày 08/05 nói ông Thăng không phải là quan chức cao cấp đầu tiên bị vướng vào các cáo buộc tham nhũng ở cấp cao.

Tác giả dẫn chiếu tới bê bối gần 4 tỉ USD ở Vinashin khiến cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng suýt mất chức.

Trong bối cảnh văn hoá chính trị có đi có lại, có rất nhiều người nhờ vả ông Dũng để có sự nghiệp và ông Dũng không thiếu những người trong đảng trung thành với mình. Giáo sư Abuza cho rằng ông Dũng từng có những người có thâm niên trong đảng ủng hộ và bảo vệ mình bởi họ nhiều khả năng xem việc ông bị thất sủng sẽ có tác động tiêu cực tới tốc độ và qui mô cải cách kinh tế rất cấp bách ở Việt Nam.

"Trong một hệ thống tôn trọng người có tuổi thì điều đó không có lợi cho ông Thăng, tức là ông Thăng có thể lên gần tới tầng thượng nhưng thâm niên chưa đủ và rằng ông Thăng có thể bị xử l‎ý," tác giả nhận định trước khi Ban Chấp hành Trung ương ra quyết định kỷ luật và thuyên chuyển công tác ông.

'Bất cập thể chế'

Blogger Huy Đức, một cây bút từng đưa ra các báo buộc đầu tiên về những sai phạm của ông Thăng ở PVN, trên Facebook cá nhân ngày 10/05 mong không còn phải viết về "Đinh La Thăng" nào nữa".

"Tôi không phải là một nhà báo chống tham nhũng. Ba mươi năm làm báo của tôi chủ yếu là phản biện chính sách. Và gần đây, chỉ khi cần ngăn chặn những kẻ tham nhũng khoác áo dân túy tôi mới phải mài ngòi bút của mình.

dinhlathangvanguyenthiennhantronglebangiaobithuthanhuyhom10052017
Ông Thăng và ông Nhân trong lễ bàn giao ghế Bí thư Thành ủy hôm 10/05

"Tôi hy vọng sẽ không còn phải viết về ai như Dũng, như Thăng nữa. Công việc mấy tháng qua của tôi là nghiên cứu về những bất cập trong thể chế, những bất cập đẻ ra tham nhũng," cây bút Huy Đức viết.

Trong khi đó truyền thông Việt Nam đưa tin khá đầy đủ về nội dung kỷ luật ông Thăng tại Hội nghị Trung ương và chạy bài khá chi tiết về sự kiện ông "xin lỗi Đảng và Nhân dân" tại Tp HCM khi bàn giao ghế Bí thư Thành ủy cho ông Nguyễn Thiện Nhân.

Đa số các báo vào ngày 11/05 đều cập nhật tin một cách khá vắn tắt về việc ông đã về làm Phó ban Kinh tế Trung ương với ảnh ông đứng cạnh dàn lãnh đạo ban này.

Trong tuần này hai tờ báo thuộc tiếng nói của Đảng và Chính phủ khẳng định tác dụng tích cực của hình thức kỷ luật ông Đinh La Thăng.

Báo Nhân Dân đánh giá việc kỷ luật ông Đinh La Thăng góp phần khích lệ niềm tin của cán bộ đảng viên và nhân dân.

Trong khi đó báo Thanh Tra của Chính phủ mô tả quan ngại từ trước tới nay chỉ là "tắm từ vai trở xuống" và nói đường "quan lộ" của ông Thăng thênh thang bởi các sai phạm trên lộ trình đã được ngụy trang một cách khéo léo.

11-05-2017
Nguồn BBC

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn