BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73458)
(Xem: 62247)
(Xem: 39438)
(Xem: 31181)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Phỏng vấn cô Phạm Thanh Nghiên về cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ

05 Tháng Sáu 200812:00 SA(Xem: 803)
Phỏng vấn cô Phạm Thanh Nghiên về cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Cuộc đối thoại nhân quyền Việt- Mỹ năm nay vừa kết thúc hôm 30 tháng 5 vừa qua. Giới tranh đấu trong nước kỳ vọng gì vào các cuộc đối thoại này?

Trong một vài chuơng trình trước, chúng tôi gửi đến quí thính giả ý kiến của một số trí thức trong nước truớc khi cuộc đối thoại diễn ra. Trong chương trình hôm nay, mời quí thính giả theo dõi ý kiến của một nguời đang đấu tranh cho dân chủ nhân quyền tại Việt Nam qua cuộc nói chuyện với Gia Minh sau đây.

Người đó là cô Phạm Thanh Nghiên, một thành viên của Khối 8406. Trả lời câu hỏi về kỳ vọng đối với cuộc đối thoại Việt- Mỹ vừa qua, cô cho biết:

Cơ hội đối thoại '3 bên' ?

Cô Phạm Thanh Nghiên: Tôi chỉ là một nguời mới tham gia đấu tranh, cổ xúy cho Cân chủ Nhân quyền tại Việt Nam thôi. Tất nhiên tôi luôn hy vọng nước Mỹ là nước tự do dân chủ và họ sẽ cổ xúy cho những nguyện vọng của dân chúng nước khác.



Tuy nhiên tôi không đặt niềm tin lắm vào cuộc đối thoại vừa rồi. Chính phủ Mỹ hẳn phải đặt lợi ích quốc gia của họ lên đầu tiên.

Nếu như có cuộc đối thoại nhân quyền thì tôi nghĩ giá như những nguời đấu tranh dân chủ trong hay ngòai nuớc được tham gia mà tôi nói là cuộc đối thoại 'ba bên' thì tôi nghĩ sẽ có nhiều cơ hội, và tiến trình dân chủ hóa mới thực sự có bước tiến ban đầu.

Nhưng như vừa rồi thì tôi không trông chờ lắm vào kết quả có sự cải thiện về tình hình dân chủ nhân quyền cho nguời dân Việt Nam từ phía chính phủ Việt Nam.

Gia Minh: Nói như thế có 'viễn vông' quá không?

Cô Phạm Thanh Nghiên: Anh dùng từ 'viễn vông' thì có thể như vậy nhưng không ai cấm chúng ta mơ ước cả. Chúng tôi đấu tranh là cũng để có những điều như vậy.

Phía chính phủ cho những tiếng nói đối kháng là phạm pháp thì đó là cái nhìn của họ. Còn chúng tôi chúng tôi cổ xúy cho dân chủ là đòi lại những quyền mà lẽ ra nguời dân Việt Nam đã được hưởng; theo những công ước mà chính quyền Việt Nam đã ký với thế giới.

Tôi xin nói thẳng, có thể người ta cho tôi nói nặng, nhưng thực ra nếu nhìn những gì mà chính quyền làm và những gì mà lực lượng đấu tranh làm được thì chính nhà nước mới là 'phản động' vì họ chậm tiến trình phát triển của dân tộc, và tước đi những quyền mà lẽ ra người dân Việt Nam đã được hưởng.

Tương lai Dân chủ Nhân quyền ?

Gia Minh: Chị vừa nói là phong trào đấu tranh có đạt được một số điều nhất định thì đó là những điều gì, và trong tình huống hiện nay thì cần phải làm gì để đẩy mạnh quá trình nhằm đạt những điều mong muốn?

Cô Phạm Thanh Nghiên: Thực ra để trả lời câu hỏi này thì phải ngồi lại, có thời gian suy ngẫm thật thấu đáo. Tôi có thể nói ngắn gọn là phải nổ lực.

Trong tương lai thì phải xem xét những gì làm được, và những gì tương lai hướng tới. Cá nhân tôi biết khi đấu tranh như thế này thì những nguời dấn thân phải đối diện với cái gì.

Những câu hỏi của anh thực ra là trăn trở của mỗi nguời dân Việt Nam. Chúng tôi thì cố gắng để thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa đến thắng lợi.

Gia Minh: Cám ơn cô Phạm Thanh Nghiên.

Gia Minh, phóng viên đài RFA
05/06/2008
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn